CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 15 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (4): Tsetserleg

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (3): Kharkhorin

Do tôi không sử dụng dịch vụ nào khác ngoài việc ở tại ger với giá khá rẻ là 5.000T/đêm nên chị chủ nhà tìm mọi cách để tôi phải trả thêm tiền. Ví dụ, cái ghế đẩu tôi làm dính lọ nghẹ, vậy mà chị ta bắt tôi đền nguyên cái với giá là 10.000T. Dĩ nhiên là tôi không đồng ý nên đi ra chợ mua chai sơn xịt 400ml với giá 1.500T (lúc đầu ông chủ tiệm nói giá 2.500T, bằng giá với một lít sơn dùng cọ-tôi không chịu, ông xuống giá 2.000T. Tôi trả giá 1.500T, ông ta không đồng ý và hỏi tôi người Thái Lan à. Tôi nói Việt Nam. Vậy là ông ta bán với giá 1.500T.). Khi cầm chai sơn ra cổng chợ, tôi gặp chị chủ nhà đang đứng đón khách. Chị ta săm soi chai sơn và nói cái này là để sơn xe hơi, không phải sơn ghế và nói tôi phải mua loại đắt tiền hơn cơ (!!!!!). Chiều ý chị ta (thật sự tôi kiên nhẫn với chị ta lắm đấy nhé! Chắc kiếp trước, tôi mắc nợ chị ta nên bây giờ phải trả.), tôi quay lại nói ông chủ bán nước sơn. Ông ta nói loại này sơn xe hay gỗ đều tốt cả. Tôi cầm đi về ger luôn (về sau tôi đọc thấy dòng chữ tiếng Anh là loại này sơn kim loại, gỗ hay nhựa đều được.)

Tôi lấy cái ghế dính lọ nghẹ ra và xịt khắp bề mặt ghế. Tôi làm tới làm lui 4 lần cho nước sơn được đẹp (Thật ra lý do tôi làm dính lọ nghẹ là lúc đó cái chảo hơi quá lửa, nên nóng quá, hai đứa con gái chị ta đang chơi trước cửa ger nên tôi không thể để bên ngoài, đành để lên ghế!!!!). Tôi nghĩ thôi kệ, đã làm làm cho đến nơi đến chốn. Chỉ có cái bề mặt ghế mà tôi tốn gần hết chai sơn 400ml.

Sáng thứ hai khi tôi vào trả tiền thì chị ta cố tình tính lộn ngày. Tôi ở chỉ 4 đêm thôi nhưng chị ta tính thành 5 đêm. May là tôi còn giữ vé xe buýt từ Ulaanbaatar đến Kharkhorin và trên vé có ghi ngày tháng năm. Như thế đỡ phải cãi cọ, lôi thôi. Kinh nghiệm cho các bạn khi đi Mông Cổ là nếu không mua tour ở nhà trọ mình ở thì phải ghi cẩn thận mọi thứ ra giấy nhé (ví dụ ngày bắt đầu ở, giá tiền và tốt nhất là nói họ ghi hoặc ký tên), nếu không họ sẽ cố tình tính nhầm đấy (hơi trơ trẽn nhưng bản tính của họ là thế biết sao được.). Dù thế trước khi đi, tôi “boa” cho cậu bé con chị ta một tí tiền. (Thằng bé khoảng 10-12 tuổi thôi nhưng tôi thấy nó làm việc hầu như cả ngày. Gia đình chị ta thuộc loại khá giả đấy nhé!) Tôi thấy thằng bé có vẻ vui sướng còn chị ta lại ngạc nhiên!!!

Dù ở Kharkhorin tôi được ở trong một cái ger khá đẹp nhưng hơi căng thẳng cái vụ hay kiếm chuyện để moi tiền của chị chủ nhà nên tôi không được thoải mái lắm. Tôi quyết định đi Tsetserleg là thủ phủ của tỉnh Arkhangai. Tsetserleg được nhiều người bình chọn là thủ phủ đẹp nhất ở Mông Cổ do ở đây có một cái chùa trên đồi với tượng
Phật thật lớn nhìn xuống toàn thành phố. Ngoài ra ở đây không cần đi đâu xa mà bất cứ ở đâu cũng thấy cảnh đồi núi và thảo nguyên thật đẹp. Hơn nữa con đường chính ở đây có cây dọc hai bên.

