Tất cả những nhà Mẹ Teresa (đúng nghĩa) đều có thờ một giọt
máu của Mẹ Teresa. Hàng trăm nhà Mẹ Teresa khắp nơi trên thế giới đều có giọt
máu của Mẹ. Khi tôi hỏi họ nguồn gốc của giọt máu này thì họ bảo rằng lúc Mẹ
Teresa mất thì trên tay Mẹ có giọt máu này và mọi người nhân giọt máu này ra
nhiều lần và phân phát đến các nhà. Họ nhân bằng cách nào thì tôi không biết. Nhà
nào có giọt máu ấy thì đó là Mother Teresa’s House chính thức, bởi vì có vô số
người hâm mộ Mẹ Teresa và lập ra những nhà Mẹ Teresa một cách không chính thức.
Thế nào là chính thức? Thế nào là không chính thức?
Theo tôi chính thức nghĩa là tất cả các sơ phải mặc đồng
phục, đó là áo saree trắng có viền 3 sọc xanh, các sơ phải tuân thủ những quy
tắc nghiêm ngặt của một sơ thuộc dòng tu Nhà Mẹ Teresa. Một trong những quy định ấy
là tất cả các sơ của dòng tu Mother Teresa’s House một khi trở thành nữ tu của
dòng này thì phải vĩnh viễn khoác lên người cái áo saree bằng vải cotton thô
màu trắng có viền 3 sọc xanh thiên thanh. Vải cotton này không phải mua đâu rồi
về may cũng được đâu nha mọi người. Vải cotton thô này là vải dành cho người
nghèo trước đây của Ấn độ nhưng từ khi dòng tu Nhà Mẹ Teresa được chính phủ Ấn
độ thừa nhận và cho vô số đặc quyền thì vải cotton này được cấm sản xuất luôn,
nghĩa là không ai ngoại trừ nữ tu của dòng này mới được phép mặc loại vải ấy.
Nếu đã cấm sản xuất rồi thì làm sao họ có vải may áo chứ? Có. Họ tự sản xuất
tại Nhà. Cơ sở sản xuất vải cotton này thuộc nhà của Brothers nằm tại thành phố
Calcutta. Nhân
công là những người cùi hủi được nhà cưu mang và trở thành cư dân chính thức
của Nhà. Toàn bộ vải được sản xuất tại đây và gửi đi khắp nơi trên thế giới đến
các sơ của dòng tu. Cho đến tận bây giờ thì ngay tại đất nước Ấn độ không ai
được phép mặc loại vải này cả (vì có sản xuất nữa đâu mà mặc), đó là lý do
người nào mặc vải này, màu trắng có 3 sọc xanh người ấy là nữ tu của dòng Mẹ
Teresa.
Những nhà chính thức đều có tên trong danh sách tại tổng hành
dinh của Nhà ở Calcutta.
Và họ bảo rằng cái tên Việt Nam
thậm chí còn không có tên trên danh bạ của họ nữa nói chi là đến Nhà.
Do số lượng người hâm mộ Mẹ Teresa quá đông nên ai cũng có thể
nhân danh Mẹ mà lập nhà, thậm chí lấy luôn cái tên Mother Teresa’s House cho
oanh liệt, nhưng theo thông tin mà tôi nhận được thì chỉ nhà nào có giọt máu
của Mẹ Teresa thì nhà ấy mới chính thức.
Thật ra trước năm 1975 ở miền Nam có nhà của Mẹ Teresa (chính
thức) nhưng là của Brothers’ chứ không phải của Sisters. Sau 1975 thì chính
quyền cộng sản buộc Nhà phải đóng cửa và tất cả các Brothers phải rời Việt Nam. Từ đó về
sau không một brother hay sister nào của dòng tu này có thể mở được bất cứ cái
nhà nào khác tại Việt Nam
cả.
Trên thế giới đặc biệt là tại Trung Quốc có một số trung tâm
mang hơi hướm (nghĩa là bắt chước) Nhà Mẹ Teresa nhưng đó là không chính thức.
Vì không chính thức, không do Tổng hành dinh quản lý, đặc biệt là không thể mặc
đồng phục của dòng tu này nên một thời gian sau các trung tâm đi chệch hướng của
dòng tu này. Và tổng hành dinh không đưa vào danh sách chính thức những trung
tâm như vậy.
Lưu ý: Mọi nữ tu của dòng Nhà Mẹ Teresa đều phải mặc áo saree
trắng có viền 3 sọc xanh bằng vải cotton thô may tại tổng hành dinh của
Brothers ngay thành phố Calcutta.
Nhưng điều đó không có nghĩa rằng ai mặc đồng phục này cũng đều là sơ của dòng
tu ấy. Vì sao? Vì dòng tu này quá nổi tiếng và có một số đặc quyền nên có người
giả mạo người tu của dòng này để lợi dụng các đặc quyền ấy. Ví dụ về những đặc
quyền của họ:
- Họ có đặc quyền về visa, nghĩa là họ có thể xin visa dễ
dàng hơn người khác nhiều.
- Họ có đặc quyền về hàng không (ví dụ được miễn hay giảm giá
vé máy bay)
- Họ có đặc quyền về thuốc men (ví dụ được nhận thuốc và khám chữa bệnh miễn phí ở vô số bệnh viện),……..
Những đặc quyền này khiến cho một số người thèm khát nhưng
không muốn tu theo dòng này bởi những quy chế nghiêm ngặt nên chỉ còn cách giả
mạo mà thôi. Họ có những quy chế nghiêm ngặt lắm nha mọi người. Vì vậy dù có
đặc quyền nhưng cũng không phải ai cũng theo được quy chế của họ. Ví dụ về quy
chế của họ là:
- Không được phục vụ tại quê hương, phải tha phương mà làm
việc, chỉ được nghỉ phép (nghĩa là về thăm nhà) 3 tuần mỗi 10 năm, nghĩa là họ
phải làm việc quần quật, chỉ sau 10 năm thì mới được về thăm nhà một lần, mỗi
lần 3 tuần, có người quên luôn cả tiếng mẹ đẻ khi mới về nước nữa kìa.
- Không được sử dụng điện thoại di động, hay internet gì cả.
- Không được sử dụng quạt máy chứ đừng nói chi là máy lạnh dù
cho trời có nóng đến 50 độ C đi chăng nữa. Phải ngủ chay, nghĩa là ngủ mà không
có quạt.
- Không được rời bộ áo saree trắng viền xanh dù trong một
khắc (ngoại trừ lúc tắm, dĩ nhiên rồi, tắm là phải cởi đồ ra mới tắm được chớ)
- Mỗi sơ chỉ được sở hữu duy nhất 3 bộ saree, không được phép
sử dụng nhiều hơn con số 3. Hai bộ mặc thay đổi hằng ngày. Bộ mới nhất thì dùng
trong những dịp đặc biệt.
……….
Có ai muốn xung phong tu theo dòng này nữa không hihi?
P.s Những quy chế trên dành cho sơ (nữ tu) còn các thầy
(brothers) thì quy chế thoáng hơn chứ không nghiêm đến như vậy đâu nha!
Tải sách đọc (pdf) miễn phí về Mẹ Teresa ở đây.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét