CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2012

Campuchia (19): Gặp Bồ Tát ở Siem Rep

Kỳ trước: Campuchia (18): Mại Dô....Mại Dô, thức ăn đường phố vừa ngon vừa rẻ

Lần đầu tiên trong đời, tôi được trực tiếp gặp mặt một vị Bồ Tát Châu Âu. Đó là Dr. Beat Richner, người Thụy Sĩ và là người sáng lập ra 5 bệnh viện Kantha Bopha theo tiêu chuẩn Châu Âu nhưng lại chữa trị MIỄN PHÍ cho trẻ em Campuchia.

Ôi cha mẹ ơi, các bạn mà đến dự buổi hòa nhạc do một mình ông biểu diễn vào mỗi tối thứ 7 tại bệnh viện Kantha Bopha III , Siem Rep (còn được gọi là Jayavarman VII), vào lúc 7h15 và nghe bài nói chuyện cũng như xem cuộn băng video nói về các bệnh viện này thì đảm bảo các bạn sẽ có cùng một cảm nhận như tôi. Ông thật là một Bồ Tát theo đúng nghĩa!!!!!!!!!!

Năm 1970, khi Mỹ đổ hàng tấn bom vào Campuchia, thì ông đã có mặt, khi đó đang làm bác sĩ cho Hội Chữ Thập Đỏ. Khi Pol Pot tiêu diệt biết bao người Khmer thì ông cũng có dịp chứng kiến. Trải qua những phút giây đau thương và đen tối nhất trong lịch sử của Campuchia đã nhen nhóm lên trong ông một ý nghĩa phải làm gì đó cho một dân tộc chịu nhiều tang thương này. Đặc biệt là sau chế độ Pol Pot, Campuchia chỉ còn 50 bác sĩ trên toàn quốc (bị giết gần hết rồi còn đâu nữa). Người nghèo mà bị bệnh thì chỉ có một con đường………..chết mà thôi.

Thế là các bệnh viện Kantha Bopha I và II lần lượt ra đời vào năm 1994 và 1996 ở Phnom Penh. Thấy người dân phía Bắc đi lại vất vả để đến Phnom Penh (lúc ấy đường xấu vô cùng, từ Siem Rep đến Phnom Penh mất 14 tiếng ngồi xe buýt), ông lại quyên góp tiền để xây dựng bệnh viện Kantha Bonpha III cũng là trung tâm đào tạo y bác sĩ cho phía Bắc vào năm 2004. Số lượng bệnh nhân ngày càng nhiều nên ông lại tìm cách xây dựng bệnh viện Kantha Bonpha IV ở Phnom Penh vào năm 2006 và sau đó năm 2007 là Kantha Bonpha V tại Baum.
Bệnh viện 5 sao miễn phí cho trẻ em ở Siêm Rep - Hình chụp vào ban đêm.

Qua việc sáng lập các bệnh viện này, ông còn muốn chứng minh thêm một điều là ngay cả một đất nước đầy rẫy tham nhũng thời hậu chiến như Campuchia cũng có thể xây dựng một môi trường làm việc thanh liêm. Ông trả lương cho nhân viên không tệ tí nào. Người quét dọn mà cũng được mức lương USD 250/tháng rồi. Lý do ông trả lương cho họ sống dư đủ là để họ không “bắt chẹt,” “hoạch họe” và do đó sẽ hạn chế cơ hội được khám và chữa bệnh của người nghèo.

Các bạn mà thấy con số trẻ em được các bệnh viện của ông cứu sống mỗi tháng thì sẽ phải thốt lên: “Ôi đúng là Bồ Tát.” Mỗi tháng ê kíp của ông cứu sống 2.800 trẻ em. Hoàn toàn miễn phí.

Người nghèo ở Campuchia làm gì có tiền đi bệnh viện khám chữa bệnh nên họ chỉ có cách………chờ chết.

Trẻ em ở Campuchia thường bị bỏng lửa (người lớn nấu ăn ở các bếp củi nên bọn nhỏ ngã vào) và trước đây mỗi khi bị bỏng thì bọn chúng chỉ có mà vong mạng do nhiễm trùng dù vết bỏng chỉ có 5%. Bây giờ các bệnh viện Kantha Bonpha có thể cứu sống một đứa trẻ bị bỏng đến 85%. Hoàn toàn Miễn Phí.

Trước đây mẹ bị nhiễm HIV, không biết, nên con bị nhiễm theo. Bây giờ thai phụ đến khám thì họ tiến hành kiểm tra máu, nếu dương tính thì sẽ áp dụng biện pháp hạn chế không lây sang con và cung cấp sữa nhân tạo cho đứa bé bú. Hoàn toàn miễn phí.

Tỷ lệ trẻ em Campuchia mắc bệnh viêm phổi là rất cao và trước đây nguy cơ tử vong là 65%, bây giờ chỉ còn 2%.

Cha mẹ ơi, ông đã cứu sống vô số người như thế, mỗi tháng cứu 2.800 đứa trẻ và hệ thống bệnh viện này đã tồn tại 15 năm rồi. Vậy xét ra số lượng trẻ em mà ông cứu sống là rất lớn. Tôi hoàn toàn hâm mộ và bái phục ông!!!!!!!!!!

Bây giờ chí hướng của ông là xây dựng một bệnh viện tương tự ở Châu Phi. Ôi cha mẹ ơi, thật đáng khâm phục!!!!!!!! Ông đã vào tuổi thâp cổ lai hy rồi mà còn tràn trề sức sống như thế!!!!!!!!!

Ngẫm lại thấy thật đáng buồn cho các bạn trẻ của chúng ta. Mỗi ngày tôi thấy xuất hiện nhan nhãn trên mạng các dòng chữ như: Tôi buồn; Tôi chán,……….. Tôi thấy các bạn thật dư dả thời gian để mà buồn trong khi có biết bao người đang hăng say làm công việc mình yêu thích và có ích cho đời đến độ không có thời gian nghỉ ngơi.

Dân Châu Âu có câu nói mà tôi thấy rất chí lý; đó là: “Don’t put years into life but put life into years.” (không cần sống dai, chỉ cần sống cho ra sống.) Hèn chi có một câu chuyện cười kể về một người chết và được bạn bè khắc cho dòng chữ này vào bia mộ: Died at the age of 30 and buried at the age of 60 (chết vào năm 30 tuổi và được chôn vào năm 60 tuổi.) Còn các bạn thì sao??? Các bạn nghĩ rằng mình đang sống hay đã chết rồi nhưng chưa được chôn????

Bệnh viện miễn phí mà lại theo tiêu chuẩn Châu Âu nên dĩ nhiên là rất cần tiền quyên góp. Mỗi năm họ cần đến 17  triệu đô để vận hành (đa số là tiền quyên góp từ private donations); trong đó 50% là để mua thuốc; 30% trả lương cho nhân công người Campuchia; 15% vào cơ sở hạ tầng và chỉ có 5% cho công tác điều hành và quản lý hệ thống bệnh viện.

Hiện tại đa số tiền quyên góp là từ chính quê hương ông – Thụy Sĩ. Ngoài ra còn có các nước khác như Mỹ, Úc, Pháp, Đức,…..

Tự thân ông cũng cố tìm cách xoay tiền cho bệnh viện qua việc tổ chức các buổi hòa nhạc miễn phí tại bệnh viện ở Siem Rep vào lúc 7h15 hàng tối thứ 7 (vào mùa cao điểm du lịch, có thêm một buổi vào mỗi tối thứ 5). Ông chơi cello các bản nhạc của Bach và các bản do ông tự sáng tác. Đến nghe ông đàn đi các bạn nhé!!! Một nghệ sĩ thực tài đấy! Dù tôi chưa bao giờ có khiếu về âm nhạc nhưng có thể ngồi nghe say mê không chán cái âm nhạc du dương kia  (chả hiểu gì cả đâu nhé!!!! Nhưng cảm nhận được đấy.) Hàng năm số tiền quyên góp mà ông nhận được từ những du khách dự các buổi hòa nhạc này là 5 triệu đô; con số không nhỏ nhé!!!!
Đến Siem Rep, chìa các hình này ra thì tài xế tuk tuk nào cũng biết.

Ngoài ra đối với những du khách trẻ tuổi, ông kêu gọi họ đóng góp không bằng tiền mà bằng cách hiến máu cho ngân hàng máu của bệnh viện, đặc biệt là hai nhóm A và AB. Họ rất cần máu để cứu số lượng lớn trẻ em nhập viện hằng ngày đấy.

Huyết áp của tôi thấp quá nên không hiến máu được. Các bạn mà có dịp ở Siem Rep hay Phnom Penh vài ngày thì tranh thủ đi hiến máu giúp cứu sống bọn trẻ Campuchia nhé!!!! Cho dù dân Campuchia có ghét người Việt Nam đi chăng nữa thì cũng không thể cản trở chúng ta giúp họ bởi vì Phật dạy rằng: tất cả chúng sinh dù là có màu da gì, dù là quốc tịch gì, dù là con vật nhỏ bé, dù là vật vô tri vô giác cũng đều sợ đau, sợ chết, cũng đều muốn hạnh phúc, muốn hòa bình”. Do đó người dân Campuchia cũng như chúng ta, đều ham sống sợ chết nên việc giúp cứu sống họ, đặc biệt là bọn trẻ con là việc rất đáng làm. Đặc biệt khi Ngài Beat Richner là một Bồ Tát sống; các bạn mà giúp Bồ Tát sống làm việc thiện thì sẽ được quả tốt gấp nhiều lần giúp người thường ấy chứ.

Khi viết đến đây, tôi thầm nghĩ: Có khi nào sau này cứ 10 người Việt Nam sang Campuchia đi du lịch thì có đến 6 người lao ngay vào hệ thống bệnh viện Kantha Bopha để xét nghiệm và hiến máu không nhỉ???? Mà theo tôi biết thì số lượng người Việt sang Campuchia không nhỏ (và số lượng người Việt sống tại Campuchia cũng không ít; biết đâu máu của bạn lại giúp cứu sống một đứa trẻ Việt đang sống tại đây?). Nếu nhiều người hăng hái hiến máu giúp cứu bọn trẻ Khmer như thế thì đảm bảo trong vài năm nữa dân Khmer sẽ thay đổi hoàn toàn thái độ đối với chúng ta đấy chứ. Có thể lúc ấy nghe nói là người Việt Nam, họ mở rộng cửa đón tiếp vào nhà ngay. Hehehe công nhận tôi cũng mơ mộng hảo huyền ghê! Chắc chắn có bạn sẽ nói rằng đi tham quan còn không có thời gian lấy đâu ra thời gian mà hiến máu??? Quan trọng là muốn hay không mà thôi bởi vì chúng ta làm chủ thời gian của mình mà.

Theo Đức Vua Norodom và nhiều người khác nghĩ thì chính việc Việt Cộng có mặt tại Campuchia đã làm cho Mỹ thải hàng loạt tấn bom xuống Campuchia và làm cho chế độ Pol Pot có cơ hội đâm chồi nảy lộc. Tôi không biết quan điểm này đúng hay sai. Nếu nó đúng thì chúng ta cũng gián tiếp “mắc nợ” dân Khmer rồi các bạn nhỉ?

Tôi có dịp được xem một cuốn video quay một bài nói của vua Norodom thì ông vua này không ưa Việt Cộng. Lý do: ông muốn Campuchia là một nước trung lập, không theo phe nào cả nên không muốn Việt Cộng có mặt ở Campuchia. Nên nhớ Campuchia giành độc lập từ Pháp từ năm 1953 (còn Việt Nam sau trận Điện Biên Phủ dữ dội mới có được độc lập vào năm 1954) bằng cách thương lượng và đàm phán với Pháp. Do đó Campuchia không đổ một giọt máu mà vẫn được Pháp trao trả độc lập, trước cả Việt Nam. Đó là lý do mà vua Norodom không muốn Việt Cộng có mặt ở Campuchia. Nhưng họ vẫn vào (không hiểu vì sao???) và theo vua Norodom thì chính vì thế mà xảy ra nội chiến ở Campuchia và sau đó thì Pol Pot nắm quyền và tàn sát người Khmer.

Ôi chính trị, phức tạp quá!!! Chả hiểu mấy ông nội chính khách đã làm gì với lịch sử nữa???

Tuy nhiên nếu lịch sử quả đúng như vua Norodom nói thì chúng ta “mắc nợ” người dân Khmer rồi. Nếu thế thì việc góp tiền, góp máu vào hệ thống bệnh viện Kantha Bopha của Bồ Tát Beat Richner để giúp cứu bọn trẻ Khmer là một cách giúp “trả nợ quốc gia” đấy các bạn! Ngoài ra khi làm thế là chúng ta cũng đang giúp một Bồ Tát sống đấy nhé!!!! Việc quỳ lạy một bức tượng Bồ Tát sẽ không còn ý nghĩa gì khi chúng ta “làm lơ” trước một Bồ Tát sống.

Mọi thông tin chi tiết về Bồ Tát Beat Richner và hệ thống bệnh viện Kantha Bopha của Ngài, xin vào xem ở trang web:


Tôi luôn thấy mình nhỏ nhoi và tầm thường trước sự vĩ đại của các Bồ Tát sống. Thật sự ngưỡng mộ và nể phục họ!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

Bồ Tát đang biễu diễn cùng cây cello - Cây Cello chính là "thần dược" giúp Ngài vượt qua những phiền nhiễu của cuộc sống đời thường.