CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Trường phái Nipponzan Myohoji của Nhật Bản


Trường phái Nipponzan Myohoji là một nhánh nhỏ của trường phái “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” do Ngài Nichiren Daishonin thành lập vào thế kỷ 12-13. Ngài Nichiren Daishonin được cho là hóa thân của Địa Tạng Bồ Tát. Vì sao? Vì các Địa Tạng Bồ Tát không bao giờ xuất hiện khi Đức Phật Thích Ca thuyết Pháp. Họ chỉ xuất hiện duy nhất một lần khi Phật thuyết Kinh Pháp Hoa và Đức Phật đã giao họ nhiệm vụ giữ gìn và truyền bá kinh này. Đó là lý do mà người ta xem Ngài Nichiren Daishonin là một Địa Tạng Bồ Tát bởi vì Ngài sáng lập ra trường phái “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” (nghĩa là “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.”) Trường phái này còn được gọi là trường phái Nichiren.

Khoảng thập niên 1960-1970, ở Nhật có một tu sĩ thuộc trường phái Nichiren nhưng hay tham gia vào các hoạt động phản đối chiến tranh hay sử dụng bạo lực để cai trị của nhà cầm quyền lúc ấy. Vị tu sĩ này bị bắt vào tù ra khám nhiều lần và cuối cùng nhà cầm quyền đương thời tuyên bố sẽ “phạt” trường phái Nichiren vì đã sản sinh ra một tu sĩ như vậy. Vậy là vị tu sĩ đành thành lập ra một trường phái nhỏ để tránh làm vạ lây cho cả phái Nichiren vì những hoạt động phản đối chiến tranh của mình. Vị tu sĩ ấy chính là Ngài Nichidatsu Fujji và trường phái do Ngài thành lập có tên là Nipponzan Myohoji.

Chính vì dựa trên ý “If one wishes to have peace for state for oneself, one must first pray for the tranquility of the world” nghĩa là xem trọng hòa bình thế giới và phản đối chiến tranh mà họ xây tháp Hòa Bình khắp nơi trong và ngoài Nhật Bản.

Tháp Hoà Bình (còn được gọi là Shanti Stupa) tại Lumbini, Nepal

Cũng y như trường phái Nichiren, trường phái Nipponzan Myohoji lấy Kinh Pháp Hoa làm kim chỉ nam cho việc tu hành.  Đó là lý do mà họ chỉ tụng đúng một câu: “Nam Mô Diệu Pháp Liên Hoa Kinh.” Tiếng Nhật là “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Đối với họ, việc tụng niệm câu này quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác, quan trọng hơn cả việc giữ giới và đọc Kinh Pháp Hoa. Đó là lý do mà đi đâu, họ cũng mang theo trống cầm tay và vừa đi vừa tụng câu “ Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Họ cho rằng câu này là tinh hoa của toàn bộ Kinh Pháp Hoa (mà Kinh Pháp Hoa lại là tinh hoa của toàn bộ Pháp Phật). Do đó câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” chính là cốt lõi, là tinh túy của các Pháp. Đối với họ, việc kiên trì tụng câu này sẽ giúp mang lại hòa bình cho thế giới vì người nào nghe được câu này thì Phật tánh sẽ được mở ra.

Hai tu sĩ của Nipponzan Myohoji. Vị bên phải chuẩn bị lên đường đi bộ dài ngày.
Tu sĩ Nipponzan Myohoji phải làm bạn thân thiết với những con đường bởi vì họ phải lội bộ rất nhiều để làm nhiệm vụ; có khi nào đây là lý do mà trường phái này được dân đi bụi cực kỳ ưa chuộng không vậy????

Theo họ, tu theo Kinh Pháp Hoa nghĩa là phải tôn trọng và trân trọng người khác. Đó là phép tu cốt lõi nhất. Vì vậy mà họ xem chương nói về Bồ Tát Bất Khinh trong Kinh Pháp Hoa là nền tảng cho pháp tu của họ.

(Mở ngoặc nói tí về Bồ Tát Bất Khinh: Thời Mạt Pháp, Phật tánh trong mỗi người bị tham sân si chôn vùi quá sâu nên khó lòng mà khơi gợi trở lại. Do đó có một vị tăng ở Trung Quốc cứ gặp bất cứ ai cho dù là vua quan hay thường dân, trí thức hay ngu dốt, người tốt hay người xấu, người giàu có hay bần cùng, tăng ni hay ngoại đạo. Tóm lại là tất tần tật gặp ai, Ngài cũng chắp tay xá rất thành kính và nói: “Tôi tôn trọng Ngài vì trước sau gì Ngài cũng sẽ thành Phật.” Nhiều người bực mình nên thậm chí đánh đuổi hoặc ném đá đến tét đầu chảy máu; nhưng vị tăng ấy sau khi vùng vẫy thoát khỏi đám đông thịnh nộ thì đứng từ xa thành kính chấp tay xá những người vừa đánh đập mình và lặp lại câu nói trên. Vị đó chính là Bồ Tát Bất Khinh  vì thấy Phật tánh trong chúng sanh bị lãng quên nên Ngài làm thế để khơi gợi Phật tánh của họ cho dù bị khinh khi mắng chửi đánh đập nhưng chưa hề oán giận những người ấy mà vẫn tôn kính trân trọng họ.)

Pháp tu của trường phái Nippozan Myohoji là dựa trên phép tu của Bồ Tát Bất Khinh. Chùa của Bồ Tát Bất Khinh chính là góc đường, góc phố, góc chợ,…. nơi có đông người qua lại. Phương thức tu hành chính là chấp tay thành kính xá tất cả mọi người với tất cả sự tôn trọng. Kinh Phật của Bồ Tát Bất Khinh chính là câu: “Tôi tôn trọng Ngài vì trước sau gì Ngài cũng thành Phật.” Còn đối với người tu theo trường phái Nipponzan Myohoji thì chùa của họ chính là những con đường. Họ đi bộ từ làng này qua làng khác, từ con đường này qua con đường khác, từ thành phố này qua thành phố khác. Phương thức tu hành của họ là thành tâm gõ trống và tụng đúng một câu: “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.”  Đối với họ việc đi bộ, gõ trống, tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” là việc chính, còn việc xây chùa, dựng tháp, lập bàn thờ Phật là việc phụ.

Đối với họ, câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” mang lại hòa bình cho thế giới và cho bản thân của mỗi người. Đó là lý do mà việc tụng câu này là việc quan trọng nhất trong phép tu của họ. Và khi gặp bất cứ ai thì cũng tụng câu này với một cái tâm không phân biệt. Tụng với lòng từ bi của Bồ Tát Bất Khinh khi Ngài kính cẩn chấp tay xá và thốt lên câu: Tôi tôn trọng Ngài vì trước sau gì Ngài cũng thành Phật. Tu sĩ của Nipponzan Myohoji cũng thế. Khi đứng trước mặt bất cứ ai để đọc câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì tâm phải từ bi bác ái không phân biệt. Khi tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì phải đọc rõ ràng từng chữ một theo nhịp trống và phải hòa nhịp với  những người khác.

Vì sao việc tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” mang lại hòa bình thế giới? Vì nếu theo phép tu này thì chúng ta phải gõ trống và tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”  trước khi chúng ta đánh nhau với kẻ thù; vì chúng ta phải tin rằng tất cả kẻ thù của chúng ta sẽ thành Phật trước khi chúng ta run sợ trước vũ khí của họ; vì chúng ta phải biểu lộ sự tôn kính sâu sắc đối với kẻ thù trước khi chúng ta ghét họ.

Khi tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì phải thành tâm; khi tụng lớn thì mọi cảm giác tiêu cực như tham sân sẽ không thể tồn tại mà chuyển thành cảm giác vui. Nếu những người mà chúng ta gặp toàn là những người vui vẻ thì thế giới này đúng là Vùng Cực Lạc. Để được như vậy thì trước tiên chúng ta phải tạo ra không khí vui tươi trong chùa của mình hoặc trước bàn thờ Phật,…..

Nipponzan Myohoji tự hào là một trường phái nghèo. Họ không thể giàu bởi vì chính nhờ nghèo mà trường phái của họ tồn tại và họ mới tinh tấn trong việc tu hành. Tu sĩ của Nipponzan phải sẳn sàng sống trong nghèo khó và vất vả. Bởi vì khi nghèo thì họ mới thật sự tri ân và trân trọng thức ăn mà mình được cúng dường, dù đó là thức ăn dành cho động vật. Nếu ai cũng có lòng tri ân như thế của một tu sĩ thì thế giới sẽ là một nơi thanh bình.

Họ cho rằng đời sống xuất gia là để phục vụ thế giới, phục vụ người khác chứ không phải để sống tiện nghi thoải mái. Đối với tu sĩ, sống hòa hợp trong tăng đoàn là vô cùng quan trọng. Nếu một người chỉ biết quan tâm đến lợi ích riêng thì tà kiến và ngã mạn sẽ đi theo cùng họ và những người như thế sẽ không có lợi ích gì cho ai cả.

Một khi đã quyết định xuất gia thì phải tri ân tất cả mọi người bởi vì đời sống xuất gia là một đời sống dựa vào sự bố thí cúng dường. Do đó tri ân không chỉ người bố thí cúng dường cho mình ngày hôm nay mà kể cả những người chưa bố thí cúng dường cho mình bao giờ bởi vì biết đâu trong tương lai họ lại trở thành thí chủ. Do đó cần có lòng tri ân đối với bá tánh khắp mười phương.

Theo họ, khi một tu sĩ lúc nào cũng đầy đủ (nếu không muốn nói là dư dả) ăn mặc ở thì đó không còn là một tu sĩ đúng nghĩa nữa. Sự dư dả làm cho họ lười biếng tu hành và đó  là nguồn gốc chính của Mạt Pháp (xin mở ngoặc chú thích: vậy mà một số sư cô tôi gặp ở Bồ Đề Đạo Tràng – không nói tên ra làm chi cho thêm mệt mỏi – không bao giờ tự nhận họ chính là nguyên nhân của Mạt Pháp mà luôn đổ thừa cho rằng do ngoại đạo phá.) – Về điểm này thì tôi hoàn toàn đồng ý với trường phái Nipponzan Myohoji: không ai phá nỗi Phật Pháp ngoại trừ những con người luôn nhân danh con Phật. Đây là một chân lý mà hiếm có Phật tử nào dám thừa nhận; bạn nào dại dột nói ra điều này thì bị họ “dập” cho tơi bời hoa lá và bị gán cho đủ mọi “mỹ từ” vào thân ngay lập tức.

Nhiệm vụ của người tu là thoát ra khỏi mọi dính mắc ràng buộc để có thể đi bất cứ nơi nào cần, bất cứ khi nào cần và làm bất cứ điều gì cần làm để  truyền bá Phật Pháp. Tu sĩ của Nipponzan Myohoji không bao giờ được phép quên họ là ai – họ không là ai cả, chả có cấp bậc hay địa vị gì cả. Họ chỉ có việc duy nhất phải làm là đi và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.” Đi đến đâu thì sống nhờ vào sự bố thí cúng dường của người khác đến đấy. Đó là điều mà họ luôn phải nhớ và đặt mình vào.

Do luôn sống nhờ vào sự bố thí mà họ, dù được bố thí một chén cơm hay một tách trà, cũng phải nhận với một sự biết ơn sâu sắc. Một sự bố thí hay cúng dường dù là nhỏ bé hay ít ỏi đến thì cũng phải được nhận với cả một sự biết ơn. Người nhận như thế thì người dâng tặng sẽ vui vẻ dâng tặng. Nipponzan sẽ bị hủy diệt khi tu sĩ quên đi sự biết ơn.

Bức tượng gỗ (tượng bên dưới các tượng Phật màu vàng) là tượng của Ngài Nichiren Daishonin (người sáng lập trường phái Nichiren); hình lộng kiếng bên dưới tượng gỗ là Ngài Nichidatsu Fujji (người sáng lập trường phái Nipponzan Myohoji), hình lộng kiếng dưới cùng là của Ngài Yutaka Nabatame (trụ trì Shanti Stupa Lumbini, Nepal từ 1993-1997)

Tư liệu về trường phái Nipponzan Myohoji ở trên được trích từ quyển sách “Tranquil is this Realm of Mine – Dharma Talks and Writings of The Most Venerable Nichidatsu Fujji.”  Translated by Yumiko Miyazaki, Published in 2007 by Nipponzan Myohoji

Bạn nào muốn biết thêm về trường phái này thì tìm đọc quyển này đi nhé!!! Còn một quyển nữa, từ từ tôi cập nhật, tạm thời không có ở đây.

5 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Họ cho phép người nước ngoài xuất gia tại chùa của họ đấy! Qua đó rồi đi tu luôn nghen con!!!!!!!!!!!!

      Xóa
  2. Dung ơi,..Dung ơi chị đâu rồi !?!

    Trả lờiXóa
  3. Thật hay và hữu ích. Mình cũng muốn đếm làm cho chùa một thời gian hồi hướng công đức đến sư Ngài Yutaka Nabatame (trụ trì Shanti Stupa Lumbini, Nepal từ 1993-1997). bài viết của bạn chi tiết, chân thực. Cảm ơn Quỳnh Dung rất nhiều. (mình đã đến Lumbini khi chưa có duyên được đọc bài của bạ, tiếc quá)

    Trả lờiXóa