CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Vì sao đời là trường đại học lớn nhất?

Rất nhiều nhiều nhiều bloggers viết trên blog tiếng Anh của họ rằng: Cái mà họ học được trong suốt 1 năm đi bụi nhiều hơn gấp mấy lần những gì học được suốt 4 năm đại học. Hoặc có người viết: Những gì mà học được trên đường đi nhiều hơn nhiều so với những gì họ học được trong tổng số năm mà họ từng sống cho đến thời điểm họ bỏ đi bụi……

Vì đam mê đi bụi nhưng chưa đi được, mỗi ngày bạn có thể bỏ ra hằng giờ để đọc hết blog nọ đến blog kia, hết bài báo này đến bài báo nọ về những chuyến đi bụi của người khác. Nhưng một khi bạn chịu lên đường thì bạn mới vỡ ra rằng: Thật ra cái mà bạn trải nghiệm hình như chẳng liên quan gì đến cái mà bạn đọc cả. Bởi vì đọc rồi tưởng tượng điều gì đó khác hẳn với thực sự trải nghiệm điều đó.

Khi thường xuyên tiếp xúc người lạ, thường xuyên thay đổi chỗ ở, bạn sẽ phát huy được khả năng thích nghi với sự thay đổi, khả năng đánh hơi được sự nguy hiểm, và cả khả năng tin tưởng người lạ hơn là khi bạn ở nhà. Thật lạ phải không? Thường xuyên tiếp xúc và nhận sự giúp đỡ của những người xa lạ làm bạn trở nên tin tưởng người khác hơn bao giờ hết, ngoài ra cũng làm bạn có thể phân biệt người xấu và người tốt nhạy bén hơn. Do bạn có thể đánh đổi toàn bộ tài sản mình đang mang trên người, đánh đổi sự an toàn cho bản thân và thậm chí là đánh đổi cả tính mạng nếu bạn phạm một sơ suất nào đó làm cho bạn có khả năng tỉnh giác cao độ hơn là những người chỉ sống trong môi trường an toàn. Khi bạn thường sống ở nơi quen thuộc và an toàn thì bạn dễ dàng hành động theo thói quen, thiếu đi sự tỉnh giác. Hành động theo thói quen thì sẽ trở thành tập khí và đó là con đường dẫn đến vô minh. Tôi nghĩ có thể đó là lý do vì sao thời Phật còn tại thế, các tỳ kheo không được ở một nơi nào đó, thậm chí dù nơi đó chỉ là một gốc cây quá ba đêm. Vì nếu ở lâu một nơi, bạn dễ nảy sinh tình cảm ái luyến với nơi ấy, bạn sẽ thân thuộc với nơi ấy nên bạn sẽ mất đi sự tỉnh giác. Thường xuyên di chuyển, thường xuyên thay đổi môi trường chính là cách buộc bạn phải luôn tỉnh giác, vì điều đó có thể đánh đổi cả sinh mạng của bạn. Vì thế hãy sống như một tỳ kheo thời Phật còn tại thế, thường xuyên thay đổi chỗ ở sẽ khiến bạn thường xuyên tỉnh giác. Bởi vì hoặc là tỉnh giác, hoặc là chết/bị thương/bị mất cắp/bị lừa…..

Thật ra khi bạn ở trên đường, một cách tự nhiên bạn sẽ phát huy được vô số khả năng tiềm ẩn, mà nếu không có cơ hội thì chắc chẳng thể nào bạn biết rằng mình có khả năng ấy. Ví dụ: tôi thường xuyên đẩy xe đạp đầy hành lý qua những con dốc cao ơi là cao, và bạn biết tôi đã làm điều đó như thế nào không? Do tình huống bắt buộc nên tôi phải thích nghi với một kiểu đi và một kiểu đẩy xe đạp mà sau này nhờ đọc sách mà tôi biết người ta gọi kiểu đi ấy là thiền hành đấy mọi người! Thật sự tôi chẳng biết thiền hành là gì nhưng do tình huống tự động tôi phải làm thế để qua được các con dốc cao. Mọi người thấy chưa, khi gặp tình huống, không cần ai dạy, tự nhiên mình biết luôn đấy! Nếu trước đó tôi vào các trường thiền và học cách đi thiền hành thì đó là giả tạo không tự nhiên chút nào, vì tôi có nhu cầu đi thiền hành đâu mà lại tự ép mình đi như vậy. Nhưng khi tôi buộc phải vượt các dốc núi thì không cần ai dạy, tôi tự đi thiền hành được luôn.

Đến đây thì mọi người hiểu ra vì sao ở trên mấy tay bloggers lại viết rằng: 1 năm ngoài đường hơn 4 năm ở đại học chưa. Cái mình học ở trường chỉ là tình huống giả tạo, tưởng tượng chứ có thật đâu. Còn khi mình gặp tình huống thật thì tự mình biết phải làm gì luôn, không cần ai dạy là vậy đó.

Do đó, chỉ cần học vài thứ cơ bản thôi, sau đó thì đời sẽ dạy cho biết thế nào là lễ độ. Thích ứng được thì sống, không thích ứng được thì từ bị thương đến chết là chuyện bình thường!

Bài liên quan: Hành trang thiết yếu nhất cho mọi chuyến đi bụi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét