CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 13 tháng 7, 2017

Hậu đi bụi trường kỳ kháng chiến.

Trong cộng đồng du mục quốc tế, có một số tay đi bụi trường kỳ nêu lên hai vấn đề “nhức nhối” của bọn đi bụi sau khi trở về quê nhà

Thứ nhất, trở thành kẻ vô sản, nghĩa là hổng có tài sản gì cả, trong khi bạn bè đều có nhà có cửa có xe có cộ có gia đình con cái vui vẻ hạnh phúc. Còn mình thì tay trắng hoàn trắng tay. Một số tay đi bụi trở nên hối hận vì đã đi quá lâu và ước gì mình có trong tay nhiều tiền hơn hoặc ít ra có một tí tài sản gì đó.

Thứ hai, trở thành kẻ xa lạ ngay tại quê nhà. Sau khi trở về thì không gì còn như xưa cả, mọi cái đều thay đổi, mình trở thành kẻ lạc loài ngay tại quê nhà. Phải bắt đầu lại hành trình tìm việc, tìm nhà, tìm bạn tìm bè (bạn bè cũ có cuộc sống riêng hết rồi),…… Vậy là bị xì trét vì cảm giác bị bỏ rơi.

Số lượng người rơi vào một trong hai trường hợp trên không phải là hiếm trong cộng đồng du mục quốc tế. Tuy nhiên trong những bình luận và bài đăng của một số người thì có những tay đi bụi rơi vào những trường hợp khác, chẳng hạn như:

Thứ nhất, đó là những người tìm được nơi ở thích hợp hơn, vậy là dọn “quê” đến đó ở luôn, trở thành người dân bản địa, và cảm thấy vui vẻ hạnh phúc vì tìm được nơi đúng với tính cách và sở thích của mình. Nếu chỉ ở lại quê, không đi chu du thiên hạ thì làm sao có cơ hội tìm được đất lành như vậy. Cho nên họ biết ơn bản thân vì đã ra đi.

Thứ hai là những người thành đạt trong công việc on-line. Có thể họ viết blog, có thể họ kinh doanh, có thể họ thiết kế web, có thể họ dạy học online, có thể họ xuất bản video trên youtube,…. Túm lại là những công việc liên quan đến laptop. Họ được gọi là digital nomads. Họ chỉ cần ôm cái laptop và wifi là có thể làm việc mọi lúc mọi nơi, và thu nhập cứ vào đều đều. Vậy là họ hổng có gì để ân hận cả. Bởi vì vừa được đi chu du, vừa có tiền, vừa làm công việc mà mình yêu thích,….

Thứ ba là những người thiên về tâm linh, cho nên họ ngồi thiền tập yoga, tìm hiểu về tôn giáo, triết lý sống,….Nhờ vậy nên cuộc sống nội tâm của họ đủ đầy; họ tự vui như trẻ con mà không cần điều kiện bên ngoài. Họ là những người biết tự kết bạn với chính mình hay đã tìm được chính mình trong chuyến đi dài dằn dặt. Người tự kết bạn với chính mình thì vui là dĩ nhiên rồi, hổng có gì để phàn nàn.

Thứ tư là dạng người giống người thứ ba nhưng họ quyết định gắn bó với một tổ chức tôn giáo nên “cạo đầu đi tu” luôn. Cạo đầu đi tu là chỉ bên Phật giáo, còn mấy tôn giáo khác thì không cần phải cạo đầu hihihihi. Nhưng nếu họ quyết chí thì họ định cư luôn tại nước đó, tại môi trường đó và thực hành tôn giáo mà họ yêu thích,…. Dạng người này hổng có viết trên Facebook mà tôi gặp họ trực tiếp ngoài đời khi “trôi dạt” đến tổ chức của họ hehehe.

Còn những dạng nào nữa thì khi nào có thêm thông tin, tôi sẽ cập nhật.

Mục đích tôi viết bài này là để cho những bạn muốn đi bụi trường kỳ kháng chiến có cái nhìn tổng quát để mà có định hướng cho việc đi của mình. Mà cũng có khi chẳng cần định hướng gì cả, cứ việc đi thôi, còn chuyện gì đến thì cứ tự đến, giống như tôi vậy đó, tôi có định hướng gì đâu, mọi việc tự sắp xếp theo Ý Chúa hihihihi.

Tuy nhiên, nếu mọi người muốn biết ý kiến cá nhân của tôi thì cho đến bây giờ tôi vẫn hâm mộ cuộc sống của một quý bà du mục người Mỹ mà tôi gặp năm 2011 tại Mông Cổ. Câu chuyện về quý bà này là như sau: 

Năm 2011, trong lúc ở tại dorm tại thủ đô Ulan của Mông Cổ, tôi gặp một người ở cùng dorm vô cùng đặc biệt. Bà cụ lúc đó đã là 71 tuổi, đi bụi một mình. Gặp ai bà cũng kể câu chuyện cuộc đời bà. Bà có chồng nhưng không có con. Chồng bà qua đời, chẳng để lại gì cho bà cả ngoại trừ tiền bảo hiểm nhân thọ cái chết của chồng mà bà được nhận hàng tháng. Cảm thấy ngôi nhà mình đang ở ngốn quá nhiều tiền nên bà quyết định trả luôn căn nhà. Sau khi trừ hết mọi chi phí và các khoản nợ thì bà hầu như chẳng còn gì. Và bà trở thành kẻ vô gia cư.

Với số tiền bảo hiểm nhân thọ ít ỏi mà bà nhận hàng tháng, bà để dành để mỗi năm đi chu du mấy nước Châu Á trong 6 tháng. Đi theo kiểu đi bụi như bọn trẻ, nhưng do bà lớn tuổi nên đi đến đâu cũng được bọn phượt thủ trẻ trung giúp đỡ. Sướng! 

Mỗi năm đi chu du hết 6 tháng. Còn 6 tháng còn lại thì 3 tháng bà ở tại một nhà thờ. Bà được cha xứ cho một căn phòng nhỏ xíu xìu xiu chỉ đủ kê một cái giường và cái bàn. Bà ở đó mỗi năm 3 tháng và giúp nhà thờ làm vườn. Nghĩa là bà hổng có ở không mà vừa ở vừa làm việc. Cha xứ bảo khi nào bà chuẩn bị quy tiên thì hãy về đấy để cha xứ làm lễ quy tiên cho. Căn phòng của bà mỗi năm chỉ ở 3 tháng nên bà bảo cha xứ trong lúc bà không có ở đó, hãy để người khác ở cho đỡ phí, hành lý của bà có nhiêu đâu, bà sẽ để gọn dưới gầm giường. Nhưng cha xứ bảo không, căn phòng đó chỉ dành riêng cho bà mà thôi. Lại sướng!

Đi chu du 6 tháng, 3 tháng ở nhà thờ, 3 tháng mùa đông lạnh giá thì bà đến ở cùng gia đình người bạn già ở Georgia ấm áp quanh năm. Người bạn già có bà đến ở thì vui như tết. Bà làm vườn giúp cho gia đình họ. Ngoài ra bà bạn già còn có người để tám, đặc biệt là tám chuyện chu du 6 tháng của bà. Cho nên năm nào bà bạn già cũng mong bà đến ở để kể chuyện cho nghe. Lại sướng!

Túm lại là vô gia cư như bà cụ này thật là sướng! Đâu cần phải có nhà mới vui đâu, hổng có nhà mà vẫn vui như thường nè hihihihihi. 

Để hôm nào siêng dịch ra tiếng Anh câu chuyện này đăng lên cộng đồng du mục quốc tế cho bọn họ ghen tị giống như tui ghen tị với bà lão vậy đó.

1 nhận xét:

  1. Tôi đọc bài này là lần thứ 2, cảm thấy rất ngạc nhiên và rất xúc động...Còn người mà tin vào Ý CHÚA thì muốn sướng có khó gì đâu!!!

    Trả lờiXóa