Đây là bài chia sẻ của cô Nguyễn Phi Vân trên Facebook. Đăng cho mọi người đọc tham khảo.
Hôm qua, một bạn trẻ nhắn vào inbox tâm sự là
bạn đang stress lắm, vì làm chung công ty mấy chục người mà bạn chẳng chơi được
với ai. Bạn thấy mọi người toàn nói chuyện mình chẳng quan tâm, có những quan
điểm hoàn toàn trái ngược, và vì thế không muốn cũng không buồn nói chuyện.
“Không muốn nói nữa, mệt quá!” Hỏi chị ơi giờ em phải làm sao.
Ông bà ta nói hiểu
mình, hiểu người. Ấy là ông bà ta học thuộc bài EQ – trí tuệ cảm xúc tốt ghê.
Thế giới này đâu chỉ có ta, chỉ có họ, và mỗi cá nhân có quan điểm và cách sống
khác nhau là chuyện thường mà? Vấn đề là ta dung nạp thế nào, hội nhập thế nào
vào thế giới xung quanh. Bạn biết bước đầu tiên phải làm là gì không? Educate
yourself – Dạy dỗ chính bản thân mình trước đã. Nếu không thay đổi được thế
giới, hãy thay đổi bản thân mình. The good news is – tin mừng là khi ta thay
đổi, vũ trụ quanh ta thay đổi. Thế giới là gì nếu không phải là sự phản ánh
chính tâm thế của ta?
Giờ chỉ cho bạn chiêu
này, sử dụng EQ để hội nhập thế giới nhe. EQ gồm có 2 phần:
1. Personal Competence
– Năng lực bản thân:
Thấy chưa? Nói gì cũng
quay về bản thân mình trước đã. Để tạo cho mình sức mạnh này, bạn lưu ý 2
chuyện nhe. Chuyện thứ nhất là Self-Awareness – Nhận thức về bản thân. Nghĩa là
mọi lúc mọi nơi bạn nhận biết là mình đang cảm xúc thế nào, ví dụ giận, ghét,
buồn, khó chịu, bối rối, vv.
Chuyện thứ hai là
Self-Management, nghĩa là sau khi nhận thức được cảm xúc của mình thì linh hoạt
và tích cực thay đổi hành vi của mình. Ví dụ bạn nghe ai nói gì xong thì thấy
bực mình. Trước hết phải biết mình đang bực mình đã. Nói vậy không dễ nhe. Phải
tập theo dõi và nhận diện cảm xúc bản thân.
Chuyện này không phải
ai cũng làm được. Sau khi biết mình đang bực mình rồi, thường thì nếu không
biết có thể quay quắt bỏ đi. Giờ hãy nói với mình là ta cần phản ứng tích cực
hơn, ví dụ như là hỏi tiếp tại sao người ta nói thế, có gì uẩn khúc chăng? Vậy
là bạn vừa làm được 2 chuyện cực khó mà cực lợi ích cho bản thân để hội nhập
vào thế giới rồi đó.
2. Social Competence –
Năng lực xã hội
Ở trên là hiểu mình,
bây giờ đến hiểu người nè. Để hiểu người ta cũng cần 2 kỹ năng sau. Trước hết
là Social Awareness – Nhận thức xã hội. Đây là khả năng hiểu và đọc được cảm
xúc của người đối diện. Cảm xúc mà bộc phát ra thì quá dễ rồi, nhưng có những
thứ rất tinh vi, phải quan sát tốt mới mong thấy được. Mà loài người là loài
che giấu cảm xúc hay cực. Do đó, nói thế không phải thế. Cười chưa chắc đã vui.
Đọc được cảm xúc rồi
thì đến đoạn Relationship Management – Quản trị quan hệ. Mình biết người ta
miệng cười mà lòng buồn rũ rượi thì mình phải có cách tiếp cận khác chứ phải
không? Đoạn này là cách bạn quản trị cách tiếp cận giữa mình với người đối diện
sao cho phù hợp nhất với tình cảnh lúc đó. Bỏ đi hay hỏi thêm vài câu cho người
ta tâm sự? Im lặng hay chạm tay vào vai người đối diện để bày tỏ chút cổ vũ của
bản thân?
Cuối cùng quay về là
phải nhận thức rồi chọn cách tiếp cận, cho bản thân và cho cả thế giới quanh
mình. Đừng đổ lỗi cho ai chuyện gì. Người ta sao cứ sao. Mình nhận thức và quản
trị bản thân, quản trị các quan hệ xã hội của mình trước đã.
Giờ thử bước ra thay
đổi thế giới xem sao nhé. Thế giới chính là tâm thế của ta.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét