CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 26 tháng 2, 2015

Tuổi già



    Tuổi càng già, ta càng nên giản dị
    Không cao lương, mỹ vị lắm mỡ, bơ
    Không đòi này, đòi khác, gọi rồi chờ
    Một chén cơm, đĩa muối vừng cũng đủ!

    Đêm bảy tiếng, phải trọng tôn giấc ngủ
    Ngày ba lần chén bát đụng trên mâm                                                   
    Nước bốn ly ta uống rất ân cần                                                                 
    Không bia rượu nhưng cần nhiều hoa quả!
                                                         
    Nếu nợ nần thì ta lo mà trả
    Không buồn phiền, không quấy nhiễu một ai
    Sức khoẻ ta nhờ luyện tập dẻo dai
    Bỏ hút thuốc để phổi tim thật tốt!

    Chớ ngồi nhà như người đang bị nhốt…
    Rủ vợ, chồng đi bộ ở ven đường
    Ngày nửa giờ, đi hơi lẹ, bớt vương
    Chứng tiểu đường, máu cao, xương rỗng sốp…

    Mặc giản dị, vệ sinh và chỉ cốt
    Đủ ấm thân khi gió lạnh Đông về
    Nhiều bạn hiền là hạnh phúc tràn trề
    Truyện với bạn cũng làm tăng tuổi thọ!

    Tuổi cao rồi không cần chơi bát họ
    Nhưng rộng tay làm bác ái, giúp người…
    Đồng tiền ta, ta biết giúp cho đời
    Là bó hoa muôn mầu khi tạ thế!

    Bỏ tính xấu ghét ghen vì nó tệ
    Người hơn ta, ta ưu ái mừng cho
    Đố kỵ, ghen tài chẳng có hay ho
    Không chứng tỏ một tấm lòng quảng đại!

    Yếu mắt, tai và giảm hoài khí lực…
    Đừng buồn chi vì Tạo hóa sinh ra
    Hễ hữu hình là hữu hoại, gần… xa
    Ta biết thế không bao giờ buồn tủi!

    Nếu con cái chăm lo, hằng lầm lũi
    Học ra nghề để kiếm sống, mưu sinh
    Ấy là ta yên chí mọi sự tình
    Có nhắm mắt vẫn an lòng, sung sướng!

    (Sưu tầm)

Xem nguồn bài viết ở đây

Thứ Hai, 16 tháng 2, 2015

Hot boy, hot girl và hot dog - Tony Buổi Sáng



Năm 2005, Tony đi Anh có gặp bà Iris, người Hà Lan. Lúc đó mình tranh thủ tiếp thị đất nước, gặp ai cũng líu lo "welcome to Vietnam". Về email qua lại, rồi thân thiết. Một hôm, bà Iris rủ thêm bà Catherine đi qua Việt Nam chơi .Tony đưa đi Mê Công Đéo Tà (Mekong Delta) chèo thuyền ăn mận,hai bà say mê lắm. Trên đường về Sài Gòn, một bà nhác thấy bên đường là cửa hàng bán các con chó quay đang bị móc họng treo lủng lẳng, mới hỏi bán thịt gì vậy, thằng tài xế tài lanh tài lọt nói dog dog rồi cười ha hả. Hai bà tự nhiên im lặng, một lúc sau thì khóc. Tối đến hai bà không ăn gì. Tony mời ăn cơm tối, hai bà kiên quyết không ăn, mặc dù hôm trước là khen ngon và ăn khí thế, chỉ mua bánh mì rồi về khách sạn.
Sáng hôm sau bà Iris viết cái mail, nói là tối qua không ngủ được, và nói thôi đổi vé máy bay về nước sớm vì không có tinh thần đi tham quan nữa. Và cũng không muốn nói chuyện với người Việt, vì cứ nhìn thấy những cái miệng xinh đẹp kia từng cắn xé từng miếng thịt chó là hai bà bị ám ảnh. Vì đối với nhiều người, chó mèo là bạn bè. Không ai ăn thịt bạn. Thôi thì chiều ý, Tony đặt vé cho bà đi Angkor Wat rồi nối tuyến bay về Amsterdam, dù sao đến Đông Nam Á thì cũng nên đi Angkor, chứ già rồi sợ không có dịp quay lại.
Một tuần sau về nước, bà Irish mới gửi một cái mail khoe hình và nói ở Angkor, hai bà đã có một khoảng thời gian tuyệt vời. Nhắc đến Việt Nam, bà nói về có kể lại cho bạn bè ở Hà Lan nghe, ai cũng ngạc nhiên sao người Việt lại ăn thịt thú cưng. Chó và mèo là thú cưng chứ đâu phải động vật được sinh sản nhân tạo như heo bò gà, cá sấu, ba ba, đà điểu…nếu được nuôi trong nông trại vẫn có thể xem là thực phẩm. Bà nói, con gì thật ra cũng ăn được cả, thịt người nếu ướp gia vị vào thì vẫn ngon, nhưng phải tự đưa chuẩn mực đạo đức vào. Không ăn thú chó mèo vì tình cảm, không ăn thú hoang quý hiếm vì bảo vệ cân bằng sinh học cho con cháu muôn đời sau.
Bà kể truyện ngụ ngôn, rằng ngày xưa, khi muôn loài được sinh ra, chó mèo còn ở trong rừng. Loài người mới kêu về ở chung, loài chó sẽ trung thành tuyệt đối, là loài thú duy nhất tôn thờ con người, ăn chất thải của con người. Dù chủ có giàu có hay nghèo khổ, nó vẫn theo, vẫn vẫy đuôi mừng, nên mình có quyền định đoạt, tức có thể đánh, nó sẽ nằm im cho đánh chết, nhưng có ra điều kiện là không được ăn thịt nó. Loài người hứa rồi quên. Người châu Âu cũng từng ăn thịt chó mấy thế kỷ trước, dẫn đến hành vì báo oán, tai họa dịch bệnh liên miên, có dịch chết mấy triệu người. Bà nói, tao 75 tuổi rồi, tao biết gì đúng gì sai Tony à. Ai ăn thịt chó thì nó thấy là nó sủa dữ dội, và trước sau gì cũng bị tai ương vì lời nguyền ngày xưa. Nên bà nói, mày nói người ta ai nghe thì nghe, còn ai không nghe thì ăn kệ họ, nhưng mày đừng ăn.
Tony từng lê la từ khu cầu Thị Nghè, khu cư xá Bắc Hải, Hải xồm Hải không xồm,Tú béo Tú gầy Tú thật Tú giả gì cũng ghé qua, nên nghe bà nói vậy, dù biết là truyền thuyết nhưng thấy đây là văn minh, cần phải học tập. Không phải vì sính Tây hay áp đặt văn minh phương Tây gì cả, mà đó là văn minh của nhân loại, thế hệ trẻ nên tiếp thu. Nên sau đó thấy thịt chó thịt mèo, tự nhiên bị ớn óc, nhờn nhợn, không ăn được nữa.
Lên mạng tìm kiếm thông tin bằng tiếng Hoa, thì mới biết thế giới hiện giờ chỉ còn người Triều Tiên (Nam Bắc Hàn), Trung Quốc và Việt Nam là còn thói quen ăn thịt chó mèo. Và đây là cái rơi rớt lại của văn hoá Trung Hoa, "cái gì có chân đều ăn được trừ cái bàn" một cách không tình không nghĩa. Văn hóa ăn thịt chó mèo khởi nguồn từ khu vực Động Đình Hồ trước công nguyên năm trăm năm, bắt đầu từ các thầy cúng, các pháp sư luyện bùa ngãi và sau đó lan ra dân thường, cứ thèm đạm là thấy có con gì là đập chết ăn con đó. Văn hóa bạc bẽo của chị Hoa này, em Nam em Hàn cứ tưởng là của mình, gọi là bản sắc và bảo vệ khí thế.
Qua Hàn Quốc, mấy đệ tử bên đó nói bây giờ chỉ có thế hệ cha chú gốc gác nông thôn, lúc đó còn đói nên mới ăn, giờ tụi trẻ không ai ăn nữa. Ở Hàn Quốc, có nông trại nuôi lấy thịt 1 giống chó ăn rồi nằm, không biết sủa. Cách đây mấy chục năm, báo chí Hàn Quốc cũng tranh cãi ăn hay không ăn, thậm chí Olympic Seoul 1988, tất cả các cửa hàng thịt chó đều phải đóng cửa trong suốt thời gian diễn ra đại hội, vì họ sợ rắc rối với các tổ chức bảo vệ động vật. Và thằng Khan còn bảo, em nghe nói các nhà khoa học giải mã ADN của chó, nó là một trong những động vật giống con người nhất, ¾ gene của nó y chang gene người, nên đạm của chó vào cơ thể sẽ được hấp thụ cực nhanh, bồi bổ sức khoẻ nhanh. Nhưng cũng có nhiều phản ứng như co giật, sùi bọt mép sau khi ăn thịt chó do có sự tương hợp giống khi ăn thịt đồng loại.
Ở Việt Nam, chó thịt bán ở chợ hay quán chủ yếu từ nguồn bắt trộm, vì người nuôi quý chó, ít bán. Do nhu cầu quá cao, dẫn đến nghề trộm chó. Mà không giống như việc bị mất gà, mất bò, mất xe máy,.. chỉ là mất tài sản, việc mất chó thuộc về phạm vi tinh thần. Vì ai nuôi đều xem nó là thành viên trong gia đình, đều đặt cho nó một cái tên riêng, như Ki, Lu, Cún,...Điều này khác biệt với mọi vật nuôi khác. Nhà giàu nuôi chó họ còn có cả sổ khám bệnh, hộ chiếu du lịch. Vì vậy, khi phát hiện ai đó giết hại thành viên trong gia đình họ, họ sẵn sàng đánh trả quyết liệt với sự căm phẫn tột độ. Và bọn trộm chó phải trang bị hàng nóng, để nếu bị phát hiện, thì ra tay luôn với cả chủ nhà.
Gần đây, cầu lớn quá nên phải nhập khẩu chó về ăn. Chó Thái, Lào, Cambuchia ùn ùn kéo sang, từng đoàn từng đoàn nối đuôi nhau, sau song sắt, ánh mắt con nào con nấy thống thiết nhìn lại cố hương lần cuối. Khổ thay phận chó Miên chó Lào, tưởng được êm ấm trên những thửa ruộng bậc thang, được vui đùa mỗi chiều trên bên dòng Mê Công, tung tăng bên nương rẫy với các bạn có cái tên nghe na ná Ôm Chảo Bay Ra Biển, thì…Trong cái chiều định mệnh, đang lang thang vui đùa trên đường quê, hai tên đi xe máy dùng dây thong lọng thít cổ một phát lôi lên xe, rồi tập kết thành hàng hóa xuất khẩu sang quốc gia láng giềng. Chúng chỉ biết kêu rên ăng ẳng, ánh mắt buồn xa xăm trên con đường đồi núi gập ghềnh. Để lại sau lưng là những nhà sàn với khói bếp lam chiều, những đứa trẻ đứng khóc mếu máo vì nhớ bạn Vằn bạn Vện, những ông cha bà mẹ đi khắp núi rừng để tìm về, cứ ngỡ chúng hôm nay mãi săn chuột mà đi lạc ở nơi đâu.
Rồi tin trộm chó bị dân làng đánh chết, cũng bỏ vào bao tải đập chết rên ư ử, nói cho mày chừa. Có chừa được không khi nhu cầu vẫn cao chất ngất? Có chừa được không khi hàng quán thịt chó vẫn đông khách thâu đêm, cô em Nam Định xinh xinh Tony gặp một lần vẫn dùng tay cầm mõm chó gặm từng miếng thịt đầu và khen không biết chó vùng nào ngọt thịt quá, từng sợi thịt vẫn giắt vào kẽ răng khi em cười. Có ông ngồi bên cũng bị giắt răng, bèn lấy tăm xỉa ra rồi quấn vào lá mơ lông, chấm mắm tôm nuốt lại, cười khả khả, răng vàng hếu..
Lâu lâu lại nghe tin một mạng người đã ra đi để phục vụ cho nhu cầu nướng riềng sả lá mơ, xáo măng rựa mận, hấp hành cho những hot boy hot girl ở thành phố. Nếu kiểm tra hoá đơn đầu vào thì không nhà hàng nào cung cấp được, toàn từ nguồn ăn trộm. Nếu mình tiêu dùng, mình gián tiếp tiêu thụ hàng gian, tạo cầu miết. Bọn trộm còn dùng Cyanua để đánh bã, chất độc này ngấm vào thịt chó, nên mình ăn vào sẽ bị tích tụ, lâu ngày sẽ bị ngây ngây dại dại, u u mê mê nói gì cũng cãi, kêu bỏ ăn thịt chó họ sẽ sùi bọt mép lên cãi ngay. Bây giờ, chẳng làng quê Việt Nam nào còn bình yên. Thay vì nuôi chó để giữ nhà, người ta bây giờ phải canh giữ chó.
Có khi nào bên miếng dồi chó thơm phức và ly rượu cay nồng, chợt nhớ ai đó vì miếng ăn này mà phải bỏ mình. Thôi không thương chó thì hãy thương người. Cùng là người Việt, cùng con cháu Lạc Hồng, cùng màu da giọng nói với nhau, ai nỡ.

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Nữ tỉ phú tặng người ăn xin thẻ ngân hàng trị giá gần 20 tỉ

Nếu bạn đang đi trên đường và bắt gặp một người ăn xin đến trước mặt bạn xin tiền thì liệu bạn có cho họ tiền, hay chí ít là có để tâm đến sự hiện diện của họ hay không? Hay bạn có bao giờ nghĩ mình sẽ cho người ăn xin đó một chiếc thẻ ngân hàng có chứa gần 20 tỉ để họ tự đi rút tiền, càng quan trọng hơn, chiếc thẻ đó không có mật khẩu?

Tôi dám cá rằng bạn sẽ không cần suy nghĩ một giây nào mà sẽ nói ngay: “Có điên mới làm như vậy”. Vậy hãy cùng xem câu chuyện người thật việc thật dưới đây:
Harris là một nhân viên cao cấp của công ty quảng cáo nổi tiếng thuộc thành phố New York, Mỹ. Vào một ngày tháng 8 năm 2010, cô đang cùng bạn bè ăn trưa tại một nhà hàng thì bỗng một người bạn của cô muốn hút thuốc, thế là hai người cùng đi ra trước cửa nhà hàng, đứng gần một con đường lớn. Đứng được một lát, có một người lang thang đi đến bên cô, bằng một giọng không thể yếu ớt hơn giới thiệu về mình: “Tôi tên là Valentin, 32 tuổi, thất nghiệp đã 3 năm rồi, chỉ dựa vào việc ăn xin để sống qua ngày. Tôi muốn nói là liệu cô có thể bằng lòng giúp tôi được không? Ví dụ bố thí cho tôi vài đồng bạc lẻ để tôi có thể mua một chút đồ dùng hàng ngày”. Nói xong anh ta nhìn cô với đôi mắt đầy kỳ vọng.
Sau đó cô động lòng trắc ẩn nhìn kẻ da đen trẻ tuổi đang đứng trước mặt mình: “Không vấn đề, tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh”. Cô liền thò tay vào túi áo tìm tiền, nhưng thật không may hôm nay cô lại không mang theo tiền mặt, chỉ có duy nhất một chiếc thẻ tín dụng ngân hàng. Cô có chút ngại ngần cầm chiếc thẻ mà không biết nên làm gì.
Người ăn xin hiểu được sự khó xử của cô, liền nhỏ nhẹ nói: “Nếu cô tin tôi thì có thể để tôi dùng chiếc thẻ này và sau đó sẽ đem trả cô ngay không?” Vốn tính lương thiện và dễ tin người, Harris đưa ngay chiếc thẻ cho người ăn xin.

ăn xin2 
Sau khi cầm trên tay chiếc thẻ tín dụng, Valentin không đi ngay mà cầu khẩn Harris: “Ngoài việc mua một số đồ dùng sinh hoạt tôi có thể mua thêm một bình nước không?” Harris thoải mái nói: “Hoàn toàn có thể, nếu anh cần hãy cứ dùng tiền trong đó mà mua”.
Người ăn xin đi rồi, cô và bạn quay trở lại bàn ăn. Ngồi lại chưa lâu, cô bắt đầu nghi ngờ và có chút hối hận, cô buồn bã nói với bạn mình: “Thôi chết, thẻ tín dụng của mình không những không cài mật khẩu mà trong đó còn có gần 20 tỉ. Người đàn ông đó chắc chắn đã chạy mất rồi. Lần này đúng là xui xẻo hết mức .”
Bạn bè trách móc cô: “Sao cậu có thể dễ dàng tin tưởng tuyệt đối vào một người lạ mặt như vậy được. Là cậu ngây thơ hay ngốc nghếch vậy, đúng là lương thiện quá đáng”.
Cô không còn tâm trạng nào để ăn uống nữa, nhờ bạn trả tiền rồi bọn họ rời nhà hàng, nhưng điều mà họ không ngờ tới đó là khi bước chân ra khỏi cửa thì nhìn thấy người ăn xin vừa rồi đang đứng đợi họ, tay anh ta vẫn còn cầm chiếc thẻ tín dụng của Harris: “Tôi dùng tổng cộng hết 25 Đô, mua một chút đồ và một bình nước, cô đối chiếu xem có đúng không”.

ăn xin 
 Đối diện với một người thật thà, đáng tin như vậy, Harris và bạn bè cô có chút cảm động, cô không kiềm chế được cầm lấy tay anh ta, liên tục nói: “cảm ơn anh, cảm ơn anh”. Người đàn ông không hiểu gì, rõ ràng người giúp đỡ anh ta chính là cô ấy, người phải cảm ơn phải là anh ta mới đúng chứ, sao cô ấy lại phải cảm ơn anh ta vậy?
Không lâu sau, cô cùng bạn bè đi đến tạp chí New York, đem chuyện vừa xảy ra kể ngay cho họ. Sau khi bài báo về anh chàng “Đói cho sạch rách cho thơm” Valentin được bạn đọc biết đến, rất nhiều người đã bị sự thật thà chất phác của anh ta làm cho cảm động, và cũng có rất nhiều người tình nguyện giúp đỡ anh ta. Trong đó có mọt doanh nhân vô cùng thành đạt tại bang Texas đã gửi cho anh ta 6000 Đô để thưởng cho sự trung thực của anh. Điều khiến anh ta sung sướng hơn cả là một hãng hàng không tại Wisconsin đã gọi điện và mời anh ta đến làm tiếp viên hàng không của hãng này, còn trịnh trọng mời anh nhanh nhanh kí hợp đồng với phía họ.
Có được quá nhiều sự giúp đỡ như vậy anh thật sự cảm thấy sung sướng: “Từ nhỏ mẹ tôi đã dạy tôi rằng dù nghèo nhưng cũng không được làm điều gì thất đức. Dù không được đi học những cũng không bao giờ được ném giá trị của bản thân xuống dưới đất để người khác dẫm đạp. Sở dĩ tôi được nhiều người giúp đỡ như vậy bởi tôi luôn tin rằng người thành thật ắt sẽ có một kết thúc tốt đẹp”.

Mai Kim (Theo giadinhonline.vn)

Thứ Tư, 4 tháng 2, 2015

Các bài học từ các câu chuyện

Bài học số 1:
Xưa thật là xưa, có một ông Vua nọ, một hôm ông ta sai quân lính đặt một tảng đá lớn nằm chắn ngang đường đi. Xong, ông nấp vào một bụi cây gần đấy và theo dõi.
Lần lượt ông ta thấy, những thương nhân giàu có đi qua, rồi đến những cận thần của ông đi qua, nhưng không ai có ý định xê dịch tảng đá sang bên nhường chỗ cho lối đi cả, họ chỉ lẩm nhẩm đổ lỗi cho nhà Vua vì đã không cho người giữ sạch sẽ con đường.
Một lúc sau, nhà Vua nhìn thấy một người nông dân đi tới với một xe rau cồng kềnh nặng trĩu.
Nhìn thấy tảng đá, người nông dân liền ngừng xe và nhảy xuống đất, cố hết sức mình ông ta đã đẩy được tảng đá sang bên kia vệ đường.
Vừa làm ông ta vừa lẩm bẩm: “Thật không may nếu có ai đó không thấy mày và vấp phải, chắc là sẽ đau lắm đây”.
Xong đâu đấy, người nông dân quay trở lại xe để tiếp tục đi tiếp, thì bỗng nhìn thấy một bao tiền to đùng đặt ngay chỗ mà ông đã di chuyển tảng đá.
Đó là một một món quà của Đức Vua cho người nào dịch chuyển được tảng đá.

Câu chuyện của người nông dân này đã giúp chúng ta nhận ra một điều quý giá mà rất nhiều người trong chúng ta không bao giờ nhận thấy: Vật cản đôi khi cũng có thể là một cơ hội tốt.

Bài số 2:
Bài học về QUAN TÂM

Trong tháng thứ 2 của khoá học y tá, vị giáo sư của chúng tôi đã cho chúng tôi một câu hỏi hết sức bất ngờ trong bài thi vấn đáp…
Tôi đã lướt qua hầu hết các câu hỏi trong bài thi, và ngạc nhiên dừng lại ở câu hỏi cuối cùng: “Hãy cho biết tên người phụ nữ quét dọn trường học của chúng ta?”.
Một câu hỏi không có trong chuyên môn, chắc đây chỉ là một câu hỏi đùa thôi. Tôi đã nghĩ vậy!

Thật ra, tôi đã nhìn thấy người phụ nữ đó vài lần. Cô ấy cao, tóc sẫm màu và khoảng chừng 50 tuổi nhưng làm sao mà tôi có thể biết được tên cô ta cơ chứ?
Tôi đã kết thúc bài làm của mình với câu cuối cùng bị bỏ trống.

Cuối giờ kiểm tra, một sinh viên đã hỏi vị giáo sư rằng: “Liệu ông có tính điểm cho câu hỏi cuối cùng kia không?”
Ông ta trả lời: “Chắc chắn rồi”, rồi ông nói tiếp: “Trong công việc, các em sẽ gặp rất nhiều người, tất cả họ đều quan trọng, họ xứng đáng được nhận sự quan tâm của các em, dù chỉ là một nụ cười hay một câu chào”.

Tôi đã không bao giờ quên bài học đó trên mỗi bước đường đời của mình sau này, và tôi cũng không bao giờ quên tên của người phụ nữ đó, cô Dorothy.

Bài số 3:
Bài học về GIÚP ĐỠ

Trong một đêm mưa bão bất thường trên đường phố Alabama vắng vẻ, lúc đó đã 11h30 khuya, có một bà lão da đen vẫn cứ mặc cho những ngọn roi mưa quất liên hồi vào mặt, cố hết sức vẫy vẫy cánh tay để xin đi nhờ xe.
Một chiếc xe chạy vút qua, rồi thêm một chiếc xe nữa, không ai để ý đến cánh tay dường như đã tê cứng vì lạnh cóng.
Mặc dù vậy, bà lão vẫn hy vọng và vẫy chiếc xe kế tiếp.
Một chàng trai da trắng đã cho bà lên xe. (Mặc cho cuộc xung đột sắc tộc 1960). Bà lão trông có vẻ rất vội vã, nhưng cũng không quên cám ơn và ghi lại địa chỉ của chàng trai.

Bảy ngày trôi qua, cánh cửa nhà chàng trai tốt bụng vang lên tiếng gõ cửa.
Chàng trai ngạc nhiên hết sức khi thấy một cái tivi khổng lồ ngay trước cửa nhà mình.
Một lá thư được đính kèm, trong đó viết: “Cảm ơn cháu vì đã cho bà đi nhờ xe vào cái đêm mưa hôm ấy. Cơn mưa không những đã làm ướt sũng quần áo mà nó còn làm lạnh buốt trái tim và tinh thần của bà nữa.
Rồi thì lúc đó cháu đã xuất hiện như một thiên thần. Nhờ có cháu, bà đã được gặp người chồng tội nghiệp của mình trước khi ông ấy trút hơi thở cuối cùng.
Một lần nữa bà muốn cảm ơn cháu đã không nề hà khi giúp đỡ bà.”

Cuối thư là dòng chữ:
“Chân thành – Bà Nat King Cole”.


Bài số 4:
Bài học về lòng BIẾT ƠN

Vào cái thời khi mà món kem nước hoa quả còn rất rẻ tiền, có một câu chuyện về cậu bé 10 tuổi thế này:
Ngày nọ, Jim – tên của cậu bé – sau một hồi đi qua đi lại, ngó nghiêng vào cửa hàng giải khát đông nhất nhì thành phố, nơi có món kem nước hoa quả mà cậu rất thích, mạnh dạn tiến lại gần cái cửa, đẩy nhẹ và bước vào.
Chọn một bàn trống, cậu nhẹ nhàng ngồi xuống ghế và đợi người phục vụ đến.

Chỉ vài phút sau, một người nữ phục vụ tiến lại gần Jim và đặt trước mặt cậu một ly nước lọc.
Ngước nhìn cô phục vụ, cậu bé hỏi:
“Cho cháu hỏi bao nhiêu tiền một đĩa kem nước hoa quả ạ?”.
“50 xu”, cô phục vụ trả lời.

Nghe vậy, Jim liền móc trong túi quần ra một số đồng xu lẻ, nhẩm tính một hồi, cậu hỏi tiếp:
“Thế bao nhiêu tiền một đĩa kem bình thường ạ?”.

“35 xu”, người phục vụ vẫn kiên nhẫn trả lời cậu bé mặc dù lúc đó khách vào cửa hàng đã rất đông và đang đợi cô.
Cuối cùng, người nữ phục vụ cũng mang đến cho Jim món kem mà cậu yêu cầu, và sang phục vụ những bàn khác.
Cậu bé ăn xong kem, để lại tiền trên bàn và ra về.

Khi người phục vụ quay trở lại để dọn bàn, cô ấy đã bật khóc khi nhìn thấy 2 đồng kẽm (1 đồng bằng 5 xu) và 5 đồng xu lẻ được đặt ngay ngắn trên bàn, bên cạnh 35 xu trả cho đĩa kem mà Jim đã gọi – Jim đã không thể có món kem nước hoa quả mà cậu ấy thích bởi vì cậu ấy chỉ có đủ tiền để trả cho một đĩa kem bình thường và một ít tiền boa cho cô.

Bài học số 5:
Bài học về HY SINH

Đã lâu lắm rồi, nhiều năm đã trôi qua, khi tôi còn là tình nguyện viên tại một bệnh viện, tôi có biết một cô gái nhỏ tên Liz – cô ấy đang mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo.
Cơ hội sống sót duy nhất của cô là được thay máu từ người anh trai 5 tuổi của mình, người đã vượt qua được cơn bạo bệnh tương tự một cách lạ thường nhờ những kháng thể đặc biệt trong cơ thể.

Bác sĩ đã trao đổi và giải thích điều này với cậu bé trước khi yêu cầu cậu đồng ý cho cô em gái những giọt máu của mình.
Lúc ấy, tôi đã nhìn thấy sự lưỡng lự thoáng qua trên khuôn mặt bé nhỏ kia.
Cuối cùng, với một hơi thở thật sâu và dứt khoát cậu bé đã trả lời rằng:
“Cháu đồng ý làm điều đó để cứu em cháu”.

Nằm trên chiếc giường kế bên em gái để thuận tiện hơn cho việc truyền máu, cậu bé liếc nhìn em gái và đôi mắt ngời lên niềm vui khi thấy đôi má cô bé hồng lên theo từng giọt máu được chuyền sang từ người cậu.
Nhưng rồi, khuôn mặt cậu bỗng trở nên tái xanh đầy lo lắng, cậu bé ngước nhìn vị bác sĩ và hỏi với một giọng run run:
“Cháu sẽ chết bây giờ phải không bác sĩ?”
Thì ra, cậu bé non nớt của chúng ta đã nghĩ rằng: cậu ta sẽ cho cô em gái tất cả máu trong người mình để cứu cô ấy và rồi cậu sẽ chết thay cô.

Bạn thấy không, sau tất cả những hiểu lầm và hành động của mình, cậu bé đã có tất cả nhờ đức hy sinh…
Cuộc sống có câu:
“Hãy cho đi thứ bạn có, rồi bạn sẽ được đền bù xứng đáng”.

ST

Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tỷ phú Lý Gia Thành bày cách mua nhà, tậu xe trong 5 năm



Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), người giàu nhất châu Á - Lý Gia Thành (Li Ka-Shing) khuyên rằng hãy chia số tiền này làm 5 phần - chi tiêu hàng ngày, kết giao bạn bè, học tập, du lịch và đầu tư.

Ông trùm bất động sản Lý Gia Thành (Hong Kong, Trung Quốc) hiện là tỷ phú giàu nhất châu Á với số tài sản 29,1 tỷ USD, theo Bloomberg. Xuất thân là trẻ mồ côi, ông đã tự mày mò kinh doanh để nắm trong tay hai đế chế - Cheung Kong và Hutchison Whampoa, đồng thời tham gia nhiều lĩnh vực từ cảng biển, dầu khí, đến bán lẻ, truyền thông đến bất động sản.
Mới đây, website khởi nghiệp e27 đăng tải bài viết của Lý Gia Thành, trong đó ông chia sẻ bí quyết cải thiện cuộc sống trong 5 năm.
Giả sử thu nhập hàng tháng của bạn là 2.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng), hãy chia số tiền này làm 5 phần. 
Khoản đầu tiên - 600 NDT - dùng để chi trả cuộc sống hàng ngày. Nếu muốn sống đơn giản, bạn chỉ có thể tiêu dưới 20 NDT mỗi ngày. Hãy ăn mì (hoặc bún, miến), một quả trứng và một cốc sữa vào buổi sáng. Trưa thì ăn snack với hoa quả thôi. Còn tối hãy tự nấu tại nhà, rồi uống sữa trước khi đi ngủ. Chi phí ăn uống cả tháng của bạn sẽ chỉ tốn khoảng 500-600 NDT. Khi còn trẻ, cơ thể của bạn sẽ không có quá nhiều vấn đề nếu sống thế này vài năm.

Khoản thứ hai - 400 NDT - để kết giao bạn bè, mở rộng các mối quan hệ. Việc này rất có lợi cho bạn. Tiền điện thoại có thể mất khoảng 100 NDT mỗi tháng. Bên cạnh đó, bạn có thể đãi bạn bè 2 bữa một tháng, hết khoảng 300 NDT. Hãy chọn những người hiểu biết, giàu hơn bạn hoặc có thể giúp bạn trong công việc. Sau một năm, các mối quan hệ này sẽ mang lại những giá trị rất to lớn cho bạn. Danh tiếng, tầm ảnh hưởng và giá trị gia tăng của bạn sẽ được công nhận.
Khoản thứ ba - 300 NDT - để học tập. Mỗi tháng, hãy dành ra 50-100 NDT để mua sách. Vì bạn không có nhiều tiền, hãy cố gắng nâng cao kiến thức. Khi mua sách, hãy đọc cẩn thận và rút ra những bài học và chiến lược trong đó. Sau khi đọc, hãy tự kể lại bằng ngôn ngữ của mình, sau đó chia sẻ với người khác để nâng cao uy tín và mối quan hệ. Bạn cũng nên dành 200 NDT mỗi tháng tham gia các khóa học để bồi dưỡng kiến thức và gặp gỡ những người cùng chí hướng.
Khoản thứ 4 - 200 NDT - tiết kiệm để đi du lịch nước ngoài. Hãy tự thưởng cho mình bằng các chuyến du lịch ít nhất mỗi năm một lần để nâng cao kinh nghiệm cuộc sống. Hãy ở những nhà trọ dành cho giới trẻ (youth hostel) để tiết kiệm chi phí. Trong vài năm, bạn có thể đến nhiều quốc gia, tích lũy nhiều kinh nghiệm. Hãy dùng chúng để “sạc đầy” bản thân, giúp mình có động lực trong công việc
Khoản cuối cùng - 500 NDT - dùng để đầu tư. Đầu tiên, cứ gửi ở ngân hàng và tích lũy dần dần, coi đó là vốn khởi nghiệp của bạn. Sau đó, bạn có thể mở công ty hay cửa hàng. Hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ cho an toàn, đến các hãng bán buôn và tìm kiếm thứ gì khả dĩ để bán. Vì kể cả nếu thua lỗ, bạn cũng không mất nhiều tiền. Còn ngược lại, khi bắt đầu kiếm được, bạn sẽ tự tin hơn và học được cả tá kinh nghiệm mới về kinh doanh. Khi đã kiếm kha khá, bạn có thể nghĩ đến các chiến lược đầu tư dài hạn để có bệ đỡ tài chính vững chắc cho bản thân và gia đình.
Sang năm thứ hai, nếu lương của bạn vẫn là 2.000 NDT, bạn nên cảm thấy xấu hổ vì vẫn chưa phát triển được bản thân. Còn nếu lên 3.000 NDT, bạn sẽ vẫn phải làm việc thật chăm chỉ. Hãy tìm một công việc làm thêm, tốt nhất là nhân viên kinh doanh.
Việc này tương đối khó, nhưng là cách nhanh nhất giúp bạn nắm được nghệ thuật bán hàng. Tất cả các doanh nhân thành đạt đều từng là nhân viên bán hàng xuất sắc. Đây cũng là cơ hội giúp bạn gặp được những người có giá trị với mình về sau. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được học cái gì nên và không nên bán. Hãy dùng sự nhạy bén về thị trường của mình làm nền tảng cho công ty tương lai.
Trong thời gian này, cố gắng mua ít quần áo và giày dép thôi. Bạn có thể thoải mái shopping khi đã giàu. Còn bây giờ, hãy tiết kiệm. Chỉ mua những món quà nho nhỏ cho những người bạn quan tâm và chia sẻ với họ về những kế hoạch, giấc mơ của bạn.
Hãy cố gắng làm thêm bất kỳ lúc nào có cơ hội. Việc này sẽ mài giũa ý chí và kỹ năng cho bạn, giúp bạn tiến gần mục tiêu tài chính. Đến năm thứ hai, thu nhập của bạn nên tăng lên ít nhất 5.000 NDT, tối thiểu cũng phải là 3.000 NDT. Nếu không, bạn sẽ chẳng theo kịp tốc độ lạm phát đâu.
Bất kể bạn kiếm được bao nhiêu tiền, hãy luôn nhớ chia chúng làm 5 phần. Hãy khiến bản thân mình trở nên có ích. Tăng cường đầu tư vào các mối quan hệ, kiến thức, kinh nghiệm sẽ giúp bạn cải thiện thu nhập. Khi đã có nhiều tiền, bạn sẽ lại cải thiện được chất lượng cuộc sống, có cơ hội kết bạn nhiều hơn, tham gia những khóa học chuyên sâu hơn và tiếp cận những dự án, cơ hội lớn hơn. Dần dần, bạn sẽ hiện thực hóa được giấc mơ mua nhà, ôtô và chuẩn bị tương lai tốt đẹp hơn cho con cái.
 Cuộc sống, sự nghiệp và hạnh phúc hoàn toàn nằm trong tầm tay bạn. Hãy lên kế hoạch ngay từ bây giờ. Khi bạn nghèo, hãy ở nhà ít thôi và ra ngoài nhiều hơn. Còn khi đã giàu rồi, hãy làm ngược lại. Khi bạn nghèo, hãy tiêu tiền cho người khác, còn giàu rồi thì hãy chi cho mình. Đây là nghệ thuật sống.
Bên cạnh đó, khi nghèo khó, hãy đối xử tốt với mọi người, đừng tính toán. Còn khi đã giàu rồi, hãy học cách để người khác đối tốt với bạn. Khi còn nghèo, hãy quăng mình ra ngoài và để người khác tận dụng bạn thật tốt. Nhưng khi giàu có, hãy bảo vệ mình, đừng để người khác lợi dụng. Đây là điều rất ít người hiểu được.
Có một lý thuyết nổi tiếng từ Harvard thế này: Số phận của mọi người được quyết định bởi việc anh ta làm gì khi rảnh rỗi, lúc 8h-10h tối. Hãy dùng khoảng thời gian này để học tập, suy nghĩ và tham gia vào các bài giảng hay buổi thảo luận có ích. Chỉ cần kiên trì vài năm, thành công sẽ tìm đến bạn.