CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Có hai dạng người tốt mà ai cũng muốn………tránh.

Thường người ta ai cũng muốn tránh người xấu và thân cận người tốt. Tuy nhiên hai dạng người tốt dưới đây thì ai cũng muốn tránh.

(Cái này hổng phải tôi nói lý thuyết đâu nha mọi người mà đây là điều tôi đã trải nghiệm. Tôi đã từng và hiện tại thỉnh thoảng cũng đang làm hai dạng người tốt này. Cái gì đã là thói quen muốn bỏ hổng có dễ)

Thế nào là hai dạng người tốt mà ai cũng muốn tránh:

Thứ nhất là người lúc nào cũng muốn dạy người khác. Có thể là do họ biết nhiều quá, có thể là do họ lo lắng cho người khác thái quá, có thể là do thói quen nghề nghiệp,….. Có nhiều cách khiến cho một người trở thành kẻ dạy đời. Ở đây chỉ nói đến những kẻ dạy đời tích cực thôi nha mọi người (người tốt mừ hihihihi.) Còn dạng dạy đời tiêu cực, nghĩa là hổng biết mà ra vẻ ta đây thì hổng nói đến làm gì bởi vì cái này quá rõ.

Vì sao những kẻ dạy đời tích cực mà người ta lại muốn tránh? Vì ai cũng có bản ngã, hay nói theo kiểu bình dân là ai cũng có thể diện của mình, hổng ai muốn lúc nào cũng làm học trò. Cho nên thỉnh thoảng phải cho họ cơ hội làm thầy/cô giáo của mình. Chứ mình giành làm thầy/cô giáo miết thì họ bỏ chạy mất dép. Biết sao hông? Bởi vì: Họ mặc cảm tự ti, mà cái mặc cảm này rất là khó chịu, hổng ai thích có cả.

Con người ai cũng có giá trị riêng của họ mà những kẻ hay dạy đời nhiều khi hăng quá nên quên mất, chỉ lo dạy mà quên đi thể diện của người nghe. Do đó tạo cho người nghe cảm giác mặc cảm tự ti. Dù họ biết người dạy họ là rất tốt, gần gũi người này sẽ học hỏi nhiều điều, nhưng cảm giác tự ti không cho phép họ gần gũi, vậy là họ chọn cách “trốn biệt” cho nó lành. Thậm chí chỉ cần nghe đến tên người tốt kia thôi thì mặc cảm tự ti đã trỗi dậy rồi, chứ nói chi là gần gũi.

Cảm giác mặc cảm tự ti ai cũng có hết đó nghen mọi người, kể cả một đứa con nít hay một con vật nuôi trong nhà. Con nít mà mình cứ ra vẻ dạy nó hoải thì nó cũng hổng có thích đâu nha, “nổi loạn” đó, nếu mình “mạnh” quá, nó “nổi loạn” không được thì nó sẽ trở thành một đứa trẻ “lù đù” và thụ động vô cùng.

Con vật cũng chẳng muốn mình dạy dỗ nó nhiều đâu nha. Tôi quan sát rồi. Dạy nó nhiều quá, nó quay qua táp/cắn/quào cho bỏ tật nhiều chuyện lải nhải hehehehehehe. Tôi bị hoài nên tôi biết mừ.

Đấy, ngay cả một đứa con nít hay một con vật còn không muốn lúc nào cũng có người dạy dỗ nó nói chi là người lớn. Bởi vậy ai có thói quen này thì tự quán sát và bỏ dần dần, chứ bỏ liền thì hơi khó.

Còn dạng người tốt thứ hai mà ai cũng muốn tránh là dạng người nói điều tiêu cực. Mặc dù những điều tiêu cực ấy là đúng chứ hổng phải bịa đặt hay tưởng tượng, nhưng chẳng ai muốn nghe điều tiêu cực, cho nên tránh mặt luôn cho nó lành.

Điều tiêu cực dù là điều đúng thường mang lại cho người nghe cảm giác tiêu cực, mà chẳng ai muốn cảm giác tiêu cực cả, cho nên gần với người tốt lúc nào cũng nói điều tiêu cực quả là một cực hình.  Điều tiêu cực nói qua một lần thì thôi, còn nói tới nói lui hay nói nhiều điều toàn là tiêu cực thì sẽ khiến người nghe cao chạy xa bay thôi.

Tôi kể lại kinh nghiệm của tôi về điều này nha. Lúc tôi ở Ấn độ, tôi bị chôm mất hành lý ở Mumbai, mặc dù hành lý không có gì quý giá, giấy tờ tiền bạc tôi luôn mang trong mình nên vẫn còn nguyên. Tôi chỉ bị mất những thứ lặt vặt và quần áo thôi. Nhưng khi tôi ở chung với người Ấn độ bản địa, bình thường thì hổng sao nhưng mỗi khi tôi kể cho họ nghe câu chuyện tôi bị mất cắp ở Mumbai, họ tỏ thói độ xót xa và chửi rủa bọn ăn cắp, nhưng sau đó tôi có cảm giác thái độ họ có một cái gì đó khang khác. Tôi không biết diễn tả điều này như thế nào, có thể chỉ là cảm giác, nhưng tôi thử nghiệm ở các nơi khác nhau, nơi nào cũng cảm nhận được cái không khí khan khác này. Có thể ngay cả bản thân họ cũng không nhận ra, nhưng do tôi để ý quá (theo kiểu “ngọn tóc chẻ tư”) mà tôi phát hiện ra chăng!!!

Từ đó, tôi rút ra bài học là: Không ai muốn nghe điều không tốt không hay về đất nước/ quê hương/gia đình,…. CỦA họ (cái gì mà dính đến chữ CỦA là mệt à nha!) Có thể chúng ta cũng vậy, mặc dù bên ngoài chúng ta thấy bình thường, thậm chí còn hùa theo để chửi rủa nhưng thật sự sâu thẳm bên trong lại khác chăng!!!

Túm lại tôi nói điều này không phải để mọi người tin. Mọi người cứ để ý mà xem. Có điều gì đó là đúng mà lại là tiêu cực về cái gì mà có dính đến chữ CỦA và tự âm thầm quán sát xem thái độ và không khí môi trường xung quanh xem có phát hiện ra sự khác biệt giống như tôi nói không. Nếu giống thì hãy tin, còn không thì thôi đừng tin làm gì hihihi.

 Cuối cùng là, hổng ai muốn nghe điều tiêu cực (nó giống như là phân, mà chả ai muốn mang phân vào nhà), ai cũng muốn được khen, được nghe điều tích cực (nó giống như là hoa, và ai cũng muốn mang hoa vào nhà.)

1 nhận xét:

  1. Thật là hữu ích lắm lắm. Tôi phải vừa ghim, vừa gút hai ý này mới đặng. Chuyện này ai cũng biết nhưng vẫn hay vi phạm. Bài viết có tính thuyết phục rất cao. Lại phải cảm ơn người viết nữa rồi!!!

    Trả lờiXóa