CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Năm, 9 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (2): Thủ đô Ulaanbaatar (viết tắt là UB)

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (1): Biên giới Trung Quốc-Mông Cổ và thủ tục

Tàu lửa khởi hành ở Zamiin Uud khoảng 5h30 chiều và đến khoảng 9h sáng hôm sau thì đến nơi. Cả đêm tôi có cả băng ghế nên đánh một giấc ngon lành. Thực ra tàu đi ngang qua sa mạc Gobi toàn là cát, thỉnh thoảng có vài ger (yurt- nghĩa là nhà lều của dân du mục ấy) nhìn riết thấy chán ngắt.

Thật ra người Mông Cổ khá hiện đại đấy nhé, ngay trước mặt tôi có một cặp ngồi hôn nhau tỉnh bơ trước mặt bao nhiêu người.

Tàu đến vào khoảng 9h sáng, tôi ra khỏi ga thì thấy Golden Gobi guesthouse đang giơ bảng lên “rủ rê” khách về chỗ mình ở. Do đã hứa với Khongor Guesthouse là sẽ đến ở với họ (vì họ gửi thư mời cho tôi để xin visa-tuy nhiên tôi hầu như không cần đến thư này) nên tôi đi qua chỗ người đàn ông giơ bảng có tên hai vị khách nước ngoài (do tôi dự định đến Ulaanbaatar vào ngày 4/6 nhưng lại đến sớm vào ngày 3/6 nên không có tên trên bảng đón tiếp).

Ở UB, nhà hầu như không có địa chỉ đâu, người dân toàn sử dụng điểm mốc (landmark) cả nên nếu tự đi tìm địa chỉ thì khá vất vả đấy. Chúng tôi được tài xế đưa đến nơi. Đó là căn nhà trong một chung cư và họ có nhiều căn cho khách ở. Tôi nói với họ tôi đến từ Việt Nam và đến sớm một ngày. Họ sắp xếp cho tôi một giường ở dorm với giá 5 đô Mỹ/đêm. Phòng dorm có 8 giường, giường có rèm che (bảo vệ sự riêng tư và cũng để thay đồ), có đèn đọc sách, có kệ để đồ, và có một cái tủ sắt nhỏ gắn trên tường để khách cho đồ quý giá vào khóa lại. Ngoài ra còn có thể sử dụng wifi trong phòng.

Phòng sinh hoạt chung cũng là phòng có máy tính nối mạng, có tivi cho khách nói chuyện và có cả bếp được trang bị dao thớt, gia vị, muỗng đũa chén cho khách tự nấu ăn. Tại đây có cả nước nóng để uống hoặc pha trà cà phê (trà cà phê đường nước nóng miễn phí 24h). Giá của tất cả các phòng đều bao gồm cả ăn sáng nhẹ-bánh mì với bơ hoặc mứt dâu (jam). Có cả lò vi sóng để hâm đồ ăn và tủ lạnh để chứa đồ ăn nữa ấy. Tóm lại ở nơi này khá thoải mái các bạn nhỉ???

Ở đây có cả dịch vụ book exchange vì vậy tôi đổi quyển tiểu thuyết vừa đọc xong “The Life of Pi” để lấy quyển sách hướng dẫn du lịch của Lonely Planet về Mông Cổ. Tôi không tốn tiền mà có quyển sách gốc rồi nhé (các du khách trước khi rời Mông Cổ, không muốn xách nặng nên họ bỏ sách hướng dẫn lại guesthouse.)

Mỗi khách được trao cho hai chìa khóa-một chìa khóa cửa chính và một chìa khóa két sắt. tuy nhiên tôi sử dụng ổ khóa số của mình. Ngay tại cửa ra vào chính là tờ giấy ghi rằng: Khách không nên mang theo đồ dạc quý giá khi ra ngoài mà nên cho vào két sắt trong phòng bởi vì ở tại UB có rất nhiều tên móc túi và rạch giỏ.

Tôi hỏi nơi đổi tiền thì được hướng dẫn ra State Department Store –thực ra nơi đây đổi tiền với tỷ giá khá thấp. (Hôm sau tôi lần mò đền khu vực Flower Center thì đổi với tỷ giá cao hơn nhiều. Khu này nằm gần quảng trường chính là Sukhbaatar Square lắm. Các bạn có thể hỏi guesthouse của mình để đến). Đổi xong tiền tôi vào siêu thị ngay tầng một của Department Store xem thì mới biết rằng giá cả ở Mông Cổ đắt kinh hoàng luôn- thậm đắc hơn cả Châu Âu nữa đấy nhé. Ví dụ một kg cà chua có giá khoảng 5 đô Mỹ, một kg táo (bom) có giá từ 5-10 đô Mỹ, một kg dưa leo cũng có giá khoảng 4-5 đô Mỹ, rau xanh thì khỏi nói (các bạn cứ hay phàn nàn vật giá ở Việt Nam leo thang, sang Mông Cổ rồi, thì các bạn há hốc trước giá cả ở đây luôn nhé). Rau củ có giá rẻ nhất là khoai tây và cà rốt có giá khoảng 1 đô Mỹ/kg. Bánh ngọt ở đây thì cũng đắt không kém. Tôi thật sự kinh ngạc nên vào xem xong thì đi ra hầu như chả mua được gì. Chỉ dám mua cái bánh rẻ nhất tương đương 10.000 đồng ăn dở ơi là dở nhưng cũng ráng nuốt. Có lẽ đó là lý do dân Mông Cổ ít ăn rau chăng????
Đây là State Department Store

Đây là Main Street tại UB
 Kinh hoàng với giá cả tôi ra ngoài đi dạo thì thấy như thể mình đang ở Châu Âu vậy đó. Người dân ở đây cao to như người Châu Âu và phụ nữ thì ăn mặc hiện đại vô cùng. Ở Mông Cổ người dân uống nhiều sữa và ăn nhiều sản phẩm làm từ sữa lắm nên họ to con và phụ nữ thì ngực rất to như người phương Tây vậy đó. Tôi thật sự đi từ kinh ngạc này đế kinh ngạc khác. Ai bảo Mông Cổ nghèo nhỉ???

Đặc biệt ở đây dù là mùa hè nhưng về chiều trời lạnh nên tôi về sớm. Ở đây trời sáng đến 8h30 tối lận và hôm sau thì khoảng 5h đã sáng trưng rồi.

Không biết các bạn biết chưa chứ Mông Cổ sau thời Thành Cát Tư Hãn thì bị chia cắt và sau đó còn bị nhà Thanh ở Trung Quốc đô hộ? Khi nhà Thanh tàn thì Liên Xô cai trị và giúp Mông Cổ tách được một phần ra khỏi Trung Quốc. Vì vậy Mông Cổ độc lập gọi là Ngoại Mông và Mông Cổ thuộc Trung Quốc gọi là Nội Mông.

Bạn nào biết tiếng Nga thì đi Mông Cổ thoải mái vô cùng bởi vì tiếng Mông giống như tiếng Nga vậy đó và tiếng Mông hiện đại sử dụng tiếng bảng chữ cái Cyrillic như tiếng Nga ấy. Ngoài ra đây là một thứ tiếng rất khó học. Tôi ở lại UB vài ngày tranh thủ học vài câu để ra chợ trả giá vậy mà học mãi không được. Tôi hỏi 5 người khác nhau thì họ có 5 cách phát âm khác nhau cho cùng một từ. Bây giờ tôi chỉ có thể nói xin chào, bao nhiêu tiền thôi, còn lại thì bó tay. Các con số ở đây cũng rất dài, khó mà nhớ vô cùng. Ôi, cuối cùng chẳng lẽ tôi đành bó tay trước cái thứ tiếng quái quỷ này sao?? (nếu gọi là thứ tiếng quái quỷ thì cũng không quá đáng đâu các bạn? Các bạn không tin, học thử đi rồi biết. Sách Lonely Planet nói nếu muốn học tiếng Mông Cổ từ 8 tháng đến 1 năm cũng chưa xi nhê gì đâu. Bó tay!!!! Theo tôi thì nó còn kinh khủng hơn tiếng Hoa ấy, nhiều bạn Châu Âu ở Trung Quốc 1 năm học tiếng Hoa là có thể nói lưu loát rồi.)

Hôm sau, thứ bảy ngày 4/6 thật là một ngày may mắn của tôi. Khi đi lang thang ra Sukhbaatar Sq để chụp ảnh, tôi chứng kiến cảnh một đám cưới gần đấy. Mọi người ra quảng trường này chụp ảnh trước tượng của Thành Cát Tư Hãn. Vậy là tôi chỉ việc đứng chờ cho bọn họ xếp hàng ngay ngắn để thợ chụp, tôi chụp ké rất nhiều hình họ mặc trang phục truyền thống và cả hình các cụ cảnh sát về hưu đeo đủ thứ huân chương (chắc đây là đám cưới của ai đó trong ngành cảnh sát rồi). Tôi cứ đứng đấy và canh chụp hết đoàn này đến đoàn khác. Đồ truyền thống của Mông Cổ thực ra giống cái áo dài của mình ghê. Nam nữ mặc giống nhau. Tuy nhiên áo dài của họ giống áo dài của nam giới ấy, rộng chứ không ôm eo như áo dài của nữ và họ có dây thắt lưng buộc lại. Khác áo dài mình ở chỗ, áo họ may bằng vải dầy hơn tại vì thời tiết ở đây khá lạnh mà. (UB là thủ đô có cao độ nhất trên thế giới và vào mùa đông có thể âm 40 độ C ấy)
Trang phục truyền thống của Mông Cổ đây!!!

Cô dâu chú rể....làm bể bình bông

Đại gia đình chụp hình trước tượng Thành Cát Tư Hãn ở quãng trường chính Sukhbaatar Sq- đó cũng là Parliament Building

Các cựu cảnh sát cùng vợ đây!!!!
Sau khi chụp hình chán chê, tôi đi lẩn thẩn gần đó. Tòa nhà đằng sau tượng đài Thành Cát Tư Hãn thật ra cũng là Parliament House (toà nhà thượng nghị viện gì đó). Tôi đi lạc vào một thư viện của một viện văn hóa gì đó và tại đây tôi được phép vào mà không phải gửi giỏ bên ngoài như người địa phương. Tôi được đưa cho mấy quyển sách về lịch sử và văn hóa Mông Cổ bằng tiếng Anh. Khi chuẩn bị chúi đầu đọc thì một bạn Mông Cổ đến nói hôm nay có câu lạc bộ tiếng Anh tại thư viện này và bạn ấy là trưởng nhóm. Bạn ấy mời tôi tham gia. Họ tổ chức trò chơi để nói tiếng Anh với nhau.
Tôi cùng với nhóm bạn trong câu lạc bộ tiếng Anh của họ tại thư viện đấy

Theo tôi, dân Mông Cổ dù ăn mặc như Châu âu nhưng bản tính Châu Á. Họ là những học viên đang học để thi Toefl mà nhát nói tiếng Anh vô cùng. Họ nói tiếng Mông Cổ nhiều hơn tiếng Anh nữa ấy. Cuối cùng khi gần hết giờ thì họ mời tôi chia sẻ kinh nghiệm học tiếng Anh. Tôi nói mục đích của giao tiếp là để hiễu nhau, vì vậy cứ nói và không sợ sai ngữ pháp bởi vì dân bản địa nói còn sai ngữ pháp huống chi ta. Ngoài ra phải tạo môi trường để mình nói tiếng Anh.Tôi giới thiệu trang www.couchsurfing.com để nhận khách quốc tế đến ở nhà mình và mình đến ở nhà họ khi du lịch đến đó. Ngoài ra khi thấy du khách nước ngoài thì nên chủ động gợi ý giúp đỡ bởi vì tiếng Mông khó vô cùng đối với người nước ngoài. Đó là những cách tạo cho mình môi trường nói tiếng Anh.

Họ cho tôi biết một thông tin quan trọng- đó là hôm đó nhiều bảo tàng miễn phí tham quan. Cứ cái gì miễn phí là tôi thích, đặc biệt là bảo tàng. Vậy là trả sách, tôi được một bạn Mông Cổ dẫn đến bảo tàng. Tôi vào bảo tàng lịch sử Mông Cổ thích thú vô cùng bởi vì họ trưng bày những đồ vật rất Mông Cổ. Vào bảo tàng này rồi mới thấy những gì mà bảo tàng tại thủ phủ Hohhot của tỉnh Nei Menggu ở Trung Quốc trưng bày chỉ là đồ giả hoặc phản ánh chưa đúng lắm về cuộc sống người Mông. Tuy bảo tàng lịch sử không hoành tráng như những bảo tàng khách sạn 5 sao tại Trung Quốc nhưng cũng rất thú vị và rất đáng xem. Trong đây có cả một phòng trưng bày trang phục của 20 dân tộc tại Mông Cổ nữa (Mông Cổ chỉ có 3 triệu người mà lại có đến 20 dân tộc khác nhau.)
Trang phục truyền thống của người Barga

Trang phục truyền thống của người Uzemchin

Trang phục truyền thống của người Kazakh (đến từ Kazakhstan đó)

Tuy nhiên dù bảo tàng miễn phí vé cửa cho tôi nhưng lại không miễn phí chụp ảnh, vì vậy tôi khó chụp được nhiều lắm (chụp lén mà). Các bảo tàng tại Mông Cổ buồn cười ở chỗ là vé cửa và vé máy ảnh khác nhau. Vé máy ảnh đắt gấp 2-3 lần vé cửa ấy. Hôm đó là cuối tuần lại miễn phí nên người dân địa phương ra vào nườm nượp, không phải họ mê bảo tàng mà họ vào để chụp hình (sao họ lại được chụp hình nhỉ??) và tại nó miễn phí. Bạn Mông Cổ đi cùng tôi nói dân Mông Cổ chả ưa bảo tàng nhưng lại ưa đồ miễn phí (cái này sao giống dân Việt Nam quá ta???)

Ngoài ta tôi còn vào bảo tàng Nature History nữa. Đối với tôi bảo tàng này chán ngắt bởi vì toàn trưng bày hình vẽ, mấy con thú nhồi, chỉ có xương khủng long là thật. Ai mê khủng long thì cũng có thể vào đây xem bởi vì họ có cả một căn phòng trưng bày về khủng long luôn đó.

Sau khi tham quan bảo tàng, tôi đói bụng nên nhờ bạn Mông Cổ giới thiệu món ăn. Qua đó tôi phần nào đoán ra tại sao thức ăn ở đây lại có giá đắt đỏ là do các con vật được nuôi tự nhiên chứ không phải nuôi công nghiệp. Vì vậy mà thịt nặng mùi thịt vô cùng. Tôi ăn một tô súp đầy bò viên (bò viên thật đấy, không phải nhồi bột đâu) có giá 2.800 (tương đương 50 nghìn đồng) và dumplings (mỗi cái có giá 400 T, tương đương 7 nghìn đồng). Tuy nhiên ăn xong súp thì không thể nào ăn dumpling nên tôi nhờ bạn Mông cổ ăn hộ.

Túm lại, đó quả là một ngày may mắn của tôi. Bạn Mông Cổ này khoe rằng đi du học ở Malaysia về, học về kinh doanh 3 năm. Tuy nhiên theo tôi thì tiếng Anh của bạn ấy í ẹ lắm. Mà tôi cũng có tiếp xúc vài bạn học ở Malyasia về rồi, những bạn này tiếng Anh đều í ẹ (có người nói giỏi nhưng viết thì í ẹ; có người cả nói lẫn viêt đều không tốt) -  không biết là do tôi không may nên gặp không đúng người hay do giáo dục Malaysia không đủ tốt để giúp tiếng Anh của các bạn tốt hơn  nhỉ?????

Bạn Mông Cổ cũng cho biết rằng lương giáo viên đại học ở UB trung bình là 1.500 đô Mỹ/tháng còn lương thư ký thì là 1.000 đô Mỹ. Như thế các bạn tranh thủ qua Mông Cổ làm việc nhé. Bạn ấy còn bảo rằng ở Mông Cổ người Việt Nam giàu lắm, họ sống bằng nghề sửa xe ô tô và người Việt Nam sửa rất giỏi. Nghe cũng có lý bởi vì đường sá ở Mông Cổ í ẹ lắm và giao thông công cộng lại hiếm có (hầu như không có phương tiện đi về các nơi vùng sâu vùng xa, người dân toàn quá giang xe tải để đi, chắc thế nên ai có tiền là sắm ô tô, mà đường ở đây xấu quá nên xe dễ hư. Vậy bạn nào biết sửa xe, muốn giàu và chịu nổi âm 40 độ vào mùa đông thì hãy khăn gói quả mướp qua Mông Cổ nhé!!!!!)

Hôm sau chủ nhật tôi dành thời gian đi loanh quanh các siêu thị nhỏ để xem giá cả thế nào thì thấy giá cả cũng toàn là tương đương siêu thị lớn. Chỉ có bánh ngọt được sản xuất tại Mông Cổ là có giá rẻ. Đa phần các bánh này được gói thành từng cây bánh nhỏ và gói trong giấy chứ không phải trong bao ny lông như đồ Trung Quốc và bánh ăn cũng khá ngon, có giá rẻ nhất từ 10 đến 15 nghìn tiền Việt.

Nhờ đi lòng vòng tôi lạc vào một ngôi chùa (ở Mông Cổ, Phật giáo ảnh hưởng bởi Tây Tạng.) Các nhà sư đang làm lễ cho người dân. Họ có nhiều dụng cụ để đọc kinh và làm lễ lắm đấy nhé. Ngoài ra khi tôi vào trung tâm Phật giáo cho phụ nữ, tôi còn thấy các sư cô xem bói bằng đồng xu nữa đó nghen.
Cảnh làm lễ tại chùa
Khu chung cư ở UB

Khu dân cư

Đa số du khách đến Mông Cổ thì hoặc là mua tour của các công ty du lịch hoặc của guesthouse, với giá cả dao động tùy số lượng người trong đoàn. Nếu nhóm có khoảng 5 người thì giá là 40 đô/ngày bao gồm tất tần tật. Ngoài ra cũng có du khách đi theo nhóm nên thuê xe có tài xế với giá 60 đô/ngày, xăng xe tự trả. Rất ít du khách tự đi độc lập như ở các nước khác. Lý do là tuyến đường sắt ở đây chỉ có một chuyến quốc tế chạy một lèo từ biên giới Trung Quốc đến Nga. Ngoài ra ở phía bắc và đông cũng có những tuyến nhỏ. Tuy nhiên đa phần cảnh mà du khách muốn xem lại nằm về phía Tây hoặc phía Nam và ở đây thì chả có giao thông gì hết -toàn là đường đất hay đường mòn thôi. Cho dù có thì một số du khách cũng bó tay trước cảnh bị nhét và bị xốc nên họ thuê xe hoặc mua tour cho rồi.

Thường dân địa phương sẽ đi lại theo cách này – họ đi bằng giao thông công cộng ra khỏi UB đến các thủ phủ, rồi từ các thủ phủ thì quá giang xe tải để đi về các huyện. Giá giang xe ở đây cũng phải trả tiền nữa đó. Thường thì họ trả theo cây số, cứ mỗi cây số có giá 400-500 T (tương đương 8 nghìn đồng), hoặc họ trả tiền xăng cho đoạn đường mình đi (mỗi lít xăng có giá khoảng 25 nghìn đồng – xe tải ở đây cũ kỹ nên chắc tốn xăng lắm đấy), nếu không thì trả tiền theo giờ, cứ mỗi giờ ngồi trên xe thì trả khoảng 1 đô Mỹ. Các bạn đừng tưởng bở là trả theo giờ sẽ rẻ nhé. Giao thông ở đây chậm lắm đó, để vượt 300 km có khi mất 48 tiếng đấy, tin nổi không? Lý do là đường xấu quá (mà cũng không có đường đâu chỉ là do người ta và xe chạy riết thành đường thôi) và xe cũ kỹ nên có thể hư dọc đường.

Ngoài ra còn một cách khác để đi lại tại Mông Cổ - đó là sắm một con ngựa hoặc lạc đà rồi tự cưỡi vào trong núi hoặc thảo nguyên hoặc sa mạc (nếu ở dài ngày, nếu không thì thuê, mỗi ngày 20 đô Mỹ). Tuy nhiên ngựa Mông cổ khác ngựa thường nên phải được huấn luyện trước khi cưỡi. Ngoài ra tại Mông Cổ hiện tượng ăn cắp ngựa cũng không hiếm nên có người khi đi thì cưỡi ngựa, khi về thì cuốc bộ vậy.

Tình hình này có vẻ căng thẳng đối với tôi đây nhỉ bởi vì tôi không muốn đi theo tour cũng không muốn thuê xe, kiểu gì cũng đắt tiền hơn ngân sách của tôi và phải hội họp cùng người khác. Cưỡi ngựa hoặc lạc đà thì tôi không biết cưỡi đâu, mà hai phương tiện này cũng chậm lắm đó.

Từ trung tâm, tôi đón xe buýt 26 đi đến trạm Dragon bus station mua vé đi về cố đô của Mông Cổ là thành phố Khakhorin (Karakorum) với giá là 13.000 T (tương đương 10.5 đô Mỹ). Xe khởi hành vào lúc 11h sáng ngày hôm nay 9/6. Xe dự kiến chạy khoảng 8-9 tiếng cho đoạn đường khoảng 600 cây số. Các đường tỏa ra từ UB thì được tráng nhựa, còn lại thì là đường đất.
Vé xe buýt của tôi đây, trông giống như tờ hóa đơn vậy đó!!! Hiểu được họ viết gì đâu.

Từ UB đi về các thủ phủ thì luôn có xe nhưng từ thủ phủ này đi đến thủ phủ khác thì hầu như không có nên người phải quá giang xe hoặc phải trở lại UB rồi từ đó mua vé đi nơi khác.

Ngoài ra tại Mông Cổ nhà cửa cũng không có địa chỉ gì hết đâu. Nếu bạn nào có GPS thì còn đỡ, tôi thì chả có. Tôi hoàn toàn không biết cái gì đang chờ đợi mình ở bên ngoài thủ đô UB. Tiếng Mông Cổ, tôi không có, học mãi không được. Điện thoại hay GPS cũng không. Tôi chỉ có máy tính để viết bài và máy ảnh để chụp hình thôi. Tôi gửi hành lý tại Gueshouse chỉ đem theo ba lô nhỏ khoảng 7-8 kg cùng với túi đựng áo khoác mùa đông (bây giờ cái áo này giống như túi ngủ của tôi vậy đó- đỡ tốn tiền cho túi ngủ các bạn nhé!!!!).

Tôi đi ra khỏi UB đây. Mọi thông tin sẽ cập nhật khi nào có thể vào internet nhé!!!!!

Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (2): Thủ đô Ulaanbaatar (viết tắt là UB)-Gia hạn visa tại Mông Cổ  

3 nhận xét:

  1. lâu rồi mới vô.chị lại sang mông cổ rùi à.thik nhỉ :D

    Trả lờiXóa
  2. Chao ban, sap toi minh di Ulaanbataar 2 nam cong tac, ban co biet tinh hinh gia ca thue nha o UB khong thi thong tin giup minh voi nhe, 1 tuan nua la minh bay sang ben do roi.

    Trả lờiXóa
  3. mình cũng gần đi! nên ko biết tình hình bên đó ra sao ta! nghe nói lạnh lắm! cần an am hiểu rành tư vấn cho! nên chuẩn bị những gì! thanks

    Trả lờiXóa