Bài này hổng phải của tôi viết mà tôi chôm được trên một diễn đàn,
thấy vui vui nên đăng cho mọi người đọc hihi.
Chuyện là ngày đầu
tiên ở Paro - Bhutan, vì quá choáng ngợp với cảnh đẹp, khí hậu và con người ở
đây, chị em trong đoàn đùa nhau là có khi phải cưới một anh Bhutan để được nhập
quốc tịch thôi. Lại nghe nói ở Bhutan có chế độ đa
thê, nên mấy đứa lại trêu anh hướng dẫn viên là anh lấy mấy vợ rồi, có nhu cầu
lấy thêm không, vì khổ nỗi là anh cũng đẹp trai cơ. Thế là câu chuyện về tình yêu và hôn
nhân ở Bhutan bắt đầu.
Ảnh kể là giờ luật
pháp không cho đa thê nữa rồi, nhưng nếu yêu người khác thì có thể ly hôn. Tỷ
lệ ly hôn ở Bhutan
là 50%.
Bọn mình bị shock.
Tròn xoe mắt bảo hả, 50% cơ á. Quá cao. Nhưng anh í nói ở Bhutan coi
chuyện phụ nữ ly hôn là chuyện rất bình thường và chẳng có gì gọi là kì thị ở
đây cả. Cô ấy hoàn toàn có thể yêu và lấy người khác.
Ở Bhutan họ tin
vào nghiệp (karma). Một người có thể có duyên - nghiệp với nhiều người. Không
thể đổ lỗi và phán xét con tim được. Dù tôi rất yêu vợ tôi thì tôi cũng chỉ tận
hưởng điều đó trong hiện tại thôi. Ai mà biết được mai cô ấy lại yêu người
khác. Đấy là duyên - nghiệp của cô ấy. Hai người nào đó có thể đã từng yêu nhau
ở kiếp trước và giờ họ gặp lại nhau và nảy sinh tình cảm.
Bọn mình hỏi: Nhưng thường thì khi yêu ai đó, anh tự nhiên sẽ có xu hướng kỳ vọng, muốn sở
hữu chứ. Nếu bỗng một ngày cô ấy biến mất thì sao?
Ảnh trả lời là từ
bé ảnh đã được dạy là chẳng có gì là mãi mãi cả. Ai cũng có thể biến mất. Như
chết chẳng hạn, có ai tính toán được đâu, thì yêu cũng thế. Bạn phải hiểu rằng
mình không thể sở hữu ai cả. Nếu duyên chỉ đến thế thì hãy để cô ý ra đi. Ở
Bhutan, nếu một cô gái hôm nay yêu người này, mai lại yêu người khác, thì cô ấy
được gọi là thiên thần, vì hẳn là kiếp trước cô ấy đã được rất nhiều người yêu
thương, cô ý có nhiều tình yêu để mang nó đến cho nhiều người. (Đoạn này chị em
bắt đầu xuýt xoa: ôi chị em mình là thiên thần rồi, phải ở lại Bhutan thôi,
hiu hiu)
Hỏi tiếp: Thế nhỡ
có người lợi dụng điều đó để lăng nhăng, làm tổn thương nhiều người thì sao?
Ảnh trả lời: Vẫn
là nghiệp thôi. Phải hiểu rằng không ai sở hữu được ai và đừng kỳ vọng điều
vĩnh cửu nào cả. Như vậy là đã tự giới hạn mình rồi. Và nếu đã hiểu thế thì sẽ
không bị tổn thương.
(Lược qua một đoạn
là ở Bhutan,
tình dục trước hôn nhân khá thoáng.) Hỏi tiếp: Vậy nếu con cái trong gia đình làm điều gì đó
không theo ý bố mẹ, thì họ có thúc ép con cái không?
Trả lời: Ồ không
đâu. Mọi thứ đã có nghiệp rồi. Nếu đứa trẻ làm việc tốt thì nó gieo nhân tốt,
làm việc xấu thì nó gieo nhân xấu. Đã có nhân quả vận hành. Bố mẹ cố cũng đâu
thể thúc ép được. Nếu một vấn đề tự nó đã được giải quyết thì sao còn cần phải
lo lắng, lo lắng tức là đang làm phức tạp và tạo thêm vấn đề.
Anh í bảo ở
Bhutan, 95% người dân thực hành đạo Phật. Xin lưu ý là "thực hành"
chứ không phải đi theo như một tôn giáo áp đặt. Không phải Phật cứ nói là anh
tin ngay mà anh phải chứng nghiệm. Phật bảo cái này ngọt lắm, thì anh không
công nhận nó ngọt mà anh phải nếm thử xem có đúng nó ngọt không đã. Từ bé họ đã
được dạy là cần trân trọng thân thể vật lý của mình, vì có cái thân này họ mới
chứng nghiệm được sự vận hành của cuộc sống này.
I every time emailed this web site post page to all my contacts, as if like to read it afterward my contacts will too.
Trả lờiXóaThấy hay và hữu ích lắm lắm!
Trả lờiXóa