CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (5): Một ngày tại ger của người địa phương

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (4): Tsetserleg

Sau đêm ngủ bụi đầu tiên thành công, tôi lại có ý nghĩ ngủ bụi thêm đêm nữa ở Tsetserleg. Tuy nhiên lần này tôi chọn vào ngủ trong đình của chùa bởi vì tôi đoán trời có thể mưa vào ban đêm. Thế là ban ngày tôi ra suối phơi nắng và đi lòng vòng quanh thành phố cùng với ba lô và áo khoác. Thật sự hành lý của tôi cũng gọn gàng lắm. Chỉ có một ba lô nhỏ với vài thứ đồ bên trong còn áo khoác, áo mưa và dù thì tôi để trong một cái túi nhỏ xách bên ngoài. Tổng cộng hành lý của tôi không tới 10 kg (tôi gửi lại túi hành lý kia ở Ulaanbaatar rồi mà, túi kia cũng chưa đến 10 kg đâu.)

Khi trời chiều, tôi ra suối ngồi ngắm mấy con bò yak ăn cỏ và vui chơi. Tôi thích ngắm con vật được thả rông tự do như thế hơn là vào sở thú nhiều. Tôi ngồi ngắm chúng chán chê đến khoảng 8h tối (ở đây khoảng 10h tối thì trời mới tối) thì bắt đầu leo lên ngọn đồi để vào đình của chùa. Người dân Mông Cổ dù không ăn chay nhưng họ cũng mộ đạo Phật ghê. Đến mãi 11h đêm mà vẫn có người leo lên chùa để gõ vào kẻng boong boong. Ngồi chờ mãi tôi chả biết làm gì nên cũng ngồi thiền dù tôi có biết thiền đâu (hehehe). Người Mông Cổ cũng ồn ào ghê lắm. Họ cứ nói chuyện lao xao –ah chắc đi đến chùa đánh chuông cũng là một hình thức ra công viên chơi và tập thể dục hay sao ấy bởi vì chùa nằm trên đồi cao và con đường leo lên đó được tráng xi măng nên con đường này được đặt tên là con đường giác ngộ. Ngoài ra họ không có khái niệm ăn chay đâu các bạn nhé! Những người Châu Âu ăn chay mà qua Mông Cổ mua tour là bó tay. Dân địa phương mến khách lắm nên họ mới thịt một con dê hoặc cừu để đãi khách. Vậy là những người ăn chay này “nhảy dựng” lên. Công ty du lịch phải dỗ dành cả hai phía. Phía khách thì bảo qua Mông Cổ thì dẹp cái khái niệm ăn chay đi. Dân Mông Cổ nấu thức chay như thế nào các bạn biết không? Họ nấu như đồ ăn mặn ấy và khi dọn lên cho khách thì họ không dọn thịt mà chỉ cho vào tô rau củ và nước súp mà thôi (hehehehe như thế gọi là ăn chay theo kiểu Mông Cổ ấy.) Bên phía người dân Mông Cổ thì họ bảo họ cũng đau lòng khi “thịt” con vật của họ lắm nhưng họ mến khách mà nếu khách từ chối ăn thì họ “buồn” lắm!!! Người dân Mông Cổ vui quá các bạn nhỉ!!!!

Tối hôm đó tôi ngủ tại đình chùa tuy đỡ lạnh hơn nhưng không được hít mùa cỏ và hoa dại cũng như không “được” mấy con chim và chó đánh thức dậy vào buổi sáng. Mới 5h sáng thôi thì tôi đã nghe tiếng người dân Mông Cổ nói chuyện lao xao rồi. Họ có thể đến chùa vào bất cứ lúc nào mà bởi vì chùa này (thật ra là đồi có tượng Phật thì đúng hơn) không bao giờ đóng cửa (mà cũng có cửa đâu mà đóng). Tôi dậy dọn dẹp đồ đạc và chờ mặt trời lên để sưởi (bây giờ tôi yêu ông mặt trời lắm nhé!!). Lúc đó những người lớn tuổi đã chạy lên chạy xuống ngọn đồi để tập thể dục rồi. Dân Mông Cổ ăn nhiều thịt nên đặc biệt là phụ nữ trung niên trở lên có cái bụng lùm lùm như bà bầu ấy (chắc họ nhìn thấy tướng ốm o của tôi ghen tị lắm đây!!!!). Đã thế họ hay mặc áo ngắn nên mỗi khi cử động hay di chuyển thì ló cái bụng đầy mỡ và trắng hếu lên (không biết như thế có phải là tiêu chuẩn đẹp của Mông Cổ không nữa?)

Khi mặt trời lên, tôi bắt đầu đi xuống suối và bắt đầu một ngày tắm rửa và giặt giũ của mình. Để bảo vệ nguồn nước, người dân không giặt quần áo trực tiếp dưới suối mà họ giặt trong thau và sau đó đổ nước đi thật xa nguồn nước. Tôi không có thau nên hạn chế dùng xà phòng và khi vò quần áo thì không vò dưới nước mà vò trên cạn sau đó hắt nước lên để cho ra bớt xà phòng rồi mới nhúng vào suối. Khi đến Mông Cổ các bạn cũng nên tham gia bảo vệ môi trường như thế nhé.

Khi gội đầu tôi cũng làm thế đấy. Tôi học được cách thay quần áo giữa thảo nguyên luôn rồi nhé!!! (Bí mật! Lúc khác sẽ kể!) Khi xong xuôi mọi thứ tôi trải quần áo lên cỏ và đá để phơi và ngồi đọc sách trong khi chờ quần áo khô.

Khi tất cả khô ráo, tôi lại bắt đầu đi vào trung tâm để ăn uống và tìm nơi khác để ngủ. Theo sách Lonely Planet thì phía nam của Tsetserleg có cảnh đẹp và nếu cắm trại tại đây thì tuyệt vời. Vậy là dù trời mưa, tôi vẫn leo hết ngọn đồi này đến ngọn đồi kia để đi về phía Nam. Thật ra mưa ở Mông Cổ so với mưa ở Việt Nam thì chả ăn thua gì cả. Ở đây mưa chủ yếu là mưa nhỏ hoặc mưa rả rích như mưa bong bóng ấy, không có kiểu ầm ầm như thác đổ hay như rót nước từ trời xuống đâu (có thể có nhưng tôi chưa trải nghiệm thì sao nhỉ???) Tôi băng đồi đi mãi thì đến một đống rác, nơi này người ta vất đủ thứ. Ở Mông Cổ người ta chưa biết cách xử lý các chai lọ thủy tinh hay sao ấy mà họ hay vứt lung tung vì vậy mà nhiều đồng cỏ toàn miểng chai- nếu mấy con vật nuốt phải thì sao nhỉ??? Vì vậy nếu đi Mông Cổ các bạn phải cẩn thận với cái vụ miểng chai ấy nhé! (Đôi giày của tôi vứt lại ở Nội Mông rồi nên tôi mang dép kẹp ấy nhé, vì vậy lúc nào đi cũng nhìn dưới chân ấy, làm như kiểu các thiền sư khi đi hay nhìn dưới chân để tránh dẫm đạp lên côn trùng, còn tôi để tránh dẫm phải miểng chai hehehe)

Cuối cùng tôi cũng đi được đến nơi thiên đàng ấy. Các đồng cỏ bằng phẳng và nằm cạnh một con suối chảy róc rách. Xa xa là những túp lều trăng trắng của du mục. Tôi đi đến mấy cái lều đầu tiên, mặc dù đứng từ rất xa, vậy mà cái con chó đáng ghét của họ sủa ầm ĩ. Tôi có làm gì nó đâu chứ, nó ở bên kia đồi còn tôi ở bên đây đồi mà. Tôi mệt quá nên ngồi xuống nghỉ ngơi và ăn bánh. Vậy là chó ta có đứng sủa sủa mãi. Ghét quá, tôi cho sủa khan tiếng luôn. Một hồi có hai người đàn ông Mông Cổ đến và nói gì đó mà tôi đoán là chó của họ không đồng ý (!!!) nên tôi nên đi chỗ khác (tôi bị đuổi ấy). Vậy là tôi đứng dậy đi về phía thảo nguyên tuyệt đẹp phía trước và tìm nơi ngủ. Cảnh ở đây đẹp lắm và đất lại bằng phẳng nữa, đặc biệt là lại nằm cạnh một con suối róc rách ngày đêm. Chọn được chỗ ngủ rồi thì tôi đi loanh quanh “khám phá” đồng cỏ. Nơi này có vài đống đá được xếp lại làm lò, chắc có nhiều nhóm người đến đây cắm trại rồi.

Khi trời tối thì tôi bắt đầu lấy hết quần áo ra mặc vào người- tôi mặc cả thảy 2 cái quần, 4 cái áo, bên ngoài khoác áo ấm và thêm hai cái áo mưa, tôi mang luôn cả 3 đôi vớ và lấy bao ny lông bọc chân lại, tôi lại xích ba lô và cột dù. Xong thì ba lô tôi nhẹ hẳn và tôi lại thấy hơi nóng (mặc quá trời quần áo mà.) Kệ, nóng thì vẫn tốt hơn là bị lạnh mà. Khi tôi chuẩn bị ngủ thì…..trời mưa. Ôi giời, mưa cứ rả rích cả đêm ấy. Thật sự thì tôi không lạnh lắm nhưng lại hơi ướt do áo mưa không đủ dài để phủ xuống chân, chứ nếu không mưa thì okay rồi đấy. Vậy là tôi co chân vào và quấn quanh cây dù để đỡ ướt. Cũng may là tôi có mang theo một bao ny lông thật to nên ba lô của tôi được bảo vệ kỹ.
I slept here, on this grassland.
Dù thế tôi cũng chợp mắt được vài lần và mong trời sáng để phơi khô. Cuối cùng trời cũng sáng, tôi lấy hết áo mưa ra suối giặt cho hết cát. Xui là hôm ấy trời âm u, chờ mãi mà mấy cái áo mưa và bao ny lông cũng không khô. Vậy là tôi cầm từng cái giũ cho hết nước (đơn giản mà các bạn nhỉ).
Đến khoảng hơn 11h tôi dọn dẹp xong thì một anh du mục lùa ngựa đi ngang qua và đến chỗ tôi hỏi có hút thuốc không? Tôi nói không. Anh ta phóng ngựa theo cái đám ngựa chạy mất hút phía trước. Sau đó một người đàn ông trung niên cưỡi ngựa đến mời tôi về ger uống trà (nghe không hiểu nhưng mà tôi đoán bởi vì nghe từ “ger” và từ “chair” – tiếng Mông Cổ từ “trà” đọc giống như từ “chair” của tiếng Anh ấy.)

Ông ta cưỡi ngựa đi trước, tôi lội bộ theo sau. Dọc đường ông ta còn chỉ tôi nhặt cái lông chim đại bang rơi từ trên trời xuống nữa. Lội qua hai con suối cuối cùng thì tôi cũng đến được ger của ông ta. Tôi được mời vào trong và được dọn bánh mì ăn với bơ do họ tự làm (thật may! Tôi đang đói muốn chết). Khi tôi đang ngồi ăn thì một phụ nữ bước vào và mời tôi qua ger của gia đình bà ta. Một cô con gái của bà ta nói tiếng Anh bập bè cho tôi biết ông của cô ta đang làm lễ gì đó trong ger của họ.

Tạm biệt chủ ger cũ, trước khi đi tôi tặng họ gói ca cao hòa tan mà tôi mua ở Trung Quốc nhưng vẫn chưa có cơ hội uống ấy. Tôi sang ger mới. Nhìn vào đồ đạc ở đây, tôi cảm giác gia đình này giàu hơn và họ mời tôi ăn bánh mì với phó mát. Sau đó uống trà. Một ông lão Mông Cổ đang đọc kinh trong ger.

