CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Vì sao tôi đọc sách?

Nhân dịp trên Facebook một người bạn có đăng bài viết sau nên tôi copy lại đăng trên blog cho mọi người đọc tham khảo và sẳn thói nhiều chuyện nên viết lời bình cho lá thư này luôn nha mọi người. Lời bình nằm phía dưới lá thư:

"Gửi con thân yêu của mẹ,
Con à. Gần đây mẹ thấy con không được vui.
Tối hôm qua lúc mẹ bảo con làm bài tập về nhà, con đã cảm thấy phiền phức và cãi lại mẹ: "Việc gì phải ép con, mẹ có biết làm bài tập thì phải đọc sách, mà đọc sách là việc cực khổ nhất thế gian này không?"
Đương nhiên mẹ biết con ạ. Nhưng cho dù vậy, mẹ vẫn phải ép con đọc sách, cho dù việc đó có nhọc nhằn thế nào.
Mẹ đã ở trên thế gian này hơn 40 năm rồi, cách nhìn cuộc sống theo tháng năm cũng có nhiều đổi thay. Duy chỉ có quan điểm "nhất định phải đọc thật nhiều sách", mẹ tin rằng mẹ có thể giữ đến cuối cuộc đời.
Cách đây vài ngày, mẹ với vài người bạn thân trong khi tán gấu đã tính nhanh thế này:
Một đứa trẻ từ khi bắt đầu đi học đến khi tốt nghiệp đại học, trung bình mất khoảng 16 năm. Nếu như trong khoảng thời gian đó không dành bất kì khoản nào vào việc mua sách, chúng ta có thể tiết kiệm được ít nhất 50 triệu.
Vậy nhưng tại sao không nhà nào đoái hoài tới khoản tiền này, lại ép con mình cực khổ rèn giũa, tối ngày đọc sách học bài?
Đó là bởi vì: Đọc sách, là khoản đầu tư có lãi nhất của đời người. Sách chính là nguồn sáng soi tỏ con đường con đi.
Con phải tin mẹ: Đọc sách thực sự có ích.
Thứ nhất, mẹ tin con cũng đã biết, đọc sách giúp con trở thành người tri thức.

Ngày đi học đầu tiên, thầy giáo đã nói với con câu này. Đây cũng là đáp án chính xác nhất mà con biết sẽ phải trả lời khi được hỏi.

Nhưng mẹ nghĩ dường như con vẫn chưa hiểu được tri thức được sử dụng để làm gì, trừ việc giúp con đạt điểm cao trong các bài thi.
Vậy nên mẹ muốn bật mí với con rằng, những tri thức mà bây giờ con đang thấy chết trong đống sách vở ấy, sau này tất cả đều hồi sinh trở lại trong cuộc sống của con.
Con có nhớ môn vật lý con đang học có từ "Chuyển động quay" không? Từ này sẽ xuất hiện trong sách hưởng dẫn sử dụng máy giặt của con, và vì con đã đọc từ này, con có thể hiểu nó một cách dễ dàng. Nếu như tất cả các từ chuyên môn trong quyển sách con đều hiểu, rất nhanh chóng con có thể vận hành máy giặt của mình.
Con để ý bà hàng xóm cạnh nhà mình chứ? Con gái bà mất hơn một tuần mới có thể dạy bà cách bấm vài nút trên điện thoại. Con gái đi vắng, ở nhà không biết dùng nồi cơm điện thế nào, bà ấy mất hơn 40 phút để gọi điện cho con, hỏi khàn cả giọng mà cuối cùng vẫn không biết cắm cơm thế nào.
Những sách con đọc được trong giờ học văn, nếu như không giúp con đọc hiểu sách hướng dẫn, thì ít nhất cũng giúp con biểu đạt tốt hơn suy nghĩ của mình.
Những bài con phải đọc trong giờ học toán, có thể giúp con tính nhẩm nhanh số tiền phải trả, tiền thuế phải nộp khi mua nhà, từ đó lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý.
Những kiến thức con đọc được trong giờ địa lý, giúp con biết được cá ở đâu ăn ngon, cà phê chỗ nào uống đậm đà.
Những kinh nghiệm con đọc được trong giờ mỹ thuật, giúp con biết được rằng phối đồ màu tím với màu vàng trông sẽ rất kinh, phối màu hồng với màu vàng trông sẽ dịu mắt hơn…
Tri thức là vũ khí, là lá chắn tuyệt vời nhất của con trong cuộc sống này. Nếu như con có tri thức, bất cứ thứ gì con cần, đều sẽ là của con.
Mẹ không dám khẳng định tất cả những gì con đọc đều mang lại lợi ích, nhưng mẹ tin chắc khi con trưởng thành, con sẽ thấy rằng mọi kiến thức con có được đều tới từ đại đa số những thứ con đọc ngày hôm nay.
Thứ hai, người đọc sách nhiều kiếm tiền giỏi

Khi đọc đến đây, con có thể phản bác mẹ rằng: Có người đọc cả đời, rốt cục chỉ đi làm thuê cho người lười đọc. Con cũng có thể lấy dẫn chứng về bà lão nhà bên, chỉ bán bánh rán thôi cũng có thể mua được 3 căn nhà, đọc sách có lẽ chả quan trọng đến vậy.

Nhưng con quên mất một điều rằng, tất cả những dẫn chứng con vừa nêu ra, chỉ là trường hợp đặc biệt.
Chúng ta không thể lấy những điều hiếm gặp để làm chuẩn mực cho cuộc sống. Nếu một người qua đời vì bị nghẹn cơm, liệu con có rút kinh nghiệm bằng cách khuyên gia đình mình tuyệt thực không?
Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế rằng:
Người bán bánh rán mua được ba căn nhà là người hiếm có ở đời. Còn người đọc nhiều hiểu sâu, kiếm tiền mua 3 căn nhà, thậm chí 13 căn, trên đời này không thiếu.
Con có thể đọc được ở đâu đó rằng: Tiền không phải là tất cả. Đúng, tiền không phải là tất cả, nhưng chúng ta cần tiền.
Tiền có thể không mang tới cho con hạnh phúc, nhưng thiếu tiền chắc chắn là cội nguồn của những khổ đau.
Bây giờ con tiêu tiền của mẹ mà chẳng có chút cảm giác gì. Nhưng khi con trưởng thành, tiêu những đồng tiền bản thân con kiếm được, con sẽ thấy tiền quan trọng như thế nào.
Con có thể vì tiết kiệm một đồng mà đi bộ đến nơi làm việc.
Con có thể rất muốn nhưng vẫn không đến nhà đồng nghiệp dùng cơm, vì biết tương lai không mời lại người ta được.
Con có thể không trả được tiền thuê nhà, không biết tương lai rồi sẽ trôi dạt về đâu.
Trên đường đời không tránh khỏi những lúc khó khăn gian khổ, con có thể cảm thấy buồn, thậm chí cô đơn. Nhưng nếu có tiền, cuộc đời sẽ dễ sống hơn.
Thứ ba, đọc sách khiến con trở thành người tuyệt vời hơn.

Bữa trước mẹ dắt con nghe thuyết giảng, trên đường về nhà con đã khen người diễn giả ấy không ngớt lời. Con bảo mẹ rằng trong tương lai con muốn trở thành một người xuất chúng như người diễn giả ấy.

Con hẳn cũng biết rằng, để có thể được như vậy, người diễn giả ấy đã phải đọc rất nhiều. Vốn kiến thức có được từ việc đọc sách đã trở thành lớp trang điểm hoàn hảo nhất giúp người diễn giả trở nên có sức hút với người nghe.
Ngược lại, nếu gặp một người ngu muội, cử chỉ lỗ mãng, nói ra toàn những điều dung tục, con có buồn quan tâm anh ta nói gì không?
Để được như bà diễn giả nọ, tất nhiên đây không phải việc ngày một ngày hai mà thành, con phải bỏ nhiều mồ hôi nước mắt tôi luyện bản thân. Muốn thành tài, phải khổ luyện. Nhiều người vì ngại khổ, ngại khó mà từ bỏ việc đọc.
Những quyển sách con đang đọc bây giờ, mẹ tin có những sách con đọc không hiểu, không biết để làm gì, vì vậy con cảm thấy chán nản, nhụt chí.
Mẹ cho rằng con không cần phải ngay lập tức hiểu toàn bộ những gì con đọc. Con chỉ cần biết, tất cả những gì con đọc đều sẽ bổ trợ con trên đường đời, bằng cách này hay cách khác. Những người đi trước đã dò đường giúp con rồi, con chỉ cần đi theo chỉ dẫn của họ thôi.
Đường đời của những người lười đọc suy cho cùng đều có nét tương đồng. Người lười đọc chả mấy chốc sẽ trở nên dốt đặc, không thấy được tầm quan trọng của việc học, tự huyễn hoặc rồi tự hài lòng với bản thân. Khi mọi cánh cửa đóng lại với họ, họ bừng tỉnh thì đã quá muộn rồi.
Họ không hiểu vở kịch này hay chỗ nào, cũng không tài nào đoán ra nổi ý nghĩa bức hoạ trước mặt.
Họ không biết đối nhân xử thế, không biết cách tha thứ cho người khác, không biết cách ăn nói.
Họ không biết cách giáo dục con cái, hoặc là đánh con khóc, hoặc là giận con quá mà khóc.
Họ mệt mỏi, kiệt sức đón ngày mới bắt đầu.
Con à, mẹ hi vọng mai này con sẽ không trở thành họ.
Không sợ con nghèo, chỉ sợ con trở thành người không có tri thức.
Không sợ con khổ, chỉ sợ con trở thành người không có năng lực.
Không sợ con khác biệt, chỉ sợ con cảm thấy cuộc đời vô vị.
Không sợ con thất bại, chỉ sợ con đánh mất niềm tin.
Nếu con không muốn những điều đáng sợ này trở thành sự thực, hãy chịu khó đọc sách.
Sách là kho báu quý giá nhất của nhân loại, là nơi hội tụ những gì tinh tuý nhất của người đi trước. Chỉ cần con kiên trì, con sẽ mở được hòm kho báu này, và những báu vật bên trong sẽ giúp cuộc sống của con trở nên giá trị hơn.
Không có báu vật, tất cả những gì con có chỉ là hai bàn tay trắng.
Với báu vật trong tay, con sẽ sở hữu sức mạnh của thiên xa vạn mã, như thế có vô só người đang lặng lẽ nâng đỡ con từ hậu phương.
Một ngày không xa, một ngày kiếm tiền của con có thể bằng cả tháng lương của người khác, con có thể đạt được những điều mà người khác cả đời không dám mơ tới, có thể góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn,...Đến lúc ấy con sẽ nhận ra, tấm vé để con bước vào cuộc đời nhiệm màu ấy, chính là kết tinh của những kiến thức ngày xưa con vất vả đọc.
Cố lên con yêu. Dù hiện tại có mệt mỏi, nhưng tương lai tươi sáng đang đợi chờ con ở phía trước".

(St)


Lời bình (lời bình là nói cho sang chứ đúng nghĩa là “lời nhiều chuyện” – tại vì tôi nhiều chuyện quá mừ!)

Tội nghiệp đứa con của bà mẹ này quá hà! Đọc sách mà bị ép như thế này thì còn gì là niềm vui của việc đọc sách! Lúc ấy trở thành robot đọc sách. Bà mẹ quá máy móc, tước đoạt đi niềm vui đọc sách của người con!

Biết sao tôi biết vậy không? Vì tôi đọc sách đến trình có thể xem là mọt luôn nè! Nhưng tôi đọc là vì tôi thích chứ không vì bất kì lý do nào nữa cả. Tôi bắt đầu đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ năm học lớp 6 lận kìa. Biết sao không? Vì bà chị thứ 3 của tôi, lớn hơn tôi 4 tuổi, bả ghiền tiểu thuyết lắm nên tìm mọi cách nhịn ăn nhịn mặc để dành tiền mua sách tiểu thuyết về đọc. Nguyên tủ sách của bả tôi đọc sạch trơn, có cuốn còn đọc 2 lần nữa chớ. Nguyên năm học cấp 2 của tôi, tôi toàn đọc sách chữ không nha, tiểu thuyết tình cảm, lịch sử, kiếm hiệp gì cũng lôi ra đọc tuốn tuồn tuột.

Chẳng những vậy mà trong nhà tôi bất cứ cái thứ gì mà có chữ viết tôi đều lôi ra đọc hết. Hồi xưa ba mẹ tôi là giáo viên nhưng bỏ nghề cũng lâu lâu nên tôi là người hay lục lọi nhà kho lắm. Biết lục để làm gì không? Để kiếm sách đọc đó. Cứ cái thứ gì có chữ là tôi lôi ra đọc tuốt, chả cần biết đó là cái gì luôn. Tôi bị nghiện chữ nha mọi người. Cứ thấy chữ là đọc hà. Thậm chí khi đi học mua ổ bánh mì hay gói xôi ăn sáng mà người ta gói bằng báo. Ăn bánh xong là tôi cầm luôn tờ giấy gói nham nhở đọc để xem nó nói cái gì. Đi đường mà gặp bảng hiệu là tôi đọc hết, chả bỏ thứ gì. Cái thói nghiện chữ này nó ăn sâu vào gen, vào máu rồi, hổng có ai dạy tôi cả, và trong nhà tôi chưa ai từng ép buộc tôi phải đọc sách hay học bài gì. Tôi toàn tự làm không đó. Cho nên phải nói là ba mẹ tôi nuôi tôi khỏe re hà, khỏi phải lên tiếng nhắc nhở gì cả, tôi bị nghiện chữ mừ. Cứ thấy chữ là đọc.

Đọc lây lất riết hết cấp 2 thì toàn bộ sách trong nhà bị tôi đọc hết rồi. Cái tôi lên cấp 3 thì nhỏ em út nhỏ hơn tôi 4 tuổi mê truyện tranh nên nó cũng nhịn ăn nhịn mặc tìm mọi cách mua truyện tranh về đọc, nào là Đô rê mon, nào là thám tử Conan, nào là Nữ hoàng Ai Cập. Cái tôi đọc ké nó, hết cuốn này đến cuốn khác, hết bộ truyện này đến bộ truyện kia. Có cuốn nó mới mua về, chưa kịp đọc do bận đi học, tôi ở nhà rình rình lấy ra đọc trước nó luôn hehehe. Có khi nó phát hiện la ỏm tỏi. Hoặc có khi nó mượn hay đổi truyện với bạn bè nó cũng bị tôi rình lấy đọc hết.

Mọi người thấy tôi phát triển ngược ghê chưa! Tôi đọc truyện chữ trước khi đọc truyện tranh. Nhưng mà đọc truyện tranh thì làm sao mà thỏa mãn cơn nghiện chữ được chớ. Nói đến đây mọi người có phát hiện ra bí mật là tôi toàn đọc ké chứ tôi chả bao giờ bỏ tiền ra mua sách cả hehehehehehehehe. Số tôi là số ăn ké ở ké đọc ké mừ. Đọc ké vậy mà thích, còn sau này có bỏ tiền ra mua sách thì tôi lại chả đọc những quyển sách mình mua. Tôi lên mạng đọc ké truyện trên mạng lại thích hơn là tự mua về đọc. Đúng là số đọc ké nha! Cũng may là người như tôi thuộc thiểu số chứ ai cũng như tôi thì các nhà xuất bản đóng cửa hết đấy chứ! Hahahaha

Quay lại kể chuyện tiếp là năm học cấp 3 tôi đọc truyện tranh thì làm sao mà thỏa mãn cơn nghiện chữ được chứ! Dĩ nhiên là không thỏa mãn rồi, nhưng mà sách chữ trong nhà bị tôi đọc hết rồi, làm sao giờ ta! Hổng có ngu mà bỏ tiền ra mua sách đâu nha hehehehe. Biết tôi thỏa mãn cơn nghiện chữ bằng cách nào không mọi người? Cách độc nhất vô nhị đảm bảo các bậc cha mẹ cực kì thích. Tôi bắt đầu đọc từ điển. Hổng biết vì lý do gì mà trên bàn học tôi xuất hiện quyển từ điển Anh-Việt vừa to vừa dày nên rất nặng. Nặng đến mấy kí lô lận đó. Do nặng quá nên tôi không bao giờ cầm xuống mà để ngay trên bàn và ngồi đọc từ điển cho đỡ cơn ghiền chữ. Từ điển Anh-Việt thì đọc tại chỗ vì nó quá nặng. Ngoài ra tôi còn có cuốn từ điển Anh-Anh của đại học Oxford. Từ điển toàn là tiếng Anh nhưng trong đó có hình. Quyển từ điển nhỏ nhỏ xinh xinh cầm trong lòng bàn tay như quyển kinh thánh. Đi đâu (kể cả đi ị) tôi cũng cầm theo quyển từ điển để xem hình. Tôi lật đại một trang nào đó, rồi nhìn hình vẽ, rồi tìm chữ trong hình vẽ, rồi đọc hết trang từ điển có hình vẽ ấy luôn. Vậy mà khoái, cứ đọc hoài, đọc riết, hổng biết có thuộc lòng nguyên cả cuốn từ điển ấy không ta! Nhưng tôi đọc là vì tôi bị nghiện chữ nên có thuộc hay không cũng đâu có sao! Tác dụng phụ của việc nghiện chữ mà không có truyện để đọc nên buộc phải đọc từ điển cho đỡ cơn nghiện là tôi trở thành cuốn từ điển trong mắt mấy đứa bạn ngồi cạnh tôi trong lớp nha mọi người. Tôi biết nhiều từ vựng tiếng Anh hơn tụi nó! Tụi nó hổng biết từ nào mà làm biếng tra từ điển thì hỏi tôi hahahahaha.

Tôi đọc sách là do tôi bị nghiện chữ chứ chẳng vì lý do nào cả. Nhưng qua việc đọc sách ấy tôi phát hiện ra những điều sau:
1.    Đọc sách giúp cho việc viết vô cùng dễ dàng. Tôi mà muốn viết cái gì là tự động viết, viết cực kì nhanh, hổng có phải đắn đo suy nghĩ vất vả gì cả. Việc viết đối với tôi dễ như uống nước vậy đó.
2.    Nói năng vô cùng lưu loát. Tôi mà nói thì cả thiên hạ không ai chen vào được lời nào là vậy đó. Rồng bay phượng múa, nước chảy mây trôi, hổng có chen vào được đâu nha cưng, chỉ có biết ngây người ra mà ngồi nghe thôi hà hihihi.
3.    Suy nghĩ lo gic mạch lạc. Do những câu cú lô gic trong sách nên tiếp xúc miết với sự lô gic thì tự nhiên phải lô gic theo thôi chứ sao. Nhờ tư duy lô gic nên khi viết thì chữ tuôn trào như thác, khi nói thì phượng cuốn mây trôi là vậy đó.
4.    Cái giống quỷ gì cũng biết hết. Đọc càng nhiều thể loại sách khác nhau thì càng biết về các lĩnh vực khác nhau, gọi là trên thông thiên văn dưới tường địa lý.

Bây giờ mấy đứa trẻ trẻ mà hỏi tôi có khuyên tụi nó đọc sách không thì tôi nói luôn là KHÔNG. Biết sao không? Tôi đọc là do tôi bị nghiện chữ chứ không phải vì tôi thèm khát những lý do trên mà tôi tự ép mình phải đọc. Đọc sách là một nghệ thuật sống, không phải là mục đích để đạt được điều này điều kia. Biến nghệ thuật thành mục đích thì trở nên máy móc. Cái gì là nghệ thuật thì khi mình làm điều ấy mình làm rất nhẹ nhàng và tự nguyện cùng với niềm say mê cao độ không gì dập tắt nổi. Còn cái gì trở thành mục đích thì mình trở nên mệt mỏi vì phải lao theo nó để thỏa mãn nó.

P.s 1 Bởi vậy tôi đâu có ngu gì khuyên mấy đứa nhỏ đọc sách. Ai cũng đọc sách hết thì ai cũng nói/viết tuôn trào như mây trôi nước chảy thì đâu có chỗ cho tôi độc thoại giữa quần chúng nữa đâu ta! Thấy tôi tính khôn ghê chưa mọi người! hehehehe
P.s 2 Có người thấy tôi quá là bất khả chiến bại trong nói năng (và chửi bới) nên ủ mưu lật đổ ngai vàng của tôi nha mọi người hahahaha. Muốn lật đổ ngai vàng của chụy thì dễ lắm nha bây. Để chụy chỉ luôn cho nè!
Thứ nhất, đọc tối thiểu 50 quyển sách/năm.
Thứ hai, trở thành chiến binh giống như chụy nè!
Biết sao không? Vì đọc sách cũng chỉ là lý thuyết thôi. Trở thành chiến binh cuộc sống mới là phần thực hành. Nắm vững lý thuyết và thực hành nhiều hơn chụy thì lật đổ chụy quá dễ thôi mừ. Có ai dám làm không vậy hihi?????