Từ Kharkhorin, tôi đi Tsetserleg bằng cách quá giang xe tải. Đây là lần đầu tiên tôi quá giang xe tải để di chuyển đấy nhé. Theo lời chị chủ nhà, tôi đi ra cây cầu lớn để quá giang. Vài người dân Mông Cổ chỉ tôi quá giang bằng cách cứ thấy xe dù lớn hay bé cũng cứ ngoắc. Lúc đầu, tôi ngại nên chỉ đứng mà không ngoắc. Nhìn mãi chả thấy ai đếm xỉa nên tôi xông ra đường ngoắc. Vài xe dừng lại, tôi chìa tờ giấy tôi chép bằng tiếng Mông Cổ chữ Tsetserleg. Họ lắc đầu. Khoảng một tiếng đồng hồ sau, một cặp vợ chồng lớn tuổi đi trên một chiếc xe du lịch khá đẹp dừng lại và cũng lắc. Họ chạy khoảng 100m thì de xe lại nói tôi lên và nói gì đó mà tôi đoán là không đi đến nơi mà đi đến đọan nào đó và tôi sẽ leo xuống ngoắc tiếp. Tôi hỏi giá, họ nói miễn phí. Tôi không hiểu nên hỏi lại, ông cụ nói đại 50T. Tôi ngạc nhiên, ông cụ nói đại luôn 2.000T.

Dọc đường ông cụ nhờ tôi dạy đếm từ 1-10 bằng tiếng Việt Nam và dạy tôi đếm số Mông Cổ. Thì ra họ dừng lại ở một cái ger cách chỗ tôi đứng khoảng 20 cây. Hình như đó là nhà bà con hay bạn bè gì đó và nơi này cũng là nhà hàng chuyên nấu cho khách qua đường và tài xế xe tải. Lúc đó có một gia đình đang ăn trong ger. Họ biết ít tiếng Anh nên  tôi nói chuyện với họ được và họ dịch lại cho ông bà cụ và gia đình chủ ger nghe. Tất cả bọn họ đều bảo tôi thật gan dạ khi đi du lịch một mình.

Tại ger này tôi được xem như người nhà. Tôi được mời uống trà truyền thống và ăn bánh mì với mứt dâu của Mông Cổ. Khi họ hỏi tôi ăn gì để họ nấu, tôi nói gì cũng được. Người dịch hiểu sai ý nên dịch thành tôi không ăn được món gì hết (!!!!!) Làm tôi đói bụng muốn chết. Họ bảo tôi chờ đến khoảng 3h sẽ có xe từ Ulaanbaatar đi ngang qua. Tôi tranh thủ ngủ một giấc (trong ger khi ngủ phải quay chân ra cửa đấy nhé!). Rồi một nhóm bốn chiếc xe tải dừng lại. Hình như họ là cùng gia đình hay bạn bè hay sao ấy. Họ vào ăn uống và bà chủ bảo có một chiếc sẽ đi thẳng đến Tsetserleg và nói tôi chờ để đi chung họ. Các tài xế này đều dẫn con theo – lý do bây giờ là mùa hè nên họ dẫn con theo để đi du lịch luôn. Có một cô bé 19 tuổi và một thằng bé 13 tuổi nói tiếng Anh khá tốt. Mới đầu cô bé nói giá tôi phải trả là 20.000T. Nhưng sau mấy ông lái xe chính đính lại là 10.000T. Giá thế là hơi mắc cho đoạn đường khoảng 110 cây. Tôi nói không. Họ nói vậy miễn phí cho tôi luôn.

Gửi gắm tôi xong thì ông bà cụ cho tôi quá giang xe và bà chủ ger lên xe về lại Kharkhorin. Tôi chạy theo nói cảm ơn họ. Ông lão bắt tay tôi thật chặt và giơ ngón tay lên ý nói tôi là number one và nói gì đó mà tôi đoán chắc là chức tôi may mắn. Tôi không phải trả tiền họ đâu bởi vì tôi thấy móc tiền ra trả thì kỳ quá đối với sự hiếu khách của họ.

Chờ cho tài xế ăn uống xong. Chúng tôi bắt đầu đi. Lúc đó chị con gái bà chủ ger vừa nấu xong một chảo món ăn truyền thống của họ- đó là mì và thịt, không có rau rác gì hết, cho một tài xế mang theo xe. Chị ta cũng gói cho tôi một gói (may quá, tôi đỡ bị đói bụng.)

Tôi lên xe của một tài xế và lấy đũa ra “sực” ngay. Xe chạy lúc đầu đường nhựa khá đẹp. Chạy một hồi, xuống đường đất (lý do là đường nhựa chưa xây xong.) Chạy đường đất có nhiều chỗ tôi phải ngồi niệm Phật đấy. Tôi và ông tài xế hầu như chả nói gì bởi vì có biết gì đâu mà nói (hai đứa biết tiếng Anh đi xe khác rồi.) Ngồi lắc lư khoảng 3 tiếng là xe đến Tsetserleg. Tôi lại hỏi giá và họ lại nói 10.000T. Thật ra tôi cũng có thể trả giá xuống nhưng thấy họ tốt quá nên tôi móc tiền ra trả luôn.

Tạm biệt họ, tôi đi lang thang tìm nơi ở. Mấy nơi được giới thiệu trong sách Lonely Planet bây giờ giá đắt kinh dị luôn, gì đâu mà toàn khoảng 15 đô Mỹ/đêm. Tôi gặp lại bà người Pháp ở Fairfield Guesthouse. Bà ta ở với giá 19.500T (hơn 15 đô rồi còn gì.) Bà ta nói phòng có 2-3 giường, nếu không có nhiều khách thì có thể ở một mình một phòng, nếu không thì phải trả thêm 10.000T để khỏi phải chia phòng với ai hết. Khi nào đông khách thì phải chấp nhận ở chung và mỗi người trả số tiền như nhau là 19.500T. Dĩ nhiên là tôi không thể ở nơi đắt như thế nên lội bộ vài cây số về phía Tây để đến ger camp dành cho du khách. Tuy nhiên sách Lonely Planet lạc hậu quá bởi vì trong sách nói giá 3.500T/giường nhưng khi tôi đến. Thứ nhất, ger đầy người hết, toàn người Mông Cổ. Thứ hai, nhân viên ở đây nói tiếng Anh rất ít. Lúc đó đã gần 9h đêm (ở Mông Cổ 9h đêm mà trời vẫn sáng đấy.) vừa mệt vừa lạnh nên tôi nói họ giới thiệu nơi nào gần đấy để ngủ. Họ nói có một ger đang xây nên bên trong không có gì hết nếu tôi đồng ý thì đến xem.

Quả thật ger này đang xây nên bên trong mùi gỗ cộng mùi gì nữa đấy khá nặng, tôi phải yêu cầu mở nóc ger ra để thở. Ở trong chỉ có sàn gỗ thôi mà cũng lạnh ngắt. Tôi nói thôi kệ cho tôi cái mềm và nệm cũng được. Các bạn biết họ nói giá bao nhiêu cho tôi nằm ngủ trên nền của một cái ger lạnh ngắt như vậy không?? Họ bảo 15.000T (tương đương 12 đô Mỹ đấy!!!) Tôi móc sách Lonely Planet và chỉ giá 3.500T (thật ra sách này từ năm 2008 rồi nhưng tôi ghét cái kiểu nói thách của họ.) Họ nói bình thường ger có giá 20.000 T (đó là giá cả ger có phải dành cho một người đâu?). Cuối cùng họ đồng ý giá 3.500T và bắt tôi trả tiền ngay. Tôi nói tôi cần một ấm nước nóng và một cái đèn cầy (trong ger chưa có điện). Họ đồng ý. Chị làm phòng mang cho tôi cái nệm và cái chăn mỏng dính.

Một lúc sau, một cô gái đến. Tôi hỏi nước chỗ nào để đánh răng rửa mặt. Họ bảo không có nước (Bó tay!!!!). Cô gái nói tôi không ở được bởi vì sếp cô ta bảo giá này rẻ quá (tôi nghĩ đáng lẽ họ cho tôi ở miễn phí luôn đấy chứ- ở Thái Lan như vậy là miễn phí rồi). Ý họ muốn tôi trả nhiều hơn. Chị phụ nữ lấy tiền trả lại cho tôi. Tôi dắt cô gái vào ger và cho cô ta thấy tình trạng ger như thế nào mà bắt tôi trả hơn. Phải một lúc lâu họ mới cho tôi ở với giá 3.500T. Thật buồn cười cho cái kiểu tham lam của họ! (Tôi nghĩ chắc Việt Nam cũng tham tương đương thế!) Tôi phải sang ger của công nhân ở cạnh bên xin nước đánh răng rửa mặt và nước nóng để uống. Mấy người tiếp tân hứa sẽ mang nước nóng xuống cho tôi nhưng có thấy đâu. Đã thế tôi phải đi trước 8h sáng hôm sau để công nhân vào làm việc nữa đó. Tôi xin thêm chăn đắp cũng không có.

Đêm đó, tôi ngủ trong ger mà y như ngủ ngoài trời, lạnh ngắt, ngủ chả được. Trời vừa sáng là tôi đã dậy và bỏ đi luôn. Họ quên bảo tôi đưa lại tiền mà tôi cũng không thèm tự nguyện đưa. Tự nhiên bắt tôi trả tiền mà chả có cái quái gì hết. Ah có, sáng hôm sau, tôi bị cảm lạnh sổ mũi ấy. Tôi leo lên đồi và từ đó leo xuống khu dân cư. Tôi gặp hai người đàn ông địa phương đang uống rượu. Họ ngoắc tôi lại và ra ý bảo tôi chụp hình, vậy thì chụp. Tôi hỏi chỗ ngủ. Họ nói gì đó, chả hiểu. Một người đàn ông dẫn tôi về nhà (tôi tưởng ông ta cho tôi ngủ lại nhưng ông ta dẫn về khoe hình gia đình ông ta và hai đứa con gái của ông ta- một cô bé 9 tuổi và một cô 26 tuổi đang là sinh viên ngành gì đó.) Một hồi, tôi chia tay để đi tìm chỗ ngủ. Ông ta bảo tôi đợi. Tôi tưởng ông ta sẽ dẫn tôi đến ger nào đó cho thuê. Tuy nhiên, ông ta cứ lôi thôi nắm tay tôi kéo tới kéo lui và hết dừng chỗ này đến dừng chỗ nọ để “tám”. Tôi bực quá nên bỏ đi luôn.

Tôi đi đến chùa Buyandelgeruulekh Khiid. Tại đây tôi ngồi xem một vị sư đang làm lễ cho người địa phương. Làm lễ xong, vị sư bắt chuyện với tôi. Vị sư này có quyển sách tiếng Anh-Mông Cổ nhỏ xíu. Tôi mượn chép được vài từ cần thiết. Sau đó tôi dạy vị sư này cách đọc mấy từ tiếng Anh. Vị sư muốn hỏi tôi cái gì toàn là chỉ vào sách chứ không chịu đọc. Cảm giác của tôi là hình như các vị sư khác ghen tị với vị sư đang học tiếng Anh với tôi ấy bởi vì không người nào trong số họ nói được tiếng Anh. Tuy nhiên, vị sư đang học với tôi thật sự là rất thích học và lại có phát âm khá tốt. Hình như vị sư trưởng nói gì đó bởi vì tôi thấy vị sư này nghe xong lấy sách lại cho vào áo cà sa và ngồi im. Lúc đó khoảng 2h, cái vị sư cởi bỏ áo cà sa ra và bắt đầu lao động. Họ khuân đá lát sân. Tôi xin phép chụp hình họ xong thì đi tìm đồ ăn. Đói rã ruột rồi. Lúc tôi đang ngồi ăn thì thấy bà người Pháp đi ngang qua. Tôi gọi vào và chúng tôi vừa ăn vừa nói chuyện. Tôi nói ý định của tôi là ngủ ở ngoài trời luôn bởi vì nhà trọ ở Tsetserleg đắt tiền quá.

Vả lại, theo Lonely Planet, một trong những điều mà du khách nên làm khi đến Mông Cổ là ngủ như một du mục thực thụ. Nghĩa là vào mùa hè, họ quấn một cái mềm vào người sau đó thêm cái áo mưa bên ngoài và lăn đùng xuống đất ngủ. Tôi nói tôi muốn thử cảm giác ấy. Bà người Pháp và lúc ấy có thêm bạn của bà ta nữa nói họ không nghĩ đây là ý kiến hay đâu. Tuy nhiên, tiền phòng mắc quá và cảm giác làm du mục cũng vui chứ sao. Vả lại tôi cũng chọn địa điểm lý tưởng rồi. Đó là đi vòng ra ngọn đồi sau chùa có tượng Phật lớn. Nếu mưa thì tôi chạy vào cái đình của chùa cũng tiện.

Chia tay họ xong tôi bắt đầu thực hiện kế hoạch ngủ bụi. Tôi mua chai nước khóang 1.5l để đánh răng rửa mặt. Tôi lấy một cái áo mưa cánh mỏng trải xuống đất. Tôi ngồi đọc sách và chờ trời tối hẳn để không có người vãng lai. Tôi không muốn ai biết ý định ngủ tại đó của tôi. Tôi lấy hết áo ấm mặc vào người và tròng một cái áo mưa cánh mỏng bên ngoài. Tôi lấy ba lô làm gối và lấy gối hơi dùng để gác cổ khi đi xe ấy ra thổi hơi vào và lót dưới lưng-thứ nhất để khoảng cách giữa lưng và đầu được gần hơn; thứ hai để lưng tôi đỡ phải tiếp xúc với nền đất lạnh. Sau đó tôi lấy một cái túi ra tròng vào hai bàn chân và tròng thêm một lớp ny lông bên ngoài. Tôi lấy dây xích xích ba lô vào cổ tay để không ai có thể di chuyển. Sau đó tôi lấy dù ra bật lên và lấy dây cột một đầu vào dù, một đầu vào ba lô để nếu gió có thổi mạnh thì dù không bị bay đi mất. Cái dù này dùng để chắn bớt gió và che sương đêm. Sau đó tôi lấy nón ra đội lên đầu và lấy khăn choàng cổ quấn vòng ra ngoài nón, che hai bên má lại (tôi biết ban đêm ở Mông Cổ gió thổi rất lạnh nên chuẩn bị trước vẫn hơn.) Xong xuôi tôi mang găng tay vào. Vậy là tôi đã có thể ngủ rồi. Tuy nhiên, tôi ở trên đồi và hôm nay lại trăng tròn, cảnh đẹp quá nên tôi ngắm chán chê luôn.

Wow vậy là tôi trải nghiệm cảm giác của một người du mục ngủ giữa thảo nguyên vào ban đêm rồi nhé. Tuy nhiên gió thổi rất lạnh và cái cái áo mưa cánh mỏng thật ra mỏng quá nên tôi bị cợm lớp sỏi bên dưới nên rất khó ngủ. Tuy nhiên tôi cũng chợp mắt được vài lần. Mỗi lần mở mắt ra là thấy mặt trăng tròn vằng vặt trước mặt ấy. Có lần tôi giật mình bởi nghe tiếng chó gừ gừ gần đó. Tôi hoảng hồn nằm im cho đến khi con chó đó đi xuống đồi. Nhiều lần tôi thức giấc để đổi hướng cho dù bởi gió đổi hướng mà. Cái dù này cũng có ích ghê làm tôi không ướt dẫm sương đêm.

Tôi chứng kiến toàn cảnh trăng lên và trăng xuống nhường chỗ cho mặt trời lên trên thảo nguyên rồi nhé. Buổi sáng, con vật thức giấc sớm nhất là mấy con chim ấy. Tôi nghe tiếng ríu ra ríu rít trước cả khi có tia nắng mặt trời đầu tiên ấy. Sau đó là mấy con quạ bay lên bay xuống trên thảm cỏ tôi nằm. Thảo nguyên bây giờ hoa dại nở đầy nên tôi xoay qua trái hay phải đều ngửi thấy mùa hương của một nhóm hoa ngay cạnh đó. Tôi chỉ sợ mình bị ngộ độc mùa hương do hít quá nhiều mà thôi. Sau mấy con chim là mấy con chó lên đồi và đứng tru. Cũng có vài người đi lên đánh kẻnh boang boang vào lúc sáng sớm- đa số họ là người lớn tuổi. Sau khi đánh kẻnh thì họ đi kinh hành vòng qua núi và thấy tôi nằm đó. Tôi không để ý cứ tiếp tục nhắm mắt chờ mặt trời lên để sưởi ấm. Chờ mãi chả thấy bởi vì mặt trời lên phía núi bên kia trước. Thật ra tôi cũng thật may mắc có một đêm an toàn ngay sau lưng chùa và gần đống đá thiêng của người Mông Cổ. Buổi tối hay sáng khi dậy tôi đi vòng quanh đống đá 3 vòng nhờ họ bảo vệ và cảm ơn họ. Thường những đống đá ấy tượng trưng cho thần linh hay tổ tiên của người Mông Cổ ấy
Ovoo - Sacred pile of stones in Mongolia- Whenever I see one, I circle it three times.

Tsetserleg viewed from the hill

Enlightenment path - this builing is the pride of the people in Tsetserleg.
 
Từ ngọn đồi đi xuống, tôi phát hiện con suối róc rách trước mặt- đó là nguồn nước của dân ở gần đó. Con suối đẹp lắm, tuy nhỏ nhưng len lỏi qua các khe giữa những đám cỏ nở đầy hoa dại ấy. Tôi cứ đi lần đến dầu nguồn của con suối. Hai bên bờ người dân ra lấy nước hoặc giặt giũ. Cừu, ngựa, bò thì vừa ăn cỏ vừa thủng thẳng đến suối uống nước. Cảnh thật thanh bình và thật tự nhiên, rất thiên nhiên. Tôi đi một hồi thì đến một nơi được rào cẩn thận-đây là nơi có nguồn nước để họ uống. Tôi cũng làm một ngụm, thật trong lành và mát mẻ. Tôi đi mãi một hồi thì đến một nơi như khu rừng vậy đó, đầy muỗi và côn trùng, sợ bị muỗi cắn nên tôi đi trở lại. Vậy là tôi có nơi để tắm rửa giặt giũ nếu muốn ở lại Tsetserleg vài ngày và lại ngủ bụi rồi nhé. (Thật ra lúc ở trong quán ăn, bà người Pháp hỏi tôi sao không nghĩ đến việc mua một cái lều và cái túi ngủ bởi vì có thể ở các nơi khác, nhà trọ cũng không rẻ thì sao? Tôi nói lúc ở Trung Quốc, tôi cũng nghĩ đến việc ấy bởi vì lều và túi ngủ ở Trung Quốc giá rẻ lắm; tuy nhiên, vấn đề là tôi làm biếng mang vác bởi vì ban đêm thì ngủ còn ban ngày thì làm gì với cái lều, chả lẽ lúc nào cũng mang theo à, nếu không cứ để đại, bị chôm thì sao? Đó cũng là vấn đề của dân ngủ lều ấy. Chả biết làm gì với đồ đạc của mình vào ban ngày nếu muốn đi lòng vòng khám phá thành phố. Chính vì thế, tôi nghĩ ra cách ngủ bụi với những thứ mình có như áo mưa, áo khoác, khăn, dù,….)
Grazing on the grassland

A spring

Drinking water


Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (5): Một ngày tại ger của người địa phương 

1 nhận xét:

  1. Chị ơi, theo dõi hành trình của chị quả là phục chị sát đất. Đọc đoạn tự trang bị để ngủ của chị giống đúng kiểu bụi bặm. Mang tinh thần của cái phim Into the wind ấy, cứ đi về con đường phía trước là hành trình sống của mình...hehe. Trích lượt ra mấy đoạn leo núi mây bay, với anh chàng nhì nhằng đi theo, với mấy cảnh quá giang xe, ngủ bụi này, quả là y như bộ phim, mà dân thích đi bụi coi xong chắc chỉ muốn quẳng cái ba lô lên mà đi thôi. :)

    Ah, em có một thắc mắc nhỏ, chị hay viết là cái "mềm" nó dùng để chỉ cái "mền" cái "chăn" đúng không chị? Với một từ trong bài này là "đánh kẻng" à chị. Chị viết là "đánh kẻnh" ...:D

    Tại chị có viết một bài nhờ mọi người lấy lỗi sai chính tả ra dùm, nên em mạo muội comment vô đây!! hehe

    Trả lờiXóa