Lúc đó có hai cô cô gái của chủ ger: Cô thứ nhất 22 tuổi có chồng và ở ger nhỏ cạnh bên. Cô con gái thứ hai 16 tuổi đi học nhưng đang nghỉ hè. Họ mời tôi tối hôm đó ngủ lại ger. Tôi đồng ý.

Cô bé 16 tuổi thích tôi lắm, làm gì cũng rủ tôi theo. Cô ta đi vắt sữa dê, tôi chạy theo xem và chụp hình. Vắt sữa xong thì chúng tôi về ger. Lúc đó họ chuẩn bị làm lễ gì đó mà theo tôi là giống như lễ diệt ma quỷ ấy. Lúc đó trong ger chỉ có người nhà họ và tôi thôi (lúc đầu có cả hàng xóm ở các ger cạnh và cả chủ ger cũ của tôi sang nữa). Ông lão cầm cây búa và ngồi ở cửa ger vừa đọc kinh vừa lấy cây búa gõ gõ vào cửa ger. Sau đó ông ta ngoài và làm như thế ở bên ngoài. Xong xuôi thì vài người láng giềng được mời vào ger và bà chủ ger lấy một bao nhỏ gạo trộn thóc và đậu ra rót vào tay mỗi người một ít. Khi ông lão quay vào đọc kinh thì mọi người một bàn tay cầm thóc gạo, một bàn tay đỡ bên dưới và hai bàn tay cứ mỗi lần là xoay 3 vòng. Tôi cũng làm theo. Xong xuôi thì những người đàn ông cho nắm thóc này vào thắt lưng, những người trong nhà thì đổ trở lại vào bao. Cô bé 16 tuổi bảo tôi cho vào túi đang đeo. Theo tôi đoán thì hình như đó là nắm thóc may mắn ấy.

Xong xuôi mọi người ra ngoài chơi. Họ hỏi tôi cưỡi ngựa không? Tôi nói tôi không biết cưỡi. Vậy là họ mời tôi lên một con ngựa ngồi để họ chụp hình (!!!) Có gia đình ở ger cạnh còn mời tôi sang ăn một chén giống như yagourt tự làm ấy. Vui thật!!!!

Hình như các ger này đều là bà con hay sao ấy mà tôi thấy gia súc của họ nhốt chung chuồng và họ giúp đỡ nhau vắt sữa ấy. Tôi thích mấy chú dê con ghê. Các chú ta bị nhốt riêng với mẹ nên cứ “be be be” nghe giống như “má ơi má ơi” thật đó, thương ơi là thương. Mấy chú dê lớn cũng vui lắm. Trước khi nằm xuống là lấy chân gõ gõ (giống như kiểu con người quét nền trước khi nằm ấy) và khuỵu gối hai chân trước xuống rồi mới nằm. Có mấy chú dê đực cứ đi lòng vòng kiếm đối thủ để đọ sừng, trong đó có một chú vui lắm, cứ tìm con người, đặc biệt là phụ nữ ấy để được vuốt ve, chú ta cứ cọ cọ và hít hít vào mặt (đúng là cái đồ 35 nhưng chú ta nhìn đáng yêu lắm nhé!!!!)
Dê xồm!!!!

Các bạn biết người ta vắt sữa bò yak như thế không? Họ cột hai chân trước hoặc chân sau để các chú khỏi đi mất (chắc bò yak thuộc loại thiếu kiên nhẫn đây mà) và cho bò con bú sữa trước thì họ mới bắt đầu vắt. Tôi cũng được mời vắt, để ra sữa thì nhúng mấy ngón tay vào thau sữa trước, sau đó vuốt vuốt mấy cái vú cho sữa phun ra. Khó lắm nhé bởi vì tôi vắt lúc thì ra sữa lúc thì không. May là bò ta bị cột chân nên không có cơ hội đá tôi. Tôi thấy bò con mà đến bú sữa của con bò không phải mẹ nó còn bị đá nữa là một tay mới vắt sữa lần đầu như tôi.
My landlord in front of her gers
Khoảng 3h trưa họ mời tôi lên giường của cô bé 16 tuổi ngủ. Họ nói tối tôi ngủ chung với cô bé ấy. Sau mấy đêm ngủ ngoài trời lạnh. Bây giờ chăn ấm nệm êm tôi đánh luôn một giấc hai tiếng đồng hồ. Khi tôi dậy, ai cũng cười, họ bảo tôi ngủ dữ thật. Ông chủ ger ngủ ở giường đối diện bảo ông ta ngủ có 10 phút, còn tôi ngủ đến 2 tiếng. Lúc đó họ chuẩn bị nấu súp để ăn chiều. Họ hỏi tôi khi nào về Việt Nam. Tôi nói tôi ở Mông Cổ đến qua tết Naadam của họ luôn. Họ hỏi tôi đón Naadam ở đâu. Tôi nói tôi không thích ở Ulaanbaatar bởi vì lúc đó đông người lắm. Họ bảo về nông thôn đón và nếu tôi thích thì đón Naadam cùng họ tại đó. Tôi có thể ở tại ger họ đón Naadam. Tôi đồng ý luôn. Cô bé 16 tuổi thấy tôi đồng ý nên thích lắm. Tuy nhiên họ hiểu lầm một điểm mà sau này tôi mới biết.

Họ có một cô con gái khác đang sống và làm việc tại Ulaanbaatar. Cô bé 22 tuổi điện thoại cho cô này và cô ta nói tiếng Anh khá giỏi. Cô ấy bảo gia đình họ nghĩ tôi sẽ ở đó đến lễ Naadam luôn. Tôi nói không phải, tôi chỉ ở một đêm thôi và khi nào đến lễ Naadam thì tôi sẽ trở lại. Vậy là từ đó về sau gia đình họ cứ dặn đi dặn lại là tôi nhớ trở lại vào lễ Naadam ấy. Lễ bắt đầu diễn ra vào ngày 10/7 nhưng bà chủ ger bảo tôi trở lại vào ngày 9/7 nhé.

Những người Mông Cổ ăn nhiều thức ăn làm từ sữa nên họ to con và họ lại năng chơi thể thao nên họ chắc thịt và khỏe mạnh vô cùng. 10h đêm, trời ui ui mà họ còn rủ tôi ra sân chân bóng chuyền, họ đánh bóng quỳnh quych luôn ấy. Tối nằm cạnh cô bé 16 tuổi, tôi mới cảm thấy được sự chắc nịch của người Mông Cổ. Ger của họ có 2 cái giường nhỏ (loại giường đơn dành cho một người ấy). Giường bên tay phải là ông bà chủ ger. Giường bên tay trái là dành cho cô bé 16 tuổi. Dưới đất là ông anh trai và cậu bé trai khoảng 10 tuổi ngủ. Cái ông anh trai này bảo là thích tôi lắm ấy và người trong gia đình họ cứ chọc ghẹo tôi cùng anh ta miết. Dân Mông Cổ tự nhiên lắm nhé, giữa nam và nữa ấy, chứ không có nam nữ thọ thọ bất thân như người Trung Quốc đâu. Khi tôi mở máy tính cho họ xem cảnh ở Việt Nam, mấy anh chàng Mông Cổ cứ ngồi dựa tay vào đùi tôi, tỉnh bơ….như người Hà Nội (hehehe). Họ bảo anh chàng kia thích tôi lắm và bảo tôi hôn môi với anh chàng đó mới ghê. Họ thật tự nhiên nhỉ!!!!
How do I look?

Người dân Mông Cổ thật tốt bụng nhưng lòng tốt ở đâu cũng thế nên được nuôi dưỡng bằng cách đáp trả chứ không phải là lợi dụng. Tôi đọc trong sách Lonely Planet và thấy nói rằng khi được mời ở lại ger của người du mục thì trước khi đi nên để lại quà cho họ. Quà có thể là tiền hoặc đồ ăn. Tôi nghĩ hoài không biết nên để lại bao nhiêu tiền thì ok. Nếu để nhiều quá thì không tốt bởi vì họ sẽ nghĩ như thế với những du khách sau và nếu nhận ít tiền hơn thì sẽ không vui. Nếu để ít quá thì không đủ để cảm tạ họ. Nghĩ bụng trong các tour cưỡi ngựa nếu ở ger của người dân thì mỗi đêm là 5.000 T, tuy nhiên ở đây họ xem tôi như người nhà và tôi ăn uống tại đó nữa nên lúc đầu tôi định để lại 10.000T nhưng thấy như thế là nhiều nên tôi quyết định để 7.000T (tương đương khoảng 6 đô Mỹ). Tôi gói số tiền vào tờ giấy trắng (màu trắng có ý nghĩa trang trọng đối với người Tây Tạng và Mông Cổ-vì vậy khi tỏ ý tôn trọng ai họ hay quàng khăn trắng lên cổ người đó) bên ngoài ghi chữ cảm ơn.

Sáng khi bà chủ ger vắt sữa bò xong và trên đường về ger, tôi đi theo và nói tôi có một món quà tặng họ. Tôi đưa tờ giấy trắng có tiền và chữ cảm ơn cho bà chủ. Bà ta dẫn tôi về ger và họ lại mời tôi ăn sáng với súp còn thừa từ tối hôm qua cùng với ông chủ ger và ông anh trai “mê” tôi ấy (người Mông Cổ ít ăn sáng lắm đấy- thường họ ăn qua quýt bánh mì với bơ hoặc phó mát thôi và uống trà sữa thôi). Khi tôi ăn xong thì bà chủ dẫn tôi ra ngoài và dặn đi dặn lại là đến lễ Naadam tôi phải trở lại ấy. Bà ta chỉ tôi đường đi vì sợ tôi không nhớ đường trở lại. Bà ta bảo qua 2 cái cầu là đến ger của bà ta ấy.

Vậy là tôi có nơi ở để dự lễ Naadam rồi các bạn nhỉ!!!!

Từ ger của họ tôi đi bộ về Tsetserleg và ngồi tại quá cà phê và nhà hàng Fairfield để đánh máy bài viết này. Thật buồn cười là các công ty hay tour hay doanh nghiệp tìm cách lấy tiền của du khách. Theo tôi thì du khách nên tự mình tìm đến người địa phương để đưa tiền trực tiếp cho họ còn hay hơn là thông qua công ty du lịch. Làm thế cả mình và họ đều vui. Các bạn có tin là tại Fairfield ngay cả việc sử dụng wifi cũng phải trả tiền không vậy? Giá gần 1 đô cho một giờ sử dụng ấy nhé. Tôi thấy việc “tự mò” đến với người địa phương vừa rẻ vừa vui hơn nhiều ấy. Tôi vừa ngủ vừa ăn vừa được xem như người nhà mà chỉ trả khoảng 6 đô Mỹ, người dân vui vẻ và tôi cũng thế. Trong khi buổi trưa của tôi tại Fairfield đã gần 5.000T rồi.

Như thế việc tự đi đến với người dân du mục muôn năm!!!!

Lưu ý: nếu tự đi thì phải cẩn thận vô cùng bởi vì người dân cho biết sau thời kỳ Xô Viết cai trị thì tỷ lệ tội phạm tại Mông Cổ tăng rất nhanh (không hiểu sao hai việc này lại liên quan với nhau nhỉ???). Có nhiều vụ trộm cắp xảy ra ở các thành phố và cả nông thôn lắm. Gia đình ger mà tôi ở cứ dặn đi dặn lại là khi ngủ bên ngoài trời coi chừng bọn tội phạm “cắt cổ” (Họ đưa tay lên cổ cưa qua cưa lại mà) nghe mà thấy ớn quá nhỉ. Vì thế theo tôi nên cẩn thận chớ cho ai biết hay nhìn thấy mình ngủ ở đâu nhé. Tôi cũng không biết trong thời gian tới mình sẽ được an toàn như thế nào đâu nhé.

Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (6): Quá giang xe đến Tosontsengel  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét