Khi lang thang trên đường một thời gian dài thì cũng được xem
như vô gia cư và thất nghiệp do đó có thể đến các quán ăn giá rẻ dành cho người
nghèo đấy mọi người!
Ở Việt Nam thì có các quán ăn từ thiện có giá 2 ngàn hay 5
ngàn đồng, thậm chí có các nhóm thiện nguyện chuyên đi phát thức ăn cho người
nghèo vào những thời gian cố định trong ngày hay trong tuần. Ở Mỹ và các nước
Châu Âu thì các quán ăn từ thiện như thế này gọi là Soup Kitchen.
Mọi người đọc bài viết dưới đây để nếu đi bụi đến các nước
này, không có tiền mua thức ăn thì vào các nơi này ăn để không bị chết đói nha!
Bài viết này lấy từ trang NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA JULIE trên
Facebook. Xin mời mọi người đọc:
SOUP
KITCHEN
Nếu
như ở Việt Nam ta có những dạng mô hình quán cơm Từ thiện 2 ngàn, 5 ngàn ...
thì ở Mỹ cũng có những bữa ăn thiện nguyện như vậy với tên gọi là Soup Kitchen.
Soup Kitchen là cụm từ được hiểu để chỉ những bữa ăn miễn phí hay những bữa ăn
giá rẻ dành cho người vô gia cư, người thu nhập thấp do các đơn vị từ thiện tổ
chức
Sở dĩ
có tên gọi " Soup Kitchen " lý do trước đây món ăn chủ yếu phục vụ người
nghèo chỉ là Soup ăn với bánh mì. Đây là cách cứu đói được xem là đơn giản và tiết kiệm nhất. Bây giờ tuy món ăn đã đa
dạng hơn tuy nhiên tên Soup Kitchen vẫn được giữ nguyên như cũ.
*
LỊCH SỬ :
Mô
hình Soup Kitchen có thể đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ 18 ở một số thành phố
Mỹ và châu Âu. Đỉnh điểm đó là nạn đói tại Ailen vào thế kỷ 19 làm hơn 1 triệu
người chết. Sau đó chính phủ Anh đã thông qua Đạo luật cứu trợ tạm thời (còn
được gọi là Đạo luật Soup Kitchen) vào tháng 2 năm 1847. Đạo luật này cho phép
thành lập những bếp ăn từ thiện để cứu trợ thực phẩm cho người dân
Đến
thế kỷ 21 Soup Kitchen càng được mở rộng, đặc biệt ở giai đoạn lạm phát toàn
cầu vào cuối năm 2006. Cuộc đại suy thoái đã làm trầm trọng thêm điều kiện kinh
tế của những người thu nhập thấp. Tại ngôi đền linh thiêng nhất của đạo Sikh -
Đền Vàng ở Punjab, Ấn Độ thời gian ấy, một Soup Kitchen có thể phục vụ thức ăn
miễn phí lên đến 100.000 - 300.000 người mỗi ngày. Thực phẩm phục vụ tại đây thường
là đồ chay. Còn tại Hy Lạp một ngày có đến khoảng 400.000 người Hy Lạp cần đến
Soup Kitchen.
Trong
suốt lịch sử, việc cứu đói cho người nghèo luôn được công nhận như một nghĩa vụ
đạo đức. Vì vậy thậm chí một Soup Kitchen ở Chicago - Mỹ còn được tài trợ bởi tên cướp Al
Capone trong một nỗ lực để làm sạch hình ảnh của mình.
*
SOUP KITCHEN với CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT :
Ngày
nay Soup Kitchen đã trở nên rất phổ biến trong cộng đồng người Việt tại Mỹ. Rất
nhiều nghệ sĩ Việt Nam sống tại Hải ngoại đã tổ chức những buổi Soup Kitchen
cho người nghèo, người vô gia cư. Ngoài ra Soup Kitchen còn được tổ chức bài
bản ở nhiều trường Đại học. Các bạn sinh viên Việt Nam sẽ dành trước hàng tháng
để soạn thảo kế hoạch, chuẩn bị nhân sự, chọn món ăn, đưa ra các hình thức giới
thiệu (promotion) qua mẫu áo thun, trên Facebook, các website...
Không
chỉ một ngày mà Soup Kitchen ở các trường có thể được tổ chức nhiều ngày. Ví dụ
thực đơn hôm nay phục vụ Bánh mì, ngày mai sẽ là Phở. Gọi là cung cấp những bữa
ăn từ thiện nhưng đây không hề là một hành động " bố thí " mà là một sự
phục vụ tận tình, chu đáo đối với những người vô gia cư
Qua
những chương trình từ thiện thế này mục đích nhà trường muốn giúp các bạn sinh
viên phát triển, nâng cao khả năng làm việc đồng đội (team work), khả năng tổ
chức, điều động, và lãnh đạo. Và trên hết đó là tinh thần tương thân tương ái
cũng như trách nhiệm đối với cộng đồng theo truyền thống, đạo lý tốt đẹp của
người Việt Nam
.
Dưới
đây là hình ảnh hoạt động của các Soup Kitchen :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét