Bài viết dưới đây không phải do tôi viết mà của chị Đinh
Hằng viết. Do bài quá hay và chi tiết nên tôi copy vào đây giới thiệu cho mọi
người đọc. Tôi chưa bao giờ sử dụng couchsurfing (du lịch ở nhờ) trong hành
trình của mình nhưng sau khi đọc xong một loạt bài viết của chị Đinh Hằng về
vấn đề này, tôi quyết định thử một lần xem sao!
Xin mời các bạn đọc lọat bài của Đinh Hằng về couchsurfing
nhé!
Bốn biển là nhà
Dinhhang.com - Điều khó học nhất khi bạn ở trên những cung đường không quen là tin một người xa lạ. Việc ấy nghe chừng giản đơn, nhưng khó khăn đến không ngờ. Và tôi cũng như hàng triệu Couch Surfer khác đã làm được một việc là giao toàn bộ căn nhà của mình cho những Couch Surfer đến từ những vùng trời xa xôi. Bởi Couch Surfing là thế giới của những trái tim không biết sợ hãi.
Mời bạn xem qua về Couch Surfing nếu chưa biết về cộng đồng này:
“Couch Surfing” được hiểu đơn giản là “lướt trên ghế xô pha”, tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể dành một căn phòng, một chiếc giường thậm chí cả một chiếc nệm cho những Couch Surfer. Vì là dân du lịch bụi, họ không quan tâm nhiều lắm đến việc phải có tiện nghi đầy đủ và sang trọng.
Người quen ở vùng đất lạ
Michael Wigge (35 tuổi, nhà báo, nhà văn, nhà sản xuất phim người Đức) vừa hoàn thành chuyến du ngoạn vòng quanh thế giới, từ Châu Âu đến tận Nam Cực. Trong suốt hành trình dài dằng dặc ấy, trái với suy nghĩ của nhiều người, Michael hoàn toàn không tốn bất cứ chi phí nào, dù là đồng xu nhỏ nhất. Anh đã có được thức ăn miễn phí từ hơn 500 nhà hàng, ngủ miễn phí trong 40 ngôi nhà. Trở về nhà, Michael gửi tin nhắn cảm ơn cho hàng chục Couch Surfers tốt bụng mà anh đã gặp trong lúc băng qua 11 quốc gia, những người đã cho anh bước vào nhà họ và trải qua những đêm hoàn toàn miễn phí dù chưa bao giờ gặp anh trước đó.
“Suốt hành trình của mình, tôi ngủ trong nhà của khoảng 20 Couch Surfers. Họ đáng yêu không thể tin được và giúp tôi đi du lịch mà không tốn một đồng nào.” Micheal kể lại “Ở Panama, tôi thậm chí sở hữu cả biệt thự của một Couch Surfer khi ông ấy không ở đó. Chỉ sau cuộc nói chuyện trên mạng, người đàn ông ấy để lại chìa khóa căn nhà cho tôi với lời nhắn “Hãy ở lại trong một tuần và thoải mái dùng đồ ăn để trong tủ lạnh.”
Couch Surfer người Đức Michael Wigge đã chu du đến tận Nam Cực mà không mất một đồng nào, nhờ xin ở nhờ từ những người bạn chưa bao giờ gặp mặt.
Còn Nguyễn Phạm Xuân Quỳnh ( 22 tuổi, sinh viên người Việt Nam) thì lại có một khoảng thời gian tuyệt vời với hai Couch Surfers người Mỹ khi du lịch tới thành phố đắt đỏ New York, nơi mà ngay cả nhà trọ rẻ tiền nhất cũng tốn của dân du lịch bụi từ 20-30 USD. Cô tâm sự rằng hơn cả là một nơi ở mà không tốn đồng nào, những Couch Surfers đón tiếp và chăm sóc cô như thể người nhà.
“Sau một buổi tối ngồi xe bus, và cả vài tiếng đồng hồ mò đường và mò tuyến xe bus từ trung tâm New York ra nhà của Angela, mình đói quá nên lấy mì gói ra ăn. Angela thấy thế thì không cho, và đưa tô cháo có sẵn trong tủ lạnh ra hâm cho mình ăn. Lúc đó mình cảm thấy ấm áp đến lạ lùng. Ở với Angela, mình được chăm sóc chu đáo như trẻ mới lên ba: Trước khi mình ra khỏi nhà để thăm thú New York, chị ấy luôn đưa trái cây, rồi bịch bánh quy, hỏi xem mình có nước hay chưa…”
“1000% tuyệt vời” là điều Couch Surfer Bruno Smith (40 tuổi, chuyên viên tư vấn người Brazil) đánh giá về khoảng thời gian mà anh cùng đi tham quan, ăn thức ăn đường phố và ngồi uống cà phê giữa công viên trung tâm Sài Gòn với một Couch Surfer địa phương. Anh thậm chí còn “vouch” cho Couch Surfer người Việt này, hành động cao nhất để đánh giá về độ tin cậy của một thành viên trong cộng đồng.
“Cô ấy rất dễ thương, chúng tôi đã cùng trải qua một ngày tuyệt vời ở Sài Gòn. Cô luôn luôn sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm, nhưng điều quan trọng nhất cô ấy cực kì dễ tính, có thể nói chuyện về mọi lĩnh vực. Cô khiến thời gian ở Sài Gòn của tôi 1000% tuyệt hơn rất nhiều.” Bruno nói.
Xuân Quỳnh – Couch Surfer người Việt cùng các Couch Surfer khác tại Mỹ.
Với Sabine Wolf và Werner Voetsch (32 tuổi, sinh viên và lái tàu hỏa người Áo), quãng thời gian ngắn ngủi tại Sài Gòn đã trở nên đáng nhớ hơn nhiều, dù gặp phải sự cố bị cướp, mất giấy tờ và thẻ tín dụng. Couch Surfer người Việt đã giúp họ nói chuyện với công an, khai báo với lãnh sự quán, cũng như học tiếng Việt để tiếp xúc với người địa phương. “Dù gặp sự cố đáng tiếc, chúng tôi may mắn vì có người bạn địa phương đã giúp đỡ rất nhiều”. Sabine kể lại.
Những Couch Surfer trên đây chỉ là số ít trong hơn 4,4 triệu trường hợp xin ở nhờ miễn phí và kết bạn thành công, và hơn 4,3 triệu mối quan hệ bạn bè được thiết lập trên thế giới, thông qua Couch Surfing.org, một cộng đồng kết nối hàng triệu trái tim đam mê xê dịch trên 252 quốc gia và vùng lãnh thổ, kể cả những nơi xa xăm nhất như Nam Cực. Chỉ cần một tin nhắn qua trang web này, bạn đã có một người bạn địa phương sẵn sàng cho ở nhờ trong vài ngày, đi chơi hoặc sẵn lòng làm hướng dẫn viên du lịch cho bạn.
Vượt lên mục đích ban đầu là một chỗ ngủ qua đêm, Couch Surfing giờ đây là cộng đồng của hàng triệu dân du lịch bụi ham thích trao đổi văn hóa, chia sẻ kinh nghiệm và giúp đỡ nhau trên hành trình xuyên qua những vùng đất lạ, với tinh thần: “Hãy cho đi những gì bạn muốn nhận lại”.
Sabine và Werner (Áo) tại Sài Gòn.
Những người bạn từ khắp nơi trên thế giới
Tony (27 tuổi, người Scotland) ngồi kể say sưa cho tôi những câu chuyện mà anh từng nghe và đọc về Hồ Chí Minh. Điều đáng ngạc nhiên không phải là chuyện anh biết nhiều đến thế về vị lãnh tụ của dân tộc tôi, mà vì đó là nguyên nhân duy nhất khiến Tony và Rachel chọn Việt Nam là điểm đến không thể thiếu trong hành trình vòng quanh Châu Á của họ.
Rachel và Tony là hai trong số nhiều Couch Surfers mà tôi may mắn được gặp trong những ngày đầu làm chủ nhà tại TP.HCM. Họ ngồi trong căn phòng chung cư nhỏ bé của tôi, ăn những món ăn Việt Nam và nói chuyện rôm rả với tận đêm với một anh chàng người Bỉ khác tên Eloi.
Eloi (33 tuổi, nhà làm phim người Bỉ) là một anh chàng rất thú vị. Quyết định đi vòng quanh Châu Á sau khi hãng phim của mình không vượt qua được những tháng năm khó khăn vì nền kinh tế xuống dốc, Eloi không đi du lịch để tham quan, điều khiến anh ta cảm thấy thích thú nhất là gặp, nói chuyện và uống một chút với các Couch Surfer địa phương.
“Thật tuyệt vời khi thấy Couch Surfer đến từ khắp nơi trên thế giới và nói với nhau cùng một thứ tiếng ngay giữa Sài Gòn.” Eloi thốt lên lúc ngồi giữa buổi tiệc gặp gỡ của dân du lịch trong một Irish pub (quán rượu kiểu Ireland, nơi ưa thích của dân đi bụi).
Từ trái qua: Người viết và các Couch Surfer: Abby (Mỹ), Kiki (Đan Mạch), Marit (Na Uy). Abby hiện đang làm giáo viên tình nguyện tại Philippines, còn Kiki và Marit đang học một khóa ngắn về văn hóa và kinh tế tại Hội An, Việt Nam.
Tự nhận mình khác biệt hoàn toàn với những khách du lịch theo tour và ở trong khách sạn sang trọng, các Couch Surfer phần lớn là dân du lịch bụi, ham thích tìm hiểu về vùng đất nơi mình tới, không phải bằng lời thuyết trình của hướng dẫn viên du lịch mà qua những cuộc trò chuyện với Couch Surfer địa phương. Sống cuộc sống thường nhật của dân địa phương, ăn ở những nơi dân bản địa ưa thích và sử dụng phương tiện công cộng tại thành phố dường như là “cuộc sống trong mơ” mà bất cứ dân du lịch bụi nào cũng mong muốn có khi đến một vùng đất không quen.
Ngày nay, trong cộng đồng Couch Surfing rộng lớn tại hơn 88,2 ngàn thành phố riêng biệt, dân đi du lịch bụi cũng dễ dàng tìm kiếm những nhóm nhỏ được tạo lập dựa trên đặc điểm địa lý (thành phố, quốc gia) hay sở thích (leo núi, phim ảnh) hoặc nghề nghiệp (phóng viên, người chuyên viết về du lịch). Tại đây, các thành viên có cùng đam mê có thể gặp gỡ nhau và trao đổi bất tận về những chủ đề mà họ quan tâm. Hơn thế nữa, những Couch Surfers cùng cộng đồng cũng có thể dễ dàng tạo lập một nhóm cùng làm từ thiện, học nấu những món ăn địa phương, hay đơn giản là cùng đi du lịch với nhau.
Người viết và Joel, Emmy, hai Couch Surfer người Thụy Điển chụp hình trước Nhà Thờ Đức Bà.
Nhìn thành phố cũ bằng đôi mắt mới
Tôi đang bắt đầu làm quen với việc chào đón, rồi tiễn biệt một người bạn chỉ sau vài ngày gặp gỡ. Căn phòng nơi tôi đang sống không ngớt tiếng…Anh và cả tiếng cười, bởi mỗi người đến đây đều mang những cá tính khác nhau cùng những trải nghiệm khác nhau từ nhiều vùng đất.
Logo Couch Surfing.
Và từ họ, tôi học được cách nhìn thành phố của mình với đôi mắt hoàn toàn khác. Tôi thấy rằng cái thành phố quá tải với 12 triệu người này trở nên vô cùng đáng quý khi phải sống ở một nơi mà “mỗi ngày đi làm về gặp được hai chiếc xe hơi đi ngược chiều là mừng rồi” (Emmy, 25 tuổi người Thụy Điển). Giữa một chiều hè nóng nực, lần đầu tiên tôi được…dẫn qua đường bởi một Couch Surfer và biết rằng chính những âm thanh xô bồ trên đường phố này “gợi tôi nhớ đến quê hương mình” (Bruno, người Brazil). Tôi cũng biết rằng nước mía là một thức uống vỉa hè quá đỗi tuyệt vời với Otto (36 tuổi, người Hà Lan), cũng như ly cà phê 60.000 đồng là xa xỉ với một Couch Surfer đến từ vùng đất Nam Mỹ như Victor (26 tuổi, người Mexico).
Bản đồ nơi có các Couch Surfing trên toàn thế giới.
Những khi mất niềm tin vào cuộc sống và con người xung quanh, tôi lại muốn xách ba lô lên đường, gặp những người mình không biết và học cách tin những người không quen, để biết rằng cuộc sống còn vô số những người tốt ở đâu đó mà bạn vốn chưa từng hay tới. Từ khi thành một Couch Surfer, giữa khoảng nghỉ của những chuyến đi, tôi gặp họ, đôi khi chỉ là để uống một chai bia, ăn một bữa tối, hoặc ở cùng nhà, nhưng có thể thấy cả một thế giới đang ngồn ngộn sống ngoài kia.
Đó là thế giới của những đôi chân chưa bao giờ mỏi, những trái tim không biết sợ hãi và những tâm hồn lấy sự đi và hiểu biết làm mục đích sống cho mình./.
Couch Surfing là một tổ chức phi lợi nhuận. Là một Couch Surfer, bạn có thể tham gia đón những thành viên khác đến nhà ở, hoặc ngược lại tìm kiếm một chủ nhà tốt bụng cho bạn ở nhờ nhà họ trong vài ngày lưu lại thành phố. Bạn cũng dễ dàng tìm kiếm bạn đồng hành cùng đi du lịch hoặc đi chơi với Couch Surfer địa phương. Có khoảng 2.500 Couch Surfers hiện đang sẵn sàng đón tiếp hoặc đi chơi với bạn tại TP.HCM, cũng như 4,2 triệu Couch Surfers khác trên toàn cầu.
Đông Nam Á đứng thứ 6 trong danh sách những khu vực có đông Couch Surfer nhất trên thế giới. Ba khu vực đứng đầu là Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.
Phần lớn Couch Surfer có độ tuổi từ 18 đến 29, nhưng cũng có những thành viên thuộc dạng “lão làng” phổ biến quanh 70-89 tuổi (chiếm khoảng 0,1% các thành viên trên toàn cầu.)
Tiếng Anh là ngôn ngữ được các Couch Surfer sử dụng nhiều nhất (hơn 70%), họ sử dụng tất cả 366 thứ tiếng.
Mọi hoạt động như ở nhờ, gặp gỡ, kết bạn giữa Couch Surfer đều dựa trên tinh thần tự nguyện và miễn phí hoàn toàn. /.
Đinh Hằng
Bài đã đăng trên báo Sài Gòn Doanh Nhân Cuối Tuần.
Tổng quan về Couch Surfing:
Couch Surfing cho người bắt đầu 1:
Couch Surfing cho người bắt đầu 2:
Couch Surfing cho người bắt đầu 3:
Ở trọ miễn phí trên toàn thế giới:
Bốn biển là nhà:
Dear Quynh Dung,
Trả lờiXóaThank you for another informative post. By chance, from a member of Phuot.com mentioning about you, I have become a fan of your blog the last two weeks. I love your adventure travel and also respect your insightful Buddhist thoughts. However, I think you left the readers like me hanging in your Nepal story. But that isn't important anymore. I think you know that everyone always love a good ending in every movie, novel and in life itself. In that spirit, I wish you safe and good health. I'm hoping to see more writing from you. My name is Hien and I was also originally born and raised in Go Vap.
Quá tuyệt vời.
Trả lờiXóaChúc Em vui, khỏe mạnh và may mắn trên đường đi.
Hi there, i read your blog occasionally and i own a similar one and i was just
Trả lờiXóawondering if you get a lot of spam comments? If so how do you stop it, any plugin or anything you can suggest?
I get so much lately it's driving me mad so any help is very much appreciated.