CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 12 tháng 1, 2012

Cambuchia (11): Ra biên giới Poipet đóng mộc

Kỳ trước: Cambuchia (10): Dạo một vòng quần thể Angkor Wat

Đáng lẽ đến ngày 06/01/2012, tôi hết hạn ở lại Cambuchia. Tuy nhiên tôi có rất nhiều việc phải làm trên blog của mình và tôi cũng muốn nghỉ ngơi thư giãn sau một thời gian dài đạp xe nên tôi quyết định ra biên giới Poipet (Thái-Cam) đóng thêm 1 cái mộc để được ở Cambuchia thêm 30 ngày nữa.

Tôi đi dạo một vòng để tìm mua vé xe buýt rẻ nhất. Gần nhà trọ Garden Village có rất nhiều văn phòng đại diện bán vé của các hãng xe. Theo tôi khu vực này có vé rẻ hơn, đặc biệt là những văn phòng bán vé của hãng xe Hang Tep. Các nơi khác, giá vé ra Poipet là 5-6 đô Mỹ. Hãng Capitol là 3.75 đô. Vé của Hang Tep là 3.50 đô kiêm cả xe đón tại khách sạn. Thường các hãng xe xuất phát lúc 8h sáng. Có cả xe đi vào lúc 6h sáng nhưng là mini van. Có hãng có xe đi vào buổi trưa. Thường xe đi ra biên giới Poipet cũng đi thẳng Bangkok, Thái Lan.

Vậy là tôi mua vé của Hang Tep cho chuyến xe đi Poipet lúc 8h sáng ngày 5/01/2012. Vé xe được cho vào một phong bì trắng, bên ngoài ghi chữ: pick up 7h30. Tôi trả 14 ngàn riel, tương đương 3.50 đô. Có thể thanh toán tiền vé bằng riel hoặc đô Mỹ đều được.

Sáng, một chiếc tuk tuk đến đón tôi và thêm hai du khách nữa ở Garden Village. Chiếc tuk tuk chở chúng tôi đến điểm tập kết là một guesthouse khác có tên là Backpackers. Tại đây có vô số người được mang đến từ khắp nơi và cũng đang chờ để đi cùng chuyến xe. Vậy thì tôi hiểu. Có nhiều văn phòng bán vé khác nhau và giá vé thì chênh lệch tùy theo nơi. Nhưng dù có trả tiền như thế nào thì cuối cùng cũng leo lên cùng một chiếc xe buýt mà thôi. Giá vé của Hang Tep ở văn phòng gần Garden Village để đi thẳng Bangkok chỉ có giá 9 đô Mỹ thôi nhưng có một du khách đến từ London mua vé giá 13 đô lận. Tóm lại tùy theo khả năng rảo bước chân tìm văn phòng bán vé rẻ nhất mà bạn có vé rẻ hơn người khác. Cái này sao giống như mua vé máy bay giá rẻ quá các bạn nhỉ!!!

Hóa ra du khách từ London là một nhà xuất bản (publisher). Chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau thật vui vẻ. Ông ta nói đùa bảo rằng tôi mà cho địa chỉ blog thì ông ta có thể sẽ xuất bản blog của tôi ở London ấy và lúc ấy thì tôi giàu to hehehhe. Ông ta bảo blog của tôi sẽ được đặt tên là Survival Guide ấy. Tuy nhiên tôi viết bằng tiếng Việt cơ mà; nếu viết tiếng Anh thì chắc được xuất bản ở nước ngoài lâu rồi, cần gì chờ đến lượt ông ta cơ chứ hehehhehe (lâu lâu “chảnh” một tí các bạn ơi!!!!)

Khi đến Poipet thì những người đi Bangkok sẽ đổi vé ở một điểm tập trung và được dán một miếng giấy có số thứ tự lên áo. Nghĩa là sẽ đổi xe sau khi qua biên giới và người hướng dẫn sẽ nhìn theo số thứ tự mà đón khách lên xe. Vì thế bạn nào đi tuyến này thì chớ làm mất số thứ tự đấy nhé!!! Lưu ý, việc đổi vé khác và dán số thứ tự không tốn thêm bất kỳ chi phí nào cả. Tất cả mọi chi phí đã được bao trọn gói trong giá vé, dù đó là giá 13 đô hay 9 đô thì tất cả đều như nhau các bạn nhé!!!!

Do tôi chỉ đến Poipet nên chia tay mọi người xong thì tôi không qua biên giới vội mà rảo một vòng tìm vé để về lại Siem Rep trong ngày. Đi hướng ngược lại biên giới khoảng vài trăm mét có rất nhiều hãng xe. Có nhiều bàn bán vé đặt trước cửa nhà nên các bạn có thể đi từ bàn này qua bàn khác để hỏi thăm. Tuy nhiên tất cả đều bán vé về Phnom Penh. Khi nghe tôi nói Siem Rep thì họ bảo vào bến xe mua vé (tôi nghe nói rằng có một công ty hối lộ cho công an nơi đây rất nhiều và bao thầu việc chở khách về Siem Rep; do đó giá vé không rẻ tí nào bởi vì họ phải ăn chia với công an.)

Không nơi nào bán vé cho tôi về Siem Rep nên tôi quyết định qua biên giới luôn. Lúc ấy phòng làm thủ tục phía Cambuchia vắng hoe. Khi tôi vào chìa hộ chiếu Việt Nam, thằng cha hải quan nói luôn: “đóng tiền 100 baht.” (Bí quyết: theo thói thường, tôi sẽ bảo: “Chả việc quái gì phải đóng tiền để ra khỏi một quốc gia cả.” Nhưng tôi muốn áp dụng chiêu mới do một người bạn ở chung dorm đến từ Singapore chỉ; đó là cứ nhỏ nhẹ bảo không có tiền, thời gian chờ đợi lâu hơn một tí nhưng luôn hiệu quả. Cái này thỉnh thoảng tôi có áp dụng rồi nhưng cô bạn ấy bảo hải quan Cambuchia khó mà dễ nên cứ nhỏ nhẹ, không cần lên giọng chi cho căng thẳng. Thậm chí cứ đứng ẹo qua ẹo lại ở cửa hải quan mãi thì họ cũng để đi thôi (lý do: cản đường thì làm sao họ ăn được của người khác.) Tôi còn có chiêu khác nè: khi họ bảo đóng tiền thì giả vờ sờ tay vào túi và vẻ mặt hốt hoảng bảo: “em bị mất ví rồi anh ơi!” hehehhe. Chiêu này độc lắm đó nghen! Cộng thêm vẻ mặt mếu máo muốn khóc thì kiểu gì cũng qua. Hehehehe. Nếu họ hỏi không tiền thì làm sao đi du lịch, các bạn bảo “em qua bên kia rút tiền từ ngân hàng.” Khakhakhakha!!!!
Cổng biên giới phía Cambuchia
 Cái này còn vui hơn nữa. Cô bạn Singapore còn bảo tiền làm visa và hình chụp cho visa (do cô ta không có hình.) là bao nhiêu tiền đó tôi quên rồi. Ví dụ 20 đô. Cô ta ngồi ẹo qua ẹo lại bảo em chỉ có 18 đô thôi anh ơi, vậy mà họ cũng cho qua luôn đó các bạn hehehhehhehehehe (ah quên cô ấy người Singapore nhưng hộ chiếu Trung Quốc) Ở Singapore cô này là quản lý đấy, vậy mà còn “trùm sò” với bọn hải quan như vậy ấy. Đúng là dân Trung Của!!!! Hehehhe.

Lý do tôi hay khuyên các bạn không nên đưa tiền cho hải quan khi tiền đó không có giấy biên nhận là do người Việt ở Cambuchia (ở biên giới Poipet cũng rất đông) hay qua lại đóng mộc để được ở lâu hơn. Những người này làm ăn buôn bán nên đóng tiền thì còn có thể chứ chúng ta là dân đi du lịch mà cũng phải đóng tiền như họ thì chúng ta “hơi bị ngu” ấy nhỉ!!!!

(Có nhiều chuyến xe cùng đến biên giới một lúc nên không sợ bị lỡ xe buýt đâu nhé!!! Không lên được xe này thì ta lên xe khác miễn sao có cái vé và số thứ tự.)

Vì thế khi bị đòi 100 baht để được đóng cho cái mộc ra khỏi Cambuchia, tôi ẹo qua ẹo lại bảo: “em không có tiền các anh ơi!!!” (nói tiếng Việt, bọn họ hiểu tiếng Việt hết; thế mới vòi tiền bọn an nam mít chứ!). Anh chàng hải quan đưa hộ chiếu của tôi cho một anh chàng ngồi cạnh (chắc sếp sòng ở đây.) Thằng cha này cầm hộ chiếu của tôi lật tới lật lui xem và hỏi: đi Thái Lan làm gì? Tôi nói: đi chơi. Anh ta hỏi: không tiền thì làm sao đi chơi. Tôi nói: có bạn bên ấy (hehehhehe) Cuối cùng anh ta đưa lại hộ chiếu của tôi cho thằng cha đầu tiên để đóng mộc.

Hải quan Poipet có một điểm mới là họ sẽ bảo bạn đưa các ngón tay lên một cái máy để lấy dấu vân tay. Đầu tiên là 4 ngón, sau đó là ngón cái, làm lần lượt từng bàn tay. Những lần sau qua không cần làm thế nữa.

Vậy là qua được Cambuchia. Tôi đi bộ để sang phía Thái (bạn nào hành lý lỉnh kỉnh thì hơi bị mệt bởi vì phải lội bộ qua lại hai nước ở biên giới này ấy.) Quá trời du khách đang đứng chờ. Một người trật tự viên ra bảo mọi người xếp hàng ngay ngắn và đưa cho cái phiếu để điền vào. Vài người Lào đứng sau lưng tôi không chịu điền vào phiến nên cãi cọ om xòm bằng tiếng Lào (tôi nghe hiểu một tí: ý chị ta bảo là chị ta qua lại biên giới nhiều lần thì cần chi điền phiếu cho mắc công; vả lại chị ta cũng không đọc được phiếu thì lấy gì mà điền; chị ta bảo hải quan cần bao nhiêu tiền thì sẳn sàng chi chứ mắc gì bắt điền phiếu.) Không hiểu do tôi tưởng tượng hay do tôi hiểu mà tôi nghe chị ta nói một hồi với những người xung quanh thì hiểu như thế ấy hehehhe.

Tóm lại hải quan Thái làm việc khá hiệu quả. Hàng người dài ngoằn thế mà loáng cái đã đến lượt tôi vào trong. Lại xếp hàng. Đáng lẽ đến phiên tôi nhưng cô hải quan thấy hộ chiếu Việt Nam (có màu xanh trong khi hộ chiếu nước khác có màu đỏ hay nâu hay hồng) thì bảo tôi chờ để làm thủ tục với một cha hải quan bên kia.

Hình như cha này không ưa Việt Nam lắm nên thấy tôi cầm hộ chiếu Việt Nam đến thì nhăn mặt lại rồi hoạch họe: Đi đâu. Tôi nói: Bangkok (ý đồ của tôi là qua biên giới đóng cái mộc rồi quay về nhưng nếu nói như thế, họ sẽ hoạch họe tiền bởi vì nghĩ rằng bạn làm ăn buôn bán). Ông ta bắt tôi điền vào tên nhà trọ nơi tôi dự định ở tại Bangkok nữa. May là tôi biết bởi vì thường xuyên ở nhà trọ này (nếu không biết thì bạn nghĩ ra đại cái tên nào đó ở Khao san Road và điền vô, họ không rảnh mà đi kiểm tra đâu.) Cuối cùng ông ta cũng đóng mộc cho tôi qua.
Cổng biên giới phía Thái Lan

Ngay bên phía Thái là một cái chợ cực lớn nhưng lúc ấy đã chiều nên tôi không thể dạo chợ như dự định ban đầu mà phải quay về để đón xe về lại Siem Rep. Dù thế tôi cũng tranh thủ ăn một tô bún Thái cho đỡ ghiền.

Thường ở hải quan, phòng xuất cảnh và nhập cảnh không giống nhau nên tôi không ngại phải chạm mặt với những người hải quan vừa rồi. Lại xếp hàng. Tôi nghĩ trong đầu một lời nói xạo. Nếu họ hỏi tại sao lại đi về trong ngày. Tôi sẽ bảo tại quên đồ quan trọng ở Siem Rep nên phải quay về (các bạn có thể bảo là quên ví tiền ở Siem Rep rồi nếu họ đòi các bạn đóng tiền nhé!!!! Không có ví thì dĩ nhiên không có tiền để đóng rồi hehehhe.) Tuy nhiên lúc đó đông khách quá nên họ chỉ lui cui đóng mộc rồi “thả” cho đi. Càng chiều thì số lượng khách đổ về từ Bangkok càng đông. Buổi trưa thì lượng khách đổ sang Bangkok từ Cambuchia; buổi chiều thì ngược lại.

Thấy cái bàn thông tin trên đường đi đến phòng nhập cảnh ở phía Cambuchia. Tôi dừng lại lấy một tờ phiếu. Một cha hải quan từ trong bảo tôi chờ, hắn chạy ra lấy tờ phiếu rồi bảo tôi đưa hộ chiếu cho hắn điền (bày vẽ để vòi tiền đấy.) Tôi đòi lấy lại để điền nhanh hơn (làm sao hắn đọc hộ chiếu nhanh bằng bạn được chứ?) thì hắn nhì nhằng để ghi cho xong cái họ tên của tôi và đòi 20 baht. Bực mình quá!!! Đã làm mất thì giờ của bạn còn đòi bạn trả tiền nữa; mà bạn có phải mù chữ đâu mà hắn phải điền giùm cơ chứ. Tôi giật lại cuốn hộ chiếu và tờ giấy hắn đang cầm trên tay và bỏ đi, không quên lầm bầm: “20 baht cái ….con khỉ!”

Trời, nhìn thấy hàng người dài ngoằn đang chờ trước phòng nhập cảnh mà muốn “xỉu” hàng người nhích từ từ vào bên trong. Một cò đến gạ gẫm mấy du khách Nga đang đứng sau lưng tôi (thấy tôi tưởng Khmer hay Thái nên không thèm “dụ dỗ”) bảo trả cho anh ta 2 đô/hộ chiếu thì sẽ được đóng mộc ngay, không cần chờ đợi cho trễ xe. Mấy người ấy bàn tán và nói cái vụ này Lonely Planet có nhắc đến rồi nên ai cũng từ chối cả.

Cuối cùng cũng đến lượt tôi. Chắc họ làm việc nhiều quá nên chỉ lo đóng mộc mà không hoạch họe gì cả. Vậy là tôi xong việc đóng mộc để ở lại Cambuchia thêm một tháng mà không tốn một xu nào ở biên giới này cả.

Tôi ra ngoài thì thấy Shuttle Bus (xe đưa đón miễn phí) để đến bến xe quốc tế cách đó 5 cây số. Nếu lên Shuttle Bus này thì bạn không còn sự lựa chọn nào khác, phải đi xe hay taxi của họ rồi. Vài tài xế xe ôm bảo tôi lên xe để chở đến bến giá 2 ngàn riel. Tôi nói đi shuttle bus miễn phí mà tôi còn không đi thì mắc gì tốn tiền để cũng đi đến đó.

Tôi đi bộ ra phía ngoài, và đi dọc theo đường quốc lộ. Lúc này các bàn bán vé xe buýt được dọn hẳn phía ngoài để đón khách. Nhưng cũng chỉ có xe đi Phnom Penh thôi. Họ bảo đi Siem Rep chỉ có vào buổi sáng, còn bây giờ nếu muốn thì phải đi taxi, giá là 30 ngàn riel, tương đương 7.50 đô. Họ bảo giá nơi nào cũng giống nhau cả. Nếu chờ sáng hôm sau thì giá vé xe buýt là 5 đô và nếu đi ngay thì giá vé taxi là 30 ngàn riel (shared taxi chứ không có được một mình một chiếc đâu.) Có vài người gạ gẫm tôi đi taxi của họ giá 25 ngàn riel.

Tôi đi bộ thì một chiếc taxi chở 4 người phía sau (có hai ông Ấn độ to đùng) và một cô gái ở băng ghế trước bảo tôi lên. Họ đi đâu đó, nói địa danh bằng tiếng Khner nên tôi không hiểu nhưng đại ý là không đi Siem Rep nhưng vẫn bảo tôi lên. Họ bảo 30 ngàn riel. Tôi không chịu. Họ bảo 25 ngàn; tôi nói 20 ngàn thôi; họ bảo không được. Tôi bỏ đi. Họ dừng lại bên đường chờ khách. Không có. Tôi đi bộ nhưng càng đi thì càng không thấy taxi nữa. Tôi đang định bụng quá giang xe tải thì chiếc taxi lúc nãy chạy đến bảo tôi lên đi. Họ vẫn không chịu hạ giá. Tôi nghĩ bụng 25 ngàn tương đương 6.25 đô nhưng không tốn tiền khách sạn ngủ lại Poipet nên lên xe luôn.

Họ hỏi tôi là người nước nào. Tôi nói Khmer. Họ không tin và nói chắc tôi là người Thái hay Philippines. Tôi không thèm đính chính. Thì ra nơi họ đến là Sisophone. Họ đưa khách về tận nhà và chọc quê tôi là tại sao người Khmer mà không biết địa danh bằng tiếng Khmer (Sisophone là tiếng Anh, tiếng Khmer gọi khác.) Tại Sisophone, anh chàng tài xế “bán” tôi cho một xe taxi khác đi Siem Rep với giá 5 ngàn kíp và dặn tôi trả tiền cho anh chàng tài xế mới 25 ngàn kíp. Vậy là với 6.25 đô, tôi có thể yên tâm về đến Siem Rep.

Chiếc taxi mới còn vui hơn chiếc cũ nữa. Ghế tài xế mà có đến hai người ngồi (họ nhét khách) Ghế sau 5 người. Ghế trước 3 người, 1 người ngồi chung ghế tài xế luôn mới ớn!!!!

Tuy nhiên cuối cùng tôi cũng về đến Siem Rep vào lúc 6h30 tối. Họ chở tôi về tận Garden Village luôn ấy!!!

Tóm lại, tôi có thể ở lại Cambuchia đến tận ngày 03/02/2012 đấy nhé!!!

Kỳ sau: Campuchia (12): “Xông pha” vào căn cứ địa của Khmer Đỏ (phần 1)  

1 nhận xét:

  1. Mình cũng đã đến đây và qua Thái nhưng bạn may ở chỗ là bạn đi trước khi cái quy định người cầm hộ chiếu Việt Nam phải đưa 20.000bath ra trước máy quay... haizz nhục dã man! Nhưng hôm đó mình tám với thằng cha hải quan là mình chỉ qua chợ thôi, mình rất thích chợ đó vì nó rất nổi tiếng... thế là nó cho qua, bắt tay 1 cái lấy hên ^^

    Trả lờiXóa