CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Tôi đi Kathmandu




Hôm ấy ngày 20/9/2012, nghĩa là một ngày rưỡi sau khi tôi hết cấm khẩu, tôi thấy sư Sato vào ra ga ra cưa cưa đẽo đẽo cái gì đấy nên sáp lại hỏi chuyện. Thì ra sư đang làm cái hộp để gói hình tượng Phật lúc đản sanh. Sư bảo hôm sau sư đi Kathmandu để bay đi đảo Hải Nam, Trung Quốc. Hết hồn!!!!!! Sư vừa từ Kathmandu về, lại tiếp tục đi. Sư bảo Trung Quốc có hội thảo hội nghị gì đó ở đảo Hải Nam và bao toàn bộ chi phí cho sư sang đó dự…………1 ngày. Người Nhật vào Trung Quốc 2 tuần miễn visa nên không cần lo vụ ấy (làm dân Nhật sướng thiệt, được miễn visa ở rất nhiều quốc gia; vậy sang Nhật lấy chồng thôi bà con!!!!!!)

Sẳn đang nói chuyện nên sư bảo sư đã nói chuyện với sư Onishi và ni cô Vishnu về vấn đề ở chùa rồi. Cô ấy bảo tôi và sư Onishi nói chuyện cười giỡn nhiều quá!!!! Sư Onishi không nói chuyện với cô ấy, chỉ toàn nói chuyện với tôi và tôi là khách mà như muốn điều khiển chùa luôn vậy đó. Sư bảo cô ấy thật ra ghen tị với tôi và luôn muốn mình quản lý cánh phụ nữ trong chùa. Phải hôn vậy? Má tôi còn không quản tôi nổi mà có ngừơi đòi quản lý tôi mới ghê chứ!!!!!! Trời, cô ấy làm như cô ấy là hoàng hậu quản lý tam cung lục viện vậy đó. Nghe mà mệt ghê chưa!!!!!!!! Oải, ta chỉ muốn phụ giúp công việc trong chùa thôi mà được gánh cho cái tiếng là muốn quản lý chùa. Tôi bảo sư Sato: Trời, nếu tôi muốn quản lý cái gì đó thì cần quái gì phải lội sang Nepal???????

Sư bảo sư đang lo vì hôm sau phải đi Trung Quốc mà vấn đề trong chùa chưa giải quyết xong; sư bảo cứ vắng sư là chùa có chuyện liền hà. Trước đây là cô Vishnu và sư Onishi. Bây giờ thêm tôi nữa. Thật ra cô Vishnu không phải là ghét tôi mà do tôi mà cô ấy không “đè bẹp” được sư Onishi. Chuyện là thế này! Sư Onishi sợ một mình, thích nói chuyện với người này người kia. Xung quanh toàn là người Nepal nên sư không “tám” nhiều được. Cô Vishnu đang giận sư nên không thèm nói. Tự nhiên tôi ở trên trời rớt xuống “tám” với sư quá trời làm sư chả thèm quan tâm đến cái sự giận dỗi của cô Vishnu nữa. Chắc trước đây mỗi khi họ gây nhau, sư Onishi phải làm lành trước để có người mà “tám” chứ, bây giờ thì chả thèm nên cô Vishnu nổi đóa với cả tôi. Vì sao tôi đoán như thế? Vì lý do sau:

Khi tôi bảo sư Sato là hôm sau sư đi Kathmandu thì tôi cũng đi nữa. Sư hỏi ngay là tôi có quay lại không. Tôi bảo có bởi vì tôi đi Kathmandu để gia hạn visa nên sẽ gửi xe đạp và hành lý, chỉ lấy một cái ba lô thôi. Sử bảo sư sẽ đi máy bay do phía Trung Quốc bao toàn bộ chi phí; tôi nói thôi tôi đi xe buýt cho nó rẻ.

Sư bảo thế cũng hay bởi vì mọi người cần có thời gian suy nghĩ (chả hiểu suy nghĩ cái quái gì nữa?) Và sư bảo cô Vishnu không phải hiềm khích với tôi đâu mà là với sư Onishi. Tôi mệt mấy người Nhật ghê luôn các bạn, họ cung cấp thông tin theo kiểu nhả từng miếng cho mình thèm rõ dãi đó mà. Tôi mặc kệ chuyện của họ, gói ghém đi Kathmandu chơi cho rồi.

Sư Sato bảo để sư đặt vé cho bởi sư quen người làm phòng vé xe buýt. Sư điện thoại hỏi họ rồi bảo: hay là cô đi Pokhara, ở 1 đêm rồi hôm sau đi Kathmandu bởi vì đường đi Kathmandu có đoạn bị gãy phải chuyển xe; hành khách phải mang hành lý lội bộ qua đoạn đường gãy để thay xe khác; nếu đi Pokhara rồi sau đó đi Kathmandu thì sẽ không gặp vấn đề ấy. Nghe mà tự ái ghê luôn; dân đi bụi mà chỉ có một đoạn vác ba lô chuyển sang xe khác mà chùn bước thì đúng là tự ái thiệt. Do đó tôi quyết liệt đòi đi Kathmandu.

Sư bảo nếu thế thì sáng hôm sau 5h30, tôi phải ra ngoài ngã ba chờ xe; sư đặt vé qua điện thoại. Tôi bảo không biết cái ngã ba nó nằm ở đâu. Sư bảo sẽ vẽ sơ đồ cho tôi. Đây là cái sơ đồ mà sư vẽ nè các bạn, dễ thương ghê chưa!


Tối hôm ấy tôi gần như thức cả đêm để sắp xếp hành lý, cái nào mang theo, cái nào để lại. Do quyết định đi quá đột ngột không có chuẩn bị trước nên tôi phải vất vả cả đêm.

Sáng hôm ấy, sư Onishi và cô Vishnu ra Maya Devi Temple làm lễ; tôi và sư Sato ngồi gõ trống. Sư đưa tôi cái bản đồ trên rồi còn đưa cho tôi một gói bánh quy và hai trái cam nữa chứ. Sư rất rất rất là dễ thương. Tôi chạy xuống bếp chia tay lũ mèo con đáng yêu (con mèo mẹ vào chùa đẻ ké; tôi thấy tụi nó lạnh nên lấy cái ngăn tủ cho vải nào và che chắn cho tụi nó đỡ lạnh; vậy ra tụi nó bây giờ thành khách của chùa luôn; các sư phải cung cấp thức ăn cho mèo mẹ.)


Sau đó ngồi thảo một lá thứ tay để lại cho sư Sato, đại ý là nhờ sư Sato chuyển lời cho cô Vishnu (cô ấy không rành tiếng Anh nên tôi và cô ấy giao tiếp khó khăn) rằng tôi chả có thèm cái chức quản lý chùa mà cô ấy gán cho đâu; tôi là dân đi bụi mà, dễ gì chịu ở một nơi thì quản với lý cái nỗi gì; vả lại muốn quản lý thì về Việt Nam làm có lương cao chả hấp dẫn hơn sao? Tôi mải ngồi viết, lố giờ, sư hối tôi đi để trễ. Tôi đưa sư lá thư rồi quảy ba lô lên đi.

Tôi lội bộ ra đường. Lúc ấy 5h30, trời sáng mờ mờ. Một mình vác ba lô đi sau hơn một tháng “đóng đinh” ở Lumbini thấy lòng sướng mênh mang. Ra ngã ba, tôi chờ xe và tiện thể “tám” với mấy thằng học sinh cũng đang chờ xe. Khoảng 6h15 xe đến, đó là xe của hãng Sakura. Tôi leo lên và được chỉ cho cái ghế cuối cùng. Cả đêm không ngủ nên tôi tranh thủ gà gật. Xe chạy ra bến Bhairawa, ai đi Pokhara thì leo xuống đổi xe; ai đi Kathmandu thì ngồi yên.

Cả băng ghế sau trống nên tôi lại nằm dài ra ngủ. Xe đón khách đã đặt vé sẳn ở dọc đường, đa phần là người Nepal. Vậy là hết ghế trống. Tôi và 4 người Trung Quốc là người nước ngoài duy nhất của cả xe.

đường quốc lộ
Thỉnh thoảng xe dừng cho mọi người đi đái

Khoảng 10h rưỡi sáng thì xe dừng lại cho khách ăn sáng. Thức ăn dạng buffet, NRS 190/người, toàn là dầu mỡ, nói nhỏ nghen: nhìn đã muốn ói huống chi ăn. Tôi lấy bánh quy và cam mà sư Sato gói cho ra ăn. Quanh quẩn ngoài sân chờ mọi người ăn xong để lại tiếp tục lên đường. Thật ra có ít người vào ăn lắm vì đa phần họ mang theo thức ăn và ngồi trên xe để ăn.

Đây là nhà hàng mà xe của hãng Sakura dừng cho mọi người ăn sáng lúc 10h30

Khuôn viên nhà hàng

Đến lúc này thì tôi phát hiện đa phần những phụ nữ và cô gái Nepal đang ngồi trong xe……..đẹp quá!!!! Tôi bất ngờ quá vì chỉ có một chuyến xe mà bao nhiêu là người đẹp hội tụ. Vậy tóm lại phụ nữ Nepal đẹp thật, tôi nhìn họ mà còn thấy ngất ngây con chuồn chuồn, huống chi thằng cha già người Hoa, mắt cứ liếc bên trái, lại đong đưa bên phải, lia máy chụp hết em này đến em nọ. Đúng là thằng già dê. Mà hắn lại đang đi cùng vợ và con mới ghê đó các bạn!

Tôi bắt chước chả cũng tranh thủ chụp hình được vài cô.


Xe lại chạy chạy, đường ổ gà ổ voi, có đoạn bị gãy thiệt nhưng làm gì có cảnh hành khách xuống xe vác hành lý chuyển sang xe khác. Không hiểu do sư Sato muốn tôi đi Pokhara nên nói thế hay do nhà xe cung cấp thông tin sai nữa????????

đường gãy

Khi xe dừng vào lúc khoảng 2-3h trưa cho khách đi toa lét thì tôi đói bụng nên mò vào quán ven đường mua 5 quả chuối cau giá NRS 20 và chụp hình em bé này đây. Thấy tôi đưa máy lên, em cũng làm duyên làm dáng đây này!


mỗi khi xe dừng là mấy thằng du khách tranh thủ nhảy xuống chụp chụp, tôi cũng thế!
Cảnh bên đường
Cây nước cũng được trang trí nữa cơ
nhà giữa lùm cây, mát thiệt!
cửa sổ của ngôi nhà nhìn thiệt là sáng tạo!

Càng gần đến Kathmandu thì đường càng bụi và lại còn kẹt xe nữa đây này.


Cuối cùng thì đến một con dốc cao, cảnh sát chặn các xe lại để soát soát cái gì đó hay tìm cách ăn hối lộ, chả biết. Sau đó thì thả dốc và dần dần vào Kathmandu.

Gia đình người Hoa ở cái hotel nào đấy mà họ bảo là NRS 1,000/phòng 4 người. Không tệ nhỉ!

Tôi không biết đi đâu về đâu nên ngồi yên cho tới bến. Tới bến thì chợt nhớ Kathmandu có khu Thamel nổi tiếng y như Bangkok có Khaosan Road nên hỏi thằng lơ, khu Thamel ở đâu? Nó có vẻ bất ngờ và nói gì đó đại ý là: sao không nói sớm để xuống dọc đường, bây giờ mắc công quay lại. Quay thì quay, sợ gì chớ, tôi leo xuống xe. Một người đàn ông nhào đến hỏi có đi taxi không. Thằng lơ nói gì đó với gã. Họ nói đến khu Thamel à? Không đi taxi thì đi bằng gì. Tôi nói đi bộ. Gã móc ví lấy ra cái namecard của Mountain Peace GH và nói rằng đó là nhà của em gái gã; cứ ở thoải mái, có thể nấu nướng, xem như nhà mình, chả tin nhưng cứ theo gã để đến khu Thamel đã rồi tính sau.

Đói meo, lúc ấy đã 5h chiều, cả ngày chỉ ăn mấy cái bánh quy, 2 quả cam và 5 trái chuối. Chấm hết! Mùi momo thơm phức bên đường, tôi dừng lại bảo gói cho 5 cái veg, 5 cái buff để ăn cho đỡ đói. Gã bảo đến nhà hàng em gái gã có muỗng nĩa ăn cho lịch sự. Tôi vào đó và chỉ chén gói momo của mình thôi, ngoài ra không ăn gì nữa. Gã dẫn tôi đi ngoằn ngèo qua mấy con đường và đến Mountain Peace GH
Tôi ở Kathmandu liền tù tì luôn cả chục ngày, bắt đầu từ ngày 21/9/2012. Mỗi ngày lội bộ tham qua đủ cảnh. Nào là Swayambhu Temple, Hanumandhoka Durbar Square, đường phố Kathmandu .......

Thành phố đầy bụi (không phải đầy sao đâu, đừng có mơ) nhưng tôi vẫn thấy khoái vì tôi tìm ra được mấy nơi ăn uống khoái khẩu và ra vào quảng trường Kathmandu không tốn vé. Khoái khoái khoái!!!!!!!!!!!

Kỳ sau: Trốn vé vào Bhaktapur  

Bài liên quan: Lưu ý khi đến Kathmandu 

4 nhận xét:

  1. Công nhận dân Nepal duyên ghê.
    Bé Nepal nhóc làm duyên với ngón tay thương quá chị ha.

    Trả lờiXóa
  2. Ôi sao dân Nepal xinh thế ko bek.Em bé cũng rất là dễ thương ^^ Cái cảnh bên đường toàn 1 màu xanh.Bức tranh thiên nhiên thật đẹp.^^

    Trả lờiXóa
  3. Ngôi nhà chị Dung chụp công nhận nhỏ thật, bằng 1 căn phòng nhỏ là cùng, được cái nhìn kiểu lạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân Nepal và Ấn độ ở nhà nhỏ nhỏ như vậy không hà. Mùa đông thì ôm nhau ngủ cho ấm, còn màu hè thì ngủ ngoài đường. Do đó nhà là nơi để chứa đồ chứ không phải để ăn ngủ sinh hoạt. Ăn ngủ sinh hoạt thì ra đường ngồi cho nó đầm ấm tình làng nghĩa xóm.

      Xóa