CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Ai ngộ được ba điều này thì sẽ thành Phật!




Đạo Phật được tóm lại trong ba điều sau:

Everything is suffering. (Vạn vật là khổ đau)
Everything is impermanent. (Vạn vật là vô thường)
Everything is not self. (Vạn vật là vô ngã)

(Ai dịch được hay hơn thì dịch giùm cái!)

Do đây là ba điểm mấu chốt từ thiên kinh vạn pháp nên các bạn chỉ cần nhớ và suy ngẫm về ba điều này thì đủ vốn lận lưng để đi đầu thai rồi. Vì sao tôi nói thế? Chuyện là thế này này (lót dép nghen bà con!):

Cô gái Thái cạnh phòng tôi ở chùa Miến Điện, Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ (tôi ở đó đến 101 ngày lận), cô ấy là dân thiền nên ngày nào cũng thiền. Do chúng tôi cùng chống chọi cái nóng chảy mỡ vào mùa hè 2012 ở Bồ Đề Đạo Tràng nên sư phụ trách thấy tội quá mới bảo dời xuống phòng dưới đất ở cho mát hơn 1 tí. Tôi làm biếng dọn phòng nên không đi và cô ấy cũng không đi nhưng cô ấy vẫn giữ chìa khóa phòng để ban ngày xuống đó ngồi thiền cho mát.

Cô ấy kể có lần cô ấy đang ngồi thiền (và có lẽ ngủ gục trong giây lát) thì từ góc phòng ngay cửa ra vào, cô ấy nhìn thấy một bà mẹ quấn longi kiểu Miến, mặt xám xịt, màu sắc của người chết, ngồi chồm hổm ở góc phòng nhìn cô ấy lom lom. Gặp ta thì ta không biết lúc ấy ta sẽ phản ứng thế nào nhưng cô ấy bảo: cô ấy tự thấy mình đứng dậy bước xuống giường đến trước mặt bà mẹ và hỏi:

“Sao bà không đi đầu thai?”

Bà mẹ không trả lời vội mà hỏi lại:

“Cô nhìn thấy tôi sao?”

Cô ấy lặp lại:

“Sao bà không đi đầu thai?”

Bà bảo:

“Tôi không biết Pháp Phật nên không thể đi đầu thai.” (Các bạn thấy Pháp Phật quan trọng ghê chưa?)

Cô ấy tiến đến gần hơn, nắm lấy cổ tay bà (gan ghê chưa!) và nói:

Bà chỉ cần nhớ đúng ba điều sau:

Everything is suffering. (Vạn vật là khổ đau)
Everything is impermanent. (Vạn vật là vô thường)
Everything is not self. (Vạn vật là vô ngã)

Bà ta nghe xong thì đi ra xuyên qua cánh cửa đang đóng.

Khi cô ấy kể cho tôi nghe chuyện này xong thì nói rằng: Có thể bà ấy đi theo đoàn hành hương của người Miến đến đây và không về được chăng?

Tôi bảo: Cũng lạ, Miến Điện là một quốc gia Phật giáo mà bà ấy bảo rằng không biết Phật Pháp nghĩa là sao????

Vậy ra việc biết Pháp Phật không dễ à? Kể cả đối với những người từ các quốc gia Phật giáo hay cả những người tu trong chùa hay sao?????

Hết chuyện rồi, thôi quay về điểm chính:

Tại sao vạn vật là đau khổ?

“Birth is suffering, ageing is suffering, sickness is suffering,
dissociation from the loved is suffering,
not to get what one wants is suffering;
In short, the five aggregates affected by clinging are suffering.”

Samyutta Nikaya

Nhiều người sẽ nghĩ rằng: tôi đang sống vui sướng thế này thì có quái gì đâu mà đau khổ? Đau khổ ở chỗ: ai cũng khoái sướng, không ai khoái khổ, kể cả con vật. Điều quan trọng là cái cuộc sống hay giây phút sung sướng mà mình đang hưởng rồi cũng sẽ qua đi. Khi nó qua đi, ta hoài mong, luyến tiếc, thương nhớ,…. Đau khổ là cái chỗ ấy. Đau khổ là ở chỗ mọi thú vui mà ta đang hưởng rồi cũng sẽ qua đi.

Và khi ta càng dính mắc vào cái sung sướng mà mình đang có thì khi mất nó, ta càng khổ. Lẽ thường tình là cái/người mà ta càng yêu, càng quý, thì khi mất, ta càng đau, càng khổ.

Do tôi là người mê ăn nên tôi lấy ví dụ cái sự ăn nghen bà con!!!!

Khi đói thì ta muốn ăn. Khi ăn thì ta thấy sướng (có ai không thấy sướng khi đang đói ngấu mà được ăn không nhỉ? Không tin thì cứ tuyệt thực ba ngày không ăn không uống đi thì sẽ biết ngay.) Nhưng cái sự sướng do được ăn và ăn no rồi cũng sẽ qua đi ở chỗ: ngày hôm sau (cần gì một ngày, có khi vài tiếng đồng hồ sau) ta lại thấy đói. Nếu lần trước mà được ăn trúng món khoái khẩu thì khi lại đói, ta lại thấy THÈM cái món khoái khẩu đó. Nếu vẫn có điều kiện ăn món ấy thì ta lại thấy sướng để được ăn, rồi sau đó lại đói. Nếu không có điều kiện để tiếp tục ăn thì ta cứ thèm thèm thèm thuồng mãi. Cái sự ăn và cái sự đói cứ xoay vòng như thế mãi. Cái giây phút sướng vì được ăn no và ăn món khoái khẩu rồi cũng sẽ qua đi. Để tránh khổ do cái sự ăn mang lại thì ta ăn nhưng không dính mắc vào thức ăn (không dính mắc vào thức ăn thì làm sao mà nuốt!!!!!!!!hehehehe) nghĩa là khi nhìn thấy thức ăn thì ta biết đó là thức ăn, không cần phân biệt thức ăn này ngon dở ngọt nhạt thơm béo ra sao, ăn cho no bụng là xong. Ai làm được điều này thì có thể đi bụi từa lưa hột dưa bởi vì không bị thức ăn của các quốc gia chi phối. Có người vì thức ăn khó nuốt mà thề không bao giờ trở lại một quốc gia nào đó. Như vậy là người đó bị dính mắc vào thức ăn rồi đó bà con!

Tóm lại là thế bởi vì “mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi.” Vậy phải làm sao đây ta?????????? Ta vẫn có quyền hưởng cái sung sướng mà ta đang có nhưng không nên dính mắc vào nó; khi ta mất nó thì cứ nghĩ: lẽ thường tình thôi mà bởi vì mọi thứ “rồi cũng sẽ qua đi.” Nói là nói thế nhưng khi mất cái/người mà mình yêu quý thì ta vẫn cứ đau các bạn nhỉ???? Đó đó, khổ là ở chỗ ấy. Bây giờ thì các bạn đã tin câu “Vạn vật là đau khổ” của ông Phật chưa?????

Tại sao vạn vật là vô thường?????????

Bà con nào biết cái gì có thể tồn tại vĩnh viễn thì chỉ ra giùm tôi cái nhé!!!! Cỡ đá mà còn “Nước chảy đá mòn” nữa là; hoặc “Có công mài sắt có ngày nên kim;” cứng như sắt mà còn có thể mà còn có thể mài nhỏ thành cây kim thì hỏi trên đời này có cái gì tồn tại mãi với thời gian không vậy?????

Everything comes to an end. Cái gì cũng có kết cục của nó. Có khi ta không nhìn thấy kết cục của cái gì đó là do ta sống không đủ lâu để nhìn thấy nó.

Tại sao vạn vật là vô ngã???????

Nếu tôi nói câu này, mọi người sẽ cho là tôi nói vớ vẩn nói vẩn cho xem. Đó là câu: ta bây giờ và ta của một tiếng đồng hồ sau là hoàn toàn khác nhau. (vớ vẩn không?????????? Nhưng ông Phật ổng nói thế mà.)

Ai đã từng học triết thì chắc không quên câu nói vớ vẩn này: “Không ai tắm hai lần trên một dòng sông.” Vì sao nó vớ vẫn???? Vì dòng sông vẫn là dòng sông, ta vẫn gọi nó cùng một tên mà.

Nhưng mà cái sự đời nó trớ trêu là thế! Cái gì mà ta cho là vớ vẩn thì nó lại là chân lý!!!!!!

Dù ta vẫn gọi dòng sông với cùng một tên nhưng do lưu lượng nước vào ra mỗi giây là liên tục nên dòng sông thay đổi từng giây hay nói khác đi dù được gọi cùng tên nhưng cứ mỗi một giây, ta lại có một dòng sông khác nhau.

Mọi thứ, ngay cả bản thân ta cũng thế. Thay đổi từng giây. Vì sao? Vì nguyên tử và phân tử không hề đứng yên. Chúng cứ rộn ràng thay đổi. Không tin hả? Vào google tìm cái tên này các bạn nhé! Đó là nhà vật lý người Mỹ, Donald Glaser, người đã nhận giải Nobel vì đã phát minh ra cái máy đo sự thay đổi của phân tử trong một giây. Và đây là kết quả: một phân tử mỗi giây thay đổi đến 102 mũ 22 lần. Thật khủng khiếp!!!!!!

Điều này cách đây hơn 2 ngàn năm, ông Phật đã nói rồi. Đó là lý do mà ta bây giờ và ta của một giây sau là khác nhau. Do đó, khi các bạn bảo “Của tôi” thì phải hỏi “Ai là tôi?” / “Tôi là ai?” bởi vì cái mà ta gọi là “tôi” thay đổi mỗi giây cơ mà.

Cái mà ta cho là “tôi” gồm hai phần, nói nôm na là phần xác và phần hồn hay còn gọi là phần vật chất và phần ý thức. Cái phần xác hay phần vật chất thay đổi 102 mũ 22 lần mỗi giây. Còn cái phần hồn hay phần ý thức thì nó chỉ một chuỗi liên tục không đầu không cuối của những suy nghĩ và suy nghĩ của ta thì chạy liên tục không ngưng nghỉ trong mỗi một giây (không tin à! Thử ngồi thiền đi rồi biết, ý thức của chúng ta nhảy liên tục từ chủ đề này sang chủ đề khác như một chú khỉ con nghịch ngợm không biết mệt là gì.)

Tóm lại, “tôi” là ai? Ai là “tôi”? “Tôi” thực ra là một tập hợp của những suy nghĩ liên tục không đầu, không cuối và của một đám phân tử thay đổi 102 mũ 22 lần mỗi giây. Vậy cái khái niệm “Của tôi” thực ra là không có thật bởi vì “tôi” có chịu đứng yên đâu mà có “của tôi.”

Ôi hóa ra đời là thế sao ta? Mọi thứ rồi cũng sẽ qua đi; mọi thứ đều tuân theo quy luật “thành trụ hoại không” và “Tôi không phải là tôi.”

Sách tham khảo: “Practising the Dhamma with a view to Nibbana.” 2002. Radhika Abeysekera. Published by the Corporate Body of the Buddha Educational Foundation


Bài liên quan: Việc khó làm nhất?????????
 

2 nhận xét:

  1. Rất hay chị à. Những bài viết của chị rất hữu ích cho em lúc này.
    Cám ơn chị nhiều lắm.

    Trả lờiXóa