CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2018

Vì người hay vì mình?

Có người hỏi: Sao có người nói rằng “Nên sống vì mình” Còn người khác lại nói “Nên sống vì người.” Và cả hai người này đều nổi tiếng. Vậy túm lại nên sống vì mình hay vì người?

Biết sao có câu hỏi này không? Vì câu hỏi này là câu hỏi cơ bản của kẻ đang bước chân trên con đường Thánh đạo. Sống vì mình hay vì người? Câu trả lời là Sống vì cả 2. Lời Phật dạy La Hầu La như sau:
Cái gì có lợi cho cả mình lẫn người thì mới làm.
Cái gì chỉ có lợi cho mình mà không có lợi cho người thì không làm.
Cái gì có lợi cho người mà không có lợi cho mình thì không làm.
Chỉ làm những gì có lợi cho cả mình lẫn người.

Biết vì sao chỉ làm điều gì có lợi cho cả mình và người không?
Dựa trên pháp nhị nguyên thì mình là một đầu cán cân, đầu kia là người. Nếu chỉ có lợi cho mình thì cán cân nghiêng về phía mình nhiều quá, vậy là mất thăng bằng. Nếu chỉ có lợi cho người thì cán cân nghiêng về phía người nhiều quá, vậy là cũng mất thăng bằng. Có lợi cho cả mình lẫn người thì cán cân không nghiêng về phía nào. Vậy là thăng bằng được duy trì nên mới có sự phát triển. Sự việc là vậy đó. Hiểu hơm?

Cái có người hỏi: Ủa, gì kì vậy? Vậy các Bồ tát toàn là làm điều có lợi cho người mà quên mất bản thân như sẳn sàng chết cho người được sống, sẳn sàng cắt da xẻ thịt cho người ăn,…..Toàn là làm vì chúng sanh chứ họ có làm điều gì vì họ đâu.

Đáp: Bất thối Bồ tát là những người thong dong trong cõi Ta bà vì hạnh nguyện. Nói cách khác là phàm phu phiêu dạt trong cõi Ta Bà vì nghiệp lực, còn Bồ tát phiêu dạt là vì hạnh nguyện. Để thực hiện một hạnh nguyện nào đó thì họ có những hành động như vậy. Mình đâu phải là họ thì làm sao mình biết được hạnh nguyện của họ chứ. Tất cả những gì họ làm mà mình nhìn thấy là để phục vụ cho một hạnh nguyện nào đó của họ. Vậy họ cũng làm điều có lợi cho họ đấy chứ có phải tất cả vì người cả đâu. Ví như khi họ bố thí tất cả kể cả mạng sống chính mình thì đó là vì mục đích hoàn thiện Bố thí Ba la mật chứ đâu phải họ là Bất thối Bồ tát cái họ làm chuyện khơi khơi mà hổng có mục đích gì cả đâu. Túm lại Bất thối Bồ tát làm gì cũng đều do hạnh nguyện còn phàm phu làm gì cũng đều do nghiệp lực.

Thêm nữa rằng, khi mình chưa chứng ngộ Tam Pháp Ấn Khổ - Vô thường – Vô Ngã thì mình vẫn là hành giả đang bước chân trên con đường Thánh quả, chứ mình có phải là Bất thối Bồ tát đâu mà mình đi so sánh với họ. Bồ tát sống vì hạnh nguyện, còn mình có sống được vì hạnh nguyện đâu mà đòi so sánh. Túm lại khi còn đang trên con đường Thánh quả thì cứ bám chặt lấy lời Phật dạy La Hầu La làm hành trang mà bước để cho cán cân được thăng bằng trước cái đã. Cán cân mất thăng bằng rồi thì đứng còn không vững chứ đừng nói chi đến việc chứng ngộ hay đắc đạo.

Túm lại, điều gì vừa có lợi cho cả mình lẫn người thì mới làm. Bằng không thì không làm vì mình không phải là Bất thối Bồ tát, vì mình chưa phải là bậc sống vì hạnh nguyện.

3 nhận xét:

  1. Bài viết này thật hay và ý nghĩa chị à!

    Trả lờiXóa
  2. Cái lợi cho mình của phàm phu nó khác cái lợi cho mình của hàng thánh,còn lời phật dạy quả ko sai, bài viết hay. Thank you, i love you.

    Trả lờiXóa
  3. Bậc thánh giác ngộ là khi thấy bỏ tấ cả để được tấy cả đồng thời có tấy cả để chẳng có gì cả. Khi đó sẽ sống với hạnh nguyện trong tính biết và duyên khởi.
    Nên dùng câu chữ để giải thích, nói về ý "lợi mình lợi người" cho phật,thánh là khó hiểu với phàm phu. Người có thể vô ngã vị tha ( đã vô ngã lại còn vị tha ha ha) sống (ứng thân) với hạnh nguyện bất thối chuyển để phàm phu nhìn vào (như có vẻ tất cả vì người hay như logic cũng có lợi cho mình đó là hoàn thành nguyện) là bất khả tư nghị vì rõ ngã mà sống vô ngã nhưng lại bị phàm phu chấp về 1 cái ngã giả tạm dụng như 1 phương tiện hiện diện.
    Trong thế giới nhị nguyên thì đạt đến cái gọi là "cân bằng" ý hieur câu chữ lợi mình, lợi người thì cũng được còn thì đến khái niêmh lợi hại cũng ko có!

    Trả lờiXóa