CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Lại trở về Trung Quốc (22): Lincang

 Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (21): Đạp xe từ Dali đến Lincang

Tôi đến Lincang khi trời đã về chiều. Đạp xe dọc theo con đường Nantian để tìm nhà trọ, tôi thấy hình như đây là con đường chính của thành phố hay sao ấy? Trên con đường này là bến xe, siêu thị và nó trông khá tấp nập so với những con đường khác. Ngay gần bến xe là một nhà trọ, tôi dừng lại hỏi phòng thì được biết một phòng là 30 tệ dù ở một người hay hai người. Phòng nằm ở tuốt tầng ba, khá rộng, có hai cái giường và tivi. Toilet bên ngoài. Trông nơi này không được đẹp lắm mà giá 30 tệ nên tôi trả giá 20, rồi 25, không xong. Tôi bỏ đi.

Thật ra sau 4 đêm ngủ trong lều, tôi dự định tìm một nơi hơi đẹp một tí để nghỉ ngơi, giặt giũ, nấu ăn nên tôi muốn có nhà tắm bên trong cho tiện. Tuy nhiên nếu không có nơi nào tốt hơn thì tôi phải quay lại đây thôi.

Tôi đạp xe đến cuối đường Nantian thì thấy một bùng binh và ngay tại đây người ta bán món cơm khá ngộ. Các thố cơm được để lên trên một thanh sắt mà phía dưới thanh sắt này là một bếp than. Gạo được cho vào thố và nấu với nước thịt, sau đó người ta lần lượt cho thịt, trứng, đậu vào thố. Người nấu cầm quạt và cơm chín từ hơi nóng bốc lên ở bếp than. Không biết món này ngon không và có giá bao nhiêu? Để ăn với cơm này thì trên mỗi bàn bày 12 dĩa nhỏ đựng các món kim chi. Tôi muốn ăn các món kim chi thì họ bảo nếu muốn ăn cơm thì chờ cơm chín, nếu không thì tôi gọi mì ăn với kim chi cũng được. Tô mì của tôi có giá 5 tệ.

Theo tôi càng về phía nam của tỉnh Yunnan thì con người ở đây càng giống dân Đông Nam Á hơn. Họ nhỏ con, da ngăm, và họ đúng là dân Đông Nam Á, có phải là dân Trung Quốc đâu. Họ từ Thái Lan, Myanmar và cả Việt Nam sang. Cả một khu Xishuangbanna (phỏng theo tiếng Thái là SipSawng Panna, nghĩa là 12 quận trồng lúa) với thủ phủ là thành phố Jinghong được xem là mini-Thailand ở Trung Quốc luôn ấy. Tại đây ở các vùng xa xôi người ta nói cả tiếng Thái.

Đó là lý do mà khi tôi ở đây chả ai khen tôi đẹp cả bởi vì trông tôi hao hao giống họ, chỉ có điều là tôi cao hơn họ nhiều. Phụ nữ ở đây lênh khênh trên những đôi giày cao gót, vậy mà vẫn lùn hơn tôi. Và tôi cũng hiểu vì sao vua Càn Long “mê đắm” phụ nữ Vân Nam và thường “trốn cung điện” (hay nói cho hay hơn là vi hành ấy) về đây đến thế. Lý do dân ở đây là dân Đông Nam Á, có phải người Trung Quốc đâu. Và thường cái gì mà khác với cái mình thường nhìn thấy là đẹp hơn do nó lạ lẫm hơn thế thôi. Không chỉ có vua Càn Long mới nghĩ thế mà ngay cả dân Trung Quốc ở các khu phía bắc cũng nghĩ thế bởi vì khi tôi nói tôi đến từ phía nam thì họ bảo phụ nữ phía nam rất đẹp (trong khi tôi lại thấy phụ nữ phía bắc rất sang trọng ấy chứ)

Cũng lạ thật, tứ đại cảnh tỉnh của Trung Quốc gồm Xizang (Tây Tạng), Sichuan (Tứ Xuyên), Yunnan (Vân Nam), và Guangxi (Quảng Tây) thực ra không thuộc về Trung Quốc mà bị Trung Quốc chiếm và cai trị. Vậy cái thực sự thuộc về Trung Quốc lại không đẹp bằng, nếu có thì cũng chỉ là nhân tạo. Thế mà không hiểu sao bọn khách du lịch cứ đến Trung Quốc là lao ngay đến những nơi nhân tạo này và trầm trồ “Ôi đẹp quá!” Tôi chỉ chuộng phong cảnh tự nhiên nên đối với tôi bốn tỉnh này mới đáng đến ngắm cảnh.

Vậy thì cũng thật buồn cười khi chúng ta “ghét” Trung Quốc là chúng ta “ghét” ai đây? Hay chúng ta chỉ ghét người Hán? Ở Trung Quốc có vô số dân tộc thiểu số mà gốc của họ không thuộc Trung Quốc mà bị chiếm. Trong số các dân tộc thiểu số có cả người Việt Nam (tôi nghe nói có một ngôi làng của người thiểu số Việt Nam mà tại đây người ta nói tiếng Việt- làng này không phải là dân di cư đến đâu mà họ ở đây sinh sống từ nhiều đời rồi đấy.)

