CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Vì sao ăn thịt lại dễ bị bệnh??????


Động vật là sinh vật sống và hễ ở đâu có sự sống thì ở đó có sự ham sống. Khi các con vật bị giết chết để làm thịt thì sự ham sống sợ chết trỗi dậy. Con vật khi bị giết sẽ nổi giận rằng tại sao nó phải bị giết và sự sân hận ấy được lan truyền khắp cơ thể nó. Do đó, khi ta ăn thịt cũng đồng nghĩa là ta nuốt sự sân hận của con vật bị giết vào người. Sự sân hận đựợc tích lũy từ từ và đến một lúc nào đó sẽ gây bệnh cho cơ thể chúng ta. 


Hãy hình dung các bạn nhé: thịt động vật thực ra là xác chết; mỗi khi chúng ta ăn thịt là mỗi lần chúng ta nạp xác chết vào người; hóa ra cơ thể chúng ta chỉ là một cái nghĩa địa hay nấm mồ tập thể của vô số xác chết của các động vật khác nhau. Một nghĩa địa càng có nhiều xác chết thì càng tanh tưởi; do đó cơ thể của người ăn càng nhiều thịt thì càng xú uế, đó là chưa kể số lượng sân hận từ thịt của các con vật được chúng ta nuốt vào người. 


Những con vật càng lớn thì sự đau đớn và sự sân hận khi bị giết càng lớn; do đó nếu càng ăn nhiều thịt của chúng thì càng dễ bị bệnh hơn. 


Àh, bây tôi giờ thì tôi hiểu vì sao trong y học, nhiều bệnh nhân được bác sĩ khuyên là tránh ăn thịt đỏ. Do thường thịt đỏ là thịt của những con vật lớn, có bốn chân. 


Tôi cũng hiểu luôn là tại sao người ta phải dùng phương pháp sau cho những ai muốn bỏ ăn thịt và tập ăn chay. Đó là đầu tiên tránh ăn thịt của động vật bốn chân (thường là thịt đỏ); sau đó thì tránh ăn thịt của động vật hai chân (thường là thịt trắng) và cuối cùng là tránh ăn thịt của động vật không chân.


Tôi cũng hiểu luôn là tại sao ở nhiều trường phái yoga và thiền, bước đầu tiên là phải kiểm soát cơ thể qua việc ăn uống. Họ bảo rằng thịt chứa nhiều nguyên tố nặng sẽ kéo cơ thể xuống; trong khi đó ngũ cốc, trái cây chứa nhiều nguyên  tố hướng thượng sẽ gíup cơ thể nhẹ nhàng thanh thoát làm bước đệm cho việc tiến đến  một linh  hồn thanh cao thoát tục.


Hóa ra trong một bài viết ngắn ngủi này mà tôi tự hiểu ra nhiều điều quá nhỉ! Tôi nên tự cảm ơn mình mới đúng chứ.


2 nhận xét:

  1. Thế chị Dung ăn chay hay ăn thịt thế ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ăn chay hay ăn thịt không quan trọng. Quan trọng là không tham đắm vào thức ăn và không sát sanh. Nếu cứ khăng khăng vào thức ăn chay thì đó là một dạng dính mắc và tham đắm; nếu cứ chăm chú vào thịt để nuôi dưỡng cơ thể và làm ngơ trước sự sống của các sinh vật sống khác thì đó là sát sanh. Mục đích tôi viết bài trên đâu phải là để đả kích việc ăn mặn và khuyến khích việc ăn chay mà chỉ để khuyên mọi người tránh lạm dụng sanh mạng của sanh vật khác để nuôi sanh mạng của mình vì mục đích dinh dưỡng, bổ béo,....

      Xóa