CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Chúng ta đang sống theo nhu cầu hay đang sống theo tham muốn?


Thật khó để mà phân biệt đâu là nhu cầu và đâu là tham muốn trước một xã hội tiêu dùng như ngày nay. Ai cũng sở hữu quá nhiều thứ, quá nhiều mối quan hệ, quá nhiều điều phải làm, nhiều đến nỗi chúng ta bị lẫn lộn, bị lúng túng và bối rối không phân biệt được đâu là nhu cầu đâu là tham muốn.

Có một câu hỏi mà nhiều người từ nhiều quốc gia hay hỏi bọn du mục lang thang (giống như tôi) là bọn họ làm gì để qua ngày tháng hay nói cách khác là bọn du mục này làm gì để giết thời gian vậy nhỉ? Đây là câu hỏi mà những người không phải du mục hay hỏi những kẻ du mục giống như tôi hihihihihi.

Người ta thì phải lo làm việc cả ngày, sau đó còn phải chăm lo gia đình hay phải lo duy trì mối quan hệ hoặc phải lo cái này cái nọ cả ngày, không có đến cả thời gian để thở. Vậy bọn du mục, không có gia đình để lo, không có công việc để làm, không có tài sản gì nhiều, ngoại trừ 1 cái ba lô với vài ba thứ lặt vặt cùng một ít tiền, thậm chí còn chả có tiền luôn, vậy họ làm sao để cho qua thời gian đây hả trời hehehehehehe.

Thế đấy, khi nào thực sự trở thành một kẻ du mục với rất ít hành lí và rất ít tiền, bạn sẽ hoàn toàn biết được điều ấy. Còn bây giờ tôi chỉ kể sơ sơ theo kinh nghiệm bản thân thôi nha.

Con người hay con vật đều có những nhu cầu chung như sau: thứ nhất là ăn uống, thứ hai là chỗ ngủ an toàn, thứ ba là vệ sinh thân thể để bảo vệ sức khỏe. Con vật phải đi kiếm ăn cả ngày, dân du mục cũng vậy. Ưu tiên đầu tiên là giải quyết cái bao tử. Phải nghĩ cách để no bụng trước đã. Cả ngày phải kiếm cách này hay cách nọ, phải đi tới hay đi lui để tìm thức ăn. Ăn xong rồi thì nếu vẫn là ban ngày thì họ sẽ tìm nơi để tắm rửa giặt giũ, giữ vệ sinh cái đã. Khi chiều tối thì họ lại phải tìm nơi an toàn để giăng lều, mắc võng hay để đặt lưng xuống mà khò khò. Chỉ 3 việc này thôi, có khi phải đánh vật cả ngày trời mới có được. Chi cho khổ vậy trời, về nhà sướng muốn chết mà hổng chịu về, ở nhà mấy cái này giải quyết cái một, có gì phải vất vả khổ sở vậy ta.
Tuy vậy, cái sướng ở nhà đi tiếp theo là cái khổ liền hà. Còn cái khổ của dân du mục lại đi tiếp theo cái sướng khác.

Thế nào là cái sướng đi liền cái khổ? Đó là: để được cái sướng này (mà chưa chắc đã là sướng), bạn phải đánh đổi thời gian mà vật lộn với cuộc sống để có được nó, bạn phải lao tâm khổ tứ kiếm tiền, bạn phải tìm cách duy trì mối quan hệ đủ kiểu,…..Bạn phải liên tục chạy theo những điều ấy đến nỗi cái bạn chạy theo không còn là nhu cầu nữa mà trở thành tham muốn. Chúng ta chạy theo tham muốn nhưng lại cứ cho đó là nhu cầu không thể không có, cứ thế mà chạy, chạy hoài chạy mãi, chạy đến khi giật mình tỉnh lại thì thấy mình sao mà quá lãng phí thời gian cho những cái không cần thiết này. Nếu không tin, hôm nào đẹp trời, bạn cứ mang hết đồ đạc trong nhà ra để làm cuộc kiểm tra sau: bạn đặt từng món đồ trước mặt mình và tự hỏi: Nếu không có món này mình có chết không? Câu trả lời thường là: Không Chết. Bất cứ cái gì mình sở hữu mà nếu không có nó mình vẫn sống nhăn răng vẫn khỏe mạnh thì cái đó không phải là nhu cầu, cái đó chính là tham muốn. Sau cuộc kiểm tra này bạn sẽ cực kì ngạc nhiên phát hiện ra rằng mình sở hữu đến 99% ham muốn và chỉ có 1% là nhu cầu thôi. Tèn tén ten, biến tham muốn thành nhu cầu, đó là cái khổ mà ai cũng mắc phải.

Thế nào là cái khổ đi liền kèm cái sướng? Khổ là vì phải lao tâm để đáp ứng nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh, an toàn. Sướng là gì: lo xong mấy cái này là mệt rồi hổng có thời gian mà chạy theo ham muốn nữa, mà có muốn cũng chả có điều kiện để mà muốn. Vậy đó cả ngày xoay quanh mấy cái nhu cầu thôi cũng hết thời gian rồi.

Nếu vậy thì bọn du mục có khác gì mấy con vật? Mấy con vật cũng sống vì nhu cầu không hà. Chính xác luôn. Dân du mục sống giảm thiểu ham muốn riết rồi y như con vật luôn, chỉ sống vì nhu cầu thôi. Đó là một cách quán sát tham muốn của mình đó mọi người. Cứ xem mấy con mèo hay mấy con vật nuôi trong nhà thì biết, bọn chúng được ăn no, rồi kiếm chỗ ngủ khì, rồi liếm lông, rồi oánh nhau để giành lãnh thổ, rồi lại ăn no, rồi lại ngủ,….. Nếu mình cũng chỉ làm giống vậy thì mình sống vì nhu cầu thôi.

Tuy nhiên, con người là con người, vẫn không thể giống hoàn toàn con vật được. Đó là khi giảm thiểu ham muốn, khi mọi nhu cầu đều được đáp ứng thì họ lại có thời gian để tự vấn, có thời gian để tự chiêm nghiệm, có thời gian để nhìn ngó cuộc sống diễn ra xung quanh, có thời gian để tự hiểu chính mình. Đây là điều mà chỉ con người mới có thể làm được, còn con vật thì không thể (tôi đoán vậy thôi chứ tôi có làm con vật đâu mà biết hì hì hì). Rồi dần dần trí tuệ được khai mở, rồi dần dần cuộc sống tâm linh sẽ đi vào bề sâu.

Nếu vậy thì ai cũng đi làm du mục hết thì cuộc sống này sẽ như thế nào? Làm gì có chuyện ai cũng có thể bỏ mà đi làm du mục được hết. Hổng phải ai muốn cũng được đâu nha. Do nghiệp duyên khác nhau nên mỗi người có cách chọn và ra quyết định cho cuộc sống của mình là khác nhau. Tuy nhiên dù chọn gì thì cũng phải đến lúc nào đó tự xem lại cái mình đang theo đuổi là nhu cầu hay là tham muốn. Chúng ta được sinh ra đời là nhờ tham muốn mừ, nên nhiều khi để nhận diện được nó đã là khó rồi, huống chi là bỏ nó để mà sống theo nhu cầu.

Vậy sống du mục có phải là một tham muốn không? Câu trả lời là: Phải. Đó chính là một tham muốn. Vậy đều là tham muốn cả, có gì khác biệt đâu.

Đúng rồi chẳng có gì khác biệt cả. Tuy nhiên có một câu chuyện do thiền sư Ajahn Chah kể như sau: Có người từ chợ về xách theo một trái dừa khô. Người ta hỏi: Anh mua dừa về làm gì. Trả lời: Tôi mua về để ăn. Người ta lại hỏi: Anh ăn dừa thôi chứ anh đâu có ăn vỏ dừa, vậy anh xách theo vỏ dừa về làm gì. Trời ạ, muốn ăn được cái lõi dừa bên trong thì đầu tiên phải chấp nhận xách cả vỏ lẫn gáu dừa về, sau đó mới lọc lại cái lõi dừa bên trong mà ăn được chớ. Vậy đó mọi người, cứ xem cái vỏ và gáo dừa là tham muốn đi, còn cái lõi dừa bên trong là nhu cầu. Muốn lọc ra được cái nhu cầu có khi phải xách theo cả tham muốn, rồi đến lúc nào đó mới bỏ cái tham muốn ra được mà chỉ còn lại cái lõi thôi.

Tuy nhiên, khó nhất là làm sao để biết cái mình đang xách chỉ là cái vỏ, và khi nào mình chịu bỏ bỏ cái vỏ dừa ra để chỉ còn lại cái lõi dừa bên trong mà thôi?

Do vậy dù chúng ta có chọn cuộc sống nào đi chăng nữa, chọn sống du mục hay không du mục, chọn sống có gia đình hay không gia đình, chọn vào chùa hay không vào chùa,…. thì tất cả cũng chỉ là cái vỏ dừa mà thôi, mà nếu không xách cái vỏ này theo thì làm sao mà có cái lõi dừa để mà ăn chớ.

Lưu ý: Đừng chọn trúng trái dừa khô bị điếc nha mọi người. Trái dừa điếc là trái dừa chỉ có vỏ mà hổng có lõi dừa. Bởi vậy, chọn trúng trái dừa điếc thì cứ ngồi lột vỏ hoài mà hổng có dừa để ăn đâu đó nha hihihihi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét