CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2018

Đừng nhầm lẫn giữa DỤC và NHU CẦU nha mọi người!

Dục gắn liền với tham muốn, mong muốn. Đó là cái ảo tưởng. Cái gì do MUỐN mà ra thì cái ấy là DỤC.
Nhu cầu gắn liền với cái thật, với hiện trạng thực tế. Cái gì do CẦN mà ra thì cái ấy là NHU CẦU.
Ví dụ: Đói thì cần ăn, khát thì cần uống, mệt thì cần ngủ. Ấy là NHU CẦU, không phải là DỤC. Nhu cầu gắn liền với sự đòi hỏi của cơ thể để cho bản thân được sinh tồn để hoàn thành một sứ mạng hay một trải nghiệm nào đó.

Còn MUỐN gắn liền với ảo tưởng. Vì sao là ảo tưởng? Vì không có cũng đâu có chết, cơ thể vẫn sống nhăn răng, khỏe mạnh bình thường hà. Ví dụ, muốn ăn ngon muốn mặc đẹp muốn ngủ chỗ êm ái thoải mái. Thế nào là ngon? Thế nào là đẹp? Thế nào là êm ái thoải mái? Câu trả lời không giống nhau ở từng người vì đã là ảo tưởng thì không ai giống ai. Còn đói thì phải ăn, khát thì phải uống, mệt thì phải nghỉ, cái này là giống nhau ở mọi con người cũng như con vật, vì đó chính là nhu cầu gắn liền với hiện thực. Đã là hiện thực thì chỉ có một, không có biến tướng, ảo ảnh. Còn đã là Tham Muốn thì khác nhau ở mỗi người do ảo tưởng không ai giống ai.

Ái dục cũng vậy: Để sinh con đẻ cái thì cần có âm dương giao hòa, điều này là dĩ nhiên ở tất cả mọi người kể cả ở con vật. Cho nên đấy là Nhu Cầu. Còn tham muốn ái dục thì không ai giống ai mỗi người mỗi kiểu.

Trong cuộc sống chỉ cần phân biệt đâu là Tham Muốn, đâu là Nhu Cầu, đâu là cái mình Cần, đâu là cái mình Muốn thì như vậy đã là giác ngộ rồi, chứ đâu cần phải triết lý cho cao siêu gì cả đâu.

Nói thêm tí nữa nha mọi người. Nhu Cầu gắn liền với sự sinh tồn của cơ thể, nghĩa là tất cả những gì giúp cho cơ thể được sinh tồn được khỏe khoắn lành mạnh thì ấy là nhu cầu. Tham Muốn gắn liền với trí tưởng, nghĩa là tất cả những gì khiến cho bản thân được thỏa mãn được sung sướng được tận hưởng thì ấy là Tham Muốn. Thật ra nhu cầu của con người ta cực kì ít, còn tham muốn thì cực kì nhiều, và con người ta lây lất khổ sở vì tham muốn chứ không phải khổ sở vì nhu cầu. Ví dụ nhu cầu mình ăn mỗi ngày chỉ có nhiêu đó là cơ thể có thể tồn tại suốt ngày hôm ấy rồi và để có thức ăn đó thì mình chỉ cần lao động trong khoảng thời gian ấy là đủ rồi. Nhưng mà cái trí tưởng của Tham muốn nhảy vô, vậy đâu có đã, vậy đâu có sướng, vậy đâu có thoải mái nên nó ép mình phải làm việc quần quật ngày đêm để thỏa mãn nó, và mình chạy theo làm nô lệ cho nó xong cái mình than: Sao đời tôi khổ quá vậy, cứ phải quần quật miết thôi hà. Đời mình khổ là do mình không phân biệt được nhu cầu và tham muốn. Đơn giản ghê chưa!

Vậy là có bao nhiêu bậc giác ngộ, đấng cứu thế ra đời để chỉ cho mình cách làm sao để DỪNG, không chạy theo ham muốn nữa. Chỉ cần đáp ứng nhu cầu, không đáp ứng tham muốn. Vậy là hết khổ thôi chứ đâu có gì đâu mà khó. Nhưng mà do tham muốn lâu năm thành tập khí mất rồi nên mình chả biết làm sao mình có thể sống mà không có tham muốn. Vậy là hết sách nọ đến kinh kia ra đời để chỉ cho mình cách làm sao vẫn sống mà không cần Tham muốn. Túm lại là mọi chuyện đơn giản vậy đó, nhưng mà đơn giản vậy thì chán quá nên mình phải làm phức tạp lên cho nó kéo dài nhiều tập lên lên xuống xuống chạy qua chạy lại, vậy mới vui chớ. Túm lại mình khổ là do mình ham vui. Vậy đi nha!

P.s Dù mình không hình dung nỗi làm sao sống mà không có tham muốn nhưng khi mình có tham muốn quá mạnh mẽ áp đảo tất cả mọi tham muốn còn lại, nghĩa là chỉ cần MỘT cái tham muốn này thôi thì có thể đè bẹp tất cả những cái còn lại mà hổng cần ai răn đe dọa nạt hướng dẫn cả thì tự dưng mình lại sống vì nhu cầu được đó nha mọi người.
Ví dụ những nhà khoa học khi tâm trí miên mật về một phát minh nào đó thì họ chả còn muốn bất cứ điều gì khác. Hay người đam mê du lịch bụi thì họ tự dưng quay trở lại cuộc sống vì nhu cầu được liền hà vì nhu cầu tiết kiệm tiền để dành tiền để đi đây đi đó của họ mạnh hơn tất cả những cái khác. Hoặc người muốn giác ngộ giải thoát, cái mong muốn này đè bẹp tất cả các tham muốn khác nên họ quay lại cuộc sống vì nhu cầu một cách dễ dàng và tự nguyện. Hoặc những người có lý tưởng quá cao như những giải phóng quân với lý tưởng giải phóng dân tộc. Cái mong muốn này quá bự nên họ không ngại cuộc sống chỉ toàn là nhu cầu để nhằm đạt được mong muốn ấy,……………
Đó là lý do khi mình chẳng thể nào sống một cuộc sống chỉ vì nhu cầu mà không có tham muốn thì mình buộc phải có một tham muốn nào đó cực mãnh liệt đè bẹp tất cả những thứ tham muốn khác là tự dưng mình làm được liền hà, như có phép màu vậy đó. 

3 nhận xét:

  1. ...Và căn cứ vào một ham muốn cực mạnh lúc đó thì cũng có thể dự đoán nhân duyên quả ba đời của "đương sự".hehehe

    Trả lờiXóa
  2. Đọc xong bài viết này thì thấy rất dễ hiểu câu nói của Ông Bà xưa: Ăn để sống, chứ hổng phải sống để ăn hí. Tuy nhiên ranh giới giữa nhu cầu với ham muốn cũng rất đa dạng, rất rất tùy...

    Trả lờiXóa
  3. Có cái tham sinh ra để diệt cái tham. Thank you, i love you

    Trả lờiXóa