Khi quay lại đường Nantian với ý định ở tại nhà trọ có giá 30 tệ/phòng thì tôi thấy một con hẻm vẫn chưa tráng nhựa mà trải đất đỏ. Người ta ra vào tấp nập, có vài tấm bảng hiệu. Phỏng đoán nơi đây chắc có phòng trọ nên tôi ngập ngừng mãi trước hẻm. Một người đàn ông cứ đứng nhìn tôi. Tôi hỏi anh ta trong này có nhà trọ không. Anh ta nói có 2 cái, một cái đắt, một cái rẻ. Vậy là tôi an tâm chạy vào.

Cái đầu tiên mà tôi vào là cái đắt tiền. Phòng rẻ nhất có giá 60 tệ nhưng không vào mạng được. Phòng có thể vào mạng có giá 120 tệ. Tôi đi qua cái rẻ hơn. Anh chàng tiếp tân bảo phòng giá 40 tệ và dẫn tôi lên xem. Nếu ở hai người thì chả đắt chút nào. Trong phòng có giường đôi, bàn và ghế so fa để ngồi ăn. Bàn nước, bàn tivi, bàn để đồ. Nhà tắm và toilet bên trong cũng khá đẹp. Theo tôi nơi này khá rẻ nếu ở hai người. Tôi trả giá 70 tệ/2 đêm. Anh ta bảo anh ta là “da cong” (người làm công) không phải là “lao bang” (người làm chủ) nên không giảm giá được. Tôi hỏi nơi phơi đồ. Anh ta dẫn tôi lên lầu thượng và chỉ vào máy giặt nói tôi có thể cho đồ vào máy giặt miễn phí. Chả đọc được tiếng tàu và cũng chả biết cách sử dụng nên tôi giặt tay tất cả quần áo (kể cả cái áo khoác mà tôi hay dùng để lót nằm cho êm lưng), và đem cả lều lên phơi cho khô.

Khi tôi giặt đồ thì tôi thấy từ vài phòng trên tầng thượng các cô gái trang điểm cực kỳ đậm ra vào sàn nước để rửa tay. Tôi chắc là họ ở phòng giá rẻ hơn nữa nên toa lét và sàn nước nằm bên ngoài và họ ở phòng trên cùng. Theo tôi chắc họ là gái quán bar bởi vì buổi tối thì họ mới ăn mặc trang điểm để ra ngoài.

Hôm sau trời mưa tầm tã cả ngày. Tôi che dù xách giỏ ra ngoài mua thức ăn về nấu. Tôi ở trong phòng cả ngày nấu và ăn. Mục đích tôi ở đây hai đêm là để ăn cho thỏa thích và để lấy lại sức sau những ngày ròng rã đạp xe và đẩy xe ấy mà. Khi ở trên đường, mệt quá nên tôi ít ăn, khi ở nhà trọ nghỉ ngơi thỏa mái, tôi ăn kinh khủng.

Ở đây, tôi thấy lại những món quen thuộc mà tôi hay ăn ở Việt Nam như rau dền, rau muống, rau mồng tơi. Vậy là tôi mua mỗi thứ một bó về nhà nấu lên ăn. Tôi mua tổng cộng hơn 20 tệ tiền cho nguyên liệu. Buổi tối tôi còn dạo qua siêu thị mua thêm 30 tệ tiền thức ăn. Công nhận tôi ăn kinh khủng. Đoạn đường mà tôi sắp đi cũng nhiều đồi không kém ấy mà.

Khi tôi xuống quầy tiếp tân mượn máy để vào mạng thì tôi không được phép cắm USB mình vào để gửi bài nên tôi chỉ có thể mở email ra đọc và trả lời mà thôi. Vậy là tôi không thể gửi bài rồi.

Anh chàng tiếp tân còn tặng tôi một trái bưởi, tuy nhiên lại khá chua (giống loại bưởi mà lúc tôi ở Việt Nam có giá 10.000 đồng/3 trái ấy), vậy mà ở Trung Quốc một trái có giá hơn 10.000 đồng ấy. Dọc đường đi đến Lincang tôi thấy bà con nông dân bày bưởi ra bán đầy đường, trông vui thật, may là tôi không mua (tôi có biết lựa bưởi đâu nên nếu mua trúng trái chua lè như trái được tặng thì tiếc tiền lắm.)

Lincang thật ra là một thành phố hiện đại nên chỉ có thể nghỉ ngơi, ăn uống (buổi tối dọc đường Nantian bán đầy thức ăn) và xem người dân thôi. Không biết nơi này có chỗ nào để tham quan không nữa? Mệt quá nên tôi toàn ở trong phòng ngủ và ăn (trời mưa mát mẻ mà) chả có đi lòng vòng xem thành phố này nhiều lắm đâu.

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (23): Đạp xe từ Lincang đến Quannei gặp chị Yang Peng và kháng cự “một cơn điên.”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét