CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

TA LÀ MỘT KẺ NGOẠI ĐẠO



Và ta vô cùng tự hào khi là một kẻ ngoại đạo; vô cùng tự hào khi mình không phải và chưa bao giờ là Phật tử. Vì sao? Vì Đức Phật cũng có phải là một Phật tử đâu. Thời Đức Phật, không có Đạo Phật. Vậy đạo Phật ra đời vào lúc nào? Phải chăng Đạo Phật ra đời vào thời Mạt Pháp???????????? (Bạn nào biết thì trả lời giùm nhé!)

Thế mới ngộ. Đức Phật chưa bao giờ là Phật tử và Ngài chưa bao giờ thành lập Đạo Phật. Thời Đức Phật chỉ có hai loại người: người hành Pháp và người không hành Pháp. Ngài chưa bao giờ gọi bất kỳ ai là kẻ ngoại đạo bởi Ngài có bao giờ biến những lời dạy của mình thành một tôn giáo đâu để rồi có tín đồ để rồi gọi những người không phải là tín đồ của mình là kẻ ngoại đạo. Tôi nhớ rồi, lúc tôi ở Bồ Đề Đạo Tràng, có một sư cô (tôi nhớ tên đấy nhưng không nói ra) trong lúc giảng đạo cho tôi bảo rằng: Đức Phật dạy khi gặp kẻ ngoại đạo thì……………………………… Tôi nghe từ “ngoại đạo” có vẻ hơi bất nhẫn bởi vì lòng từ bi của Đức Phật là vô song, không ai sánh bằng mà lại đi gọi người khác là kẻ ngoại đạo. Bây giờ thì tôi ngộ ra rồi: Phật chưa bao giờ gọi ai là kẻ ngoại đạo (bởi vì thời Ngài không có đạo Phật; chỉ có người hành Pháp và người không hành Pháp); àh vậy ra là cái bọn “lòi” ra vào thời mạt Pháp, không hiểu ý tứ của Phật nên gán ghép những gì họ “hiểu” và cho đó là lời Phật dạy dù từ trên không Phật nói đi nói lại mãi: Ta có nói thế đâu. Có bao người nghe được???????????? Hóa ra trước đây ta nghi oan cho Đức Phật khi tin rằng Ngài dùng chữ “ngoại đạo” để ám chỉ những người như ta. Sám hối nghen ông Phật!!!!! (Sao ta vẫn thích gọi Đức Phật là ông Phật!)

Do ta không phải là Phật tử nên ta chưa bao giờ tôn thờ Đức Phật; ta chỉ tin những gì Ngài nói. Các bạn dùng khoa học, lô gic, mọi “âm mưu thủ đoạn” để phân tích những gì Đức Phật đã dạy (phải đúng lời ổng dạy à nghen!); tôi đố các bạn tìm ra bất cứ chỗ hở, chỗ phản khoa học hay phi lo gic trong những lời dạy đấy! Bạn nào mà tìm ra dù chỉ là một ý nhỏ xíu xiu, tôi tặng luôn cho bạn cái laptop này (nhiều người xin lắm mà do ta cần nó nên mãi vẫn chưa cho đấy!) Vì sao tôi dám nói thế????? Vì tôi đã làm thử rồi, tôi săm soi so sánh kỹ như người ta tìm chỗ xì trên ruột xe ấy (do tôi đi xe đạp, thường xuyên làm việc này nên biết rõ lắm); càng săm soi càng thấy rằng: Quả là mọi thứ khích rịch, không một chỗ hở. Vì sao? Vì Phật chỉ toàn nói ra chân lý; Ngài có nói xạo bao giờ. Đó là lý do mà ta, một kẻ ngoại đạo nhưng lại tin những gì Ngài nói. Nếu các bạn không tin tôi, thì các bạn tự mình săm soi những lời Phật dạy đi thì sẽ biết. Đó là khoa học; do đó Ngài Đạt Lai Lạt Ma gọi là Science of Mind (khi tôi dùng từ này để ám chỉ đạo Phật khi nói chuyện với mấy thằng Châu Âu, tụi nó phục vô cùng và bảo: rất đúng.) Do đó là Science of Mind nên khi chúng ta đi theo thì chẳng phải chúng ta là những nhà khoa học sao???? Đó là lý do mà tôi chưa bao giờ và mãi mãi không phải là một Phật tử.

Do ta là một kẻ ngoại đạo nên có lúc bị những kẻ Phật tử “ăn hiếp.” Họ bảo ngoại đạo không được vào nơi này nơi kia, không được làm việc này việc kia, không được ở chỗ này chỗ kia. Mỗi lần như thế, tôi nghĩ: ôi thương cho Ngài quá Đức Phật ơi!!!!! Những người tự nhận là con Ngài đã hạ phẩm giá những lời dạy của Ngài, họ biến lời dạy của Ngài từ một chân lý vô biên thành một tôn giáo quèn. Ngài cũng có phải là một Phật tử đâu nên tôi đảm bảo Ngài mà có xuống đây thì họ cũng sẽ gọi Ngài là kẻ ngoại đạo cho xem nên tốt nhất Ngài chớ bén mảng đến những nơi ấy Ngài nhé!!!!!!!!!!!

Dưới đây là chân dung của một kẻ ngoại đạo hehehehehehe

Hình chụp ở Main Temple, Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ
When you call yourself ............................

14 nhận xét:

  1. Vưà post đã bị xoá rồi, 4 lần. Bè lũ sai chính tả chả ra sao, không luyện nổi chánh pháp đóng bỉm, chỉ giỏi phá quấy và hót nhảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn hãy tự nghĩ xem những bình luận của bạn có ích gì cho ai hay không??????????

      Lý do tôi xóa những bình luận của bạn là để tráNh cho những người hâm mộ tôi khi đọc phải lại nổi giận và sẽ ném đá vào bạn tạo nên nghiệp xấu cho cả họ lẫn bạn. Nếu bạn muốn tôi để những bình luận vô bổ của bạn cho mọi người "chiêm ngưỡng" thì tôi sẽ để đó nhưng để trả lời cho tất cả những bình luận vô bổ như thế , tôi sẽ ghi là:

      "ĐÂY LÀ MỘT TRONG NHỮNG BỒ TÁT CỦA TÔI. XIN MỌI NGƯỜI ĐỪNG NỔI GIẬN VÀ NÉM ĐÁ. HÃY CỨ LỜ ĐI VÀ XEM NHƯ BÌNH LUẬN TRÊN CHƯA BAO GIỜ TỒN TẠI."

      Chào bạn!

      Xóa
  2. Chào Quỳnh Dung! Rất tiếc là chuyến qua Bodhgaya và Lumbini kỳ tháng 11 vừa rồi ko gặp được bạn dù mình đã cố công (chút chút) đem tàu vị yểu và bánh tráng cho các sư Nhật dùm bạn. Nhưng ko sao, mình ko thụ thì có người khác thụ cũng được, ko phải mang về VN. Câu chuyện về Phật tử và kẻ ngoại đạo bạn kể, mình cũng có câu chuyện tương tự. Mình đã hỏi quí Phật tử cũng đoàn, dù mình là KẺ NGOẠI ĐẠO, nhưng mình đi hành hương về xứ Phật với tấm lòng quí mến ngài qua những lời dạy chặt chẻ (logic), hợp lý của ngài, mình cứ thắc mắc:
    1- Ngày xưa đức Phật từ trong cung vàng điện ngọc BƯỚC RA, rủ bỏ mọi vật chất thế gian, lang thang giang hồ, lên núi, vô rừng tìm đạo, cuối cùng thì ngài ngồi dưới GỐC BỒ ĐỀ mà đạt ĐẠI GIÁC, tìm ra con đường để chúng sanh tự cứu mình. Ngày nay các THẦY họ Thích (đủ thứ?) từ gốc..... đa chú cuội nào đó, BƯỚC VÔ lâu đài tráng lệ (kêu là Temple, Pagode, chùa, viện,...), mặc kệ chúng sanh nheo nhóc bên ngoài (cái này thấy rỏ ở Ấn, chùa thì tráng lệ mà dân chung quanh thì ... ôi thôi đói rách như chung qunah chùa Kiều Đàm di),các thày cứu mình chưa xong thì nói gì tới cứu giúp chúng sanh, các thày ngồi thu hụi chết của chúng sanh (cúng dường?) thì có. Đến nổi có thày Thích lập hai ba cái chùa tráng lệ như LÂU ĐÀI,BIỆT ĐIỆN, cái ở Nepal, cái ở Bổ đề Đạo tràng xưng là Phật Quốc Tự,ko biết để làm gì mà bây giờ tuổi đã cao lại ....ĐANG LO là tìm ko ra người ... thừa kế (truyền y bát???) Thày sợ là gặp phải ông sư ..... có lòng tham thì cái chùa của thày biến thành Trung tâm thương mại! Thầy cũng biết là ở trong CÁI LÂU ĐÀI đó thì ... tu ko được (chính miệng thày nói), vậy mà thày ko dám .... bắt chước đức Phật BƯỚC RA khỏi "chùa". Như vậy có phải là TU NGƯỢC ko?????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiếc quá, đoàn của bạn đến Lumbini vào lúc nào vậy? Có phải là khoảng ngày 7-8-9/11 không??? Có phải là phái đoàn đến Shanti Stupa vào ban đêm và mời Sư Sato, trụ trì ra không vậy? Lúc đó mọi người ở Shanti Stupa trong giai đoạn tuyệt thực 1 tuần lễ. Nếu đúng là đoàn này thì lúc ấy mình cũng có tại Shanti Stupa nhưng đói quá (do tuyệt thực) nên ở trong phòng dù nghe tiếng tụng: "Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh" văng vẳng.

      Nếu không phải là đoàn ấy thì bạn đến vào giai đoạn nào? Uổng quá hà, mấy sư Nhật thích bánh tráng VN lắm. Nếu không gặp Dung thì có thể gửi trực tiếp cho các Sư Nhật luôn mà, xem như là cúng dường cho họ. Hehehehe

      Thôi hẹn lần sau vậy.

      Xóa
  3. 2- Qua cuộc hành trình Tứ động Tâm, cái làm tâm mình động nhất là sự huỷ hoại của các phế tích. Ngày xưa đền đài hoành tráng bao nhiêu thì sự đổ nát của nó ngày nay càng gây nhiều xúc cảm bấy nhiêu,nó làm mình càng thấy rỏ tính vô thường của sự vật. Sự hoành tráng của các công trình này (do vua Asoka hay các vị vua mộ đạo khác xây dựng để tưởng nhớ đức Phật)chắc chắn là hơn hẳn những CÔNG TRÌNH các thày đang đua nhau xây. Bài học sờ sờ ra đó, làm động tâm mọi con người đến chiêm bái, hổng lẻ ko làm tâm mấy thầy mấy ni động đậy sao cà. Cái còn tồn tại tới ngày nay là LỜI DẠY CỦA ĐỨC PHẬT chứ ko phải mấy cái lâu đài. Thành Capilavastu còn ko ăn thua, kể gì tới chùa to phật lớn ngày nay?
    3- Hơn hai tuần hành hương về đất Phật, mình vô cũng ngạc nhiên khi nghe được cậu tụng :"Nam Mô A đi Đà Phật Ten Rupee" từ miệng các em nhỏ người Ấn! Cậu niệm hoàn toàn Việt Nam chứ các nước khác ko có câu tụng như vậy. Một người bạn Ấn đã than thở với mình là nếu cứ cái đà "bố thí" tung toé vô tội vạ kiểu Phật tử VN này thì các em nhỏ ở Bồ Đề Đạo tràng và ba chỗ đỗng tâm khác sẽ có một tương lai....làm "người lớn ăn mày". Do thu nhập cao từ ...ăn xin (đặc biệt Phật tử VN, chứ các đoàn khác như Thái, Miến, Sri Lanka thì ...hoàn toàn ko), cha mẹ các em khuyến khích (hay bắt buộc) các em ko đi đến trường (dù nhà trường hoàn toàn miễn phí ăn, mặc, học...)mà đi ra đường chờ đón Phật tử VN bay sang .... bố thí. Mình nhớ liền tới tiêu đề của Quỳnh Dung: TẠO PHƯỚC hay TẠO NGHIỆP ở Bồ Đề Đạo Tràng?

    Trả lờiXóa
  4. 4- Đa số phật tử VN sang xứ Phật với mong muốn (tội thay!) là ĐƯỢC PHƯỚC, cầu xin LỘC của Phật, hay nói cách khác là cầu Phật ban của cải, quyền lợi thế gian! Hoặc xa hơn là ai sang được đất Phật thì chết là lên .....ko phải Niết Bàn mà cỏi trời Đao Lợi (mô phật!)Sang đất Phật thì đi tìm Phật Quan Âm NHƯ Ý (mô phật!)cầu gì được đó. Riết rồi mình phải suy nghỉ chắc trong đoàn mình đi, các phật tử có cái tâm ko an, chắc ai cũng có ...phạm tội gì đó như làm ăn gian dối, ăn hối lộ, hại người, gian dâm, nói láo,... nên bây giờ sang đây... hối lộ Phật để dành chỗ cho tương lai trên cỏi trời Đao Lợi của mình hay để cái nghiệp tầm bậy của mình không ... di hại sang con cháu mình. Suốt cuộc đi hành hương ko có bất kỳ cuộc nói chuyện, hay chiêm nghiệm gì về lời dạy hay cuộc đời của đức Phật! Phật tử VN chỉ chăm chỉ LẠY lấy LẠY để (dù là lạy mấy cái tượng thô sơ, tượng hình mà người Ấn đã lanh lợi dưng lên để làm du lịch .... tâm linh, rỏ nhất là ở chỗ nàng Sujata dâng chén sửa và anh chàng nông dân dâng bó cỏ! Xin lổi kiều tượng này còn thua xa mấy cái đình làng ở VN), tụng lấy tụng để (dù chẳng biết mình tụng gì, vì đọc bằng tiếng gì đó hổng biết luôn!),nhắm mắt nhắm mủi TAM BỘ NHẤT BÁI,rồi hun hít sờ mó (xin lổi phải dùng lời tả chân!) mà (xin lổi) cóc cần CHIÊM NGHIỆM GÌ về vị thày tối cao của mình. Họ quên mất đức Phật tối thượng mà chỉ thấy CÁI TƯỢNG BỰ, màu mè hoa lá cành mà các ma vương đời sau đã dựng lên để phí báng ngài mà có người đã từng cảnh báo hiện tượng BUÔN NHƯ LAI!
    Dài quá rồi, rất xin lổi vì chiếm trang. Thông cảm nha.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất cảm ơn những lời bình rất hay và cảm động của bạn!!! Có gì đâu mà chiếm chỗ, nếu nói mà có ích thì cứ nói để học hỏi lẫn nhau mà bạn. Tóm lại qua chuyến hành hương này, bạn thu được thành quả vĩ đại gì?

      Những gì người khác làm thì thôi kệ, nói theo kiểm Phật giáo Tiểu Thừa là: "Tại nghiệp." Mỗi người mỗi nghiệp mà bạn, như sư Sato ở Shanti Stupa có nói: có người có bước đi của voi nên chỉ cần đi một bước đã vượt một khoảng xa; có người có bước đi của kiến nên cặm cụi bò mãi vẫn không đến đâu. Do đó nghiệp ai nấy chịu. Nhờ cái comment này của bạn mà mình phải viết thêm một bài về hành động cho và nhận. Từ từ nghen, giờ chưa viết.

      Xóa
  5. Hay quá chị Dung ơi, em thích bài viết này nhất. Bài của bạn Khoa nhắc em nhớ tới một cuộc tranh luận về tôn giáo giữa em và một anh bạn theo đạo Hồi. Anh ấy hỏi, tại sao lại phải quỳ lạy dưới những bức tượng trong chùa? Đó chỉ là đá đẽo thành hình thôi mà. Em trả lời tại mình xem đó là sự thể hiện của đức Phật và các Bồ tát nên mới hành lễ. Anh bạn ấy vẫn chưa thông (bản thân em cũng thấy không thông với câu trả lời của mình thì làm sao người ta thông được), vặn vẹo lại: Tất cả chỉ là hòn đá vô tri vô giác, do con người đẽo thành. Thì hà cớ gì mà chúng ta lại phải xì xụp vái lạy? Quả thật là em đuối lý trong cuộc tranh luận này mặc dù tới giờ thì em vẫn hành lễ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản thân mình không phản đối việc lạy Phật. Vì có người tôn thờ Phật nên họ lạy Phật như lạy thần linh; có người trân trọng Phật như một vị thầy nên họ lạy để tỏ lòng biết ơn sâu sắc; có người lạy thiền bởi vì lạy Phật là một cách thiền đó bạn: người ta gọi đó là lạy thiền; có người lạy Phật là để tập thể dục vì hành động đứng lên ngồi xuống liên tục là một bài thể dục tốt vô cùng,...... Vậy tùy người tùy mục đích mà việc lạy Phật có nhiều ý nghĩa khác nhau. TÓm lại bạn là người lạy Phật theo kiểu nào thì là do bạn chọn.

      Xóa
  6. Lại là chủ đề Kẻ ngoại đạo. Bản thân em cũng là một kẻ ngoại đạo, chỉ có sở thích là tìm hiểu Phật Giáo đơn thuần. Dịp giáng sinh vừa rồi, bạn bè (Chỉ đang nói đến các Phật tử trẻ) có Tag em vào những tấm hình và lời chúc Giánh sinh An lành trên Facebook. Vô tình nhờ tag em vào mà em có đọc được những lời khiển trách của các vị sư thầy(Đang làm trụ trị mấy chùa nào đó theo thông tin trên FB của mấy thầy đó).

    Mấy thầy khiển trách là Đại lễ Vu Lan những người theo Công giáo có mở lòng chúc tụng và đón lễ đâu, việc gì chúng ta phải đón nhận Lễ giáng sinh của họ.

    Thật buồn khi em thấy những vị sư thầy như vậy. Trong chủ đề đó cũng có 2 quan điểm, một nửa có xu thế nể nang thầy mà nhận tội, còn một nửa phản pháo tranh luận với thầy.
    Em cũng muốn dùng lời lẽ từ những câu nói của chị về những tư tưởng Đạo này Đạo kia để bàn luận, nhưng nghĩ đi nghĩ tới lại thôi. Trong mắt em dường như chả để tâm những vị Tu "giả" nữa :p

    Trả lờiXóa
  7. @ Quỳnh Dung: Có tác phẩm "Đường xưa mây trắng" của Hòa thượng Thích Nhất Hạnh hay lắm không biết bạn đã đọc chưa?

    Trả lờiXóa
  8. Vậy mà trước giờ cứ tưởng bạn là 1 phật tử vì cứ thấy bạn ở trong chùa, nghiên cứu về Phật

    Trả lờiXóa