CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2011

Tôi đi Mông Cổ (3): Kharkhorin

Kỳ trước: Tôi đi Mông Cổ (2): Thủ đô Ulaanbaatar (viết tắt là UB)-Gia hạn visa tại Mông Cổ

Thật ra xe buýt đi từ UB đến Kharkhorin là một trong những xe buýt tốt nhất của Mông Cổ bởi vì đó là xe máy lạnh và mỗi người đều có số ghế cả. Ngoài ra xe chạy cũng khá nhanh, xuất bến lúc 11h sáng mà khoảng 6h chiều đã đến nơi. Ah quên, khoảng cách từ UB đến Kharkhorin là khoảng 370 km và chỉ có lúc đầu là đường xấu thôi, sau đó là đường tráng nhựa xe chạy êm ru. Dọc đường tôi được nhìn thấy các bầy gia súc được thả rong ngoài đồng cỏ.

Ở Mông Cổ, các bạn biết xe dừng cho đi toilet như thế nào không vậy? Tôi học được cách đi toilet ở đây rồi nhé. Ở Việt Nam có nhiều cây hay lùm bụi cây, vì vậy mỗi người chui vào một lùm mà đi. Ở Mông Cổ chỉ có thảo nguyên mênh mông thì làm gì có lùm cho mà chui (nếu thấy đống đá thì chớ có dại mà “tè” bậy vào nhé- đống đá là vật thiêng của họ đó, làm bậy có khi bị quýnh phù mỏ.) Giữa thảo nguyên như thế thì người ta “đái đường” bằng cách cởi áo khoác ra buộc ngang bụng và tuột quần quay lưng về phía xe mà “tè”. Hoặc có người lấy áo dài truyền thống ra khoác vào người. Áo khoác hoặc áo dài che đi phần mông vì vậy dù “tè” giữa thảo nguyên cũng chả ai nhìn thấy ngoại trừ những người đi hướng ngược lại- nghĩa là từ thảo nguyên đi ra đường cái ấy.

Xe dừng dọc đường cho hành khách vào ăn trưa khoảng 2h. Ở Mông Cổ người ta ăn trưa khá trễ đấy nhé, toàn là ăn vào khoảng 2-3h không hà. Tôi cũng vào nhà hàng như mọi người, đọc thực đơn chả hiểu nhưng thấy ai cũng gọi món trà sữa nên tôi cũng gọi (thức uống này cực kỳ phổ biến- đó là trà pha sữa nhưng sữa thì nhiều hơn trà và uống khá lạt, tóm lại chả có vị gì hết, tuy nhiên theo tôi đây là món khá tốt cho sức khỏe và lại rẻ- chỉ 200 T là có một bát/ly trà sữa rồi.) Sau đó tôi gọi hai cái dumpling ăn. Tôi thuộc lòng từ dumpling được viết bằng tiếng Mông Cổ rồi nhé. Bên trong món này độn toàn thịt, không có bột hay rau củ (dân Mông Cổ hiếm khi ăn rau củ lắm.) thường có giá là 400 T/cái. Tóm lại chỉ một bát trà sữa hay 2-3 cái dumpling là đủ no rồi các bạn nhé.

Khi xe đến bến, thường ở Mông Cổ bến xe nằm ngay trước cổng chợ địa phương, tôi bước ra đứng lớ ngớ trước cảnh thảo nguyên mênh mông và nơi này trông giống một ngôi làng miền núi của Việt Nam hơn, chứ gọi là thành phố thì hơi quá. Một chị phụ nữ chào bằng tiếng Mông, chả hiểu, chị ta chuyển qua tiếng Anh và móc tờ brochure giới thiệu ger (lều của dân du mục) của gia đình chị ta. Chị ta nói giá 7 đô. Tôi chê mắc và nói trong sách nói có nơi chỉ có giá 5.000 T thôi. Chị ta ngần ngừ và nói giá bao gồm luôn ăn sáng. Tôi nói tôi không ăn sáng đâu (ngày nào cũng ăn bánh mì với bơ hoặc mứt chỉ có chết) và dợm bước đi. Chị ta nói 5.000T cũng được nhưng hiện tại chị ta có 3 khách rồi và họ trả 6.000T và chị ta yêu cầu tôi giữ bí mật. Dĩ nhiên rồi. Chị ta dẫn tôi vào khu chợ cạnh bên để tôi mua rau củ và nói tôi có thể nấu trong cái bếp ở ger của chị ta. Tôi mua cả kg cà rốt và khoai tây (ở Mông Cổ hai món này là rẻ nhất-tương đương một đô Mỹ/kg) và vài thứ rau và ớt xanh Đà Lạt.

Chị ta dẫn tôi đến chỗ đỗ xe để đưa tôi về khu nhà của chị ta. Đó là một khu đất với ba cái lều. Cái đầu tiên là của gia đình chị ta.Cái thứ hai là dành cho khách nữ và cái thứ ba là dành cho khách nam. Trong cái lều của tôi có 5 cái giường, chính giữa là một cái bàn ăn và một cái lò đốt củi. Tóm lại tôi rất lấy làm thích thú vì lần đầu tiên trong đời được ở ger. Nhà tắm nước nóng và toilet thì nằm tách rời ra ở bên ngoài. Muốn tắm thì phải trả 2.500 T/lần. Toilet thì khá sạch sẽ và có miếng bọc cái bàn cầu để ngồi không bị lạnh mông nữa đó các bạn.
Ger của tôi ở chính giữa ấy - Xinh không nào???

Người phụ nữ Pháp ở trong ger của tôi cũng chính là người ở chung dorm với tôi ở UB. Gặp lại nhau tại đây, chúng tôi “tám” quá trời. Bà ta bảo đi bộ vào núi hai ngày rồi và mỗi ngày đi 25km. Khi trời mưa dừng lại trú ở ger của người địa phương. Ger thứ nhất mời bà ta uống trà. Ger thứ hai mời bà ta yagout do họ tự làm.

Ngày hôm sau trong ger của tôi còn xuất hiện một cặp người Pháp. Cô gái lai giữa Châu Á (Trung Quốc) và Châu Âu trông giống y một phụ nữ Tây Tạng vậy đó-khá đẹp. Họ vừa thực hiện xong chuyến cưỡi ngựa 4 ngày về (hai ngày đi và hai ngày về.) Họ bảo lần đầu tiên họ cưỡi ngựa và mỗi người té một lần. Họ bảo cưỡi ngựa không dễ đâu và khá là “ê ẩm” cho cái bàn tọa. Họ nói 4 ngày trên lưng ngựa là quá đủ và không nghĩ mình sẽ thực hiện lại. Họ rời nước Pháp cách đây hai tháng và dự định thực hiện chuyến đi trong vài năm- đi đến khi nào hết tiền thì về. Cả hai đều chuyên về khảo cổ học đấy.

Ngoài ra trong ger dành cho nam còn có hai bạn đến từ Israel. Họ muốn thực hiện chuyến đi cưỡi ngựa vào hôm sau nên hỏi tôi có muốn tham gia để chia chi phí không. Tôi nói không.

Tóm lại cũng có khá nhiều du khách đến Mông Cổ và chọn cách đi độc lập như tôi vậy đó- nghĩa là không mua tour cũng không thuê xe, mà dựa vào phương tiện giao thông công cộng. Đi đến đâu thì thực hiện tour ngắn ngày đến đó nếu muốn.

Hai bạn người Pháp nói họ ở Mông Cổ khoảng 1 tháng rồi và tin cũng như trải nghiệm điều mà sách hướng dẫn Lonely Planet nói – đó là ở Mông Cổ không có giao thông công cộng đi từ thành phố đến thành phố khác. Đa phần là đi từ UB đến một thành phố nào đó, sau đó trở về UB và đón xe từ UB đi đến thành phố khác. Đó là cách rẻ nhất để đi. Nếu không muốn đi rẻ như thế (thật ra cũng không rẻ khi phải đón xe đi tới lui UB nhưng là rẻ hơn so với cách thứ 2) thì thuê xe và tìm ai cũng đi chung đoạn đường mà chia tiền (làm sao tìm ra đây???). Họ bảo họ trải nghiệm việc quá giang xe có trả tiền rồi. Đợi 2-3 ngày cũng không có xe đi ngang thì lấy gì mà quá giang. Hỏi người địa phương thì người chỉ đứng đợi chỗ này, người chỉ đứng đợi chỗ kia, đợi mãi chả có nên chỉ còn cách đón xe về lại UB.

Nhiều du khách đến Kharkhorin là vì muốn tham quan chùa và cũng là bảo tàng Erdene Zuu –đây là một di sản văn hóa thế giới nhưng vé vào cửa nếu so với ở Trung Quốc thì khá rẻ- chỉ 3 đô (3.500T), máy ảnh trả thêm 5 đô, video 10 đô. Tuy nhiên nếu không muốn mua vé thì vẫn có thể vào bên trong đi lòng vòng tham quan các tòa nhà và vẫn có thể vào chùa xem các vị sư tụng kinh (chùa ở đây có kiến trúc Tây Tạng.) Ngoài ra có thể đi ra cửa Đông để đến xem con rùa đá (thực ra phải gọi là lão rùa mới đúng chứ) có từ thế kỷ thứ 13.
Monastery in Erdene Zuu

Buildings in Erdene Zuu

Stone turtle from 13th century and ME- behind us are souvenir stalls

Surrounding walls of Erdene Zuu

Map of nearby attractions

Kharkhorin nổi tiếng vì trước đây là khu tiếp tế lương thực của Thành Cát Tư Hãn, sau đó đến đời con của ông ta thì biến nó thành thủ đô trong 40 năm, thu hút nhiều nghệ sĩ, thương gia và thợ lành nghề từ khắp Châu Á và cả Châu Âu. Sau đó khi cháu của Thành Cát Tư Hãn lên ngôi thì quyết định dời thủ đô về Bắc Kinh (cháu của Thành Cát Tư Hãn là Kublai người sáng lập ra nhà Nguyên ở Trung Quốc và cũng là người cho quân đánh Việt Nam đấy.) thì thủ đô Kharkhorin chỉ còn là quá khứ. Sau này khi Liên Xô vào Mông Cổ thì họ xây dựng những tòa nhà kiểu Liên Xô ở đây.

Thiền viện Erdene Zuu bị bỏ hoang suốt thời kỳ Liên Xô cai trị và chỉ được phục hồi sau khi chế độ cộng sản tại Mông Cổ được thay bằng chế độ dân chủ vào năm 1990. Các tranh ảnh được người dân cất giấu được quy trả lại cho thiền viện. Ngày nay nhiều người tin rằng đây là thiền viện quan trọng nhất của Mông Cổ.

Ngoài ra tại Kharkhorin còn có một bảo tàng mới mở là bảo tàng Kharkhorin, nằm cách thiền viện bảo tàng Erdene Zuu khoảng 300 mét. Trong bảo tàng có trưng bày khá nhiều những di vật làm bằng đá như bia biểu, tượng Phật hay những vật dụng đá. Ngoài ra còn trưng bày những cổ vật được khai quật tại Kharkhorin.

Kharkhorin giống như làng trên núi vậy đó-tuy nhiên ở đây nó lại nằm trên thảo nguyên. Từ ger của tôi đi đến chợ (khu trung tâm) khoảng 15 phút đi bộ. Tôi có thể nấu rau củ tại ger của mình rồi (mặc dù lúc đầu chị chủ nhà nói rằng tôi có thể nấu trong ger của chị ta nhưng sau đó lại bảo là cho tôi mượn nồi và tôi nấu trên cái bếp củi trong ger của mình. Dân Mông Cổ đổi ý xoàn xoạt, hèn chi sách hướng dẫn du lịch bảo phải ghi ra giấy hết những gì họ nói đặc biệt là những vấn đề liên quan đến tiền bạc, nếu không thì sau này rất mất thời gian cãi cọ với họ). Lúc đầu tôi chả biết nhóm lửa củi thế nào nên nhờ thằng bé, con chị ta nhóm hộ. Lần sau tôi tự nhóm. Thật ra cũng khá dễ bởi vì cái bếp củi của họ khá là đặc biệt. Bên trên có cái nắp đậy lại. Bên hông là ngăn mở ra cho củi vào, cửa này có ba cái lỗ. Sau đó thì đóng cửa hông lại, vậy là kín gió nhưng vẫn có không khí vào bằng ba cái lỗ ở cửa hông. Khói thoát ra từ ống khói gắn vào lò và bốc lên trên nóc ger.
My stove for cooking food and heating

Tôi mượn nồi của họ, cho nước vào đun sôi, sau đó cho đủ loại rau củ mà tôi mua được, loại nào lâu chín thì cho vào trước, loại nào mau chín thì cho vào sau, đóng kín nắp, gần chín thì cho muối vào (tôi chỉ có đúng gia vị muối –may là tôi mang theo dao và đũa, tôi xắt thức ăn trên cái dĩa mượn của chủ nhà). Vậy là tôi có một nồi hầm rau củ, ăn khá ngon bởi vì củ của họ trồng tự nhiên nên nhìn xấu xí và đầy đất chứ không đẹp như của Trung Quốc đâu, ngoại trừ ớt Đà Lạt nhìn khá đẹp và khá mắc tiền nên chắc là nhập từ Trung Quốc rồi. Vậy là tôi khỏi tốn 3.000 T cho buổi chiều (chủ nhà nấu) mà lại ăn rau củ thoải mái. Nhìn thấy nồi rau củ của tôi, ai cũng lắc đầu và nói tôi đúng là ăn rau củ nhiều nhất thế giới!!!!!!!!!!)

Buổi chiều tối đêm thứ hai của tôi tại Kharkhorin, chúng tôi được dự một buổi hòa nhạc do một người biểu diễn ngay tại trước ger. Lúc đó có 6 khách ở và mỗi khách trả 5.000 T. Tôi thấy cũng đáng bởi vì số tiền này chúng tôi trả trực tiếp cho nghệ nhân (không biết ông ta có chia chác gì với chủ nhà không???). Ông ta biểu diễn khoảng 30 phút với 4 dụng cụ: đàn violin (??? không biết gọi là gì nên gọi đại) truyền thống của Mông Cổ- loại đàn có hình con ngựa ở trên đầu ấy, ống sáo, đàn giống như đàn tranh của Việt Nam và một ống tre mà ông ta sử dụng gõ vào môi, răng, mũi, đầu, gáy đều phát ra tiếng nhạc. Sau khi biểu diễn xong thì ông ta mời mọi người mua đĩa CD gồm 20 bài hát do ông ta biểu diễn với giá 15.000 T; tuy nhiên ông ta chỉ còn đúng một đĩa, không biết do mọi người nhường nhau hay chê mắc mà cuối cùng không ai mua cả.
Throat singer with Mogolian traditional violin

Khu ger tôi ở cách hơi khá xa trung tâm. Từ đó đến chợ là khoảng 15 phút đi bộ. Từ chợ đi thêm vài phút thì đến đường cái nơi có những nhà hàng khá ngon và rẻ hơn so với những nhà hàng gần bảo tàng Erdene Zuu. Bát trà sữa truyền thống có giá chỉ 150T, bánh dumpling thịt có giá 300T/cái thôi. Thường buổi trưa tôi ăn thịt (ở Mông Cổ khó mà ăn chay lắm nhé bởi vì thịt còn rẻ hơn cả rau củ nữa; trong khi ở Ấn độ thì thịt quá đắt nên rất dễ ăn chay), thậm chí lần đầu tiên trong đời tôi thấy một tô súp mà chỉ có mì và thịt, không có lấy một cọng rau (chắc có vài lát tỏi mỏng manh nên tôi không để ý chăng??) Sau đó về ger thì lấy nồi súp rau củ ra ngồi húp. Có vẻ chủ nhà của tôi không thích ý kiến này lắm bởi vì tôi chỉ ở mà không chịu ăn cũng như mua tour cưỡi ngựa của họ. Tuy nhiên tôi không thích những cái đó thì làm sao được chứ????

Từ chợ cũng là bến xe đi ra bưu điện khoảng 10 phút nữa. Ở Mông Cổ muốn vào mạng internet thì chỉ có nước ra bưu điện nơi có chừng mấy cái máy tính nối mạng cho khách sử dụng với giá rẻ nhất là 0.5 đô Mỹ/giờ. Và có khi họ nghỉ làm việc vào cuối tuần nên có thể phòng internet cũng đóng cửa. Mông Cổ mà, cái gì cũng có thể xảy ra.

Từ bưu điện tôi đi bộ khoảng 15 phút thì đến bờ sông. Hôm nay là cuối tuần và trời lại có nắng nên người dân ra đây vui chơi và bơi lội. Tôi có thấy đàn ngựa cũng đứng dưới nước đùa giỡn (!!!!) cả mấy tiếng đồng hồ luôn ấy. Tôi leo lên đồi và chụp hình toàn cảnh Kharkhorin với cây cầu dài nhất vùng của họ. Nói chung cảnh thảo nguyên ở Mông Cổ cũng khá đẹp dù nhìn quanh quất chỉ thấy thảo nguyên mênh mông.
Local gers on the foot of hills

Sheep on the hill

The biggest bridge where people can wait for a lift and where I just had a bath in the river which saved me 2.500T for a hot shower in my ger

If Mongolians don't stay in gers, they stay in houses with wooden fences

Trên đường về lại ger, tôi dừng lại một quán cà phê do người nước ngoài mở và “tám” với một người Pháp (làm việc tại đây-chuyên tổ chức các tour cưỡi ngựa) và hai du khách người Đức (hai thằng cha này còn điên hơn cả tôi-thuê xe tự lái ở Mông Cổ-thật kinh dị khi không biết đọc tiếng Mông cổ mà tự mò đường bởi vì ở Mông Cổ hầu như chả có đường xá, đặc biệt ở những khu vùng sâu vùng xa-khổ nỗi những nơi này cảnh mới đẹp- nên ngay cả người Mông Cổ còn phải hỏi đường người địa phương thì mới “mò” ra được.)

Anh chàng người Pháp cho biết rằng dân Mông Cổ chả có khái niệm đúng giờ gì hết. Khi hẹn với họ rằng 9h xuất phát thì 9h họ xuất hiện, sau đó đi siêu thị mua đồ, sau đó lại vòng về nhà lấy quần áo. Ở Việt Nam mình hình như không có vụ này phải không các bạn????

Ngoài ra cách giải quyết vấn đề của người Mông Cổ cũng khá là lạ lùng. Vì vậy tôi cần ở đủ lâu để hiểu họ. Ví dụ tại ger của tôi, tôi phơi đôi vớ ra ngoài và dự định khi nào ráo nước sẽ mang vào ger. Nhưng khoảng 1 tiếng sau ra xem thì chả thấy. Nghĩ rằng con chủ nhà nghịch phá hay chủ nhà lấy nhằm với quần áo con họ nên tôi hỏi họ và nói có thể đôi vớ nhẹ quá nên gió thổi bay mất cũng không chừng thì buồn cười lắm, họ tìm cách chứng minh là tôi nhầm bằng cách đến giường của tôi lấy đôi vớ khác của tôi nói phải cái này không, sau đó nói tôi lục lọi hành lý xem có quên đâu không. Một lúc sau tôi nhớ đến mình còn một đôi tương tự nên mang đến nói họ. Người chồng dẫn tôi trở lại ger và nói tôi ghi ra những thứ mình có như hiện tại tôi có bao nhiêu tiền, có mấy cái camera, có mấy cái quần, mấy cái áo,….Tôi buồn cười nên hỏi tại sao tôi phải làm thế thì cậu con trai của họ bước vào, chìa đôi vớ của tôi ra và nói gì đó bằng tiếng Mông Cổ với người bố. Người bố bảo họ phơi đồ trẻ con chồng lên vớ của tôi (tôi nhớ là mình đã kiểm tra rất kỹ rồi mà, kể cả lật đồ của tụi nhóc lên tìm). Họ chả thèm nói một tiếng xin lỗi mặc dù tôi cũng chả cần, chỉ cần tìm thấy vớ là được rồi.

Tôi nghĩ tôi cần thêm thời gian để hiểu cái phong cách kỳ lạ của họ; tuy nhiên, tôi lờ mờ nhận thấy một điều ở dân Mông Cổ rằng họ hầu như chẳng muốn chịu trách nhiệm cho bất cứ vấn đề gì nên cứ đẩy sang cho người khác. Nếu đúng họ vô trách nhiệm thì điều này có thể giải thích được những hành vi ngộ nghĩnh của họ mà tôi trải nghiệm được đến giờ. Tuy nhiên tôi cần thêm thời gian để khẳng định điều này các bạn nhé.

Ở Kharkhorin, tôi chứng kiến cảnh người dân đẩy xe lăn (chắc nhập từ Trung Quốc rồi) trên đó để thùng nước và đến một nơi trông giống nơi dự trữ hay nhà máy gì đó và xếp thùng để lấy nước, chắc đó là lý do mà muốn tắm nước nóng phải trả 2.500 T. Ngoài ra người dân Mông Cổ cũng rất chăm chỉ làm việc. Ví dụ, cậu bé con chủ nhà của tôi khoảng 10 tuổi nhưng tôi thấy cậu bé hầu như làm việc cả ngày ấy –toàn là việc vặt và không tên nhưng những việc vặt này cũng khá mệt đấy nhé.
Queuing up for water
Kỳ sau: Tôi đi Mông Cổ (4): Tsetserleg  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét