CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Ba, 13 tháng 9, 2011

Lại trở về Trung Quốc (20): Dali (Đại Lý)- Tịnh dưỡng ở one of three best hostels in Asia

 Kỳ trước: Lại trở về Trung Quốc (19): Đạp xe từ Lijiang (Lệ Giang) đến Dali (Đại Lý)

Phố cổ Dali có bốn cổng thành đông, tây, nam, bắc. Nếu đi từ hướng Lijiang thì sẽ thấy cổng bắc trước. Vào cổng này thì thấy một con đường khá lớn trước mặt, chạy dọc theo con đường chính này thì sẽ đến cổng tây. Chùa và tam tháp mà du khách hay đến tham quan thì nằm gần cổng bắc, nhưng các khu nhà trọ và chợ búa thì nằm gần cổng tây và nam hơn.
Tôi chạy xe đến cổng tây thì một người Trung Quốc thuộc giới tính thứ ba xuất hiện chào mời nhà trọ. Dân giới tính thứ ba có một đặc điểm là họ nói nhiều và nói nhanh nên tôi chả hiểu. Quá mệt vì đạp xe mà lại nghe một thứ ngôn ngữ chả hiểu nên tôi càng mệt. Cáu quá! Tôi nói chả hiểu gì hết và dợm đạp xe đi. Ông ta nói giá phòng 60 tệ. Tôi chê mắc. Ông ta bảo đợi tí gọi điện xem có phòng giá rẻ (putong fang) không. Sau đó ông ta nói phòng 35 tệ. Tôi dợm bỏ đi. Ông ta xuống giá 30 tệ. Tôi mệt quá nên không muốn quay lại để vào xem phòng nhưng ông ta cứ lải nhãi bên tai mãi (nhiều tay cò phòng ở TQ hay nói gần lắm gần lắm mà đi mãi mới đến được khách sạn của họ ấy.). Tôi cáu lên và đứng luôn ở đó, nói mệt quá chả di chuyển nổi.

Một lúc sau, khi đỡ mệt, tôi đi theo ông ta vào một khách sạn gần đó (thì ra ông ta không nói xạo vì nơi này gần thật.) Ông ta dẫn tôi lên lầu 3, cũng là tầng trên cùng và mở cửa một căn phòng giống như nhà kho (cái này 20 tệ thì ở được). Phòng khá bí nên tôi tìm cách thối lui. Tôi hỏi có thể vào mạng không thì họ nói phòng 40 tệ mới vào được. Tôi cảm ơn và đi ra. Ông giới tính thứ ba theo lãi nhãi mãi, tôi nói tôi biết ở Dali có vô số nhà trọ nên chẳng khó mà tìm một nơi ở rẻ.

Tôi đạp xe đi về phía cổng nam thì thấy ngay bên tay phải là dòng chữ Lily Pad Inn. Tôi đẩy xe lên dốc để vào thì thấy ngay con hẻm trước Lily Pad Inn là Jade Emu. Tôi nhớ mang máng hình như Jade Emu (theo Lonely Planet) không rẻ nên không vào, nhưng khi đến Lily Pad Inn thì thấy nó khóa cổng rào bên ngoài. Tôi đứng tần ngần một hồi, không ai ra mở cửa nên leo lên xe thả dốc ra lại đường chính. Tôi mở sách ra xem thì thấy Jade Emu có dorm giá 25 tệ. Tôi lại quay vào, leo dốc và vào hỏi tiếp tân, đúng là giá 25 tệ thật (sách xuất bản năm 2009 mà họ vẫn giữ đúng giá ấy). Hai cô gái tiếp tân (chắc dân tình nguyện viên) bảo tôi dở hành lý xuống để mang vào, còn xe đạp thì mang sang Jade Emu 2 cách đó khoảng 30m. Họ mang hành lý của tôi lên phòng dorm. Đó là căn phòng dorm sang trọng nhất ở TQ mà tôi được ở tính đến thời điểm này.

Phòng rộng rãi có thể dành cho 8 người thì chỉ có hai cái giường tầng, nghĩa là 4 người ở thôi, không gian phân nửa căn phòng còn lại thì để trống cho thoáng, có một cái bàn sơn màu nâu đen bóng loáng sang trọng, trên tường thì gắn gương trang điểm, bản đồ thế giới, bản đồ Dali, các dịch vụ mà Jade Emu cung cấp, các nơi có thể tham quan, và các tour mà nơi này tổ chức. Tất cả thông tin được viết bằng tiếng Anh cực chuẩn bởi vì đây là liên doanh giữa một người Úc và một người Hoa mà. Thậm chí có cả thông tin về các scam mà du khách có thể gặp phải tại Dali nữa. Tôi không thể không bật cười khi đọc dòng lưu ý dành cho những du khách có máu phiêu lưu về việc chớ leo tường mà vào khi về trễ mà lại quên chìa khóa cửa bởi vì tường có hệ thống báo động, và khi hệ thống này ré lên thì chỉ trong vòng 5 phút nhân viên an ninh xuất hiện. Tôi đọc xong mà cứ cười miết.

Giường ở trong dorm này cực to, tương đương giường dành cho hai người ấy. Ngoài ra nền nhà và toa lét cũng như nhà tắm bên dưới lầu cực kỳ sạch sẽ do được nhân viên lau dọn thường xuyên. Trong phòng có màn màu xanh lục rất sang trọng nên mỗi khi tôi nấu ăn mà không muốn người bên ngoài nhìn vào thì tôi kéo màn lại. Đây là một trong những nơi mà tôi ngủ ngon giấc nhất bởi cảm giác ấm áp, an toàn và yên tĩnh. Tôi thực sự thích ở nơi này.

Ngoài ra chợ địa phương nơi mà tôi hay đến mua đồ từ người Bai cũng làm tôi thích vô cùng. Người bán đa phần người lớn tuổi nên hầu như họ không nói thách. Tôi mỗi sáng dạo qua dạo lại chủ yếu là nhìn ngó họ. Thức ăn ở đây khá rẻ so với Lijiang. Trong khu du lịch thì mỗi tô mì không có giá quá 10 tệ bao giờ, ngoài khu du lịch thì giá cực rẻ, chỉ 3 tệ là có một bát mì thập cẩm và 1.5 tệ là có thêm một bát chè khá ngon lành lạnh ăn cùng bát mì cay xé rồi. Chưa đến 5 tệ mà có đến hai món ăn no bụng rồi các bạn nhỉ?

Tóm lại tôi thích căn phòng tôi ở, thành phố và người dân nơi đây. Vì thế lúc đầu chỉ định ở hai đêm rồi đi nhưng tôi lại ở miết mà chưa muốn đi.

Sau này tôi mới biết thì ra Jade Emu được giải thưởng là one of three best hostels in Asia; hèn chi mà nó đẹp và sang quá. Nơi này là do một cặp vợ chồng Úc-Hoa làm chủ, họ có với nhau một thằng nhóc chừng 3 tuổi nhìn dễ ghét lắm. Nếu du khách nào muốn ở miễn phí một đêm thì chơi bida thắng anh chàng chủ nhà người Úc, nếu thua thì mua cho anh ta một chai bia. Nơi này mọi thứ đều được bảo quản rất tốt nên hình như chả có cái gì hư cả. Ngoài ra ở phòng vi tính có cả máy in màu nữa đấy, quá bất ngờ phải không các bạn? Quan trọng là nó miễn phí ấy.

Suối mấy ngày tôi lòng vòng hỏi thăm dorm của các hostels thì chưa thấy nơi nào cạnh tranh nổi với Jade Emu cả. Có nơi giá rẻ hơn một tí (nghĩa là 20 tệ cho thẻ thành viên Hostelling International) thì phòng từ 10-12 giường, những nơi còn lại toàn là mắc hơn, nghĩa là có giá 30-35 tệ, chưa có nơi nào dorm 4 giường mà giá 25 tệ cả. Ở nơi này quả thật là đáng đồng tiền. Hèn chi mà họ “ăn nên làm ra” quá chừng, có cả Jade Emu 2. Tôi nói rồi mà, nếu làm trong ngành dịch vụ thì trước tiên hãy nghĩ đến việc phục vụ khách hết mình đi thì tiền khắc tự đến. Ai mà chỉ nghĩ đến tiền trước thay vì phục vụ thì “chết yểu” ngay ấy.

Ở Jade Emu có một chị dọn phòng cho tôi biết lương của chị ta tại đây là 900 tệ/tháng, chồng chị ta làm gì đó (nghe không hiểu nhưng tôi đóan chắc là công nhân) lương 1.500 tệ/tháng. Chị ta bảo sang VN làm lương cao hơn (quả đúng như thế, theo thông tin từ báo chí thì nếu làm ở Việt Nam họ nhận lương 120-150 tệ/ngày rồi) nên chị ta cứ quấn lấy tôi mà hỏi thăm. Chị ta còn lấy trộm hạt dẻ trong nhà bếp ra cho tôi nữa ấy chứ. Ngoài ra ở đây có thằng bé tiếp tân 21 tuổi, đang học đại học, đi du lịch đến đây, mê nơi này quá nên ở lại xin làm việc luôn. Thằng nhóc này lai giữa Hoa và Hàn ấy.

Thành phố cổ Dali cũng có những con đường đông nghẹt quán ăn nhà hàng cửa hàng bán hàng lưu niệm nhưng chỉ vài con đường thôi chứ không phải toàn khu như ở Lijiang. Vì vậy nếu không muốn đến những nơi này thì bạn đi qua những con đường khác. Tuy nhiên chợ và siêu thị tôi hay đến mua hàng lại nằm ở những con đường đông đúc này nên tôi đến nhìn ngó các du khách chán thì về nhà trọ, vào căn phòng dorm sang trọng của tôi để ở và nấu ăn.
Các cô gái mặc trang phục truyền thống chụp hình chung với du khách kiếm tiền.

Cô này cũng thế; du khách phải trả tiền để chụp hình chung với họ ấy.

Không hiểu trang phục của dân tộc nào????

Ngồi dệt trước cửa hàng để câu khách.

Đêm đầu tiên của tôi tại đây dorm chỉ có 3 người nhưng hôm sau anh chàng người Israel ở giường trên check out để vào một thiền viện học thái cực quyền. Cả căn phòng rộng chỉ còn tôi và một anh chàng sinh viên người Mỹ ở mà thôi. Tuy nhiên anh ta không có máy tính nên hay xuống dưới lầu mà lên mạng hoặc đọc sách hoặc đi chơi đến khuya. Vì thế cả cái dorm sang trọng hầu như chỉ mình tôi ở, tịnh dưỡng sau những tháng ngày trèo đèo leo núi mỏi mệt.

Đến chiều tối ngày thứ tư thì có hai du khách, một người Canada, một người Pháp vào ở. Hình như họ gặp nhau ở nơi du lịch nào đó và quyết định đi chung bởi vì cô nàng Canada đi bụi hơn 15 tháng rồi còn anh chàng Pháp mới 5 tháng thôi. Cô nàng đi khắp Châu Phi, sau đó về Châu Á và sau Trung Quốc, họ dự định sang Việt Nam.

Cô nàng Yona nói rằng dân Châu Phi ghét người Trung Quốc lắm. Tôi nói thật lạ bởi Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên oánh nhau; vậy mà dân Việt Nam chả ghét dân Trung Quốc. Tôi nói dù mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc hiện tại, do tranh chấp đảo biển, không thoải mái lắm nhưng khi biết tôi là người Việt Nam, nhân dân Trung Quốc vẫn đối xử tốt. Thậm chí họ còn bảo nếu có vấn đề gì thì đó là chuyện của hai chính phủ chứ nhân dân hai nước vẫn luôn là bạn của nhau.

Yona đề nghị tôi nói thật rằng người Việt Nam có ghét người Mỹ hay người Pháp không? Tôi bảo dân Việt Nam chả ghét ai cả, nếu có ghét thì họ ghét lẫn nhau. Tôi bảo trong chiến tranh cả Nhật và Hàn Quốc cũng có nợ máu với người Việt Nam nhưng khi họ sang Việt Nam du lịch thì người dân vẫn mỉm cười với họ. Tại sao phải ghét họ khi họ đổ tiền vào xây dựng Việt Nam và cho nhiều học bổng để sinh viên Việt Nam sang nước họ du học; ngoài ra số lượng người Việt sống tại Mỹ cũng không ít nên chả có việc gì phải ghét Mỹ cả. Tôi bảo người Việt Nam miền Nam và miền Bắc ghét nhau do sự khác biệt về khí hậu thời tiết văn hóa tính cánh nhưng khi đất nước có chiến tranh thì họ lại trở thành một khối.

Trung thu 2011 ở Jade Emu có tổ chức tiệc cho khách và nhân viên, ăn lẩu và dumplings, vui chơi và “tám” với nhau, mỗi người đóng 30 tệ, nghe nói cũng vui và hoành tráng lắm nhưng tôi không tham gia, ở trong phòng ăn mì gói, lên mạng nghe Hoài Linh hài, không hiểu sao lúc ấy tôi thèm được nghe tiếng Việt đến thế?

Không biết ở các thành phố khác ở Trung Quốc tổ chức trung thu thế nào chứ tôi thấy ở Dali (Đại Lý) hầu như không có tổ chức gì cả, thỉnh thoảng nghe nhà nào ấy đốt pháo ầm ầm, mọi người cũng mua bánh trung thu biếu nhau. Chắc ở đây trung thu vẫn là dịp để người trong gia đình hội tụ nhau nên người ta có xu hướng ở nhà hơn là ra ngoài nhỉ?

Sau 6 đêm tịnh dưỡng ở one of three best hostels in Asia thì tôi quyết định phải lên đường thôi, chứ nếu không kẹt vụ visa chỉ có hạn 30 ngày thì dám tôi ở đây cả tháng luôn đấy.

LƯU Ý: ĐỒNG TIỀN TRUNG QUỐC ĐANG BỊ THẾ GIỚI NGHI NGHỜ LÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐỊNH GIÁ THẤP HƠN GIÁ TRỊ THẬT NHIỀU (TRUNG QUỐC LÀM THẾ ĐỂ KÍCH THÍCH XUẤT KHẨU). HIỆN NAY, CHÂU ÂU VÀ MỸ ĐANG GÂY ÁP LỰC ĐỂ TRUNG QUỐC TĂNG GIÁ TRỊ CỦA ĐỒNG NHÂN DÂN TỆ LÊN. NẾU THẾ THÌ SAU NÀY MUỐN ĐI DU LỊCH TRUNG QUỐC, CÁC BẠN PHẢI BỎ RA NHIỀU TIỀN HƠN ĐỂ MUA NHÂN DÂN TỆ ẤY. VÌ VẬY NẾU KHÔNG TRANH THỦ ĐI BÂY GIỜ THÌ CƠ HỘI CÓ THỂ SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐẾN NỮA ĐÂU. TIỀN VIỆT NAM MÀ CÀNG MẤT GIÁ, TIỀN TRUNG QUỐC CÀNG TĂNG GIÁ THÌ XEM NHƯ ƯỚC MƠ ĐI THĂM ĐẤT NƯỚC CỦA BÁC HỒ CẨM ĐÀO ĐỂ DÀNH KIẾP SAU VẬY (MÀ KIẾP SAU CŨNG CHƯA CHẮC CÓ ĐỦ TIỀN MÀ ĐI CÁC BẠN NHỈ?)

Kỳ sau: Lại trở về Trung Quốc (21): Đạp xe từ Dali đến Lincang

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét