Kỳ trước: Tôi ở Việt Nam Quốc tự Lumbini (Lâm Tỳ Ni)
Khi tôi đến Shanti Stupa thì Ngài
Sato bảo tôi ở phòng đối diện bếp, nhà ăn và cũng là phòng sinh hoạt chung của
những người trong chùa.
|
Đây là phòng bếp. phòng ăn, phòng sinh hoạt chung. |
Do trước khi dọn qua đây, tôi đã
từng đi làm lễ với họ mỗi sáng và cũng từng đến đây ăn sáng một lần theo lời
mời của ni cô Vishnu mà bây giờ tôi biết mặt hết tất cả họ.
Họ gồm có tổng cộng 4 người: ba
sư người Nhật và một ni cô người Nepal.
Người thứ nhất là sư rất lớn
tuổi, suốt ngày ở trong phòng, hiếm khi thấy mặt. Sư chỉ ra ngoài chánh điện
làm lễ khi có dịp gì quan trọng hoặc khi hai sư kia không có trong chùa.
|
Sư là người mặc áo vàng, tay cầm trống trong buổi lễ Phật Đản 2012 |
Thứ hai là sư trụ trì, tên là
Sato.
Thứ ba là sư trẻ tên là Onishi.
Thứ tư là ni cô tên là Vishnu
(tên của một vị thần vô cùng quyền lực của đạo Hindu.)
Điểm qua một tí về lịch sử của
Shanti Stupa này và tăng ni đang ở tại đây.
Ngôi chùa này đã được đặt viên đá
đầu tiên để xây dựng là vào thập niên 1970. Khi ấy
Ngài Nichidatsu Fujji làm theo kinh Phật, nghĩa là bằng mọi giá
phải mang kinh Pháp Hoa đến truyền bá ở phía Tây (đó chính là đất nước Ấn độ.)
Ngài đến Lâm Tỳ Ni, soạn thỏa ra kế hoạch khôi phục vùng đất Phật đản sanh và
xin phép xây tháp Hòa Bình. Mọi việc đều ok đến lúc viên gạch đầu tiên được đặt
thì chính quyền địa phương đến bảo phải dừng thi công ngay lập tức. Thế là mãi
đến đầu thập niên 1990, những người đệ tử của Ngài Nichidatsu Fujji mới được
tiếp tục công việc (có thể đó là lý do mà vì sao thầy Huyền Diệu, người xây
ngôi Việt Nam Quốc Tự, luôn bảo rằng
Việt Nam Quốc tự là ngôi chùa quốc tế đầu
tiên tại Lâm Tỳ Ni, nhưng trong tất cả các sách báo và bản đồ du lịch của Nepal
mà tôi đã đọc qua, chưa bao giờ thấy nói rằng ngôi chùa quốc tế đầu tiên là
Việt Nam Quốc tự cả.)
Theo các sư Nhật Bản thì Shanti
Stupa và toàn bộ hệ thống kênh rạch tại Lâm Tỳ Ni là đều xây theo sơ đồ mà sư
phụ họ là Ngài Nichidatsu Fujji đã vạch ra cho chính quyền địa phương từ những
năm 1970. Nếu đứng từ nơi có ngọn lửa hòa bình nhìn thẳng thì các bạn sẽ thấy
tòa tháp trắng, đó là Shanti Stupa. Theo họ, Shanti Stupa tượng trưng cho cái
đầu của Hoàng Hậu Maya (mẹ của thái tử Sĩ Đạt Ta, chính là Đức Phật Thích Ca
Mâu Ni), hệ thống kênh là tủy sống, chùa chiền các nước dọc theo hai bên chính
là lục phủ ngũ tạng và Mayadevi Temple (Di sản văn hóa Thế giới – nơi Đức Phật
đáng yêu của chúng ta dản sanh) chính là tử cung của Hoàng hậu Maya.
Lịch sử xây dựng Shanti Stupa
cũng có nhiều sóng gió, máu và nước mắt đấy các bạn!
Đầu thập niên 1990 khi chính
quyền địa phương và trung ương đồng ý cho ngôi chùa được xây dựng hợp pháp thì
các sư từ Nhật bản sang để xây dựng. Sư trụ trì lúc bấy giờ là Ngài Yutaka
Nabatame. Công việc xây dựng đang diễn ra thì vào đêm 3/7/1997, một nhóm bốn
thằng có vũ trang đột nhập vào, kề dao bịt mỏ hai bảo vệ người Nepal.
Lúc ấy Ngài Yutaka Nabatame, do trời nóng nên giăng mùng ngủ ngoài trời, nghe
có tiếng động nên chui ra khỏi mùng và hỏi: Có chuyện gì thế? Câu hỏi chưa dứt
thì một loạt đạt nổ liên tiếp. Ngài đã bị thảm sát. Khi mọi người chạy đến thì
Ngài đang nằm trên vũng máu lênh láng và đã tắt thở với những viên đạn được bắn
thẳng vào đầu. (Tại Việt Nam Quốc Tự có hình chụp cảnh Ngài lúc ấy nhưng tôi
không bao giờ dám xem, bởi vì tôi sợ cảnh đầu rơi máu đổ mà lị.)
Theo điều tra của cảnh sát thì
trong toán bốn thằng ám sát Ngài có hai thằng thuộc một tổ chức mafia cực lớn ở
Ấn độ sang và hai thằng kia là người Nepal. Hai thằng Nepal bị bắt ngay sau đó và bị kết
án chung thân. Nhưng sau đó không hiểu vì lý do gì mà bọn chúng được thả ra cả.
Vụ án từ đó về sau được gác lại hẳn. Bất cứ ai muốn lần tìm manh mối bọn sát
thủ thì ngay lập tức nhận được thư hoặc điện thoại đe dọa từ bọn mafia. Vì thế
chả có thằng cảnh sát nào dại dột mà hó hé nữa cả. Tóm lại, vụ án bị rơi vào
quên lãng.
(Theo những người đạo Phật, một
trong những lý do Ngài bị ám sát là có nhiều người không muốn đạo Phật được
phục hồi tại đây nên ra tay ám hại những ai muốn làm điều đó. Nghe nói thầy
Huyền Diệu của Việt Nam Quốc tự cũng nhiều lần xém chết nhưng thoát cả. Nói
theo kinh Phật thì thời Mạt Pháp, con cháu Ma Vương khắp nơi tìm cách “dìm
hàng” đạo Phật.)
Khi đọc cuốn lịch sử xây dựng
chùa, tôi thấy Ngài Yutaka Nabatame từng có một lời thề rằng: Ngài sẳn sàng
đánh đổi máu và cả mạng sống của mình để cho ngôi Shanti stupa này được hoàn
thành. Do đó tôi trộm nghĩ, nếu Ngài không bị thảm sát thì chưa chắc chúng ta
đã có một ngọn tháp Hòa Bình đẹp đẽ như hiện nay. Tháp Hòa Bình này được xây
dựng trong 7 năm do một nhóm tăng Nhật Bản gồm có 6-7 người thiết kế (họ là
tăng, không phải là kiến trúc sư hay kỹ sư gì cả.) Vậy mà không hiểu phép màu
kỳ diệu nào đã giúp họ hoàn thành ngọn tháp này và đó lại chính là ngọn tháp
đẹp nhất, lớn nhất và hoàn hảo trong số tất cả các tháp Hòa bình mà
trường phái Nippozan Myohoji đã xây.
Nhóm 6-7 vị tăng tay ngang chịu trách nhiệm tất tần tật từ khâu thiết kế đến
xây dựng đến chọn tìm vật liệu vừa đẹp bền vừa rẻ tiền và quản lý toán thợ xây
dựng Nepal
xây theo bản thiết kế.
Hãy
vào đây xem chân dung ngọn
tháp Hòa Bình tại Lâm Tỳ Ni được xây dựng bằng máu và nước mắt đó các bạn!
Đó là lịch sử của Tháp Hòa Bình,
bây giờ chuyển sang “bà tám” chuyện tăng ni trong chùa!
Vị sư già hiếm khi ra khỏi phòng,
là người có thâm niên 30 năm ở Châu Phi, Ngài đã đi bộ qua biết bao làng mạc ở
nhiều quốc gia của Lục địa đen này chỉ để gõ trống và mang câu “Nam Mu Myo Ho
Ren Ge Kyo” đến với người dân bản địa. Hiện Ngài đang ở tại Shanti Stupa
Lumbini. Suốt ngày trong phòng, mỗi ngày cơm ba bữa do ni cô Vishnu mang đến
đặt trên ghế trước cửa phòng. Khi nào Ngài muốn dùng thì Ngài mở cửa ra lấy
thức ăn, ăn xong cũng để mâm chén lại trên ghế trước phòng cho mọi người dọn
đi. Tóm lại Ngài bí ẩn như thế đấy. Thỉnh thoảng tôi có thấy Ngài ra vào đi vệ
sinh hoặc tắm rửa (thường là vào buổi tối khi mọi người lui về phòng nghỉ ngơi
cả; do phòng tôi nằm ngay trung tâm nên ai có động tịnh gì tôi cũng biết hết
hehehehehehe) hoặc có khi buổi trưa Ngài ra ngoài nhổ cỏ sân chùa. Tôi muốn
“tám” với Ngài lắm nhưng Ngài không biết tiếng Anh mà tôi lại chả biết tiếng
Nhật nên thôi vậy.
Thứ hai là sư trụ trì Sato. Trước
khi xuất gia, Sư là một tay giang hồ hảo hớn ở Nhật. Sư đến từ phía Bắc của
Nhật Bản, quê Sư là miền núi, lạnh cóng vào mùa đông. Khi học hết phổ thông, Sư
quyết định bỏ quê đi về thủ đô Tokyo
để làm……………….giang hồ. Sống lây lất như thế được vài năm thì Sư lên đường đi
bụi. Khi Sư đến Nepal
thì vị tăng đầu tiên mà Sư gặp chính là Ngài Yutaka Nabatame. Lúc ấy Sư chưa có
ý định xuất gia đâu nhé dù lúc còn bé tí Sư đã có một đam mê ghê gớm – đó là
đam mê được trở thành tăng (hehehehehe) nhưng những năm tháng giang hồ làm Sư
từ bỏ đam mê ấy. Thói quen đi bụi của Sư là ở với dân chứ không ở các nơi có
nhiều du khách. Sư có một người bạn ở Kathmandu
và ở nhà người bạn này một thời gian. Trong thời gian ở tại Kathmandu
có một điều gì đó thôi thúc Sư đi Châu Phi. Vậy là Sư khăn gói lên đường và nhờ
người bạn Nepal này chăm sóc giùm cô em gái đang trên đường từ Nhật sang để
thăm Sư. Nhưng sự thôi thúc đi Châu Phi lớn đến nỗi Sư không chờ đợi được cô em
kia đến mà phải đi ngay. Thế là người bạn Nepal của Sư thay Sư chăm sóc cô em
và sau đó thì họ……………..kết hôn với nhau luôn. Lãng mạn chưa?
Khi ở Châu Phi, Sư muốn đoạn
tuyệt hẳn với cuộc sống giang hồ và để làm điều đó thì phải chọn một cuộc sống
trái ngược lại – đó là cuộc sống của người xuất gia. Vậy là Sư “xuống tóc” tại
Châu Phi, hằng ngày đi lang thang gõ trống và tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo.”
Sư bảo đối với người Châu Phi, tiếng trống có một ý nghĩa vô cùng quan trọng
đối với họ, có nhiều đứa trẻ Châu Phi theo Sư đi bộ cả chục cây số chỉ để nghe
trống và có đứa khi nghe trống thì trở nên vô cùng excited.
Sư kể kỷ niệm đầu tiên của Sư khi
đến Nam Phi là thế này này (lót dép hóng chuyện nghen bà con):
Khi ấy, nhóm của Sư có khoảng 20
vị tăng đang lên đường làm “nhiệm vụ” mang “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” đến với
dân bản địa ở Nam Phi. Họ đi bằng tàu lửa. Dù nghe nói tàu lửa ở Nam Phi hay có
cướp lắm, cực kỳ nguy hiểm đối với người nước ngoài nhưng họ cũng phải bấm bụng
mà di chuyển vì đoạn đường quá xa. Quả đúng là có cướp thiệt! Khi tàu dừng ở
một ga để đón khách thì một toán cướp có vũ trang bước lên, yêu cầu mọi người
“xì tiền” ra. Nhóm của Sư lúc ấy ngồi cuối toa. Khi thấy cướp, Sư hoảng sợ
nghĩ: “Mình nên làm gì bây giờ?” Rồi không biết vì lý do gì lại lấy trống ra
vừa gõ vừa tụng “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Cả đoàn lục tục làm theo. Bọn cướp
đến, đề nghị ngưng gõ trống nhưng họ vẫn gõ. Bọn cướp lấy tay nãi của Sư lục
lọi, chả có gì quý giá cả. Bọn chúng xách hai túi hành lý của người trong đoàn
và gằn giọng bảo phải ngừng gõ trống. Họ không ngừng, vẫn tiếp tục tụng “Nam Mu
Myo Ho Ren Ge Kyo.” Cuối cùng thằng cướp đầu đàn đến chấp hai tay lại, xá lấy
xá để và nói: Thôi các Ngài làm ơn đừng gõ trống nữa, tôi trả lại hành lý cho
các Ngài đây này!” Hehehehehehehe Không hiểu tiếng trống có làm chúng hoảng
loạn không mà hôm ấy chúng rời tàu lửa với chỉ một túi hành lý của vị khách nào
đấy! Đúng là một ngày xui xẻo với bọn cướp các bạn nhỉ? Khi nào đi Châu Phi
chắc tôi phải mang theo cái trống để gõ quá!
Ở Châu Phi được 3 năm thì Sư
Sato nghe về vụ thảm sát của Ngài Yutaka Nabatame. Dù vô cùng yêu mến Châu Phi,
Sư đành phải theo “tiếng gọi con tim” mà quay về Nepal để làm việc cho Shanti Stupa.
Sư bảo: Châu Phi luôn ở trong lòng Sư bởi người Châu Phi có một câu nói: “Ai đã
uống nước của Châu Phi rồi thì nhất định sẽ quay lại đó.” Khi quay về Lumbini, thấy sự việc đau lòng, Sư đã
thề nguyện với Đức Phật là sẽ ở lại Nepal hẳn. Khi tôi hỏi Sư là có khi
nào muốn quay lại Châu Phi không? Sư bảo chắc kiếp sau vì kiếp này đã thề
nguyện cùng Phật rồi. Tuy nhiên khi Sư hỏi ý kiến (Sư có phương pháp hỏi ý kiến
Phật và những vị tăng quá cố đặc biệt lắm – có lần Sư giải thích cho tôi nghe
nhưng chắc do trình độ tiếng Anh của tôi yếu quá nên nghe chả hiểu) thì Phật
bảo rằng Sư có thể đi khỏi Nepal nhưng các vị tăng quá cố thì bảo rằng Sư nên ở
lại.
Cho đến nay, Sư đã ở Nepal được…………….12 năm, có khả năng nghe nói
được tiếng Nepal
nhưng lại chả đọc được viết được.
Thứ ba là vị sư trẻ tên là
Onishi. Trước khi xuất gia, Sư là một tay đi bụi còn “dữ dằn” hơn cả Sư Sato
nữa. Sư đi làm để dành tiền rồi chu du khắp nơi. Sư từng đến Việt Nam và
vô cùng yêu quý món ăn Việt Nam. Sư vẫn còn nhớ tên gọi của nhiều món lắm đó.
Sư đi từa lưa khắp nơi nên khi tôi nói đến địa danh nào thì Sư cũng đều biết
cả.
Năm 2009, sau một thời gian đi
bụi, Sư thấy ngán ngẫm cuộc sống trần thế, suốt ngày xoay quần với việc kiếm
tiền nên quyết định “xuống tóc.” Người “xuống tóc” cho Sư là Sư Sato. Sư Onishi
bảo giữa Sư Sato và Sư có nhân duyên với nhau và cả hai người đều có cùng ngày
sinh nhật đấy các bạn. Đó là ngày 10/10. Sau khi xuống tóc ở Nhật thì Sư sang Nepal và ở tại
Shanti Stupa này mấy năm liên tục.
Sư này ngoài đam mê đi bụi, đi
tu, còn có một đam mê nữa là nấu ăn hehehehehe. Sư bảo biết nấu nhiều món ăn
lắm đó. Lý do: mẹ Sư thích nấu món ăn mới nên suốt ngày cứ hay dẫn Sư đi nhà
hàng của nước này nước nọ, ăn thử món ăn của họ, rồi khi về thì tìm cách nấu y
chang. Trong gia đình Sư thì chỉ có Sư là thích nấu ăn giống mẹ, còn cô em gái
và ông bố thì đừng mong gì họ vào bếp.
Sư bảo trong tương lai, Sư không
ở Shanti Stupa này nữa mà lên đường đi nước khác làm nhiệm vụ truyền bá câu
“Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo”. Khi tôi “dụ” Sư về Việt Nam đi, Sư bảo đi nước nào là do
duyên. Tôi nói: hay sang Pakistan
hoặc Afganistan xây tháp Hòa Bình, mấy nước này oánh nhau suốt. Sư bảo có mấy
Sư Nhật Bản sang đó rồi. Khi họ ngồi tụng câu “Nam Mu Myo Ho Ren Ge Kyo” thì
bọn trẻ con Hồi giáo ném đá vào họ.
Lúc Sư Sato có việc phải đi và ở Kathmandu 10 ngày, tôi và Sư Onishi bày món ăn Việt Nam
ra nấu. Do không rành nấu nướng nên nấu lúc được lúc không, chúng tôi cười hí
hố với nhau làm cho ni cô Vishnu “nổi cơn tam bành” (do chúng tôi cười nhiều
quá! Nấu dở mà không cười chả lẽ khóc à?) nên gây rắc rối cho chúng tôi làm cho
Sư Sato ngay khi vừa về đến nơi phải tìm cách giải quyết hehehehehe. Ngoài ra ở
Shanti Stupa, thỉnh thoảng có mấy du khách Nhật Bản đến ở. Ấn tượng nhất là một
anh chàng đầu bếp đến từ Tokyo.
Anh ta ở hẳn một tuần và ăn món nào của tôi cũng khen mới ghê chứ, mà anh ta
càng khen thì cô kia càng “nổi cơn tam bành.” Anh ta chả nấu, toàn để chúng tôi
nấu rồi khi ăn lại khen. Anh ta bảo nếu tôi muốn ăn món anh ta nấu thì đến nhà
hàng của anh ta ở Tokyo
đi, anh ta nấu cho ăn. Sướng hông????????? Tóm lại khi các du khách khác đi hết
còn lại nhóm bộ ba chúng tôi: Sư Onishi, anh chàng đầu bếp và tôi hí hố với mấy
món ăn suốt. Vui ghê!!!!
Trời trời, sau một hồi lan man “tám” cho các bạn nghe về chuyện của
Shanti Stupa và những người ở đó, tôi giật mình à nghen! Không ngờ khả năng
“tám” của mình siêu việt như vậy. Chỉ ở có một thời gian ngắn mà tôi cái quái
gì cũng biết là sao nhỉ? Chính vì thế mà sau này tôi gặp sự ghen tị của ni cô
Vishnu và dẫn đến rắc rối cho tôi tại Shanti Stupa đấy nhé! Cô ấy ở đây mấy năm
còn tôi mới mấy tuần mà lại biết nhiều hơn cô ấy đặc biệt là về chuyện đời của
các Sư. Theo tôi, lý do là như sau:
Thứ nhất do tôi và các Sư đều là những người có “máu me” đi bụi và có
đôi chân đi nên chúng tôi dễ “tám” với nhau – những người có cùng đam mê mà lị.
Thứ hai là do tôi lúc nào cũng cười cả (có việc quái gì phải buồn đâu
chứ) còn cô ấy thì mặt lúc nào cũng đăm đăm hiếm khi cười. Chắc thế nên các Sư
dễ “tâm sự” với tôi hơn.
Thứ ba, tôi là người mà khả năng tám chuyện còn hơn cả bà tám nên thích
tám, thích hỏi, nhờ thế mà cái quái gì cũng biết chứ sao!
Khi thấy tôi là “kẻ hậu sinh” mà cái gì cũng biết (tôi giấu bớt sự hiểu
biết rồi đó, cô ấy mà đọc được bài viết này thì chỉ có mà chết ngất) nên cô ấy
“nổi cơn tam bành” và thế là tôi phải gửi xe đạp và hành lý lại Shanti Stupa để
đi Kathmandu chơi một chuyến. May ghê! Nếu không, còn lâu mới đi à; thói quen ở
nơi nào là đóng đinh nơi ấy làm biếng di chuyển của tôi là thế! Tóm lại trong
cái rủi luôn có cái may các bạn nhỉ? Nhờ sự ghen tị của cô ấy mà bây giờ tôi
mới thảnh thơi ở Kathmandu để gõ gõ bà tám
được chứ.
Lại tiếp tục giật mình à nghen! Các bạn chưa gặp họ mà biết chuyện đời
của họ nhiều thế. Lỡ dại, sau này có bạn độc giả nào “mò mẫm” sang được Lumbini
và lại quyết định ở Shanti Stupa. Trời, các bạn biết về họ nhiều thế mà khi nói
chuyện, lỡ tiết lộ ra thông tin cuộc đời họ và thông tin này do tôi cung cấp
thì…………..trời trời, chắc họ chỉ có nước mắt chữ o mồm chữ ơ mà nghĩ: “Ơi, cái
con nhỏ đó sao mà tám dữ vậy trời!” Ôi xấu hổ quá!!!!
Thôi tám tiếp nghen!
Thứ tư là ni cô Vishnu, sinh năm
1980. Khi vụ thảm sát Ngài Yutaka Nabatame xảy ra thì cô là một học sinh phổ
thông, học trường gần đó (bây giờ cái trường đó bị phá bỏ và được xây thành
khách sạn 5 sao Hokke cho du khách Nhật ở rồi) Thấy vụ thảm sát quá đau lòng,
cô nữ sinh đã thề nguyện rằng mình nhất định sẽ làm điều gì đó giúp ích cho
người Nhật tại đây.
Sau đó, cô trở thành giáo viên
dạy tiếng Nepal
cho bọn nhóc ở một trường tư thục; rồi do một duyên may, cô gặp một người Nhật
– người này cũng chính là giáo viên dạy tiếng Nhật cho cô. Cô lên thủ đô Kathmandu hai năm để học tiếng Nhật cùng vị thầy này. Có
lần vị thầy này dẫn cô đến Shanti Stupa Lumbini để giới thiệu. Khi học xong
khóa tiếng Nhật, cô quay về Lumbini dạy tiếng Nhật cho tụi nhóc.
Rồi cô đến Shanti Stupa nói lên
ước nguyện của mình là muốn làm gì đó cho người Nhật nên hỏi thỉnh thoảng đến
đây phụ giúp công việc được hay không. Sư Sato bảo được. Vậy là cô thỉnh thoảng
đến phụ việc. Một thời gian sau thì xuất gia luôn. Cô được Sư Sato mang sang
Nhật để làm lễ xuất gia. Cô được một gia đình Nhật tài trợ vé máy bay ăn ở
trong suốt 1 tháng tại Nhật. Họ còn mua tặng cô một cái laptop made in Japan
nữa. Chuyến đi hải ngoại đầu tiên và duy nhất của cô cho đến thời điểm này là
chuyến sang Nhật để xuống tóc.
Điều khó khăn nhất với cô là gia
đình cô thuộc đạo Hindu nên khi thấy cô trở thành ni, mẹ cô đã ngồi khóc tức
tưởi và mọi người tẩy chay cô luôn. Khoảng 1 năm sau ngày cô thành ni (nghĩa là
khoảng 2-3 ngày sau khi tôi dọn đến đây ở) thì đột nhiên gia đình đánh tiếng
mời tăng ni ở Shanti Stupa đến dùng bữa (thật là một sự ngạc nhiên quá đỗi!) Dĩ
nhiên là tôi được các sư dẫn theo ăn ké (lúc ấy tôi tưởng mọi người đến đây để
bàn công việc gì, khi đến nơi mới biết là được mời ăn trưa.) Bữa ăn trưa vô
cùng thịnh soạn. Khởi đầu là một ly lassi. Sau đó là vô số món ăn có cả món cà
ri gà và dê; thật ngạc nhiên là mọi người đều ăn mặn cả; tôi ăn chay cả mấy
tháng ở Ấn độ; thấy đồ mặn là muốn ói rồi nhưng chả lẽ từ chối nên ăn luôn,
cũng ngon ghê luôn! Tráng miệng là ya ua trộn trái cây. Quả là một bữa trưa
thịnh soạn. Họ còn gửi phong bì tiền cho các sư và ni cô nữa chứ! May là họ
không đưa tôi, từ chối thì ngại mà nhận thì tổn phước chắc luôn; tôi có phải
tăng ni đâu mà dám nhận phong bì chứ! (Xem hình ảnh về gia đình của ni cô
Vishnu
tại đây.)
Hiện giờ ni cô Vishnu đang tiếp
tục học tiếng Nhật cùng Sư Sato, mỗi ngày học 1 tiếng từ 3-4h chiều.
Nói qua một tí về ni cô này: đó
là một con người tốt bụng, biết quan tâm lo lắng cho người khác dù có một khuôn
mặt đăm đăm thiếu vắng nụ cười (hình như cô chỉ cười khi nào muốn mà thôi;
nhiều khi cô cười làm tôi giật mình vì quen với khuôn mặt không nụ cười rồi) và
hiếm khi tám chuyện với người khác (có thể do rào cản ngôn ngữ chăng vì cô
không rành tiếng Anh lắm mà tôi lại không biết tiếng Nhật; hôm nào, có hứng cô
gợi chuyện với tôi làm tôi cũng hết hồn vì quên với kiểu im hơi lặng tiếng của
cô rồi.) Tuy nhiên cô lại có tác phong của một vị Bồ tát “dở chứng” nghĩa là vô
cùng tốt bụng, sẳn sàng giúp người khác nhưng lại thích thử thách sự kiên nhẫn
và tinh thần cảm thông của chúng ta. Do đó tôi cứ xem như cô là một Bồ tát tái
sanh, do duyên mà tôi được gặp và vị Bồ Tát này đang muốn dạy tôi về tính kiên
nhẫn vậy. Khi tôi nói điều này với hai vị sư kia, họ bảo nghĩ vậy cũng tốt. Cô
Vishnu và Sư Onishi không hạp nhau lắm, từng có “tiền án” cãi nhau. Tôi nói Sư
Onishi rằng: Cô Vishnu là Bồ Tát đó; ai mà nổi giận với Bồ Tát thì xem như cả
rừng công đức đổ sông đổ bể. Do đó không nên giận Bồ Tát các bạn nhé!!!!
Ni cô Vishnu này liên tục thử
thách tính kiên nhẫn của tôi, đặc biệt là khoảng thời gian Sư Sato không có mặt
(Sư đi Kathmandu 10 ngày.) Thôi kệ, tôi cứ chiều ý vậy và luôn xem cô ấy là một
Bồ tát để dằn tính nóng nẩy xuống. Nhưng có một lần sau bữa cơm tối, bộ ba
chúng tôi (Sư Onishi, tôi và anh chàng đầu bếp đến từ Tokyo) cười nói chuyện về
thức ăn và chuẩn bị xem một cuộn video thì cô Vishnu đang rửa chén (lúc trước
tôi hay rửa cùng nhưng sau đó cô ấy không muốn tôi rửa chung; thì thôi tôi
không rửa) bước ra và dằn giọng với tôi (chỉ với tôi thôi nhé!): tôi phải quay
về phòng ngay, đây là quy định của chùa này, sau khi ăn tối thì mọi người phải
về phòng, cửa này đóng lại. Tôi nổi nóng rồi đó nghen nhưng cố tình không hiểu
và nói với hai người kia: Cô ấy nói gì tôi không hiểu. Cô Vishnu nghe được nên
bước ra và lặp lại câu nói đó. Hết dằn nổi rồi, tôi bước luôn vào bếp và hỏi:
quy định nào là quy định của chùa; vì sao trước đây sư Sato hay bảo tôi rằng
sau bữa tối thì khoảng thời gian từ 8-9h mọi người quây quần xem video mà sao
bây giờ cô lại nói khác. Khi nào Sư Sato về tôi sẽ hỏi Sư ấy nhé! Cô Vishnu dịu
giọng lại và nói rằng cô không biết quy định đó và bây giờ mới biết nên xin lỗi
tôi. Thật ra lúc ấy tôi cũng nổi nóng nên hơi lớn tiếng một tí chứ không phải
là tôi cãi với cô ấy.
Sau đó tôi không xem video được nên
về phòng, nghĩ lại thấy: Thôi chết, lỡ nổi giận với Bồ Tát, phen này tiêu thật
rồi con ơi! Tôi viết cho cô Vishnu một bức thư. Hôm sau tôi cấm khẩu ba ngày để
sám hối. Nổi giận với Bồ Tát là tội nặng lắm đó. Vậy mà mọi người không hiểu
tưởng tôi cãi nhau với cô Vishnu rồi giận dỗi. Thật là……………..
Sư Sato về, tôi vẫn còn một ngày
cấm khẩu nên Sư thấy thế cũng nghĩ tôi giận cô Vishnu. Ôi trời, ai mà dám giận
Bồ Tát cơ chứ. Sư hỏi chuyện từng người. Khi tôi với chuyện với Sư thì Sư bảo
chắc do cô Vishnu ghen tị với tôi bởi vì hai người tánh tình hoàn toàn đối lập
nhau, bởi vì cô muốn mình là thống trị của đám phụ nữ tại đây nhưng không thống
trị được tôi nên có ý hờn,………………..
Thôi tôi gửi hành lý rồi đi Kathmandu một chuyến vậy để tránh bị ghen tị. Đúng là cuộc
đời………… mệt mỏi thật! Chắc phải bắt chước cô Thái Lan mà tôi ở cạnh phòng (cô
ấy xem tôi như em gái vậy đó) ở Bồ Đề Đạo Tràng: cô ấy mà ở chùa là bị ganh
tỵ nên toàn ở rừng, cách xa đám phụ nữ và cách nơi ở của mấy sư đến 4-5 cây số;
tóm lại là cô ấy một mình tự tu tự thiền bởi vì cứ ở chung người khác là trước
sau gì cũng bị ganh tị. Thật ra lúc mới gặp cô ấy, tôi cũng thấy ganh tị với
thần thái của cô ấy chứ đừng nói chi là người khác!
Mà cũng kỳ lạ lắm nghen các bạn! Lúc tôi cấm khẩu ba ngày, ở trong phòng, không bước chân ra ngoài, kể cả vào giờ ăn (tôi ăn mì gói, tự nấu trong phòng luôn) thì trời đang nắng đùng đùng tự nhiên lại mưa tầm tã, gió nổi ầm ầm suốt cả ba ngày bắt đầu từ trưa 15/9 đến trưa 18/9/2012. Sư Sato từ Kathmandu về vào tối 17/9, không ngờ trời mưa tầm tã nên ướt như chuột lột. Sau khi thời hạn cấm khẩu ba ngày của tôi hết, tôi bắt đầu nói trở lại thì trời lại nắng đùng đùng trở lại.
Tôi hỏi sư Onishi: tại sao trời mưa tầm tã trong ba ngày qua? Có ảnh hưởng bão ở đâu không? Sư cười cười nói: chỉ có bão ở Lumbini thôi, chả có nơi nào có cả.
|
Mưa tầm tã liên tục ba ngày làm cho đất ngập úng luôn |
Trước khi kết thúc bài viết này, bonus cho các bạn thêm một câu chuyện để bà tám nữa nè! Số là hôm 26/8, hôm đầu tiên tôi dọn đến ở tại Shanti Stupa này thì 5h chiều tôi lên chánh điện làm lễ cùng mọi người. Thường sau khi xong phần đọc kinh thì sư trụ trì cầm quyển sách có tên các quốc gia lên và mở đại một trang nào đó; trúng quốc gia nào thì cầu nguyện cho quốc gia đó. Hôm ấy, tôi nghe các sư đọc gì đó có chữ Việt Nam, tôi nghĩ mình nghe nhầm, giống như khi tôi đói bụng, nghe ai nói gì cũng thành tên món ăn cả. hehehehehe
Cuối buổi lễ, sư Sato nói với tôi rằng: Thật kỳ diệu! Hôm nay quốc gia mà họ cầu nguyện là Việt Nam và hôm nay tôi lại dọn đến đây ở! Bất ngờ nghen!!! Sư còn bảo: Lúc Việt Nam có chiến tranh với Mỹ thì trường phái của họ tại Nhật thường xuyên cầu nguyện cho Việt Nam được hòa bình trở lại. Lúc ấy, các sư còn mang trống đến gõ trước Đại sứ quán Mỹ tại Nhật để phản đối chiến tranh tại Việt Nam nữa đấy!
Sư bảo theo trường phái của họ thì Việt Nam và Nhật có một mối liên kết nào đó bởi vì số phận hai quốc gia sau chiến tranh là tương tự nhau (sao giống được nhỉ? Họ giàu muốn chết ấy chứ!)
Kỳ sau: Tôi đi Kathmandu
Facebook của Shanti Stupa Lumbini
Bài liên quan: Những “hoạt động” của tôi tại Shanti Stupa
Bài liên quan: Tôi gặp ma ở Shanti Stupa Lumbini, Nepal.
Ganh tị là bản chất tự nhiên của con người mà. Tui chỉ thấy ai mà ganh tị với bạn chỉ có lỗ mà thui. Càng ganh tị với bạn càng khiến người khác thít bạn hơn. he he he. Vậy bạn phải cám ơn ni cô Vishnu nhé....
Trả lờiXóaYes, sir.
XóaTheo tui bít thì Bồ Tát thật ra chỉ là những con người bình thường (không phải các vị Thánh) đang thực hiện theo những gì Đức Phật hướng dẫn, học cách giảm bớt tham sân si của chính mình. Không nhất thiết phải là ngừơi tu mới là Bồ Tát đâu. Ai mà còn tham, sân, si lộ rõ ra thì cũng chỉ là ngừoi bình thường thui.
Trả lờiXóaNói tới bồ tát em mới nhớ. Hồi đó có lần em đọc bài viết trên blog của chị cho mẹ em nghe, và thắc mắc sao một người giỏi như chị lẽ ra phải lo công danh sự nghiệp, thì chị lại bỏ tất cả để đi ra ...giang hồ. Mặt khác có những am hiểu về đạo Phật, cũng như thói quen ít ăn thịt. Mẹ em bảo rằng có thể chị là một bồ tát được tái sinh trong kiếp này, vì kiếp trước có thể do cứng đầu, ngang tàng hay lỡ phạm một tội nào đó (ăn thịt chó chẳng hạn) nên kiếp này chị bị "đày" đi lang thang đây đó rồi làm nhà "truyền giáo" bất đắc dĩ theo kiểu một chân ở chùa còn chân kia ở ngoài chạy lông bông...
Trả lờiXóaEm thấy mẹ em nói cũng có lí. Mặc dù chị đi bụi, nhưng lại ở những nơi chủ yếu gắn với chùa chiền, cũng có ăn chay và có cuộc sống khổ hạnh, nhưng lại tìm được cái vui trong cái mà nhân gian cho là khổ đó, vậy ko phải là người tu còn gì???. Ngày trước, theo em nghĩ đức Phật cũng là dân giang hồ đấy. Ngài đi từ nước này sang nước khác truyền giáo chẳng phải ngài cũng đi nhiều đó sao, có điều phương tiện ngày đó thô sơ, ngài cuốc bộ đường rừng mà đi xa được vậy cũng là đáng nể lắm. Cho nên 2 vị sư chị kể ở chùa Nhật bản xuất thân giang hồ thì cũng là làm theo đức Phật thôi, hehe.
Ủa vậy tui là Bồ Tát à? Vậy sao tôi không biết vậy ta???? Mà tui nghe nói người nào là Bồ Tát tái sanh mà bị người khác nhận diện là sẽ "quy tiên" để không bị làm phiền đó. Hóa ra tôi sắp die à???? Ôi tôi chưa muốn chết; tôi không phải là Bồ Tát đâu nghen!!!!!
XóaChị, em hỏi lại vụ Nepal. Hóa ra là TQ ban đầu cấm ko cho người Việt mình qua Nepal đi qua lãnh thổ của nó; nhưng hình như giờ bỏ rồi.
Trả lờiXóaEm đọc blog của chị, ghen tị ghê gớm, em tính chắc giống ni cô Vishnu này 1 chút, tức là cũng im im khó đăm đăm; nên chắc có đi bụi cũng không dễ tìm đươc nhà dân để ở.
Mà có cái nữa, em đang tính nghỉ việc đi bụi, chắc cũng đi xe đạp, nhưng sẽ đi ở VN trước; mà nhà em... thiệt tình ko biết thuyết phục sao nữa... chị có bí kíp gì ko, chỉ em với?
Tin vui là sư cô Vishnu đã thay đổi tính tình rồi. Bây giờ cô ấy hay cười hay nói nhiều hơn, thậm chí còn cười nói nhiều hơn cả tôi nữa đấy các bạn!!!
XóaTrước tiên bạn phải có cái xe, một cuối tuần hứng chí đạp xe ra ngoại ô hóng mát chẳng hạn. Bạn đạp xe đi làm. Đạp xe đi chơi. Rồi tháng sau hứng lên đạp xe ra Vũng Tàu chơi.
Trả lờiXóaNói thẳng ra kiểu này là chiến thuật mưa dầm thấm lâu. Cốt yếu của nó là bạn phải chứng tỏ cho gia đình và mọi người thấy được tình yêu, đam mê đi bụi của bạn, với lại thử sức như vậy bạn sẽ nhận ra là mình có thích hợp với loại hình đạp xe đi bụi này không. Tui có đứa bạn cũng dân đi bụi, một ngày kia lọt vô www.crazyguyonabike.com, thế là cũng hứng chí mua cái xe đạp, đạp được 1 tuần thì xếp xó cái xe, 2 tuần sau thì bán xe.
Thứ 2, chứng tỏ niềm đam mê của mình. Nếu mọi người tin rằng bạn không thể sống nổi nếu không đi bụi đời thì chẳng ai giam giữ bạn ở nhà làm gì. Điều đó phải được chứng tỏ từ từ, thể hiện qua mỗi hành động mỗi ngày, chứ hứng lên đùng đùng đòi xách xe đạp đạp ra Hà Nội chắc không ai dám cho. Hic hic.
Khi bạn đã đủ tự tin, đủ sức khỏe, đủ đam mê, thì có ai cản được bạn, lúc đó tự bạn sẽ tìm ra cách thôi. Mỗi người có một cách khác nhau, và ai cũng phải tự tìm ra cách phù hợp nhất, má của bà Dung khác má của tui và dĩ nhiên cũng khác má của bạn.
TB: Tui mới chợp mắt, thì nằm mơ, thấy một cái gì đó ko rõ hình thù, kêu cạp cạp, nhưng nhìn kỹ không phải con vịt, cạp cạp dữ dội lắm, tui tỉnh dậy, điều gì đó thôi thúc tui online, vô blog, chắc là có duyên nên "ai đó" xui khiến tui tài lanh trả lời. Hihi. Có gì cũng đừng chửi, vì tui trốn òi.
Cảm ơn bạn nha. Tui đã từng có xe và từng bị mất xe. Đạp xe từ hồi cấp 2 tới đi làm năm đầu. :))
XóaGiờ phải tập lại thui, chắc là phải mua xe.
T.B:
Mèn ui...
Tui từng có nick là Vịt béo =)). Chửi thì tui ko ham chửi, yên tâm.
To chị Quỳnh: Hehe, em mượn nhà chị 8, có gì bỏ quá em nhé. :P
Á, em nhầm mất rồi.. chị Quỳnh Dung chứ không phải Quỳnh. Vô nhà người ta mà nói lộn tên nữa... hichic... Xin lỗi chị.
Trả lờiXóaKo sao đâu. Tám thoải mái. Bả thấy tám bả còn khoái nữa.
Trả lờiXóaThấy tình cảm của Chị dành cho mọi người ở đây qua từng câu từng chữ trong bài viết. Giận mà yêu và yêu quá nên mới giận hờn.
Trả lờiXóaP/s: quay trở lại mấy bài viết đầu tiên của Chị khi bắt đầu ở Ấn thấy nặng nề quá, tâm ko tịnh, hình như Chị muốn 1 mình chống mafia bên đó nên bài nào cũng mang tính công kích. Hay ở gần người VN nên lòng dậy sóng. Dù có hay ko thì số Chị chưa dừng được đâu, đi tiếp đi =)). Kêu Onishi-kun chỉ vài chiêu đi Châu Phi đi.
Trời, khôn vậy sao ta! Muốn đi Châu Phi mà không dám đi nên xúi tôi đi trước để kể chuyện rồi đi theo sau à? Can đảm lên cưng, đi trước đi rồi chỉ chiêu cho chị bám theo với.
XóaTình cảnh tác giả bây giờ sao thấy giống sư Sato, Onishi, lữ khách sắp dừng bước giang hồ...tiếng ru khẻ rung lên trong chiều gió.Đã bao năm qua, sống nơi phương xa, về phương cũ đành dừng bước chân giang hồ....được thế thì mừng còn 8888, ngược lại 0000...hehehe.
Trả lờiXóaBộ tưởng muốn đi tu là dễ lắm à? Người nào có đủ good karma thì mới xuất gia được đấy. Đâu phải ai muốn cũng được đâu.
XóaViệc đầu tiên của xuất gia là phải cạo đầu, hy sinh mái tóc mà tôi lại khoái có tóc quá nên không biết bao giờ mới xuất gia được đây!
Em đang tự hỏi là liệu chị có đi theo con đường của Sư Sato và Sư Onishi không nhỉ :))
Trả lờiXóaBiết đâu sau này cũng có một người đi bụi viết Blog và kể về Sư Quỳnh Dung thì sao :D
Hy vọng người kể chuyện đó là Vũ Đức Thuận!
XóaLúc rài tình hình sao rồi chị Dung???
Trả lờiXóaBạn Đức Thuận Vũ nói có lý lắm. Có khi nào bả đi giang hồ một thời gian bả đi tu không trời??? Cầu trời là không, vì nếu Ms Dung gác kiếm quy ẩn lấy đâu ra mấy bài đi bụi cho mình đọc kia chứ.
Trả lờiXóaVới lại mình thích cái tính đanh đá, thẳng thắn của chị Dung, thích cách chị đối phó vói những người gian. Chị mà đi tu, phải bỏ dần tham sân si, giảm bớt cá tính lại thì còn gì là chị Dung nữa. Đi tu không nhất định ở chùa. Em ủng hộ chị đi giang hồ hơn, vì khi đi, bọn em cũng được đu căm xe đạp đi theo chị qua các bài viết, keke
Mới có 1 tuần không thấy chị update blog, hic... nhớ...
Trả lờiXóaMe too...
Trả lờiXóaChị sao rồi chị ơi?
Trả lờiXóaTròn 1 tháng rồi chưa thấy chị đăng bài :((
Trả lờiXóaMình thích bài này lắm. Cảm ơn bạn nhiều nhé.
Trả lờiXóa