Kỳ trước: Trở lại Trung Quốc (9): Erlian/ Erenhot/ Erlianhaote và MONEY SCAM
Tôi ở lại Erlian hai đêm (Erlian là thị trấn biên giới ở Trung Quốc, giáp Mông Cổ). Chủ nhà cho tôi biết giá xe đi Zamiin Uud (thị trấn giáp biên giới của Mông Cổ) nếu mua tại bến có giá là 40 tệ. Họ chỉ tôi đường đi đến đó. Chả hiểu tiếng Hoa của họ nên tôi lần đến văn phòng CITS. Tại đây mỗi tuần có 4-5 chuyến tàu chợ đi từ Erlian đến Zamiin Uud lận nhưng ngày hôm đó không có tàu đi. Vậy là cô bán vé vẽ đường cho tôi đến bến xe mà họ gọi là “qi che tran” (bến xe buýt) để mua vé. Khi đến mua vé tại bến này thì phải trình ra hộ chiếu. Giá vé là 40 tệ. Tuy nhiên họ chỉ có xe đi vào buổi chiều lúc 1h30 thôi, không có chuyến sáng. Tại bến xe này cũng có xe đi Beijing và các thành phố khác nữa đó.
Vậy là tôi mua vé và chờ đến giờ xe chạy để đi. Thật ra nếu muốn qua biên giới buổi sáng thì có thể ra chợ và chấp nhận trả tiền nhiều hơn để đi xe jeep qua Zamiin Uud. Một cách khác nữa là quá giang xe. Để theo cách này thì có thể leo lên xe buýt số 1 đến gần biên giới thì leo xuống quá giang xe để đến Zamiin Uud bởi vì hàng ngày có rất nhiều xe tư nhân qua lại biên giới để giao dịch. Vì vậy tôi nghĩ tôi mà xin quá giang cũng không khó lắm. Lý do tôi là nữ mà lại đi một mình nên họ sẽ dừng xe cho tôi lên để mà hỏi tôi dự định làm cái quái gì ở Mông Cổ thế (Nhiều người hỏi thế rồi khi họ thấy tôi đi một mình- thật ra phụ nữ mà đi du lịch một mình có nhiều lợi thế lắm các bạn nhé – đặc biệt là phụ nữ đẹp như tôi vậy đó khekhekhe)
Bạn nào đi máy bay từ Beijing đến Erlian thì vào trang này đọc để học hỏi bí kíp đi đến biên giới nhé:
Beijing to Ulaanbataar Mongolia: The nitty gritty of independent travel
Giờ xe chạy ghi trên vé là 13h30 nhưng khoảng 13h là chúng tôi đã có thể lên xe rồi. Thật ra có đến hai chiếc lận. Chiếc xe của tôi khởi hành vào khoảng 13h15, còn chiếc xe kia khởi hành đúng 13h30. Xe chạy chưa đến 10 phút đã đến cổng biên giới. Tại đây mỗi người phải nộp 5 tệ thuế ra khỏi Trung Quốc (nghe nói nếu đi bằng tàu hỏa thì không phải nộp 5 tệ này.)
Đến phòng xuất cảnh của Trung Quốc, chúng tôi xếp hàng chờ làm thủ tục. Lúc đó chỉ có tôi, một cặp người Châu Âu và một anh chàng người Úc gốc Mỹ là người nước ngoài thôi, còn lại là người Mông Cổ cả. Tuy nhiên ba người kia được ưu tiên làm thủ tục trước, còn tôi trông giống người Mông (!!!!) nên phải chờ đến lượt. Phải chờ khá lâu ở phòng xuất cảnh Trung Quốc. Tôi vừa chờ vừa lo xe chạy mất thì làm sao mà qua biên giới. Cuối cùng cũng đến lượt tôi (không hiểu sao làm thủ tục cho người nước ngoài luôn lâu hơn so với việc làm thủ tục cho người Mông Cổ nhỉ?) Hên là chiếc xe buýt thứ hai vẫn chờ khách bên ngoài, tôi leo lên và được chở qua phòng nhập cảnh Mông Cổ. Tại đây thủ tục đơn giản hơn.
Từ phòng nhập cảnh Mông Cổ đến thị trấn Zamiin Uud chỉ khoảng 5 phút bằng xe buýt. Tất cả xe đậu lại ở quảng trường. Chúng tôi xuống xe và tìm chỗ đổi tiền. Một người Mông chỉ chúng tôi leo lên tầng ba của một tòa nhà siêu thị. Tại đây họ chỉ đổi nhân dân tệ sang tiền Mông Cổ thôi. Tỷ giá là 100 tệ = 19.100 MNT. Tôi chỉ đổi 200 tệ, tôi muốn để dành nhân dân tệ để mà còn quay lại Trung Quốc nữa chứ.
Có được tiền MNT, tôi và anh chàng Úc sang tòa nhà gần đó (từ ga nhìn vào thì nó nằm bên tay trái) để mua vé tàu lửa đi Ulaanbaatar. Khi vào tòa nhà này thì chúng tôi bất ngờ vì tầng 1 và tầng 2 của tòa nhà đầy ngân hàng có thể đổi đủ loại tiền, từ nhân dân tệ đến USD đến EURO với tỷ giá cao hơn tỷ giá tôi tra trên mạng vài ngày trước.
|
Đây là tờ 20.000 T có giá trị lớn nhất ở Mông Cổ, tương đương khoảng 11 euro. Đa số các tờ tiền của Mông Cổ đều có hình của Thành Cát Tư Hãn. |
Vé tàu lửa bán ở tầng 2. Muốn mua vé tàu phải trình hộ chiếu ra. Tôi chìa hộ chiếu và nói: “Ulaanbaatar” Vậy là được đưa vé. Tôi hỏi: how much??? (Sang xứ Mông Cổ rồi không dám nói tiếng Hoa đâu bởi vì họ ghét người Hán mà, nói lung tung họ tưởng người Hán quánh phù mỏ. Khổ nổi ở Trung Quốc nói tiếng Hoa lâu rồi, bây giờ phải hỏi giá bằng tiếng Anh tôi thấy ngộ ngộ sao ấy.)
Cô bán vé nói gì đó và một người đàn ông cạnh tôi giúp tôi lấy tiền từ xấp tiền tôi đang cầm ở trên tay để trả giùm. Đó là 9.600 MNT (viết tắt là T) tương đương 8 đô Mỹ. Quá rẻ phải không các bạn? Đặc biệt ở phòng vé không có cảnh xếp hàng đâu, mọi người cứ chen vào mua và tôi cũng chen. Nhưng cũng không đông người lắn đâu (so với Trung Quốc ấy.)
Tóm lại để đi tàu lửa quốc tế từ Beijing đến Ulaanbaatar phải trả gần 200 đô Mỹ. Tôi hỏi giá tàu quốc tế từ Erlian đến Ulaanbaatar là khoảng 100 đô Mỹ. Tôi tự đi Ulaanbaatar với chi phí sau: Changchun-Hohhot (88 tệ) +Hohhot-Erlian (36 tệ) +Erlian-Zamiin Uud (40 tệ)+ Zamiin Uud-Ulaanbaatar (9.600 T=50 tệ). Vậy tổng công chi phí mà tôi trả để đến Ulaanbaatar từ Trung Quốc là 224 tệ, nghĩa là chưa đến 40 đô Mỹ ấy.
Tàu của Mông Cổ khác hẳn với tàu của Trung Quốc. Nghe nói tàu này do Liên xô xây dựng. Có khá nhiều nơi cất hành lý. Ví dụ, ở khoang nằm trên đầu hoặc khoang nằm dưới ghế hoặc thậm chí cả sàn tàu nữa –nghĩa là một số nơi có cả tầng hầm để nhét hành lý xuống đó. Ngoài ra ở toa ghế cứng cũng khá vui. Mỗi toa có vài ngăn (compartment). Mỗi ngăn có ghế nằm và ghế ngồi. Ghế nằm ở tầng trên, vì vậy nếu khách mua vé trúng số ghế ở tầng trên thì có thể nằm. Ghế ngồi thì mỗi ghế ngồi được hai ba người. Mỗi ngăn có hai dãy băng ghế đâu mặt nhau. Ngoài ra đối diện còn có hai ghế cùng với một cái bàn nhỏ cạnh cửa sổ. Ban đêm có thể sập cái bàn này xuống để nằm ngủ. Tóm lại mỗi ngăn có thể chứa được 8 khách ngồi và 3 khách nằm. Nếu chỉ nằm thì có thể chứa được 6 người. Tàu Mông Cổ thật lạ lùng mà tôi không biết làm thế nào để diễn tả và tôi lại quên chụp hình. Lần sau lại đi tàu này thì tôi chắc chắn sẽ chụp hình chứ không thể tả bằng lời sự lạ lùng này được.
Ở thị trấn Zamiin Uud gần biên giới với Trung Quốc, thức ăn có giá khá mắc, vì vậy nếu các bạn đi từ Trung Quốc sang thì nên tích trữ nhiều đồ ăn cho chuyến tàu đêm đến Ulaanbaatar bởi vì thức ăn ở đây đa phần nhập từ Trung Quốc và được bán với giá nhập khẩu. Giá cả ở Mông Cổ đắt gấp mấy lần ở Trung Quốc luôn ấy. Vì thế mà chuyến tàu từ biên giới này rất đông người qua Trung Quốc mua hàng nên họ cũng có rất nhiều hành lý cồng kềnh ấy. Tuy nhiên so với những con tàu đông đúc ở Trung Quốc thì Mông Cổ chẳng là gì với dân số chỉ khoảng 3 triệu người các bạn nhé.
Do tôi qua cửa khẩu vào buổi chiều nên ghế mềm đã được mấy người đi qua vào buổi sáng mua hết. Vì vậy giá vé ghế cứng của tôi chỉ có giá 9.600 T thôi (khoảng 8 đô Mỹ ấy). Nếu muốn ngồi ghế mềm thì các bạn phải qua cửa khẩu vào buổi sáng. Có vài công ty du lịch cũng bán vé tàu nữa (có cả eticket) nhưng mà giá khá mắc, 40.000 T cho ghế mềm. Tôi vẫn chưa hiểu lắm về hệ thống tàu lửa và giá cả nên chưa thể cho các bạn thông tin cụ thể. Tuy nhiên, các bạn vẫn có thể vào trang web này để xem lịch tàu chạy cho các chuyến tàu https://www.urtu.net/webpages/
|
Vé tàu lửa ở Mông Cổ |
Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (2): Thủ đô Ulaanbaatar (viết tắt là UB)
Ô! Mông Cổ họ dùng tiếng Nga ư? Vậy là Soviet Union đã thành công trong việc thực dân hóa Mông Cổ rồi!!!
Trả lờiXóa(Comm... phải approval ư ? Kỹ dữ em??)
Trả lờiXóa