CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Kinh nghiệm giấu tiền của tôi.


Cái này không bắt buộc mọi người làm theo nha. Tôi chỉ kể ra để cho mọi người tham khảo mà thôi.

Theo trí nhớ của tôi thì tôi chưa bị mất tiền bao giờ (dù thỉnh thoảng có bị người bán chém) ngoại trừ duy nhất một lần ở Bhutan. Do lần đó tôi bất cẩn nên để bị chôm cái ví tiền nhỏ có giá trị tương đương vài chục ngàn tiền Việt để sử dụng trong ngày hôm đó (Hí hí hí cái này chắc bù cho cái tội chuồn vào Bhutan bất hợp pháp đây này!)


(Ờ mà sẳn nhắc đến Bhutan nên tôi kể luôn cho mọi người nghe chuyện này vui lắm nè! Lúc từ Bhutan quay lại Ấn độ, ngay chỗ biên giới, tôi thấy có một nhóm phụ nữ Bhutan đang lựa đồ trong tiệm. Do tính bà tám nên tôi cũng sáp tới xem họ lựa cái gì. Trùi, họ đang lựa đồ lưu niệm, mấy cái túi nhỏ nhỏ tương tợ túi thổ cẩm và có chữ Bhutan trên đó. Họ mua với số lượng lớn. Mấy cái này sản xuất ở Ấn độ giá rẻ rề, họ mua lại đem về thủ đô Thimpu bán cho du khách giá mắc hơn nhiều. Hahahahaha mắc cười quá, tôi cũng ráng bon chen mua 2 cái, 1 cái lớn 1 cái nhỏ (mua lẻ nhưng do mua chung với mấy người Bhutan nên người bán hàng người Ấn bán tôi với giá sĩ đã bán cho họ), cái lớn tôi tặng cho host Ấn độ của tôi chỗ biên giới, còn cái nhỏ tôi lấy tiền xu Ấn cho vào treo lủng lẳng trên dây kéo túi xách. Đi một vòng nhìn lại chỉ còn cái tòn tèn còn cái túi rơi đâu mất, mất luôn cả tiền xu (vậy là mất tiền lần 2). Đúng là đồ dỏm, nhìn cũng chắc chắc, cũng đẹp ghê, vậy mà đi có 1 vòng rớt mất tiêu. Vậy đó, bà con nào đi Bhutan mua đồ lưu niệm coi chừng mua trúng hàng made in India đó nha!) 

Kể chuyện xong rồi, thôi quay lại vấn đề giấu tiền đi nha mọi người!
 
Tôi có ba chỗ giấu tiền sau đây:
-   
 
Thứ nhất là cái túi bao tử nơi tôi để hộ chiếu, tiền đô Mỹ, tiền Euro, tiền bản địa có giá trị lớn, thẻ ngân hàng, CMND, vài tấm hình thẻ, 1-2 bản photo trang đầu hộ chiếu và CMND. Những cái này tôi đều để vào các túi ny lông mỏng, gấp lại gọn gàng, phòng khi trời mưa hay mồ hôi, hơi ẩm làm chúng bị ướt. Hộ chiếu cho vào 1 bao riêng, tiền đô Mỹ và Euro cho vào 1 bao riêng, CMND và thẻ visa cho vào một bao riêng, hình thẻ cho vào một bao riêng. Tất cả cho vào túi bao tử loại mỏng đeo sát vào da, chứ không phải loại túi có nhiều ngăn đeo như đeo giỏ thời trang đâu nha mọi người. Xem hình minh họa cho loại túi đeo sát người nè!

Lưu ý khi mua túi này nhớ chọn loại có dây đeo mềm nha mọi người, bởi vì nó tiếp xúc trực tiếp với da nên nếu dây cứng quá (loại dây dùng cho ba lô) thì dễ gây dị ứng và ngứa ngáy lắm. Có người gợi ý là chọn loại túi may bằng vải cotton thì tốt hơn vì vừa mềm vừa thấm mồ hôi. Tuy nhiên dây phải chắc không dễ đứt bất đắc kì tử, túi mà đứt dây rớt xuống đất thì nguy to nha. Túi của tôi dây mềm có độ thun co giãn, và để tăng độ chắc chắn tôi lấy kim chỉ may hai đầu dây cho dính thật chắc vào túi. Và trong quá trình sử dụng, thỉnh thoảng tôi sờ xem túi còn hay không. Do dây bằng thun nên sau một thời gian thì thun giãn. Lúc đó tôi lấy kim chỉ may cho dây ngắn lại bớt.
Túi bao tử này đeo ngang bụng, sau đó phủ áo thun lên, rồi phủ áo khoác ra ngoài. Tuy nhiên sau một thời gian tôi thấy túi có vẻ cồm cộm làm bụng phình phình giống có bầu, nhìn hơi bất thường (vì người địa phương quan tâm sẽ hỏi bạn đó có phải là bụng bầu không để họ chăm sóc bạn kỹ ấy mà, chẳng lẽ nói có, mà nếu nói không, họ lại hỏi đó là gì, mắc công giải thích dài dòng). Vậy là tôi kéo dây đeo dài ra một tí rồi thay vì đeo ngang bụng thì tôi đeo ngang lưng quần. Mỗi khi đạp xe thì tôi để túi ở khoảng giữa lưng quần bằng dây thun (tôi mặc quần bằng dây thun cho thoải mái).Như thế có lưng quần giữ túi lại, nhìn đỡ cộm bụng, vì để ở bên trong lưng quần thì nếu có cộm người ta cũng chỉ tưởng là do bụng nhiều mỡ mà thôi. Ngoài ra để ở vị trí này thì thẻ visa và CMND không bị cong hay gãy. Khi mặc quần lưng thun rộng rộng thì nhìn không ai biết đâu. Cách này an toàn hơn vì được che đến 3 lớp: lớp quần, lớp áo thun và lớp áo khoác. Vậy đó. Ít ai biết tôi cất tiền ở vị trí này. Mỗi khi lấy ra cũng tiện. Cứ lần tay vào lưng quần, kéo túi ra ngoài rồi mở khóa để lấy đồ (dĩ nhiên phải kiếm chỗ khuất người mà làm), sau đó thì khóa dây kéo lại, cho trở vô lưng quần. Nhớ nè mọi người, mỗi khi ngồi thì đẩy túi xuống chỗ bọng đái, khoảng bụng giữa lưng quần và đáy quần đó nha mọi người. Để ngay lưng quần, ngồi cấn là gãy thẻ đấy!

-      Chỗ thứ hai là tôi cho những tờ tiền bản địa có giá trị hơi lớn lớn hoặc tất cả tiền không dùng trong ngày cùng 1-2 bản photo hộ chiếu/CMND vào một túi ny lông (nên dùng túi ny lông có màu đen hoặc màu tối để lỡ có ai thấy cũng không biết đó là túi gì) rồi cho vào ba lô ngày. Ba lô này không lớn quá cũng không nhỏ quá. Là nơi bạn để những thứ lặt vặt tiện dùng ngay như máy ảnh, pin sơ cua, giấy vệ sinh, vài miếng băng vệ sinh, tăm xỉa răng, gương nhỏ, sổ tay, viết bi, bản đồ, chai nước…. Tôi để túi ni lông tiền ở đáy hoặc cất vào trong túi nhỏ nằm bên trong ba lô. Tiền này để phòng khi cần mua gì đó hơi mắc xíu thì có thể lấy ra để trả, không cần phải lôi túi bao tử ra. Nhưng mà cũng hiếm khi tôi dùng đến tiền này lắm. Hoặc nếu có bị trấn lột thì lấy cái này ra đưa.

-      Chỗ cất tiền thứ ba là một cái ví tiền nhỏ trong lòng bàn tay, đựng khoảng vài chục ngàn lẻ và tiền xu để mua thức ăn hằng ngày. Ví nhỏ này thì tôi cho vào túi trước của áo khoác. Có khi số tiền này sử dụng đến mấy ngày cũng không hết luôn đó. Khi nào ví này gần hết thì tôi lấy tiền trong chỗ thứ hai ra chêm vào.

Tôi hay mua hàng ở lề đường lắm nên tôi thích xài tiền lẻ, bởi đưa tiền chẳn chờ thối rất lâu (thường họ không có sẳn tiền thối nên phải chờ họ đi đổi), ngoài ra xài tiền chẳn làm cho người khác có cảm tưởng là mình có rất nhiều tiền. Nên mỗi khi có cơ hội là tôi đổi tiền chẳn ra tiền lẻ để sử dụng dần. Có nhiều cách đổi tiền lắm, có thể tìm cửa hàng, nhà hàng hay siêu thị, vào mua gì đó rồi đưa tiền chẳn cho họ thối, thậm chí có khi vào ngân hàng đổi cũng được.

Với ba chỗ giấu tiền này thì tôi luôn kè kè bên mình, thậm chí là lúc đi ngủ cũng kè theo. Nếu ở dorm hay ở nhà dân, mỗi khi đi tắm thì mang theo ba lô nhỏ, cho hết tất tần tật vào đó, đem theo vào nhà tắm. Nếu ở nhà dân thấy an toàn thì có thể cho túi ny long và ví vào ba lô nhỏ rồi dùng ống khóa nhỏ khóa dây kéo lại. Nếu thấy an toàn và muốn thoải mái khi ngủ thì cho hết vào ba lô nhỏ, khóa dây kéo lại rồi để bên cạnh khi ngủ. 
 Lưu ý: để khóa được dây kéo ba lô thì khi mua ba lô cần chọn loại có hai đầu dây kéo như thế này thì mới khóa được.


Khi ở nhà dân hay nhà trọ, nếu thấy an toàn và không muốn mang túi bao tử ra đường thì cho vào chung chỗ đựng laptop, khóa ba lô lại, rồi xích luôn ba lô vào thanh giường. Túm lại mỗi người tự quyết định sự an toàn của mình và tìm hành động thích hợp cho từng tình huống. Nếu sơ suất, mất ráng chịu hehehehehe. À nói đến đây mới nhớ nha. Có lần tôi ở ké một trường học. Hôm đó trường tổ chức lễ hội gì đó, tôi mặc áo dài truyền thống VN để chụp hình cùng họ. Tôi để cái ba lô nhỏ có túi tiền ny lông ở trong 1 phòng nữ sinh rồi cầm máy ảnh ra ngoài chụp hình cùng mọi người (vì lúc đó mà mang theo túi thì thấy ngại, mà tôi cũng ở đó mấy ngày rồi). Lúc quay lại lấy túi thì mấy ngàn rupees biến mất. Tôi méc “người lớn”. Mọi người lục tung khu nữ sinh lên, cuối cùng phát hiện cái con bé có vẻ hiền lành dễ thương nhất lại là đứa lấy tiền của tôi. Thật là bất ngờ!

Vậy mới nói, chỉ cần sơ suất 1 tí hay sĩ diện 1 tí là mất tiền, đã vậy còn làm phiền người khác phải mang tội ăn cắp và vô số người tham gia tìm tiền giúp mình nữa. Cẩn trọng là tốt nhất, không gây phiền cho mình và cho người khác!

À quên, mỗi khi lấy túi bao tử ra vào thì tốt nhất đừng để cho người địa phương nhìn thấy, vì nếu thấy thì họ sẽ hỏi, nếu họ hỏi mình không nói, họ càng nghi, nếu thấy tiền họ nảy lòng tham. Không thấy thì không tham, thấy mới tham. Thường người dân địa phương ít thấy tiền của tôi lắm, họ chỉ thấy vài tờ tiền lẻ mà tôi để trong ví nhỏ để tiêu hằng ngày thôi. Nếu buộc phải dùng tiền trong túi ny lông thì chớ có lấy nguyên xấp tiền ra đếm đếm trước mặt họ nha. Thường tiền tôi để ngăn nắp theo giá trị từ lớn đến nhỏ, cho nên mỗi khi cần bao nhiêu thì tôi thò tay vào túi và rút nhanh ra số tiền cần, nên người dân cũng ít thấy túi tiền tôi lắm, chỉ thấy tôi rút ra 1 hay vài tờ đưa cho họ thôi.
Vậy đó, hễ thấy mới tham, không thấy thì không tham.

Ngoài ra người dân vì tò mò chứ có khi không phải là có ý xấu hỏi tôi rằng: tôi đi bụi như thế này thì có nhiều tiền không? Và tiền tôi cất như thế nào? Có khi họ hỏi vì họ lo mình bị mất cắp chứ không phải do họ tham. Thường như vậy tôi bảo họ là tôi không có nhiều tiền đâu, tiền tôi để trong tài khoản ngân hàng chứ không mang theo nhiều tiền mặt. Khi nào cần thì tôi dùng thẻ rút. Và họ tin điều đó vì họ thấy tôi không có nhiều tiền mặt.

Nói thiệt chứ dùng thẻ rút chịu phí ngân hàng đau thắt ruột nên tôi vẫn thích mang theo tiền đô Mỹ để đổi. Vì thẻ của tôi là thẻ visa prepaid, không phải ATM nào cũng cho rút tiền từ thẻ này và rút tiền như vậy dễ có nguy cơ bị nuốt thẻ (dù tôi chưa bị nuốt thẻ bao giờ). Do vậy tôi cũng hạn chế rút tiền từ ATM lắm. Có thể mua vé máy bay trên mạng bằng thẻ. Đem theo chừng 2-3 ngàn đô Mỹ tiền mặt để dành đổi ra xài từ từ. 2-3 ngàn đô mà xài mấy năm luôn cũng chưa hết nữa đấy nha!

Nếu rút tiền từ ATM thì nên đến ATM của ngân hàng trong giờ làm việc, như vậy an toàn hơn và nếu bị nuốt thẻ thì vào thẳng ngân hàng nhờ giúp đỡ liền.

Tôi đi mấy năm chỉ có 1 cái thẻ visa duy nhất, không có cả thẻ sơ cua, vậy mà chẳng gặp vấn đề gì cả, có lẽ do quá ít sử dụng (ít đến nỗi mỗi khi dùng thì phải mất thời gian suy nghĩ xem mật mã là gì nữa kìa). Còn tiền đô và Euro thì đổi ở thành phố lớn và vào thời điểm giá cao, thường mỗi lần tôi chỉ đổi 50-100-200 đô thôi, mỗi khi giá cao và ở lâu lâu thì đổi 300-400 đô rồi xài hoài hổng hết.

Khi đi bụi nhiều năm thì mọi người nên học cách sử dụng on-line banking nhe! Học cách dùng cho thuần thục rồi hãy đi. Với on-line banking thì mình có một tài khoản riêng biệt với tài khoản thẻ. Mình trữ tiền trong tài khoản này, chỉ để một ít trong tài khoản thẻ phòng khi cần đột xuất. Mỗi khi cần thì vào trang online của ngân hàng, đăng nhập vào rồi chuyển số tiền mình cần dùng từ tài khoản online sang tài khoản thẻ. Cách này ích lợi ở chỗ:

-      - Nếu thẻ có bị hacked thì chỉ bị mất số tiền đang có trong thẻ mà thôi (thường chỉ để khoảng 100-200 đô trong thẻ này thôi). Số tiền trong tài khoản online vẫn còn nguyên.

-     - Số tiền trong tài khoản online có thể chuyển sang dạng tiết kiệm để hưởng lãi suất 12 tháng 6 tháng 3 tháng. Tự mình làm trên mạng được hết. Nếu chưa đến hạn mà mình cần thì tự mình lên mạng làm thủ tục tất toán tài khoản tiền gửi rồi chuyển trở lại vào tài khoản online để sử dụng.

-     - Nếu chưa cần thì mình có thể chọn chế độ tái gửi tiền gốc mỗi khi đến hạn và chuyển tiền lãi vào tài khoản online.

-      - Tóm lại, sử dụng on-line banking thì mình tự do trong việc tự tạo tài khoản tiền gửi, tự chuyển tiền qua thẻ để dùng. Online banking an toàn ở chỗ mỗi khi cần chuyển tiền sang thẻ thì mình cần phải có mã số từ token. Token này do mình giữ. Khi đến ngân hàng mở tài khoản online thì ngân hàng bán cho mình cái token này luôn, giá 200-300 ngàn đồng gì đó, và xài đến khi nào hết pin thì đến ngân hàng mua cái khác. Do tôi ít xài nên xài hoài vẫn chưa hết pin.

-      Lưu ý là trước khi đi phải mở tài khoản online trước vài tháng, chuyển tiền qua lại, sử dụng nhuần nhuyễn, có thắc mắc gì thì hỏi ngân hàng liền để họ tư vấn. Ngoài ra nên nhờ họ mở tài khoản tiền ngoại tệ như đô Mỹ hay Euro để nếu lỡ xin được việc làm gì đó ở nước ngoài thì họ có chỗ mà trả lương cho mình nữa chứ hihihihihihihi. Tài khoản ngoại tệ này cũng là on-line banking luôn đó. Nói vậy chớ, thích được trả tiền mặt hơn. Vì chuyển qua chuyển lại giữa các ngân hàng tốn phí bộn luôn. Nhưng mà kệ, cứ mở sẳn để đó cho có mà yên tâm đi nha mọi người!

-      Đối với thẻ ATM visa hay thẻ master gì đó cần xem thời gian sử dụng thẻ nha! Xem đó là 3 năm 5 năm hay gì đó năm để chưa đi được mấy ngày phải quay về vì thẻ hết hạn không dùng được. Thẻ hết hạn sử dụng cũng nhớ mang theo 1 cái để phòng khi bị trấn lột thì rút thẻ này ra đưa để lừa tụi nó hihihihihi.

Tôi đang học hỏi bọn đi bụi quốc tế cách đi sao cho khỏi tốn tiền luôn nè mọi người, và nếu có phải tốn thì ngay tại địa phương hay quốc gia mình đến, xoay xở cách nào đó để có thu nhập từ tiền bản địa không phải rút tiền từ ATM và không phải đổi tiền luôn. Tiền đô là để trả tiền mua visa hoặc dùng trong trường hợp khẩn cấp, còn thẻ ngân hàng thì dùng để mua vé máy bay hay mua visa qua mạng thôi. Chi phí ăn ở tại địa phương thì tìm thu nhập để dùng tiền địa phương ấy mà xoay xở. Tôi có viết một bài chia sẻ nhỏ về điều ấy rồi. Mọi người tham khảo ở đây.



Làm sao để đạp xe một mình an toàn khi ở ngoài đường??? (Bài này dành cho phụ nữ)

Phụ nữ đạp xe ngoài đường, ngoại trừ những khả năng như cướp giật hay té xe, còn có những khả năng như bị bóp vú, bóp mông hay bị chọc ghẹo…….. Làm sao để tránh?

Cách đơn giản là khi mình đạp xe ngoài đường đừng để người khác biết rằng mình là phụ nữ, nghĩa là làm sao cho ai mới nhìn đều tưởng mình là một thằng nào đó.

Làm điều đó như thế nào?
Thứ nhất là đôi giày hay đôi dép, hoặc mang giày/dép nam hoặc mang loại dành cho cả nam lẫn nữ, đừng mang cái gì mà ai nhìn vào cũng biết đấy là phụ nữ.
Thứ hai là ăn mặc. Bây giờ có nhiều loại quần rộng rộng và áo rộng rộng dành cho cả nam lẫn nữ. Ở một số nước như Ấn độ thì phụ nữ mặc vải hoa, nam mặc vải trơn hoặc vải sọc. Do vậy, tránh mặc đồ có hoa.

Ngoài ra có một cái hơi khó giấu, đấy là bộ ngực. Ai mà ngực to quá thì không biết làm sao mà che được rồi. Còn những ai có bộ ngực vừa hoặc nhỏ thì có thể mặc áo rộng thùng thình che bớt. Tuy nhiên lưu ý không mặc áo ngực có dây, vì khi đạp xe nhìn từ phía sau sẽ thấy được dây áo ngực hằn lên. Do đó, có thể không mặc áo ngực, mặc áo thun cotton bên trong rồi mặc áo sơ mi rộng hay áo dài tay che bụi che nắng bên ngoài. Như vậy nhìn từ phía sau, không ai nhận ra đó là phụ nữ cả. Đừng có nghĩ là mặc áo khoác dày che nha, đi xe đạp chứ không phải xe máy đâu, mặc áo khoác dày quá không có đạp xe được đâu, mồ hôi mồ kê ròng ròng đấy.
Nếu buộc phải mặc áo ngực thì chọn loại áo ngực thể thao có dây bản rộng để nhìn từ sau y như áo ba lỗ của nam giới.

Về tóc thì cuốn lên thật gọn rồi để vào bên trong nón hoặc giấu dưới lớp khăn choàng.

Vậy là nếu bạn im lặng sẽ không ai nhận ra bạn là phụ nữ đang đạp xe cu ki một mình ngoài đường cả.
Theo tôi ăn mặc thế này có hai điều lợi nè mọi người!
Thứ nhất là ít người biết bạn là phụ nữ, vì vậy sẽ tránh bị bóp ngực bóp mông khi đang đạp xe.
Thứ hai là khi đi đường thì bạn là nam, nhưng khi cần giúp đỡ thì bạn hỏi người dân, vậy là họ biết bạn là nữ (giọng nam khác giọng nữ, ngoại trừ bạn muốn giả giọng nam luôn); khi biết bạn là nữ và đang đi một mình thì họ sẽ dễ dàng cảm thông và giúp đỡ hơn là nam giới đấy mọi người, thậm chí họ sẽ đối xử nhẹ nhàng hơn nếu bạn lỡ vi phạm điều gì đấy.

Ví dụ: Có lần ở vùng Đông Bắc Ấn, tôi đẩy xe đạp lên một cái cầu dài ơi là dài, hai đầu cầu có cảnh sát gác. Tôi thấy cảnh đẹp nên móc máy ảnh ra chụp. Đột nhiên tôi nghe một tiếng quát thật lớn ở phía sau. Không nghĩ là ai đó đang quát mình nên tôi không thèm ngoái lại. Rồi tiếng nói vang lên ngay sau lưng giọng rất là gay gắt: No photo here (Không được chụp hình ở đây!) Tôi quay lại nói: Vậy à? Xin lỗi, tôi không biết, để tôi xóa. Anh chàng cảnh sát à lên một tiếng rồi nói: Ồ, phụ nữ à? Tôi tưởng là đàn ông. Anh ta dịu giọng lại nói ở trên cầu này không ai được chụp hình cả và còn bảo qua bên kia đường sẽ an toàn hơn, sau đó chặn xe lại cho tôi băng qua đường nữa. Thấy chưa mọi người? Làm phụ nữ có lợi ghê chưa hì hì hì!

Lưu ý thường quần mà tôi hay mặc khi đạp xe là loại quần vải mềm lưng thun, phần mông và đáy rộng rãi thoải mái, lai quần có dây rút lại để không bị vướng vào sên mỗi khi đạp. Nếu gặp quần vừa ý mà không có dây rút ở lai thì tự làm bằng các dùng dây thun luồn quần hoặc lấy một miếng vải cắt ra rồi luồn vào, rút theo ý muốn.

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

What is a Mooncup? (Bài này dành cho phụ nữ)



Cái này hay nè mọi người!
Điều khác biệt nhất giữa nữ và nam là chu kỳ kinh nguyệt. Đó là lý do phụ nữ ít khi nào “trốn” lâu ở nơi hoang vắng hẻo lánh hằng tháng hay hằng năm vì phải tìm phố thị để mua băng vệ sinh. Việc tích trữ băng vệ sinh để dùng lâu dài khiến cho hành lý càng tốn chỗ, có khi gặp băng vệ sinh không phù hợp lại gây dị ứng. Băng vệ sinh sau khi sử dụng phải tìm nơi xử lý nếu không muốn bỏ bừa bãi khắp nơi cho người khác "lãnh đạn."
Tôi nhớ có lần một sư cô Việt Nam mà tôi gặp ở Ấn độ nói rằng nếu muốn vào rừng hay lên núi ẩn cư như các thầy thì phải đợt đến khi mãn kinh mới đi được. 

Có cái mooncup này thì khỏi đợi rồi. Chỉ cần mang theo 1 cái thôi rồi sử dụng hoài, mỗi lần dùng xong thì rửa sạch rồi cất, rồi lại dùng. Có cái này thì tiện rồi, khỏi phải tích trữ băng vệ sinh cũng khỏi phải lo mua băng ở đâu, loại nào phù hợp, giá cả có quá mắc không.
Vậy là được giải phóng khỏi vô số nỗi lo rồi nha chị em phụ nữ! (Nói vậy chứ tôi vẫn chưa dùng cái này bao giờ vì nghe nói hình như chỉ có bán tại Mỹ hay Châu Âu thôi. Nếu muốn mua thì phải đến các nước này mua hoặc đặt hàng qua mạng.)

Vì sao đời là trường đại học lớn nhất?

Rất nhiều nhiều nhiều bloggers viết trên blog tiếng Anh của họ rằng: Cái mà họ học được trong suốt 1 năm đi bụi nhiều hơn gấp mấy lần những gì học được suốt 4 năm đại học. Hoặc có người viết: Những gì mà học được trên đường đi nhiều hơn nhiều so với những gì họ học được trong tổng số năm mà họ từng sống cho đến thời điểm họ bỏ đi bụi……

Vì đam mê đi bụi nhưng chưa đi được, mỗi ngày bạn có thể bỏ ra hằng giờ để đọc hết blog nọ đến blog kia, hết bài báo này đến bài báo nọ về những chuyến đi bụi của người khác. Nhưng một khi bạn chịu lên đường thì bạn mới vỡ ra rằng: Thật ra cái mà bạn trải nghiệm hình như chẳng liên quan gì đến cái mà bạn đọc cả. Bởi vì đọc rồi tưởng tượng điều gì đó khác hẳn với thực sự trải nghiệm điều đó.

Khi thường xuyên tiếp xúc người lạ, thường xuyên thay đổi chỗ ở, bạn sẽ phát huy được khả năng thích nghi với sự thay đổi, khả năng đánh hơi được sự nguy hiểm, và cả khả năng tin tưởng người lạ hơn là khi bạn ở nhà. Thật lạ phải không? Thường xuyên tiếp xúc và nhận sự giúp đỡ của những người xa lạ làm bạn trở nên tin tưởng người khác hơn bao giờ hết, ngoài ra cũng làm bạn có thể phân biệt người xấu và người tốt nhạy bén hơn. Do bạn có thể đánh đổi toàn bộ tài sản mình đang mang trên người, đánh đổi sự an toàn cho bản thân và thậm chí là đánh đổi cả tính mạng nếu bạn phạm một sơ suất nào đó làm cho bạn có khả năng tỉnh giác cao độ hơn là những người chỉ sống trong môi trường an toàn. Khi bạn thường sống ở nơi quen thuộc và an toàn thì bạn dễ dàng hành động theo thói quen, thiếu đi sự tỉnh giác. Hành động theo thói quen thì sẽ trở thành tập khí và đó là con đường dẫn đến vô minh. Tôi nghĩ có thể đó là lý do vì sao thời Phật còn tại thế, các tỳ kheo không được ở một nơi nào đó, thậm chí dù nơi đó chỉ là một gốc cây quá ba đêm. Vì nếu ở lâu một nơi, bạn dễ nảy sinh tình cảm ái luyến với nơi ấy, bạn sẽ thân thuộc với nơi ấy nên bạn sẽ mất đi sự tỉnh giác. Thường xuyên di chuyển, thường xuyên thay đổi môi trường chính là cách buộc bạn phải luôn tỉnh giác, vì điều đó có thể đánh đổi cả sinh mạng của bạn. Vì thế hãy sống như một tỳ kheo thời Phật còn tại thế, thường xuyên thay đổi chỗ ở sẽ khiến bạn thường xuyên tỉnh giác. Bởi vì hoặc là tỉnh giác, hoặc là chết/bị thương/bị mất cắp/bị lừa…..

Thật ra khi bạn ở trên đường, một cách tự nhiên bạn sẽ phát huy được vô số khả năng tiềm ẩn, mà nếu không có cơ hội thì chắc chẳng thể nào bạn biết rằng mình có khả năng ấy. Ví dụ: tôi thường xuyên đẩy xe đạp đầy hành lý qua những con dốc cao ơi là cao, và bạn biết tôi đã làm điều đó như thế nào không? Do tình huống bắt buộc nên tôi phải thích nghi với một kiểu đi và một kiểu đẩy xe đạp mà sau này nhờ đọc sách mà tôi biết người ta gọi kiểu đi ấy là thiền hành đấy mọi người! Thật sự tôi chẳng biết thiền hành là gì nhưng do tình huống tự động tôi phải làm thế để qua được các con dốc cao. Mọi người thấy chưa, khi gặp tình huống, không cần ai dạy, tự nhiên mình biết luôn đấy! Nếu trước đó tôi vào các trường thiền và học cách đi thiền hành thì đó là giả tạo không tự nhiên chút nào, vì tôi có nhu cầu đi thiền hành đâu mà lại tự ép mình đi như vậy. Nhưng khi tôi buộc phải vượt các dốc núi thì không cần ai dạy, tôi tự đi thiền hành được luôn.

Đến đây thì mọi người hiểu ra vì sao ở trên mấy tay bloggers lại viết rằng: 1 năm ngoài đường hơn 4 năm ở đại học chưa. Cái mình học ở trường chỉ là tình huống giả tạo, tưởng tượng chứ có thật đâu. Còn khi mình gặp tình huống thật thì tự mình biết phải làm gì luôn, không cần ai dạy là vậy đó.

Do đó, chỉ cần học vài thứ cơ bản thôi, sau đó thì đời sẽ dạy cho biết thế nào là lễ độ. Thích ứng được thì sống, không thích ứng được thì từ bị thương đến chết là chuyện bình thường!

Bài liên quan: Hành trang thiết yếu nhất cho mọi chuyến đi bụi.

Những ai thích ăn tổ yến thì đọc bài này đi nha!

CHUYỆN CỦA YẾN - Câu chuyện ray rức lòng người. 

Xé gió biển, đôi cánh nhỏ dang rộng hết cỡ, lượn lên mất hút trên không trung rồi bất thần lao xuống hết tốc lực. Chẳng có gì ngăn cản nổi, Yến mẹ lao đầu vào vách đá dựng đứng. Để lại trên vách núi vệt máu tươi uất nghẹn và tiếng kêu khản đặc xé lòng của chim trống…
Cảnh tượng đó lặp đi lặp lại trong những ngày vào mùa, mùa mà một loài hân hoan trên sự chết chóc đau thương của một loài khác. Mùa khai thác Tổ Yến.
Yến, sống trung thành - chết thuỷ chung. Một đôi Yến khi đã sống cùng nhau là trọn đời trọn kiếp. Khi đã xây tổ ở đâu là vĩnh viễn không dời đi nữa. Tập tính đó giết hại Yến. Người vẫn thầm ngưỡng mộ và tự hỏi: Trong hàng ngàn chim Yến bay rợp biển kia mà vì sao các cặp đôi không bao giờ nhầm lẫn, không đời nào lang chạ? Hàng vạn tổ Yến ken đặc trên vách đá đó mà Yến luôn về đúng nhà của mình. Không bao giờ chiếm tổ chim khác? Rồi người lợi dụng triệt để đặc tính này để dụ Yến, nuôi Yến, lấy tổ Yến và vô tâm nhìn xác Yến…
Nếu không may gặp một thợ hái tổ không chuyên hay thiếu kinh nghiệm. Không chừa lại một phần tổ, hoặc lấy đúng chiếc tổ của Yến sắp sinh. Chim mẹ trở về trong tình trạng mất tổ, không chịu nỗi đau đớn vì cơn chuyển dạ. Yến sẽ quẩn và chọn cách gieo mình vào vách núi, chính nơi đã xây mái ấm để quyên sinh.
Đa số chim Yến trống sau đó bay lượn điên cuồng, kêu gào thảm thiết rồi lao thẳng vào đúng chỗ vợ chết. Nên các vệt máu khô buồn in lại trên vách đá lạnh lẽo thường là vệt đôi bên nhau, thậm chí là chồng lên nhau. Nếu không tự tử, chim Yến trống sẽ sống cô độc suốt quảng đời còn lại.
Xưa, kẻ cùng đinh mạt vận mới phải ra nơi heo hút, leo trèo nguy hiểm tìm hái tổ Yến để mong đổi đời. Thường thì khi có chút vốn họ bỏ nghề và ăn năn sám hối. Họ không đời nào muốn con cái tiếp tục cái việc quá sức mạo hiểm, quá sức thất đức. Và đó là lý do không có "nghề lấy tổ Yến gia truyền” là vậy.
Nay, lòng tham con người vô cùng vô tận.
Tạo hoá không ban phát cho ai tất cả. Loài chim hiền hoà xinh đẹp và thuỷ chung đó lại có đôi chân cực ngắn và mềm yếu. Yến dường như không thể đậu trên mặt đất, Yến treo thân trên vách cheo leo lúc đêm về. Còn lại gần như bay suốt, liên tục từ 12-15 giờ mỗi ngày. Săn mồi và ăn trong khi đang bay, ngủ trong lúc bay, thậm chí là “làm chuyện vợ chồng” trên không luôn.
Bù lại, Mẹ Thiên Nhiên dạy Yến cách sinh tồn, mách bảo Yến sống trên cao, làm tổ nơi vách núi thẳng đứng, hẻo lánh và trơn trượt. Hòng tránh loài ăn thịt hiểm ác như rắn hay cú vọ. Có điều, ngay cả thiên nhiên cũng không biết được có loài ăn…tạp còn tàn độc hơn thú dữ. Loài có thể chinh phục bất cứ núi cao vực sâu hiểm trở nào hầu nhét cho đầy lòng tham tanh tưởi. Loài đã làm những cuộc tàn xác đẫm máu mang tên “Yến Sào”.
Yến chống chọi để tồn tại, tạo hoá không đành lòng diệt vong một biểu tượng của tình yêu, tình mẫu tử. Trong thiên nhiên hoang dã, chắc Yến là loài duy nhất được mệnh danh “rút ruột cho con” nhờ đặc tính làm tổ bằng nước dãi. Cả chim mẹ và chim cha cùng nhau xây tổ. Nước dãi kết dính cây cỏ và chính những chiếc lông rứt ra đau đớn thành chiếc tổ kỳ diệu. Con người ranh mãnh khi lấy tổ yến đã cố tình chừa một ít. Yến hồn nhiên xây lại, dãi không đủ cho mùa sinh nên thổ huyết ra xây. Tước lông đến xơ rơ đôi cánh, trơ da thịt trân mình chịu đựng cơn gió biển rít buốt đến xương tuỷ. Cho đến chết đi rồi Yến vẫn không thể hiểu được loài man rợ hoan hỉ gọi đó là “Hồng Yến”!“
Sưu tầm từ internet.

Top of Form


Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Vừa đi bụi vừa kiếm tiền.

Tôi thấy có hai nghề này vừa tự do vừa có thể kiếm một ít tiền để trang trải chi phí hằng ngày dành cho người mang hộ chiếu Việt. Nên nhớ chi phí của một kẻ đi bụi trường kỳ kháng chiến là cực kỳ thấp đấy nha mọi người!

Thứ nhất là tự làm đồ trang sức hay đồ handmade, vừa đi vừa làm vừa bán, nguyên liệu dễ tìm, thành phẩm gọn nhẹ, không quá cồng kềnh, chỉ vài kí lô, công cụ thì dùng tay hoặc 1 vài dụng cụ nhỏ gọn. Nếu quan tâm thì có thể vào trang cộng đồng handmade hoặc trang nghệ thuật handmade để xem cách làm vài món đồ handmade nè mọi người!

Chắc có người phì cười rằng làm ba cái đồ rẻ tiền ấy thì làm sao mà đi vòng quanh thế giới được? Ậy, vậy mà có người làm rồi đó nha mọi người. Một cô gái người Úc bắt đầu đi  từ năm 15 tuổi, bây giờ là 24-25 tuổi rồi vẫn chưa muốn về nhà. Cô ấy tự làm vòng đeo cổ bằng nguyên liệu địa phương, vừa đi vừa bán. Theo lời cô tâm sự thì cách kiếm sống này giúp ích cho cô rất nhiều trong việc tiếp cận người địa phương và cũng giúp cho người địa phương có cơ hội tiếp xúc với cô. Thường khi mới đến 1 nơi nào đó, cô sẽ tìm một chỗ nào đó thích hợp, trải tấm vải ra, bày đồ trang sức lên và ngồi bán. Khi ấy cô có cơ hội và thời gian quan sát cuộc sống của người dân địa phương đi ngang qua hàng của mình. Người dân địa phương muốn tiếp cận nói chuyện với cô thì cũng có cớ để làm chuyện đó. Bằng cách này cô có nhiều thông tin về khu vực ấy, thậm chí cô còn được người dân địa phương mời về nhà ăn ở nữa. Trang web của cô gái này còn hướng dẫn một số bí kíp làm sao để sống thật đơn giản và tiêu thật ít tiền trên đường, và cô ấy đang từng bước vươn đến một cuộc sống không cần sử dụng tiền bạc mà chỉ trao đổi hàng hóa thôi. Mọi người đọc blog của cô gái ấy tại đây.

Cách kiếm tiền thứ hai là trở thành nhạc công đường phố. Theo kinh nghiệm của những người làm công việc này thì bạn không cần phải chơi hay mà chỉ cần làm cho mọi người thấy thư giản thoải mái là được rồi, việc chơi hay hay không, có chuyên nghiệp hay không, không quan trọng. Do vậy nếu thích thì hãy học chơi một nhạc cụ nào đấy (lựa cái nào nhẹ nhẹ dễ mang theo nha, chọn đàn piano là bó tay luôn), rồi kiếm sống bằng công việc này!

Giới thiệu mọi người một cô gái người Đức chơi nhạc cụ là đàn vi ô lông và đi du lịch vòng quanh thế giới bằng cách kiếm tiền này đấy! Khi đến nơi nào đấy thì cứ chọn 1 góc phố, đặt một cái ca hay bất cứ cái gì đấy cho người ta bỏ tiền vào và say sưa mà chơi nhạc thôi. Có một số nơi, cô ta kiếm bộn đến nỗi đủ tiền đi đến mấy tháng liên tục luôn đấy mọi người. Vào đọc blog tiếng Anh của cô gái này tại đây nha.

Những nghề đường phố mang lại thu nhập thấp như vậy mà vẫn giúp người ta đi vòng quanh thế giới đấy. Vì sao tôi nghĩ công việc này phù hợp với người Việt? Vì tự do, không cần mối quen biết hay giấy chứng nhận hay tiền đặt cọc gì cả. Tự biên tự diễn tự sống, không bị giấy tờ rắc rối làm phiền (ngoại trừ bị cảnh sát đuổi, nếu có, hihihihihi). Không biết rành tiếng Anh cũng chẳng sao. Ngoài ra, hai công việc này không dính dáng nhiều đến mạng internet hay công nghệ thông tin. Cho nên có thể quẳng luôn máy tính và điện thoại, khỏi cần sử dụng. Vậy là đỡ tốn tiền mua, đỡ tốn công bảo quản, và đỡ sợ mất rồi.

Càng đi bụi lâu thì sống càng đơn giản và càng ít lệ thuộc vào tiền bạc. Do đó mà người ta vẫn có thể đi vòng quanh thế giới bằng những nghề lụm bạc cắc này đấy mọi người! 

Lưu ý: Nghề thích hợp cho các bạn thích chụp hình là tự chụp rồi tự in hình mình chụp, làm thành những postcard (bưu thiếp) rồi bày hàng ra bán, chắc cũng được. Lúc đó ở Varanasi, Ấn độ, tôi gặp một anh chàng người Hoa làm kiểu này rồi. Anh ta làm bưu thiếp ảnh chụp chiếc xe đạp của anh ta ở nhiều địa hình và cung đường khác nhau, rồi tặng lại cho mọi người.  

Nếu ai thích vẽ vời cắt cắt dán dán thì làm bưu thiếp giấy với màu hoặc lá cây cỏ địa phương, thỏa sức sáng tạo. Tôi thấy có một cặp người Romania làm vậy rồi. Họ vẽ card và bán trên mạng. Vào xem blog của họ ở đây!

Bài liên quan: Vừa đi bụi vừa làm từ thiện vừa kiếm tiền

Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

Chỗ ăn cơm giá rẻ/ miễn phí

Khi lang thang trên đường một thời gian dài thì cũng được xem như vô gia cư và thất nghiệp do đó có thể đến các quán ăn giá rẻ dành cho người nghèo đấy mọi người!
Ở Việt Nam thì có các quán ăn từ thiện có giá 2 ngàn hay 5 ngàn đồng, thậm chí có các nhóm thiện nguyện chuyên đi phát thức ăn cho người nghèo vào những thời gian cố định trong ngày hay trong tuần. Ở Mỹ và các nước Châu Âu thì các quán ăn từ thiện như thế này gọi là Soup Kitchen.

Mọi người đọc bài viết dưới đây để nếu đi bụi đến các nước này, không có tiền mua thức ăn thì vào các nơi này ăn để không bị chết đói nha!

Bài viết này lấy từ trang NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA JULIE trên Facebook. Xin mời mọi người đọc:

SOUP KITCHEN
Nếu như ở Việt Nam ta có những dạng mô hình quán cơm Từ thiện 2 ngàn, 5 ngàn ... thì ở Mỹ cũng có những bữa ăn thiện nguyện như vậy với tên gọi là Soup Kitchen. Soup Kitchen là cụm từ được hiểu để chỉ những bữa ăn miễn phí hay những bữa ăn giá rẻ dành cho người vô gia cư, người thu nhập thấp do các đơn vị từ thiện tổ chức
Sở dĩ có tên gọi " Soup Kitchen " lý do trước đây món ăn chủ yếu phục vụ người nghèo chỉ là Soup ăn với bánh mì. Đây là cách cứu đói được xem là đơn giản và tiết kiệm nhất. Bây giờ tuy món ăn đã đa dạng hơn tuy nhiên tên Soup Kitchen vẫn được giữ nguyên như cũ. 
* LỊCH SỬ :
Mô hình Soup Kitchen có thể đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 18 ở một số thành phố Mỹ và châu Âu. Đỉnh điểm đó là nạn đói tại Ailen vào thế kỷ 19 làm hơn 1 triệu người chết. Sau đó chính phủ Anh đã thông qua Đạo luật cứu trợ tạm thời (còn được gọi là Đạo luật Soup Kitchen) vào tháng 2 năm 1847. Đạo luật này cho phép thành lập những bếp ăn từ thiện để cứu trợ thực phẩm cho người dân
Đến thế kỷ 21 Soup Kitchen càng được mở rộng, đặc biệt ở giai đoạn lạm phát toàn cầu vào cuối năm 2006. Cuộc đại suy thoái đã làm trầm trọng thêm điều kiện kinh tế của những người thu nhập thấp. Tại ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh - Đền Vàng ở Punjab, Ấn Độ thời gian ấy, một Soup Kitchen có thể phục vụ thức ăn miễn phí lên đến 100.000 - 300.000 người mỗi ngày. Thực phẩm phục vụ tại đây thường là đồ chay. Còn tại Hy Lạp một ngày có đến khoảng 400.000 người Hy Lạp cần đến Soup Kitchen.
Trong suốt lịch sử, việc cứu đói cho người nghèo luôn được công nhận như một nghĩa vụ đạo đức. Vì vậy thậm chí một Soup Kitchen ở Chicago - Mỹ còn được tài trợ bởi tên cướp Al Capone trong một nỗ lực để làm sạch hình ảnh của mình.
* SOUP KITCHEN với CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT :
Ngày nay Soup Kitchen đã trở nên rất phổ biến trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Rất nhiều nghệ sĩ Việt Nam sống tại Hải ngoại đã tổ chức những buổi Soup Kitchen cho người nghèo, người vô gia cư. Ngoài ra Soup Kitchen còn được tổ chức bài bản ở nhiều trường Đại học. Các bạn sinh viên Việt Nam sẽ dành trước hàng tháng để soạn thảo kế hoạch, chuẩn bị nhân sự, chọn món ăn, đưa ra các hình thức giới thiệu (promotion) qua mẫu áo thun, trên Facebook, các website...
Không chỉ một ngày mà Soup Kitchen ở các trường có thể được tổ chức nhiều ngày. Ví dụ thực đơn hôm nay phục vụ Bánh mì, ngày mai sẽ là Phở. Gọi là cung cấp những bữa ăn từ thiện nhưng đây không hề là một hành động " bố thí " mà là một sự phục vụ tận tình, chu đáo đối với những người vô gia cư
Qua những chương trình từ thiện thế này mục đích nhà trường muốn giúp các bạn sinh viên phát triển, nâng cao khả năng làm việc đồng đội (team work), khả năng tổ chức, điều động, và lãnh đạo. Và trên hết đó là tinh thần tương thân tương ái cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng theo truyền thống, đạo lý tốt đẹp của người Việt Nam .
Dưới đây là hình ảnh hoạt động của các Soup Kitchen :


 













Thứ Năm, 22 tháng 10, 2015

8 TÍNH CÁCH CỦA NGƯỜI CÓ GIÁO DỤC

Thế nào là người có giáo dục? Nhiều khi “vô học” lại là những kẻ chữ nghĩa đầy mình, cũng như những người nông dân ít học lại vô cùng sáng suốt và tinh tế...Liệu người ngày xưa và ngày nay có hiểu khái niệm “con người có giáo dục” khác nhau không, hãy xem qua câu chuyện cách đây gần một thế kỷ rưỡi này...
Anton Chekhov (1860-1904) –nhà văn và tác giả kịch vĩ đại người Nga-đã để lại 900 tác phẩm đủ các thể loại, nhưng trong cuộc sống ông còn dạy chúng ta nhiều điều hơn trong các tác phẩm của mình. Ông có người em ruột Nicolai là một họa sỹ đầy tài năng, nhưng tiếc thay lại không có bản lĩnh và suốt đời say rượu. Ông rất hiểu, rất thương và buồn cho cách người em coi thường chính khả năng trời phú của mình. Và ông không có cách nào hơn, là viết cho Nicolai một bức thư, mà đến nay chúng ta đọc lại cũng sẽ tìm được cho mình khá nhiều điều bổ ích...
“Matxcơva 1886
“Em thường than thở với anh là “Người ta chẳng hiểu em!” Đến Niutơn và Gớt còn chẳng than thở về điều đó...Người ta hiểu em rất rõ! Nếu người khác không hiểu em, thì đó không phải lỗi của mọi người...
Là một người thân và gần gũi với em, anh có thể khẳng định rằng anh rất hiểu và đồng cảm với em...Anh biết tất cả mọi tính tốt của em, như năm ngón tay của bàn tay mình vậy, đánh giá rất cao và kính nể chúng. Nếu để chứng minh rằng anh hiểu và đánh giá cao chúng thì anh thậm chí có thể liệt kê chúng ra đây. Theo anh thì em tốt bụng đến mức quá đà, rất rộng lượng, dễ tính, thương người, thương yêu súc vật, không đểu giả, không thù dai, tin người...Em gặp may hơn rất nhiều người: trời cho em tài năng! Tài năng đặt em lên trên hàng triệu người, vì cứ hai triệu người mới có một họa sỹ tài năng...
Tài năng đặt em vào một vị thế đặc biệt: em có là con cóc hay con nhện độc, thì mọi người vẫn tôn sùng em, vì tài năng được bỏ qua, tha thứ tất cả. Em chỉ có một điểm yếu duy nhất. Nó là nguyên lý sai lầm của em, của nỗi khổ của em, của chứng viêm loét dạ dày của em. Đó chính là tính vô giáo dục đến cực điểm của em! Xin tha lỗi cho anh, nhưng veritas magis amicitiae (chân lý cao hơn tình bạn)...Bởi vì cuộc sống có những điều kiện của nó...Muốn cảm thấy thoải mái trong môi trường trí thức, không trở nên lạc lõng ở đó và không cảm thấy nặng nề thì cần phải được giáo dục một cách căn bản...Tài năng đưa em vào môi trường đó, em thuộc về đẳng cấp đó, thế nhưng...em bị lôi kéo khỏi nó, và em cứ phải tìm cách cân bằng giữa tầng lớp văn minh và những người vis-a-vis (đối nghịch). Dễ thấy ảnh hưởng của thói tiểu tư sản thành thị, rượu chè, bố thí...Thật khó mà vượt qua được điều đó, quả thật rất khó!
Những người có giáo dục, theo anh phải thỏa mãn được những điều kiện sau:
1) Những người có giáo dục trân trọng tính cá nhân, do đó luôn rộng lượng, nhẹ nhàng, lịch sự, nhường nhịn...Họ không phát khùng lên vì mất cái búa hay cái tẩy, nếu sống với ai đó thì họ không coi đó là sự ban ơn, còn nếu ra đi họ sẽ không nói rằng: chẳng thể sống với các người! Họ bỏ qua cho sự ồn ào, cơn giá lạnh, miếng thịt rán quá lửa, các câu nói đùa cũng như sự có mặt của người lạ tại nhà của họ...
2) Họ xót thương không chỉ người ăn mày hay lũ mèo. Họ thương cảm cả với những điều mà mắt thường không nhìn thấy được...
3) Họ tôn trọng tài sản của người khác, do đó trả hết các khoản nợ nần.
4) Họ thật thà và sợ điều dối trá như sợ bỏng. Đến các việc vặt họ cũng chả dám nói sai sự thật. Sự dối trá sẽ xúc phạm người nghe và hạ thấp người nói trong con mắt người nghe. Họ không khoe mẽ, hành xử ngoài đường cũng như ở nhà. Không phét lác đối với lớp trẻ. Họ không ba hoa, không giãi bày tâm sự nhất là khi người khác không yêu cầu. Tôn trọng người khác, họ thường im lặng nhiều hơn.
5) Họ không hạ mình để cho người khác thương cảm và giúp đỡ họ. Họ không khơi gợi lòng trắc ẩn của kẻ khác, để được cảm thông và chăm sóc. Họ chẳng nói: “Người ta chẳng hiểu tôi”...
6) Họ không lăng xăng. Họ chẳng quan tâm đến những hạt kim cương giả, cũng như sự quen biết với những người danh tiếng, sự thán phục của bạn rượu hay lời chào hỏi của những kẻ gác cửa...
7) Nếu họ có tài năng, họ sẽ biết trân trọng nó. Họ sẽ vì nó mà hy sinh thời gian, rượu chè, phụ nữ, giao du...
8) Họ sẽ giáo dục trong mình cái đẹp. Họ không thể mặc nguyên áo quần mà lăn ra ngủ, nhìn thấy tường nứt nẻ đầy rận rệp, hít thở không khí u ám, đi trên sàn nhổ đầy nước bọt, nấu ăn bằng bếp dầu. Họ sẽ chế ngự và tôn vinh bản năng dục tính. Họ không cần ở đàn bà chuyện giường chiếu, mồ hôi dầu, đầu óc toàn chuyện dọa dẫm bằng việc giả vờ có thai và nói dối quanh...Họ- đặc biệt là những họa sỹ-cần sự tươi mới, vẻ hoàn mỹ, tính nhân văn...Họ chỉ uống khi không bận rộn, vào những dịp đặc biệt...Bởi vì họ cần mens sana in corpore sano (tinh thần sảng khoái trong một cơ thể cường tráng).
Để giáo dục bản thân và không đứng thấp hơn môi trường xung quanh...cần phải làm việc cả sáng cả chiều, đọc luôn luôn, lòng hiếu học, lý trí...Từng giờ khắc đều quý...Em hãy đến đây, đập vỡ cái bình rượu vođka ấy đi, nằm xuống và đọc, hãy đọc chẳng hạn Turgeniev, tác giả mà em còn chưa đọc ấy...!”
P.S. Nhà văn Chekhov còn là một bác sỹ tâm lý giỏi, thế nên ông là hình mẫu của việc “nói được-làm được”. Cũng như đa số các nhà văn, nhà thơ kinh điển của Nga (hình như có một “truyền thống” như vậy) ngoài vợ ra ông còn có hàng chục nhân tình và luôn tìm được cách thoát ra khỏi họ mà không quá làm họ tổn thương. Ông cũng rời khỏi cõi đời theo một cách rất “có giáo dục” và phải nói là rất ngoạn mục. Bị lao phổi đã lâu, khi đang nghỉ dưỡng ở Đức, thấy mệt lúc nửa đêm, lần đầu tiên ông cho mời bác sỹ tới khám. Khi bác sỹ tới rồi, ông gọi một chai sâm-panh, rót đầy một cốc, sau đó nói “Tôi chết đây” bằng tiếng Đức và tiếng Nga. Thế rồi ông uống hết cốc rượu, cười bằng nụ cười luôn quyến rũ của mình, chỉ nói thêm “Tôi lâu lắm chưa uống sâm-panh...”, nằm xuống giường và ra đi mãi mãi!
Đọc lại, để tự răn mình...
- Dịch bởi Nam Nguyen
Bản gốc: Letter from Anton Chekhov To His Brother Nikolay.
Translated by Constance Garnett:
MOSCOW, 1886.
… You have often complained to me that people “don’t understand you”! Goethe and Newton did not complain of that…. Only Christ complained of it, but He was speaking of His doctrine and not of Himself…. People understand you perfectly well. And if you do not understand yourself, it is not their fault.
I assure you as a brother and as a friend I understand you and feel for you with all my heart. I know your good qualities as I know my five fingers; I value and deeply respect them. If you like, to prove that I understand you, I can enumerate those qualities. I think you are kind to the point of softness, magnanimous, unselfish, ready to share your last farthing; you have no envy nor hatred; you are simple-hearted, you pity men and beasts; you are trustful, without spite or guile, and do not remember evil…. You have a gift from above such as other people have not: you have talent. This talent places you above millions of men, for on earth only one out of two millions is an artist. Your talent sets you apart: if you were a toad or a tarantula, even then, people would respect you, for to talent all things are forgiven.
You have only one failing, and the falseness of your position, and your unhappiness and your catarrh of the bowels are all due to it. That is your utter lack of culture. Forgive me, please, but veritas magis amicitiae…. You see, life has its conditions. In order to feel comfortable among educated people, to be at home and happy with them, one must be cultured to a certain extent. Talent has brought you into such a circle, you belong to it, but … you are drawn away from it, and you vacillate between cultured people and the lodgers vis-a-vis.
Cultured people must, in my opinion, satisfy the following conditions:
1. They respect human personality, and therefore they are always kind, gentle, polite, and ready to give in to others. They do not make a row because of a hammer or a lost piece of india-rubber; if they live with anyone they do not regard it as a favour and, going away, they do not say “nobody can live with you.” They forgive noise and cold and dried-up meat and witticisms and the presence of strangers in their homes.
2. They have sympathy not for beggars and cats alone. Their heart aches for what the eye does not see…. They sit up at night in order to help P…., to pay for brothers at the University, and to buy clothes for their mother.
3. They respect the property of others, and therefor pay their debts.
4. They are sincere, and dread lying like fire. They don’t lie even in small things. A lie is insulting to the listener and puts him in a lower position in the eyes of the speaker. They do not pose, they behave in the street as they do at home, they do not show off before their humbler comrades. They are not given to babbling and forcing their uninvited confidences on others. Out of respect for other people’s ears they more often keep silent than talk.
5. They do not disparage themselves to rouse compassion. They do not play on the strings of other people’s hearts so that they may sigh and make much of them. They do not say “I am misunderstood,” or “I have become second-rate,” because all this is striving after cheap effect, is vulgar, stale, false….
6. They have no shallow vanity. They do not care for such false diamonds as knowing celebrities, shaking hands with the drunken P., [Translator’s Note: Probably Palmin, a minor poet.] listening to the raptures of a stray spectator in a picture show, being renowned in the taverns…. If they do a pennyworth they do not strut about as though they had done a hundred roubles’ worth, and do not brag of having the entry where others are not admitted…. The truly talented always keep in obscurity among the crowd, as far as possible from advertisement…. Even Krylov has said that an empty barrel echoes more loudly than a full one.
7. If they have a talent they respect it. They sacrifice to it rest, women, wine, vanity…. They are proud of their talent…. Besides, they are fastidious.
8. They develop the aesthetic feeling in themselves. They cannot go to sleep in their clothes, see cracks full of bugs on the walls, breathe bad air, walk on a floor that has been spat upon, cook their meals over an oil stove. They seek as far as possible to restrain and ennoble the sexual instinct…. What they want in a woman is not a bed-fellow … They do not ask for the cleverness which shows itself in continual lying. They want especially, if they are artists, freshness, elegance, humanity, the capacity for motherhood…. They do not swill vodka at all hours of the day and night, do not sniff at cupboards, for they are not pigs and know they are not. They drink only when they are free, on occasion…. For they want mens sana in corpore sano.
And so on. This is what cultured people are like. In order to be cultured and not to stand below the level of your surroundings it is not enough to have read “The Pickwick Papers” and learnt a monologue from “Faust.” …
What is needed is constant work, day and night, constant reading, study, will…. Every hour is precious for it…. Come to us, smash the vodka bottle, lie down and read…. Turgenev, if you like, whom you have not read.
You must drop your vanity, you are not a child … you will soon be thirty. It is time!
I expect you…. We all expect you.

Tin vui cho ai muốn đi Iran đây này!

Công dân các quốc gia sau đây có thể nhận visa ngay tại phi trường quốc tế (visa on –arrival) và có thể gia hạn visa này thêm 15 ngày cũng tại phi trường luôn. Nghĩa là có thể ở Iran đến 1 tháng rưỡi lận. Tiền visa và gia hạn bao nhiêu thì không biết, nhưng mà chắc cũng chẳng rẻ.

Các quốc gia có thể xin visa on-arrival có cả Việt Nam nữa, nhưng mà không có Mỹ và Canada đâu nha (tin buồn cho các bạn VK):
the Republic of Azerbaijan, Albania, Germany, Austria, Armenia, Uzbekistan, Spain, Australia, Slovenia, Slovakia, the United Arab Emirates, Indonesia, Ukraine, Italy, Ireland, Bahrain, Brazil, Brunei, Belarus, Belgium, Bulgaria, Denmark, Russia, Romania, Japan, Singapore, Sweden, Switzerland, Syria, Saudi Arabia, Oman, France, Palestine, Cyprus, Kyrgyzstan, Qatar, Croatia, South Korea, North Korea, Colombia, Cuba, Kuwait, Georgia, Lebanon, Luxembourg, Poland, Malaysia, Hungary, Mongolia, Mexico, Norway, New Zealand, Venezuela, Vietnam, Netherlands, India, Yugoslavia and Greece.

Xem bài viết gốc bằng tiếng Anh ở đây nè mọi người!


Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Tên đường ở Sài Gòn theo dòng lịch sử rất hay!

Cách đặt tên đường ờ Sài Gòn trước 1975 rất hay, rất có dụng ý rất có ý nghĩa . Người đi từ cửa ngõ vào tới trung tâm Sài Gòn, nếu để ý bạn sẽ thấy cả một chiều dài văn minh 4000 năm lịch sử của nước Việt trên từng bước chân.

+ Khởi đầu từ Bến xe Miền Tây ta sẽ có Hồng Bàng, An Dương Vương, Triệu Đà... Bà Triệu... rồi thì có Lý Nam Đế, Triệu Quang Phục... Tiếp đến là Mai Hắc Đế, Phùng Hưng, Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh...Lý Chiêu Hoàng. Nhà Trần thì Trần Nhân Tông, Trần Hưng Đạo và các tướng quây quần Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư...

+ Các bến sông gồm có Vạn Kiếp, Hàm Tử... Bến cảng lớn nhất thì đặt tên Bạch Đằng...

+ Cứ thế vào càng gần trung tâm thì càng tiệm cận đến hiện tại như Lê Lợi, Lê Lai, Nguyễn Trãi... rồi tới nhà Nguyễn lại càng gần trung tâm hơn nữa như Nguyễn Hoàng, Minh Mạng, Tự Đức cùng các tướng lãnh như Võ Tánh, Lê Văn Duyệt...

+ Chệch qua phía bắc khu trung tâm (phía Quận 3) ta có triều Tây Sơn và các nhà văn, nhà thơ, học sĩ: Bà Huyện Thanh Quan, Hồ Xuân Hương... cùng với các võ tướng Tây Sơn: Bùi Thị Xuân, Trần Quang Diệu...
Phải nói rằng một người đi từ bến xe vào trung tâm nếu thuộc Sử Việt và để ý tên đường thì rất dễ hình dung mình đang ở khu vực nào trong Thành phố.

Hay nhất là sau dòng chảy 4000 năm lịch sử, thì tất cả đều tập trung vào một đại lộ mang tên Thống Nhứt, đẹp và rộng với quảng trường bao la dẫn thẳng vào cơ quan quyền lực cao nhất thời đó (trước 1975) DINH ĐỘC LẬP.

Con đường nhỏ hơn một chiều, chạy ngang Toà án và cổng chính Dinh mang tên Công Lý (Công Lý thì không thể nào 2 chiều được!). Hai con đường song song với Đại Lộ Thống Nhất được mang tên của hai danh nhân đã tạo ra chữ viết của Việt Nam là Hàn Thuyên và Alexandre de Rhodes với hàm ý biết ơn sâu sắc...

Tuyệt vời đó cũng là cách giáo dục Lịch Sử cho Quốc Dân chỉ cần am hiểu lịch sử bạn sẽ ko bao giờ đi lạc.

P/S: Lịch sử là Kim Chỉ Nam, là La Bàn giúp ta biết rõ mình đang ở đâu, vị trí nào trong xã hội và thời đại này!

Sưu tầm trên net.

Thứ Sáu, 16 tháng 10, 2015

Truyện ngắn : CHÓ (Tác giả : JULIE )

 Nguồn: Những câu chuyện của Julie.

“Ẳng ẳng ẳng”- Con Rô chỉ kêu được chừng ấy tiếng là đã bị cái thòng lọng sít chặt vào cổ. Trên chiếc xe Wave Trung Quốc cũ tồi tàn, hai thằng nghiện đang ra sức lôi nó đi sền sệt trên đường. Nó kinh hoàng vùng vẫy thoát chạy. Nhưng ác nghiệt là càng vùng vẫy thì cái thòng lọng lại càng sít chặt hơn, bóp nghẹn cổ họng làm nó đứt từng đoạn hơi không thể nào thở được. Thằng nghiện ngồi sau vung tay kéo mạnh.Cả thân người con Rô mài sát xuống mặt đường,từng thớ da thịt bị xé toang.Thòng lọng càng lúc càng sít chặt. Tròng mắt con Rô tái nhợt đi.

“Trời ơi con Rô bị bắt rồi”- Tiếng Mẹ nó thất thanh vang lên . “ Bớ người ta trộm chó, trộm chó”.

Nó nhìn thấy Mẹ rồi. Từ đằng xa Mẹ nó luôn miệng kêu cứu vừa gắng sức tuyệt vọng đuổi theo . Tiếng la hét hỗn loạn.Tiếng chân người rầm rập.

Thằng nghiện kéo mạnh sợi dây lần nữa.

" Ặc ặc…” Giờ con Rô không thể kêu thành tiếng mà chỉ có thể ú ớ những âm thanh " ặc ặc” trong cổ họng. Lưỡi nó thè ra, nước dãi chảy dài. Thằng nghiện cầm một đầu dây kéo bổng con Rô lên. Cả người con Rô treo lơ lửng như bị án hành hình treo cổ. Con Rô gần như ngất lịm. Nó bị kẹp chặt giữa hai thằng nghiện. Một cái bao vải hôi hám nhanh chóng trùm xuống toàn thân con Rô. Chung quanh nó mọi vật giờ tối đen. Thằng cầm lái rú ga lên.Chiếc Wave Trung Quốc vụt thoát ra khỏi con hẻm

Trong cái bao vải lùng nhùng, tinh thần con Rô bị kích động tột độ. Nó nhớ trước đây vào mỗi buổi chiều, nó vẫn thường được Mẹ chở vòng vòng ra phố dạo mát. Tinh thật. Chỉ cần thấy Mẹ xỏ đôi dép, với tay đội lên đầu chiếc mũ bảo hiểm, là nó đã cong mình nhảy phóc lên yên xe chờ đợi. Cái lưỡi tươi hồng cứ hừng hực thè ra, cái đuôi to xòe đầy lông rối rít quẫy qua quẫy lại theo kiểu bảo “ Mẹ ơi con đã sẳn sàng rồi nhé” . Bây giờ nó cũng đang trên một chiếc xe, cũng đang chạy ngoài đường, nhưng không phải là để cùng Mẹ ra phố dạo mát nữa

--------

Chiếc Wave Trung Quốc dừng lại trước một căn nhà cũ kỹ. Con Rô bị quẳng mạnh xuống đất.Thằng nghiện mở bao vải, túm cổ cổ con Rô lôi ra ngoài

- Em này mua vào được bao nhiêu ? Thằng nghiện hỏi một mụ đàn bà to béo đang đợi sẳn ở đó

- 300 ngàn .Mụ béo trả lời

- Rẻ thế. Chó đẹp như thế này

- Không bán thì biến mẹ mày đi . 300 ngàn là được giá lắm rồi đấy

Con Rô nghe tiếng thằng nghiện lầm bầm chửi thề, rồi nghe tiếng những tờ tiền loẹt xoẹt người ra trao cho nhau.
Con Rô ngơ ngác nhìn chung quanh. Bên trong ngôi nhà xập xệ có rất nhiều dãy chuồng chó đặt san sát nhau. Mùi chó xông lên nồng nặc

- Đến đây !

Con Rô giật mình nghe tiếng người đàn bà to béo the thé sau lưng. Nó sợ hãi co rúm lùi vào sát mép tường

- Lại đây tao tắm cho sạch sẽ

Đừng hòng ai đụng vào người con Rô ngoại trừ Mẹ của nó . Con Rô vừa thụt lùi, vừa nhe răng gầm gừ hăm họa. Mụ béo với tay lấy cây roi to đặt ở góc nhà. Mụ thản nhiên nhìn vào con chó khốn khổ. Mụ tiến thêm bước nữa. Con Rô vẫn nhe răng gầm gừ

- Bốp !

Con Rô choáng váng, hai mắt nó hoa lên

- Bốp , bốp !

Mụ béo vung cây roi lên quất thẳng vào Rô. Một roi giáng vào đầu, hai roi còn lại quất vào thân nó đau điếng

- Ẳng ẳng ẳng…

Thừa lúc con Rô đang oằn mình vì đau lẫn sợ hãi, Mụ béo lấy cái rọ khớp nhanh vào mõm con Rô, kéo hai chân trước của nó đang khụy xuống, lôi sền sệt vào nhà tắm
" Nhìn là biết chó cưng rồi. Nhưng cưng gì đập vài cây thì cũng sẽ quen thôi " .Mụ béo cầm từng ca nước xối thẳng lên người con Rô vừa lãi nhãi. Nó ngạt nước vùng vẫy sặc sụa. Nước tạt vào mắt cay xè. Nước chảy tràn cả vào hai lỗ mũi. Mụ béo túm lấy đầu con Rô đè chặt xuống sàn , tay kia vốc từng cụm xà bông chà lấy chà để

Rô rên ư ử trong cổ họng. Mẹ không bao giờ tắm cho Rô theo kiểu như vậy . Không như vầy đâu. Trước mỗi lần tắm, Mẹ vẫn thường dụ Rô bằng cách bế gọn nó vào lòng, gãi gãi vào phía dưới cổ- nơi mà Mẹ biết nó khoái trá nhất.Từng ngụm nước, từng ngụm nước một Mẹ sẽ vuốt lên đám lông dày và mượt của Rô. Vì Mẹ biết Rô sợ nước lắm. Ừ, mà chó mèo nào lại không sợ nước nhỉ. Và khi được Mẹ lau khô, nó hay thể hiện cái sự sung sướng của mình bằng cách nằm ngữa ra chổng bốn chân lên trời, lưng cứ cựa qua cựa lại trên tấm khăn bông trắng muốt. “ Gái lứa gì mà nằm kỳ thế con”, những lúc ấy Mẹ nó hay nói vậy

----------

Sau khi được tắm rửa sạch sẽ, con Rô bị tống vào lồng sắt khuất trong góc nhà. Trong lồng cũng đang có một con chó - không rõ là giống gì, chỉ biết cái mõm nó hơi dài dài, còn toàn thân thì lông chổ trắng chổ đen nhìn y như con bò sữa vậy.

- Xin chào.Con kia chủ động lên tiếng trước.Mới vào à?

- Tôi không vào. Tôi bị bắt cóc. Rô trả lời

- Hahaha. Con chó lạ cười sặc sụa. Vẫn còn sức để lý lẽ nhỉ. Tên gì đấy?

- Tôi tên Rô

Con chó lạ lướt nhanh nhìn Rô .Mắt nó đột ngột dừng lại ở phần giữa hai chân sau của Rô rồi kết luận:
- Chó cái à? Đây đực nhá

Trời ơi, sao trên đời lại có loại chó trơ trẽn đến thế nhỉ. Rô đỏ mặt ngoảnh đi nơi khác

Bây giờ thì nó mới bình tĩnh hơn để quan sát kỹ “ căn phòng” mới của mình. Nó đang ở trong một cái chuồng sắt cũ kỹ hoen gỉ. Cái lớp sàn dưới chân thì hôi hám, cáu đen bẩn thỉu đến tởm lên được. Trước giờ nơi nào con Rô nằm ngủ cũng đều được Mẹ quét dọn vô cùng sạch sẽ. Thỉnh thoảng Mẹ nó còn xịt lên người Rô những mùi nước hoa mà cô yêu thích. Những khi ấy con Rô vô cùng khó chịu .Nó thầm nghĩ “ Hây da, ở đâu ra cái thứ mùi kinh khiếp đến thế nhỉ. Đây là đây chỉ thích nước hoa mùi cục xương thôi ! ”. Và những lúc trái ý như vậy, nó cứ giận dỗi nằm è ra bỏ ăn bỏ uống, làm Mẹ nó cứ sốt vó phát hoảng lên tưởng nó bị gì

Rô liếc mắt nhìn về phía con chó lạ. Gã đang nghịch ngợm với mấy con bọ chét từ trong đám lông rậm của gã bò ra. Gớm thật.Con Rô bỉu môi, rồi hỏi:
- Vậy còn anh tên gì ?

- Không có tên. Con chó lạ lờ đi cái bỉu môi của Rô, vẫn cắm cúi nghịch nghịch cùng bọn bọ chét

- Vậy chủ anh gọi anh bằng gì? Rô ngạc nhiên

- Không có chủ

Phát chán. Rô uể oải:
- Thôi được. Tôi sẽ gọi anh bằng Mõm dài vậy

----------

“Ăn cơm !”. Tiếng mụ béo the thé vang lên

Mấy con chó chuồng bên cạnh lục tục đứng lên vẫy đuôi mừng rỡ. Mõm dài cũng vẫy vẫy đuôi mừng rỡ. Đến giờ thì Rô mới sực nhớ cả ngày nay nó chưa hề ăn gì. Mới sáng trong lúc đợi Mẹ pha cho phần sữa, nó chạy ra đường chơi thì đã xảy ra sự việc này. Phần ăn đựng trong hai cái bát nhựa được quẳng vào trong chuồng cho Rô và Mõm dài. Bụng đói cồn cào, con Rô lao tới nhưng rồi nó khựng lại, đưa mũi ngửi ngửi. Gì thế này? Đây cũng gọi là thức ăn sao? Một nhúm cơm ôi thiu đã bốc mùi được trộn vào ít nước cá mặn chát. Không, Ở nhà không bao giờ Rô ăn uống như vậy. Nó đã từng ngoe nguẩy dùng mõm ủi tràn cả bát cơm ra ngoài chỉ vì hôm ấy Mẹ trộn nhiều cá quá, trong khi Rô chỉ thích ăn thịt, mà phải là thịt được băm nhuyễn cơ. Và tất cả bát ăn của Rô luôn được Mẹ chùi rửa cẩn thận trước khi trộn thức ăn vào. Mẹ hay nói “ Mẹ ăn thế nào thì Rô cũng phải y như vậy” .

Trong lúc con Rô khịt khịt mũi khinh bỉ bỏ qua phần cơm bẩn, thì nó vô cùng kinh ngạc khi bên cạnh Mõm dài lại đang chúi đầu vào bát ăn lấy ăn để. Thậm chí khi bát cơm đã cạn, Mõm dài còn thèm thuồng liếm sạch những hạt cơm thừa dính đầy trên mép. Nó quay qua nhìn Rô :
- Ăn đi cô em. Lúc mới vào đây anh cũng phát tởm với thứ thực phẩm này. Nhưng rồi cũng phải chịu thôi. Cái đỏng đảnh của cô em không chiến thắng được cái đói đâu

Rô mếu máo:
- Nhưng đây là đâu? Tại sao tôi lại bị bắt vào đây?

- Đây là nhà để chứa chó. Mõm dài nằm ưỡn ra gãi gãi cái bụng căng tròn, mắt lim dim chậm rãi giải thích. Tất cả chó bị bắt cóc, người ta sẽ đưa về đây. Sau đó họ chờ gia đình bị mất chó đến liên lạc xin chuộc đem về

- Vậy Mẹ tôi có đến đây để chuộc tôi về không?

- Cũng tùy- Mõm dài nhún vai. Có người tìm mãi không ra chó bị lạc, nản quá nên nhiều lúc bỏ luôn cũng không chừng

- Vậy nếu chủ bỏ rơi, số phận chúng ta sẽ ra sao? Con Rô hoang mang

- Thì đem ra chợ Chó bán cho những ai muốn mua chó kiểng về nuôi. Mõm dài thản nhiên

-Không. Con Rô hét lên. Tôi không về với ai cả, tôi chỉ ở với Mẹ tôi thôi

- Câm mồm lại đi. Mõm dài tức giận quát lên .Nó dí sát mũi vào mặt con Rô- Qúa sức chịu đựng của anh rồi đấy nhá. Đã vào đây thì quên cái thói tiểu thư đi. Nói cho cô em biết, cô em quá là may mắn khi khoác lên người bộ mác chó kiểng đấy. Vì người ta chỉ mua đi bán lại chó kiểng mà thôi. Chứ nếu cô em là chó thịt, thì giờ đã nằm phanh thây trong quán Cầy tơ 7 món rồi

Rô sững người , toàn thân nó run lẩy bẩy. Rồi như hiểu ra số phận hiện tại của mình, nó cúi gầm mặt xuống tuyệt vọng. Mãi một lúc sau nó mới cất giọng thê thảm:
- Em nhớ Mẹ em lắm. Em mong Mẹ sẽ tìm chuộc em về. Còn anh, khi nãy anh nói anh không có chủ là sao? Anh là chó hoang à?

- Thật ra là có, nhưng tao không coi đó là chủ. Mõm dài đáp gọn lỏn

- Sao thế? Con Rô ngạc nhiên

- Chủ tao là một thằng say xỉn. Nó vẫn thường đánh đập tao mỗi khi lên cơn say xỉn. Có hôm nó cột tao dưới trời nắng chang chang rồi cứ thế cầm cây quất vào tao túi bụi. Tao càng rên la thì nó càng khoái trá. Rên la càng nhiều khoái trá càng nhiều.Rồi có khi nó bỏ tao chết rũ mấy ngày liền không có lấy một hạt cơm.Tao không bao giờ quay về với nó đâu

- Đừng thù hận như vậy anh. Rô ra sức giảng giải. Anh biết không, Mẹ thỉnh thoảng vẫn đánh mỗi khi em hư đấy. Nhưng em không bao giờ giận Mẹ đâu

Mõm dài liếc nhìn Rô cười khẩy:
-Thế à ? Thế Mẹ em có bao giờ thèm rượu thiếu mồi đến mức phải túm lấy em để giết thịt em chưa?

- Anh …anh…nói gì ? Rô lắp bắp

- Ừ, có một lần lên cơn thèm thịt chó, hắn ta đã tìm cách túm lấy anh để đem đi giết thịt. Anh vùng chạy thoát được. Anh cứ chạy mãi, chạy mãi…cho đến khi “ may mắn” lọt vào tay một thằng trộm chó chuyên nghiệp

- Bị bắt mà anh nói là may mắn à?

- Ừ. Vì dẫu có chết dưới tay ai, cũng không bao giờ đau đớn bằng bị chính người chủ của mình giết thịt phải không em?

Con Rô thắc mắc tiếp:
- Nhưng anh là chó kiểng thì sao chủ lại giết thịt anh được. Anh bảo người ta chỉ bán chứ không ăn thịt chó kiểng mà ?

Mõm dài nhìn xa xăm, mắt nó rực lên một ánh thù sắc lạnh :
- Khi cái lòng nhân trong một con người không còn, thì họ còn ăn cả thịt đồng loại của mình, chứ nói gì chuyện phân biệt chó kiểng hay chó không kiểng hả em ?

Con Rô ngồi lặng thinh, không biết phải hỏi thêm gì

-----------

Chợ chó sáng nay vô cùng nhộn nhịp. Con Rô được chải chuốt tinh tươm sạch sẽ để có thể thu hút khách hàng một cách bắt mắt nhất. Nhiều kẻ qua người lại chỉ trỏ nhìn ngắm Rô , rồi bàn tán nhận xét lào xào . Nó không quan tâm, nó chỉ đang mong được nhìn thấy Mẹ của nó. Không biết giờ này Mẹ có đang lang thang đến từng chợ Chó để tìm nó về hay không

- Xin lỗi tôi đang tìm một con chó lông xám pha vàng . Nó thấp cỡ chừng này.Nó bị bắt mất sáng sớm hôm qua

Tim con Rô đập mạnh. Đúng rồi, đó là giọng nói của Mẹ. Mẹ nó đang đứng ở gian hàng ngay sát bên cạnh đây

- Gâu gâu gâu. Con Rô sủa to lên

Hình như Mẹ nó không nghe, cũng không nhìn thấy nó. Chợ đông người quá. Mà chó hôm nay cũng nhiều nữa.Thật là khó để nhận biết ra nhau

- Gâu gâu gâu ... Con Rô lồng lộn điên cuồng. Nó muốn bẻ tung từng sợi sắt để lao ngay đến chủ của mình

Mẹ của nó và ông chủ cửa hàng bên cạnh vẫn đang trao đổi với nhau. Hình như ông ấy đã nói điều gì đó làm cho cô thất vọng. Mắt cô đỏ hoe. Cô buồn bã dắt xe quay ra

“Không, Mẹ ơi đừng đi”. Trong nỗi tuyệt vọng đau đớn khôn cùng, nó không còn sủa nữa mà gầm lên như một con dã thú. Nó sẽ không đòi Mẹ phải pha sữa vào mỗi buổi sáng, không cần ăn thịt băm nhuyễn,cũng không cần Mẹ phải xức cho nó nước hoa mùi cục xương. Nó chỉ cần lao vào vòng tay của người chủ ấy để được làm một con chó trung thành nhất thế gian này .Cặp mắt nó long lên sòng sọc , tóe lửa đầy hoang dại. Cần phải thoát ra khỏi cái lồng sắt chật chội này. Nó cần gặp Mẹ nó.

” Mẹ ơi đừng đi”- con Rô gầm lên thống thiết lần nữa.

Mẹ Rô giật mình. Cô hướng về nơi phát ra âm thanh kỳ lạ ấy…Trời ơi, không thể tin vào mắt mình, Rô kia rồi. Cô gần như quẳng cả xe để chạy về phía nó.
- Ôi, con chó này này, tôi đang đi tìm con chó này này. Cô nói như hét với người chủ cửa hàng

Rô mừng rỡ cuống quít chạy tới chạy lui lăng xăng . Mẹ đã nhìn thấy Rô rồi. Nó đang chờ đợi được Mẹ bế ra. Giờ thì trở về nhà , phải trở về nhà thôi .Nhưng còn Mõm dài? Rô ngoái đầu nhìn lại. Đằng kia Mõm dài cũng đang được một cặp vợ chồng ghé vào hỏi giá. Không biết đó có sẽ là những người chủ mới của nó hay không …

( Nếu thích mời bạn SHARE nhé )