CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Tâm sự của người lấy chồng Bhutan


Bài này hổng phải của tôi mà tôi chôm nha mọi người! Đây là bài của chị Wangchen Hà (37 tuổi), một phụ nữ Việt lấy chồng Bhutan.

“Như đã hứa, mình xin viết về tình yêu và hôn nhân Bhutan ạ.
Ở Bhutan theo chế độ mẫu hệ, trai lớn lên lấy vợ sẽ đi ở rể! Phụ nữ được nhà nước bảo vệ rất cao chính vì thế rất ít khi có chuyện bạo hành gia đình. Vì nếu người chồng chỉ tát nhẹ vợ 1 cái mà vợ kiện cũng có thể bị phạt tù, chứ không cần chờ khám sức khỏe xem tổn hại bao nhiêu % sức khỏe! Theo mình đây chỉ là nguyên nhân nhỏ còn nguyên nhân chính là họ theo Phật giáo, ngấm lời Phật dạy nên cool hơn người khác và cũng ít tạo nghiệp hơn!”.

Chuyện phụ nữ Bhutan được lấy 2 chồng là ở 1 số vùng nông thôn, nếu gia đình có 2 con trai, và gia đình đó nghèo mà người con trai lớn lấy được vợ khá giả thì cha mẹ thường gả luôn cả cậu em trai theo anh, lấy chung vợ, và thường nhà gái cũng vì việc sẽ có thêm nhân công lao động nên chấp nhận việc cho con gái lấy 2 chồng.

Còn việc đàn ông được phép lấy 4 vợ cũng có do Thái hoàng, tức vua thứ 4, có 4 vợ là 4 chị em ruột (vì vua cũng như dân thế nên dân mới được phép lấy 4 vợ)! Nhưng với điều kiện phải được sự đồng ý của bà cả. Và việc này thì hiện tại rất hiếm! Thái hoàng cũng đã tuyên bố với dân của vua con, tức vua hiện tại đời thứ 5 chỉ được lấy 1 vợ, trong tương lai đàn ông Bhutan cũng chỉ 1 vợ như các nước khác!

Từ việc này cũng có chuyện vui vui ngược lại với việc đàn bà lấy 2 chồng là 2 anh em ruột, do bố mẹ chồng gả con trai cho thì lại có vùng Paro (có sân bay quốc tế duy nhất ), gia đình nhà gái vì không muốn phân chia gia tài nên nhà nào có 2, 3 cô con gái cũng thường ép con gái lấy chung chồng (nhiều người đàn ông lấy vợ ở Paro chẳng đợi bố mẹ vợ bật đèn xanh mà sẽ tự mình cố gắng chiếm lòng cô em, rồi tán tỉnh cô chị bằng cách đưa ra 1 đống lợi ích nếu chị em lấy chung chồng, như chị đẻ thì em chăm và em đẻ chị chăm...) thế nên vùng này nổi tiếng chị em ruột lấy chung chồng, mặc dù quê 4 bà thái hậu lại ở cố đô Punakha chứ không ở đây! Chuyện đàn ông lấy nhiều vợ là do học theo Thái hoàng và sẽ chấm dứt tục lệ này sau khi Thái hoàng qua đời, còn chuyện phụ nữ được lấy 2 chồng thì không biết khi nào vua mới ra lệnh cấm.

Quan niệm hôn nhân ở Bhutan rất thoáng, yêu nhau là về ở với nhau rồi sinh con đẻ cái, rất ít cặp đăng kí kết hôn. Ở với nhau thì gọi là vợ chồng thế nên chia tay cũng gọi là ly dị! Khi chia tay, nếu lỗi thuộc về đàn bà thì không bắt phải trả tiền cho đàn ông để được ly dị, trừ khi 1 số đàn bà giàu có và thấy tội nghiệp chồng cũ thì sẽ cho chồng cũ ít tiền để đi ra khỏi nhà! Còn đa số là đàn ông dù không có lỗi vẫn phải đền tiền cho phụ nữ khi ly dị! Và đương nhiên nếu lí do ly dị là lỗi của đàn ông thì người đàn bà sẽ được phép ra giá là chồng cũ phải đền bao nhiêu tiền cho mình (giờ các anh đã thấy thích lấy nhiều vợ chưa ạ, vừa đi ở rể làm không công cho nhà vợ, lúc gây lỗi phải chia tay thì ra đi 2 bàn tay trắng, xong còn phải đền tiền cho phụ nữ). Cái giá nó phụ thuộc vào từng trường hợp - và việc ly dị cũng không cần phải đến toà (trừ khi không thống nhất được tiền bồi thường thì mới kiện nhau ra toà), chỉ cần viết 1 tờ giấy trong đó có ghi rõ chia tay, ai nuôi con (nếu có con), chồng đền cho vợ bao nhiêu tiền... Và mỗi bên vợ, chồng có 1 người làm chứng kí vào, cùng chữ kí của 2 vợ chồng thế là xong vụ ly hôn (sẽ copy ra 2 bản mỗi người giữ 1 bản).

Còn việc ly dị nhiều như mình nói ở trên, các cặp yêu nhau về ở với nhau cũng gọi là vợ chồng và chia tay nhau đương nhiên cũng gọi là ly dị! Bhutan không có văn hoá cưới xin, giờ hiện đại hoá mới có 1 số cặp tổ chức cưới. Nhưng đây là văn hoá du nhập chứ không phải văn hoá Bhutan.

Còn như bài báo nào đó viết là phụ nữ Bhutan ngoại tình rất nhiều? Đàn ông Bhutan chung thủy ? Tôi cam đoan phụ nữ Bhutan rất mạnh mẽ, vì chế độ mẫu hệ phải quản lý gia tài, gia đình, đặc biệt ở nông thôn là phải phân việc nhà nông cho người đàn ông của mình nhưng không có chuyện ngoại tình vô tổ chức như bài báo viết, và 1 chuyện nực cười nữa, nếu phụ nữ lăng nhăng, đàn ông chung thủy thì phụ nữ lăng nhăng với ai?.

Mình xin nói thêm là việc kết hôn với người Bhutan không hề dễ, do trước đây Bhutan là nước theo Phật giáo 100% nhưng khi người Bhutan lấy vợ, chồng người nước ngoài rồi đưa 1 số đạo khác vào Bhutan, đã phá vỡ nền văn hoá phật giáo của họ! Ở đây không phải do họ kì thị đạo khác mà chỉ là họ muốn bảo tồn văn hoá phật giáo của họ. Lý do nữa là nhiều người dùng việc kết hôn giả để vào Bhutan làm ăn. Vì thế từ mấy năm nay vua hạn chế cấp giấy kết hôn cho người lấy vợ chồng người nước ngoài, cụ thể là ngừng cấp giấy kết hôn cho tới đầu năm nay mới cấp lại nhưng với điều kiện phải vượt qua cuộc phỏng vấn của 1 hội đồng 5 vị giám khảo (hơn cả thi đại học)!

Mình có tìm hiểu và thấy đợt tháng 3, có 780 cặp phỏng vấn chỉ 30 cặp được cấp giấy kết hôn. Nếu cặp nào trượt phải chờ 1 năm sau mới được phỏng vấn lại, còn chính phủ sẽ tổ chức phỏng vấn cho các cặp đôi mới 3 tháng /1 lần tổ chức! Không có ngoại lệ, dù bạn lấy nhau ở nước ngoài, đã có đăng kí kết hôn ở nước ngoài thì cũng không có giá trị ở Bhutan! Nếu không có giấy kết hôn do nhà nước Bhutan cấp thì bạn cũng chỉ giống như du khách khác, muốn tới Bhutan (quê chồng, vợ) bạn thì vẫn phải nộp tiền tour, đặt tour như du khách! Kể cả bạn đã có giấy kết hôn, bạn cũng không nhập được quốc tịch Bhutan, bạn chỉ được thẻ visa 1 năm và hàng năm 2 vợ chồng bạn phải tới toà trình diện lại 1 lần vào ngày kết hôn để đảm bảo cuộc hôn nhân của bạn vẫn ổn và sẽ được gia hạn tiếp visa 1 năm nữa”.

 Nguồn bài viết ở đây.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét