CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Nếu tôi không trả lời thì mọi người thông cảm nhé!!!

Các bạn biết trong suốt chuyến đi này, việc gì làm cho tôi cảm thấy bị stressed nhất không?

Đó là việc phải viết bài và cập nhật blog ấy. Tôi viết không chỉ để cho các bạn đọc mà còn để tôi có thể nhớ về những gì mình đã làm và những nơi mình đã đi. Để viết một bài đăng trên blog, tôi phải dừng chân lại và ở yên một nơi nào ấy ít nhất một ngày. Tại sao thế? Bởi vì nhiều khi mệt quá và lười biếng nữa nên tôi không viết và nếu không hoàn thành bài viết thì tôi không thể tiếp tục di chuyển đến nơi khác. Vì sao ư? Bởi vì ở những nơi tôi đến có quá nhiều sự kiện nên nếu tôi không dừng chân để viết mà lại tiếp tục di chuyển và ở nơi mới lại có những sự kiện mới thì tôi không thể nhớ những việc xảy ra ở nơi cũ.

Nhiều khi áp lực vì chưa hoàn thành bài viết khiến tôi không ngủ yên được. Có lúc đang ngủ, tôi phải ngồi dậy mở đèn và ngồi viết cho xong một bài. Mặc dù việc viết lại những sự kiện đã xảy ra không mệt như việc phải tưởng tượng một cái gì đó hoàn toàn mới nhưng viết là một hành động mà bộ não phải hoạt động rất nhiều và tôi hoàn toàn cảm thấy mỏi mệt sau mỗi một bài viết. Tôi muốn những thông tin của tôi đến được với mọi người và những sai sót của tôi mọi người sẽ không gặp phải. Tôi muốn khuyến khích mọi người can đảm lên đường như tôi nên tôi phải viết và việc đó không thể dừng lại được.

Dù tôi đi bụi khá nhiều trước khi bắt đầu viết blog nhưng do có quá nhiều người hỏi những câu hỏi giống nhau và việc trả lời hay kể lại những sự kiện đã xảy ra với mình cứ phải lặp đi lặp lại khiến tôi nghĩ đến việc viết blog để không phải mệt mỏi khi phải nhớ lại điều gì mà trả lời câu hỏi của bạn bè hoặc không phải lưu trữ thông tin trong bộ não. Vì thế tôi phải tiêu tốn khá nhiều thời gian vào việc viết bài dù việc này chả mang lại tiền bạc gì cho tôi cả. Tuy nhiên việc này làm cho tôi cảm thấy các chuyến đi của mình có ý nghĩa hơn nhiều. Vì thế tôi không quản tiêu tốn khá nhiều thời gian vào việc viết bài.

Tuy nhiên, điều làm tôi khó chịu nhất là gì các bạn biết không? Mục đích viết của tôi là tránh trả lời tới lui cùng một câu hỏi và tránh lưu trữ thông tin trong não, vậy mà vẫn có nhiều người thay vì đọc blog (một trang ngốn của tôi rất nhiều thời gian vào việc viết) để hỏi tôi những câu hỏi mà chỉ cần chịu bỏ tí thời gian đọc blog là có câu trả lời ngay. Các bạn gửi email hỏi tôi những câu hỏi mà tôi không nhớ câu trả lời hoặc có nhớ tôi cũng không muốn trả lời vì ngán ngẩm cho tính cách lười biếng và thích lệ thuộc vào người khác của dân tộc Việt Nam quá.

Khi tôi phàn nàn điều này với một người bạn thì bạn tôi trả lời một câu mà tôi thấy thấm thía vô cùng và tôi hoàn toàn đồng ý với nó. Đó là: DÂN VIỆT NAM CHỈ SỢ MẤT THỜI GIAN CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG HỀ SỢ LÀM MẤT THỜI GIAN CỦA NGƯỜI KHÁC.

Tôi nghĩ những ai đã từng đi làm hay từng "đối đầu" với dân Việt Nam đều đồng ý với câu trả lời của bạn tôi. Khi còn ở Việt Nam, phải thừa nhận tôi cũng thuộc dạng người chỉ sợ mất thời gian của mình (dù thời gian của mình chả để làm gì cả) mà chỉ  muốn làm mất thời gian của người khác. Khi còn ở đại học, một số giáo sư của tôi có phàn nàn về điều này (ví dụ một số bạn muốn các giáo sư viết thư giới thiệu để xin học bổng, các bạn nhờ là nhờ thế thôi. Một số giáo sư rất tốt, họ rất muốn sinh viên của mình giành được học bổng nên bỏ rất nhiều thời gian vào lá thư giới thiệu ấy. Vậy mà khi họ đưa cho sinh viên lá thư giới thiệu ấy thì nhiều bạn cảm ơn và cho biết mình đổi ý không xin học bổng nữa hoặc có bạn cầm lấy lá thư về và cho vào sọt rác ấy.) Khi nghe kể chuyện, cũng như các bạn của mình, tôi chỉ ngồi cười chứ thực sự không nghĩ mình thuộc tạng người tương tự. Và bây giờ nghĩ lại (sau kinh nghiệm bị làm mất thời gian như thế) thì mới thấy thực sự thấm thía câu nói: DÂN VIỆT NAM CHỈ SỢ MẤT THỜI GIAN CỦA MÌNH CHỨ KHÔNG HỀ SỢ LÀM MẤT THỜI GIAN CỦA NGƯỜI KHÁC.

Các bạn có biết là cách đặt câu hỏi của các bạn có thể làm tôi đoán được là các bạn có đọc bài trong blog hay không? Nhiều bạn khi hỏi tôi, tôi bảo đọc blog ấy thì bạn ấy nói đọc rồi nhưng qua câu hỏi của bạn ấy, tôi biết bạn ấy chưa đọc (nói xạo với tôi nhé). Có bạn trả lời rằng không có thời gian đọc. Nếu các bạn ở trong tình huống của tôi, các bạn sẽ nghĩ thế nào nhĩ? Các bạn tiêu tốn khá nhiều thời gian vào một bài viết nào đó rồi khi người đọc hỏi bạn câu hỏi mà rất dễ dàng tìm câu trả lời trong bài viết ấy bởi vì không có thời gian đọc bài mà bạn đã dày công ngồi viết.  Ngoài ra để trả lời câu hỏi ấy, bạn phải tiêu thời gian vào việc đọc lại bài ấy mới nhớ câu trả lời. Nếu các bạn là tôi thì các bạn sẽ cảm thấy vui vẻ bỏ thời gian ngồi đọc thay cho người hỏi hay không vậy? Có thể nếu chỉ một hay hai người thì việc ấy không thành vấn đề nhưng cứ phải thường xuyên như thế thì các bạn sẽ làm thế nào nhỉ? (Và các bạn cũng không hề rảnh rỗi mà suốt ngày ngồi đọc lại các bài viết của mình để tìm câu trả lời cho ai đó bởi vì các bạn cần viết bài, cần tìm thông tin cho những nơi sắp đến khác và các bạn có khá nhiều việc cần phải giải quyết.) Nếu các bạn ở trong tình huống này thì các bạn sẽ phản ứng như thế nào nhỉ? Tôi thật sự tò mò muốn biết phản ứng của các bạn ấy.

Có vài bạn đặt câu hỏi mà tôi cảm thấy biết ơn cho những câu hỏi ấy bởi vì nó giúp tôi nhớ lại những việc đã xảy ra mà không cần đọc lại bài viết hoặc nó giúp tôi thấy được thiếu sót của mình trong việc cung cấp thông tin về một vấn đề nào đấy. Ví dụ một bạn đang du học ở Mỹ và qua các bài viết của tôi đã quyết định về Trung Quốc thực tập. Bạn ấy hỏi tôi về việc gia hạn visa tại Trung Quốc. Câu hỏi của bạn ấy giúp tôi nhớ lại sự kiện ngay mà không cần đọc blog. Tuy nhiên cũng có bạn hỏi tôi những câu như đỉnh núi nào đấy cao bao nhiêu mét (tôi mà nhớ được thì tôi là Lê Quý Đôn rồi; vả lại chỉ cần hỏi google là ra câu trả lời rồi). Ngoài ra có bạn còn phàn nàn rằng thông tin của tôi về phong tục tập quán, phong cảnh thời thiết ở một nơi nào ấy không đủ. Trời, viết có bấy nhiêu mà tôi đã mất ăn mất ngủ rồi. Các bạn muốn biết nhiều hơn thì các bạn vào mạng gõ vài từ là ra ngay thôi. Tôi chỉ giới thiệu sơ lược về những gì mình biết chứ tôi có phải là bách khoa từ điển đâu nhỉ?

Tất cả những điều trên là do lỗi của nền giáo dục mà ra cả các bạn nhỉ? (có phải lỗi của các bạn đâu- lại đổ trách nhiệm cho người khác rồi nhé!) Giáo dục kiểu gì mà không làm cho người ta độc lập trong suy nghĩ và trong việc tìm thông tin mà chỉ toàn dựa dẫm vào người khác ấy nhỉ? Nếu biết được điểm yếu của một nền giáo dục mà mình đang thụ hưởng thì các bạn tìm cách khắc phục đi nhé. Khắc phục được nó rồi thì các bạn có khi không cần phải đi du học ở một nước nào khác mà vẫn có thể trở thành một người có nền giáo dục tốt ấy.

Tôi là một phần của nền giáo dục ấy nên tôi biết rất rõ về nó. Vì thế đối với những câu hỏi mang tính dựa dẫm hoặc chỉ thích mất thời gian của người khác chứ không muốn mất thời gian của mình thì tôi xin phép KHÔNG TRẢ LỜI nhé. Lý do ư? Tôi không muốn tiếp tay với các bạn phát huy điểm yếu của một nền giáo dục mà tôi và các bạn đã và đang được thụ hưởng.

LƯU Ý 1: hai dạng câu hỏi mà tôi cực kỳ căm ghét và không muốn trả lời tí nào nhưng lại được rất nhiều bạn hỏi.

  1. Đó là khi các bạn hỏi tôi khi nào về Việt Nam? (việc tiêu hết tiền và phải về nước là nỗi ám ảnh kinh hoàng của những long-term travelers nên các bạn mà hỏi câu này chả khác nào chạm vào nỗi đau của họ ấy.)

  1. Đó là khi các bạn rủ tôi đi du lịch chung (nếu các bạn có thể sắp xếp để đi du lịch liên tục ít nhất một năm thì hãy nghĩ đến việc tham gia cùng tôi nhé, nếu không thì xin miễn. Lý do ư? Mục tiêu của một người đi ngắn hạn khác hẳn mục tiêu của một người đi dài hạn (có thể các bạn không hình dung ra nổi điều này nếu chưa bao giờ đi dài hạn). Các bạn hãy đặt một con chó cạnh một con mèo thì các bạn sẽ thấy ngay kết quả.

LƯU Ý 2: Những câu hỏi được nêu ra ở phần "Bình luận" (Comment), tôi không trả lời được bởi vì ở Trung Quốc tôi không vào được blogspot nên không thể nào mở được trang www.thichdibui.blogspot.com ra thì làm sao mà trả lời chứ. Thông cảm nhé! Khi nào tôi ra khỏi Trung Quốc và đi sang một nước khác có thể vào blogspot thoải mái thì tôi sẽ trả lời những comment của mọi người. Những bài viết của tôi đăng trên blogspot toàn là được tôi gửi qua gmail không đấy. Đó là lý do chỉ có thể đăng bài mà không thể đăng hình. Gửi qua gmail thì không thể gửi hình được.

2 nhận xét:

  1. Fully agree with you! You did and are doing a magic things. I really admire you. I hope and will do my best to do a part of your journey. Thanks for your extra-valuable information. Be happy and healthy, a strong and cute Miss.

    Trả lờiXóa