CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 30 tháng 12, 2012

Con người thật và những giá trị ảo

Trước đây, khi chưa có đi bụi dài hạn, còn ở Sài Gòn, tôi đã nhận ra lối sống của người Sài Gòn nói riêng và dân Việt Nam nói chung có "vấn đề" nhưng do không phải là dân nghiên cứu thị trường nên tôi không biết diễn tả nó như thế nào. Bây giờ bạn Thy Thy đã giúp tôi làm điều đó qua bài viết dưới đây trên blog của bạn. Bạn ấy sống ở Ý 4-5 năm cùng chồng con, vừa mới về Việt Nam vào tháng 11/2012.

Đường dẫn: Việt Kiều hồi hộp Part 2: Con người thật và những giá trị ảo

Để cho các bạn dễ theo dõi, tôi copy bài viết vào đây. Nếu các bạn muốn đọc bản gốc thì các bạn vào đường dẫn ở trên..


Sau 4 năm tại Ý, mình hầu như lạc mất thông tin về VN, nếu ai đó cho mình làm nghiên cứu thị trường thì mình cần phải có thời gian để học lại về thị trường, vì mình ko rõ VN mức sống như thế nào, và ý thức con người đã phát triển tới mức độ nào.

Mình nhìn VN qua báo mạng, hay nói chính xác là báo lá cải, những bài báo nói về các cô người mẫu chân dài hôm nay túi Hermes, ngày mai Gucci, Louis Vuiton, mình đọc những thông tin hôm nay Ferragamo khai trương cửa hàng tại Sài Gòn, ngày hôm sau Gucci xúng xính trả tiền người mẫu cắt băng khánh thành cửa hàng đồ hiệu, vân vân, mây mây, gió gió, ... Mình nhìn VN qua 1 hệ thống nhỏ những người mình quen trên thực tế, những người mình quen qua mạng, những blogger VN trên mạng, ... Mình tổng hợp lại và cho rằng VN cũng phát triển 1 bước vô cùng dài, "bước dài" theo cách định nghĩa của mình là 80-90% họ vào siêu thị để mua đồ dùng cá nhân (kem, bàn chải đánh răng, dầu gội, ...)chứ ko phải vào siêu thị chủ yếu để "chơi", window shopping. (Mình nhấn mạnh supermarket - nơi bán các hàng tiêu dùng nhanh hàng ngày và thịt cá mắm muối, mình ko nói DEpartment stores nơi bán đồ hiệu và mỹ phẩm kiểu Parkson). Mình cho răng nhà nào cũng có thể xài Johnson and Johnson/hoặc các mặt hàng cho trẻ con khác, mình thấy Pegion của Nhật đã thật sự tung ra các lines của họ. Mình biết Pegion nhăm nhe vào thị trường VN từ hơn 10 năm trước, nhưng khi mình đi thì nó cũng chỉ tung sản phẩm mỹ phẩm cho teen là chủ yếu, chưa có nhiều sản phẩm cho babies như bây giờ). (Bên mình J&J là 1 mặt hàng mass - nghĩa là giá mềm, đáp ứng nhu cầu cơ bản cho trẻ con - ko bị cay mắt em bé, nhà tệ độ nào cũng có thể mua). Mình nghĩ với 1 mức lương của 1 nhân viên văn phòng, dù cty nhỏ hay lớn thì tích cóp cũng có thể mua 1 căn nhà bằng cách trả nợ ngân hàng như tại các nước khác (trước khi mình đi qua Ý - 5 năm trước, mình biết HSBC đã tung ra nhiều promotion cho cách mua nhà này), dù nhà nhỏ hay lớn, to hay bé thì vẫn có thể mua. Mình tưởng tượng nhiều thứ khác nữa, ... Mình ko có ý định so sánh nó với Italy, mình chỉ dựa trên những "fact" - sự thật mình "đọc và nghe" để vẽ ra Sài Gòn trong đầu mình. (nói Sai Gòn chứ ko dám nói VN, mình mình biết, sự khác biệt giữa SG và các vùng miền là vô cùng lớn). 

Khi về VN, khu xóm nghèo nhà mình, trước kia là cái trường đua Phú Thọ, bây giờ đập vào mặt mình ù ù cạc cạc là 1 dãy building to đùng cao trọc chời, nào thì Parkson với những đồ hàng hiệu của Armani mà giá 1 túi chí ít cũng 5 triệu VND là 200 Euro đến những giá "trong mơ" như 20-30 triệu gì đó (to quá, chả buồn đổi ra tiền EUro luôn! ), Rồi thì Lotte hệ thống siêu thị của Hàn Quốc, rồi thì Coop Mart, rồi thì tòa nhà Everich gì gì đó mình chả nhớ, các hàng quán cà phê Trung Nguyên 1 ly cà phê có giá từ 40,000 đến cả 80,000 (ko thua gì giá tại EU), hoặc Angel in us hệ thống coffee shops của Hàn Quốc, giá 1 cái espresso là 27,0000 gì đấy. Nói chung là nhìn nó sao mà rầm rộ, hoành tráng, fancy quá chừng. Mình từng vào các loại coffee shop kiểu này, giá kiểu này, nhưng nó ở đâu đó trong trung tâm Nguyễn huệ, Lê Lợi, chứ giờ nó đã "về" đến vùng sâu và xa như nhà minh thì mình cũng gật gù "Móa, thay đổi nhiều quá bay". 
 **Khu Lê Đại Hành, trước kia khu này là ổ chuột, bị cháy hoài à! Sau đó giải tỏa, thành 1 bãi đất trống 



*Parkson và tòa nhà Everich 


*Lotte mart

**Hình sưu tập trên internet

Về tới nhà mình, nói chuyện, nói chuyện, chui ra sự thật: 
con nhỏ hàng xóm nhà mình (hơn mình 2 tuổi), bán trái cây ngay tại cái chỗ bà già nó từng bán, con nó 3 đứa leo nheo lóc nhóc suốt ngày ngoài đường, nhà hơn 6, 7 người vẫn chui chúc trong cái nhà 20m2 đó, và vẫn thấy nó rảnh rảnh thì bắt chí cho con nó như hồi xưa má nó làm cho nó.  

BẠn hồi nhỏ của mình làm kế toán cho 1 cty nhỏ kia, làm 5 năm, lương chỉ có 4 triẹu rưỡi, nuôi mẹ, và nuôi em sắp vào đại học. Nhà vẫn như thế, ko xê xích gì, vẫn trống toác như thế. Nó gầy gò hàng ngày vẫn lọp cọp xe đạp như thế. 

Nhà khác cũng gần, chồng đi làm bảo vệ (mà nếu con kia làm kế toán có 4 triệu hơn thì mình ko nghĩ lương bảo vệ cao hơn???), vợ ngày thì vé số, ngày thì ở nhà. 1 con trai bị down, 1 đứa khác chập chững, và đang bầu đứa nữa. CẢ nhà chui chúc trong 1 căn nhà tầm 50M2 ở chung với cô dì chú bác,... tổng cộng cũng hơn 10 người chứ ít sao! 

Vô Lotte, vắng như cái chùa bà đanh, vô khu đồ ăn lạnh thì lạnh quá, vì ko có ai đi mua nên trống vắng, điều hòa cộng với tủ lạnh ra 1 bầu không khí lạnh rất ư là Châu Âu! hic! 

Vô PArkson, buổi trưa thì khỏi nói nha, có trải chiếu nằm ngủ chắc ko ai la đâu, vì có nhân viên với nhau chứ có ai đâu, em Ngọc bạn mình còn bảo "vô sợ ma chết bà". haha!! Buổi tối thì đèn điện chớp nhóa cùng bầu không khí giáng sinh rất hoành tráng, người người chạy ra chạy vào ... chụp hình với cây giáng sinh, chứ bên trong thì vẫn hoàn toàn chùa bà đanh! Túi Armani để gần khu dân cư như mình kể thì người ta còn chả hiểu nó là cái quỷ gì nói chi là mua. Mà dù có đem tặng họ túi Armani chắc họ cũng chỉ dùng để đi bán vé số, kéo lê la ở các quán cóc chứ đi đâu bi giờ??? 

**Mà chú thích là nhà mình khu xóm nhỏ phố nghèo nghèo, chứ ko nghèo ổ chuột đó nha, nếu vô khu ổ chuột thì mình chưa tưởng tượng được họ sống như thế nào.

VẬy thì khác con mịa gì ????? 

Có, có khác chứ! Dễ nhìn nhất, giật mình nhất là giá cả! Móa!!! giá mắc quá! cái gì cũng vài chục ngàn trở lên, tờ tiền 10,000 ko biết làm gì bây giờ, vì ăn cóc ổi còn ko đủ thì lấy gì ăn bún??? Mấy chị mình quen trên mạng có nói với mình là VN bây giờ đắt đỏ quá, đắt ko thực tế, đắt vô lý, đắt hơn cả Châu âu! Mình CONFIRM nha: Đúng khá nhiều đó! Bạn mình làm chức cao cho IBM, thu nhập ko có tệ mà còn ngán ngẩm "giá cả Sài Gòn mắc còn hơn Singapore em ạ, mà mức sống có như Sing đâu có chứ!!". Rồi, em confirm luôn, anh VŨ nói chính xác! 

Mình khóc với chị Linh (là chị, là bạn, là đồng nghiệp cũ tại Nielsen), mình nói "nếu 1 trái xoài cắt sẵn giá đã 15K, 1 tô bún quán nhỏ bình thường đã 20, 23K thì mức lương 4.5 triệu/ tháng họ sẽ ăn cái gì?? làm sao họ sống nổi hả chị??". Mình khóc vì mình thấy mình bị lừa, họ xây khu sầm uất, fancy, họ lên VTV4 nói kinh ngạch tăng búa xua, họ bảo mức sống người dân tăng, đúng là có tăng, nhưng tăng như họ nói, họ vẽ ra cho mình là ko có! Mình khóc vì mình thấy thương cho bạn mình, hàng xóm nhà mình, làm lụng vất vả, khó khăn quá mà giá cả leo thang vô lý, chóng mặt, từ nhà mình chạy ra ngõ là 2 thế giới khác biệt. Trước kia, từ nhà mình ra Nguyễn huệ là 2 thế giới, bây giờ cái khác biệt, cái ảo tưởng đó nó đã đến tận khu nhà mình?? Vậy thì phát triển thực sự nằm ở đâu?? Mình mới nói với chị "em thấy nó ko stable, ko thật sự như em tưởng tượng, vì em cho rằng, nếu phát triển thì sự xa cách giữa các tần lớp phải rút ngắn lại". 

Chị Linh gửi cho mình 1 bài rất hay tựa đề "chúng ta có thật sự giàu có??" Mình nghĩ người viết là 1 người rất am hiểu về kinh tế và thị trường VN. Mình nghiệm ra nhiều điều. 

Đại loại bài viết cho rằng chúng ta (người Sài Gòn) đang sống với những giá trị ảo, nghĩa là mức sống ko thật sự cao để chạy theo 1 căn hộ có bể bơi, một apartment có jacuzzi, vì để có mức lương đó, họ phải làm ngày làm đêm, ký hợp đồng làm 5 ngày/tuần , làm 8h/ngày, nhưng chắc chắn, với cái workload đó thì ko bao giờ có thể làm đúng như giao kèo, nếu làm nhiều giờ như vậy thì thời gian đâu thật sự cho bể bơi và thời gian nào thật sự cho Jacuzzi. Tuy nhiên nhà trọc trời, service aparment vẫn mọc lên như nấm, suy cho cùng con người vẫn thật sự chưa enjoy cuộc sống. 

Mình quay trờ lại châu âu, bên mình, bạn làm nghề gì thì cũng có thời gian 1 năm ít nhất 2 tuần vacation (nghĩa là đi chơi liên tục trong 2 tuần liền), những ngày nghỉ lẻ tẻ 3,4 ngày gộp lại thì rất là nhiều. shops đóng cửa lúc 7h chiều, (mùa đông thì 6h chiều). siêu thị đóng cửa lúc 8h30 tối. ngày chủ nhật là hoàn toàn nghỉ, shops là chắc chắn nghỉ, nhà hàng thì mở, nhưng sẽ đóng cửa vào 1 ngày khác. các dịch vụ đều hoàn toàn đóng cửa. Họ cho rằng mức sống cao thì phải "thật sự sống" chứ ko phải để "đi làm kiếm tiền". Khi Italy bị crisis, Ipercoop - hệ thống retailer lớn nhất Ý bắt đầu khai mào mở cửa chủ nhật, và người dân họ càu nhàu ko ngớt vì họ ko có thời gian cho gia đinh, ko có thời gian tắm nắng, nghỉ dưỡng, ko thể kết hợp ngày nghỉ với cuối tuần tạo thành 1 holiday nhỏ 4, 5 ngày tại các vùng miền đẹp lân cận. Mình nhấn mạnh: bất cứ nghề nào nhé, chứ ko nói các ngành nghề fancy kiểu marketing, hay chức executive! 

Nói đến những giá trị ảo, mình không rõ mình dùng từ này có chính xác cho nó hay ko, vì với mình nó là ảo, với người khác, nó lại là thật. Thôi thì mình lại ghi chú, đây là 1 cách nhìn 1 phía từ bản thân mình. 

Mình luôn cho rằng, mình cần có 1 cuộc sống ổn định, sự ổn định ở đây nghĩa là mình có 1 công việc đủ cho mình trang trải trả góp 1 căn nhà, đủ 1 tý tích cóp khi về già. Đó là ổn định. Mình ko nói đến mua sắm quần áo hay đồ hiệu, vì với mình, phải có 2 thứ kia trước thì mới tính đến những mặt hàng xa xỉ. Tuy nhiên, mình được biết, có nhiều người xài cell rất sang, mặc đồ cũng đẹp, đeo kính Gucci và luôn thích những nơi đắt tiền như Sheraton, thích hàng hiệu, thích "nhìn" hàng hiệu tại các department store, nhưng ko có nổi tiền cho 2 thứ mình đề cập, mình ko có ý định phê phán, mình chỉ tự hỏi "rồi sau này, về già, họ sống bằng gì???". 

Một cái "ảo" khác mà mình thấy buồn cười là thế này: Con bạn mình mua 1 căn chung cư, nghe miêu tả thì hoành tráng, như có guard, ko ai vào mà ko phải ký tên đóng dấu, và có sự cho phép của chủ nhân. Túm lại khi vào nhà này bạn phải đi qua "security check". Trong nhà có hệ thống báo cháy rất rầm rộ, condo bên mình giá trên 250K cũng chưa có được 2 thứ này nữa! hị hị!! Mình chưa vào nhà nó nên chưa nói được gì, nhưng được kể lại 2 "sự thật" làm mình buồn cười: nhà chỉ có mỗi 2 bếp nhỏ xí (theo như cha Điền bạn mình kể thì nó ko "làm ăn" được gì hết. MÀ cha điền "làm ăn" được tại cái bếp của nhà mình thì mình thấy hơi ngán "cái bếp có bảo vệ " kia! :p Sau đó cha Điền bức xúc nói "nhà quái nào mà nướng khô mực éo được". hahaha!! lý do là tại cái hệ thống báo cháy xịn qué, nó la inh ỏi cả lên! ;(( Mình và cha Điền ngồi chậc lưỡi "nhà này ko có thực tế", rồi mình nói thêm "nhưng nó có bảo vệ và hệ thống báo cháy ông à". hahaha!! 

Túm lược: Mình làm nghề nghiên cứu thị trường, nên khi về VN, mình cũng nhiều chuyện 1 tý, có lẽ ai đó sẽ ko thích cách nhìn của mình. VÀ mình cũng xin nói thêm, mình ghi dựa theo những gì mình nhìn thấy, có lẽ, nó chỉ là 1 góc nh của 1 miếng bánh to. 

Chị Linh nói mình rằng cuộc sống có thật sự phát triển, nhưng again, trong 1 phạm vi rất giới hạn dành cho những người làm cho cty lớn, lương người dân VN có tăng, nhưng so với inflation (suy thoái, mất giá tiền) thì thật sự cuộc sống cũng ko khá hơn, đặc biệt cho người lao động nghèo. 

Và 1 sự thật vẫn luôn nằm đó: sự khác biệt giữa các tầng lớp quá cao. 

Mình là 1 người may mắn, vì mình quen rất nhiều bạn bè làm ngành nghiên cứu thị trường, họ rất am hiểu v thị trường, và họ sẵn sàng cung cấp cho mình những thông tin vô cùng thú vị, và thiết thực. Mình nói chuyện với chị Linh, em Ngọc, chị Ái, và chị Hà thì đã "mở mắt" ra rất nhiều thứ. và thông tin họ đưa ra là đều có nghiên cứu hẳn hoi, ít khi mà sai trật. 

Chắc mình phải nghe lời chị Linh: đọc báo tuổi trẻ nhiều 1 tý và ít lá cải lại. Nhỉ???? hehe!! mình ko đọc lá cải thì sao viết ba xạo trên blog được đây! ??? :p 

Mình xin trích lại bài viết mình đề cập bên trên cho ai đó quan tâm và hứng thú. :) 

 Để có một nền kinh tế thông minh và điềm đạm
  
 TTCT - Mười năm vừa qua, khi bong bóng tài sản và kinh tế được “bơm” lên, hầu hết người Việt tỉnh táo đều bị “sốc” trước một xã hội xa hoa hình thành quá nhanh.
Đâu đâu cũng bàn căn hộ triệu đô, ai ai cũng mơ sống trong các tòa nhà cao cấp với bảo vệ gác cửa, hồ bơi, siêu thị bên trong. Chiếc Toyota “vang bóng một thời” giờ bị xem là taxi, xe thì p

hải là Merc, BMW, Audi, thậm chí Lamborghini. Đi nước ngoài, chữa bệnh nước ngoài, mua nhà ở Mỹ thành chuyện thông thường...
  
 Minh họa: VIIP 15 năm trước thôi, tất cả những điều này vẫn còn quá xa lạ, thậm chí còn bị chút khinh miệt, nghi ngờ, vì cái thế giới hào nhoáng đó tưởng chỉ có trong các bộ phim Hong Kong thuở chưa có phim Hàn! Người Việt cũng từng có những trải nghiệm về một xã hội Việt khá giả, hoặc là Hà Nội xưa, hoặc là Huế đế đô, hoặc một Sài Gòn phong lưu cũ, nhưng trong xã hội truyền thống chưa bao giờ tồn tại một tâm lý xa hoa như thế.
Nhưng thật ra, chúng ta đang giàu hay nghèo?
Một vành đai nhỏ bé, “nghẹt thở”
  
 Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.
Buổi sáng, từ nhà ở Gò Vấp đến trung tâm Sài Gòn làm việc, tôi thấy mình chuyển hóa qua bốn tầng thế giới. Chuyện đơn giản đầu tiên là quà sáng, nếu kêu một tô bún bò của bà Tám đầu hẻm thì chỉ mất 20.000 đồng. Nếu dừng gần Phú Nhuận ăn mì, giá đã 35.000 đồng. Nếu đến Phở Dậu quận 3, giá tận 65.000 đồng. Lên đến tiệm mì Nam Lợi đường Hàm Nghi, bữa sáng của tôi sẽ là 80.000 đồng. Một phần quà sáng từ Gò Vấp, qua Phú Nhuận, đến quận 3 và quận 1 đã chuyển hóa qua bốn mức giá và tăng lên gấp bốn lần.
Lại nữa, do yêu cầu công việc phải gặp gỡ, bàn bạc với người của các đối tác nước ngoài hay của các công ty lớn, nên vừa gửi xe máy vào bãi là tôi được nhảy lên xe Lexus đời mới bọc da thơm phức, họp hành ở các khu văn phòng sang trọng mát lạnh điều hòa, bao quanh là đường sá nhìn như nước ngoài, cà phê bàn việc ở tiệm Mojo thuộc khách sạn Sheraton, giá mỗi ly thức uống ít nhất 100.000 đồng, lại đi ăn trưa tại Park Hyatt, có khi là một phần steak bò Kobe giá 70 đôla (khoảng 1,5 triệu đồng)...
Thế rồi chiều về lại tà tà xe máy ghé quán bún chả gần Tân Sơn Nhất làm một suất 25.000 đồng bên cạnh một anh công nhân vừa tan tầm... Tôi nhận ra rằng mình thường xuyên trải qua cách sống của các tầng lớp khác nhau, có thể nói giai tầng của tôi chuyển đổi đến hai, ba lần trong ngày.
Và cũng nhờ các chuyển động “xuyên giai tầng” ấy, tôi nhận ra mình không giàu như mình vừa được sống, và toàn bộ cái thị trường cao cấp của xứ mình thật ra rất nhỏ bé, chỉ là một vành đai thượng lưu cạnh tranh nghẹt thở nằm ở vài phường trong quận 1, sau đó là các vành đai khác với giá trị giật cấp xuống rất nhanh, để tiến ra ngoại thành, nơi mỗi buổi chiều tan tầm nhìn các em công nhân dáng người “thấp nhỏ đồng hạng” đi kiếm vài bó rau rẻ cho bữa ăn chiều mà xót cả lòng.
Hiện tượng phân hóa mạnh như thế ở các mảng thị trường vốn đã nhỏ bé, các đứt gãy lớn trong sức mua... sẽ làm giảm khả năng phát triển mạnh của thương mại, dịch vụ và sản xuất. Hãy để ý, các chuỗi thương hiệu lớn hiện chỉ có thể quẩn quanh trong vành đai trung tâm với chục cửa hàng là hết “không gian sinh tồn”, bước ra khỏi vành đai đó sức mua giảm sút và khó mà tồn tại nổi. Ngược lại, ở các vành đai ngoại biên có không ít sản phẩm tốt nhưng chẳng thể nào đủ tiền trả chi phí mặt bằng để chen vào vành đai trung tâm, làm hạn chế sức bành trướng của thương hiệu nội.
Mà cả đất nước Việt Nam nói không ngoa chỉ có hai vành đai thượng lưu nhỏ xíu như vậy nằm ở Sài Gòn và Hà Nội, ngoài ra chẳng có một đô thị nào đạt được sức mua cao cấp tương tự. Vậy thì khó có thể nói chúng ta đã đạt được mức của một thị trường trung lưu chứ nói gì đến hai chữ xa hoa.
Tự mình rơi vào ảo ảnh PR
 Chúng ta đều biết tâm lý xa hoa trong xã hội phần lớn xuất hiện từ cách tạo nhu cầu, tạo thị trường của các nhà kinh doanh. Điển hình nhất là thử phân tích cơ cấu giá thành của một chai nước hoa.
Nếu một chai nước hoa diễm tình và quý phái kiểu Ý có giá 100 đôla thì giá của thứ nước hoa bên trong chỉ là 30 đôla, giá của thiết kế cái chai và bao bì thật sexy là 20 đôla, còn lại là tiền thuê quảng cáo, PR, thuê những nữ diễn viên thật gợi tình, mắt nhắm hờ, môi mọng đỏ, đứng bên chiếc Audi màu champagne trên đường phố cổ kính của nước Ý..., tất cả như một khối cầu thèm khát rực lửa khi những hơi nước hoa đầu tiên đụng vào cơ thể nàng. Xem thế, 100 đôla là giá phải trả cho một đam mê, một sự xa hoa, một ảo ảnh về nhan sắc.
Kinh doanh nhà cửa cũng vậy, đó là bán một giấc mơ. Nhà phát triển địa ốc thời gian qua đã không bán một căn nhà như một nhu cầu sống cấp thiết, bán “cái ăn, chốn ở”, mà họ đã đi rất xa vào một ảo ảnh. Trong số các nhà địa ốc mà tôi được biết, ít ai nghĩ đến việc xây một ngôi nhà cơ bản nhưng tận dụng các không gian thật khéo léo, thông minh để sống tốt trong một diện tích nhỏ, thuận hướng gió, nhiều ánh sáng, tiết kiệm điện năng...
Hầu hết đều cố tưởng tượng ra những điều “kỳ ảo” nhất để nhồi vào căn nhà, và kết quả là nhà phải có hồ bơi, nhưng mấy ai đủ thời giờ xuống bơi và phơi nắng, đọc sách như trong phim, thế là hồ bơi bỏ rong rêu, chứa lăng quăng; phòng tắm phải có bồn tắm, có vòi nước massage, mà chẳng ai có thì giờ để ngâm mình, trong khi cách tắm cơ bản nhất chỉ là một vòi sen một chiếc ghế nhẹ nhàng chắc chắn để ngồi tắm... Tất cả những chi tiết như thế đã góp phần làm căn nhà ngày càng xa rời giá trị thật.
Mà rất nhiều tinh hoa kinh doanh Việt, rất nhiều vốn liếng ít ỏi Việt đã được tập trung vào thị trường xa hoa này, đây vừa là thị phần vô cùng nhỏ bé trong toàn bộ nền kinh tế, lại vừa làm thất thoát rất nhiều tiền của để nhập khẩu hoặc tiêu dùng ở bên ngoài quốc gia. Còn một thị phần rất lớn các nhu yếu phẩm, hàng tiêu dùng thiết yếu thì ít được lưu tâm, để sau cùng bị các công ty nước ngoài thâu tóm hết như hiện đang thấy.
  
Đồ họa: Lê Thân Thông minh là sống đúng sức mình
 Trên thế gian này đâu phải ai cũng phải ra vẻ giàu có, sành điệu mới là người thành đạt. Philippines từng nhấn mạnh khi quảng bá trên báo chí thế giới: “Chúng tôi là nơi cung cấp những công nhân xây dựng lành nghề nhất thế giới”, và họ cũng không giấu giếm gì việc là quốc gia cung cấp người giúp việc nhà chuyên nghiệp toàn cầu.
Còn tại Thái Lan, chính phủ đã xây dựng một chương trình phát triển sản phẩm truyền thống mang tên OTOP (viết tắt của One Tambon One Product, nghĩa là Mỗi làng một sản phẩm, tambon tiếng Thái tương tự làng xã của ta), là chương trình giúp khai thác các sản phẩm truyền thống nằm rải rác trong dân gian, đưa công nghệ mới vào, thêm kỹ thuật marketing hiện đại, giúp sản phẩm đạt chuẩn để chào bán trên thị trường quốc tế.
Xã hội nào cũng phải xây dựng trên một tầng lớp chủ yếu. Nước Mỹ lấy nền tảng là tầng lớp trung lưu (tùy tiểu bang, có thu nhập từ 25.000-200.000 đôla/năm) vốn chiếm đa số tại nước họ. Trung Quốc thì đang cố gắng xây dựng một xã hội khá giả... Còn ở ta, ai cũng rõ 70% là nông dân với thu nhập bấp bênh, còn lớp trung lưu chỉ tập trung ở đầu dưới của chuẩn trung lưu tại các nước đang phát triển, tức thu nhập phổ biến ở mức 15 triệu đồng/tháng.
Vậy đúng ra chúng ta phải xây dựng một nền tảng về tâm thức xã hội, một hoạt động kinh tế dựa trên thành phần chuẩn đó của mình. Từ xưa chúng ta đã có một xã hội thanh đạm và trầm tĩnh phù hợp với thực tế đó. Cha ông ta đã chứng minh rằng dù hầu hết là nông dân, công nhân, thị dân nghèo và tầng lớp trung lưu thấp, chúng ta có thể không giàu, sức mua chưa cao nhưng vẫn có thể có một phong cách tiêu dùng tao nhã, trí thức.
Một cách từ tốn, không vội vàng chụp giựt, chúng ta cần xây dựng một quốc gia thông minh, mà thông minh nhất là không sống vượt trên sức của mình, không sống khác với bản thân mình.
“Cũng quan trọng như việc cần có một nền kinh tế thịnh vượng, chúng ta còn cần sự thịnh vượng của lòng tốt và sự khiêm cung”. Câu nói đó không phải từ một người nghèo mà từ một người danh giá hàng đầu nước Mỹ, bà Caroline Kennedy, một nữ luật sư, một tác giả có tiếng, xuất thân trong một dòng họ giàu có và là con gái cố tổng thống Kennedy.
LƯU VĨ LÂN
9 CommentsChronological   Reverse   Threaded

huynhkimdieu wrote on Dec 11
Đọc thấy bùn thấy não nề bà nhỉ, VN chả thể so sanh với bất kỳ nước nào cả trừ Lào, Cam.

danquynh207 wrote on Dec 11
Mot to bun Bo vien luc truoc
Tui an 5 k, bay gio 30k. Vn nhieu cai NGO lam ba oi. Co nguoi kho thiet la kho... Nhung co nguoi giau thiet la giau. Noi chi xa, ve so ban gio cung nuoi may hai chuc ngan mot to ha. Tui di ra o palm tree resort ngoai hoi an, hai dem het 5 Trieu tam sau Trieu gi do, tui xai the bank Ben nay, xong tui xin receipt vi so ve co gi truc trac thi dua ra cho bank xem... Ma em
Tiep tan noi tui Sao biet ko:" co gan sau Trieu ma chi cung can reciept ha? Chong mat chua?

thanhtrankt wrote on Dec 11
Xưa giờ thì tui ko thích ở chung cư,vì ở chung cư ko có làm hay sửa sang kiểu nhà theo ý mình được,nhiều người hay lắm,2 vc ko làm gì nhiều,mà đẻ ầm ầm vậy đó,với tui thì kinh tế vững thiệt vững mới dám nghĩ đến,tui thấy nuôi 1 đứa muốn sặc máu rồi,tính đến chuyện cho no học hành cũng đủ mệt,khu tui cũng vậy nè,2vc làm ngày có ngày ko,vậy mà ôm 3 đứa con nheo nhóc,lớn nhất 6t,2 đứa kia nhỏ chừng 2t thấy tối ngày ko mặc quần áo long nhong ngoài đường,nghĩ thấy hay ghê,đẻ con mà cứ để mặc trời sinh trời nuôi hay sao đó

phamt wrote on Dec 11
The moi xay ra trom cap, cuop cua nhieu nhu the :((

khaithi wrote on Dec 11
Doc bai nay cua em xong, buon qua' !

lyvuong wrote on Dec 11
Đọc thấy não lòng quá em Thy ạ. VN toàn chạy theo những giá trị xa vời, không phù hợp với truyền thống của người dân. Mà cái tựa đề của em, chị xin phép sửa lại là: giá trị ảo, con người cũng ảo luôn......Vi các chị em VN nhiều khi chả có tiền nuôi con nhưng rất cố gắng xăm môi, mắt, mí, nâng ngực, làm trắng da (cái vụ này khiếp quá:) vì mình đang mong có da rám nắng mà không được hihihihi. Còn cái vụ nghèo mà lại còn đẻ nhiều con thì miễn comment, không sinh nhiều con thì không gọi là VN.
Bài viết hay quá Thy ạ

cdinh wrote on Dec 12
Bai viet hay va thuc te qua, cho chi copy de doc lai hay post nhe, thanks em. Ke tiep chuyen ben VN di

tinhsuong wrote on Dec 18
bai` vie^t' hay qua' ! thanks ban !

nhuthuy35 wrote on Dec 20
chị viết rất đúng. Ở VN bây giờ có thể nói phát triển và đầy đủ tiện nghi nhưng không phải ai cũng có khả năng mà enjoy nó với mức lương còn không đủ ăn nữa ^^Cho e xin copy bài báo chị trích đăng phía tren nha chị.

2 nhận xét:

  1. CÁC BẠN KHÔNG CẦN BUỒN HAY CẢM THẤY BỊ CHẠM NỌC KHI ĐỌC BÀI VIẾT NÀY CỦA BẠN THY THY BỞI VÌ Ở CÁC NƯỚC KHÁC, VÍ DỤ TRUNG QUỐC VÀ NEPAL, HỌ CŨNG NHƯ RỨA MÀ THÔI. CÁI MÀ TA CHO LÀ PHÁT TRIỂN, HIỆN ĐẠI HAY VĂN MINH THỰC RA THEO THEO QUAN NIỆM CỦA TÔI THÌ NÓ CHỈ LÀ: PEOPLA ARE JUDGED BY WHAT THEY HAVE, NOT BY WHO THEY ARE.
    CÁC BẠN TÌM LẠI CÁC TÁC PHẨM VĂN HỌC TỪ NHỮNG THẾ KỶ TRƯỚC THÌ THẤY TRONG CÁC NỀN VĂN MINH ẤY RỰC RỠ, CON NGƯỜI CŨNG SỐNG THẾ. CUỐI CÙNG THÌ CÓ NỀN VĂN MINH NÀO, DÙ RỰC RỠ ĐẾN MẤY, TỒN TẠI MÃI ĐÂU. TÓM LẠI: WHAT DO WE REALLY NEED IN OUR LIFE ???????????? (CÂU HỎI NÀY TỰ MỖI NGƯỜI TRẢ LỜI ĐI NGHEN BÀ CON!!!!!)

    Trả lờiXóa
  2. Like cái bài viết này 1000 like còn chưa đủ, vì không phải đúng nữa, mà gọi là cực kí am hiểu từ gôc rễ đến ngọn cánh lá.
    Lương nhà giáo nghèo của mình 3.3tr /tháng, xoay sở đủ thứ vất vả, hồi đó sống trên tp ko nổi vì thuê xong nhà mà không đi làm thêm là nguy cơ chết đói. Mà mình còn phải nuôi cả mẹ, sau đó mới phải chạy về quê để đỡ chút. Được cái VN giá "ổn định cao", nên có chạy đằng trời ở đâu cũng cao :(

    Trả lờiXóa