CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 23 tháng 12, 2012

Hanumandhoka Durbar Square (Kathmandu Durbar Square) Quảng trường Kathmandu

Kathmandu có ba quảng trường được xem như là MUST SEE cho du khách. Đó là Kathmandu Durbar Square, Patan Durbar Square và Bhaktapur Durbar Square. Để vào ba nơi này, du khách buộc phải mua vé cổng.

Dưới đây là những hình ảnh mà tôi chụp ở quảng trường Kathmandu.

Vé cửa cho quảng trường này là NRS 750 (khoảng 9 đô Mỹ)

Vé cổng.

Tuy nhiên hôm đầu tiên tôi đi lạc đến đây (không nói giỡn đâu; tôi cứ lang thang hết đường này đến đường khác, chả thèm giở bản đồ ra xem, đi tới đâu thì tới), tôi thấy nơi này có nhiều tòa kiến trúc cổ, chả biết đây là cái quái gì, hỏi một thanh niên địa phương, anh ta nói gì đó cũng chả hiểu. Thôi mặc, cứ vào xem sao. Hôm ấy là ngày hội du lịch nên miễn phí vé cổng do đó tôi chả cần trốn vé, cứ đàng hoàng mà bước vào (tất cả các phòng vé đều đóng cửa sạch.)



Dưới đây là những hình ảnh của quảng trường.

Lịch sử của quảng trường; ráng đọc nghen bà con!





Dân Nepal chả biết ăn thịt bồ câu nên các bạn thấy chúng rất nhiều ở các quảng trường; bọn này này mà bay sang Việt Nam thì bị vặt lông chả còn một con.




Đây là tòa nhà nơi ở của Kumari (unmarried girl) hay còn gọi là Living Goddess của người Newari; muốn làm Kumari cũng không dễ đâu nghen! Gia đình danh gia vọng tộc hiến con gái của mình vào đền và cô bé ấy phải sống ở trong đền cả đời; mỗi năm chỉ ra ngoài đúng một lần để give blessing cho người dân.

Người nước ngoài không được vào nơi ở của Kumari; chỉ có người Nepal mới được vào. Tuy nhiên hằng ngày Kumari vẫn give blessing cho mọi người qua ô cửa sổ be bé bên trên.

Du khách nhong nhóng bên dưới để hy vọng được gặp mặt Kumari; xì, còn lâu!

Bên trong tòa nhà này, người ta chế biến loại bánh này đây.

Bánh đã được chiên vàng

Mỗi năm Kumarri chỉ xuất hiện trước công chúng đúng một lần thôi. Tôi là người may mắn mà lị! Đúng vào ngày hôm sau là ngày Kumari được ra ngoài đền. Do đó tôi chẳng những được ngó mà còn chụp ảnh chung với Kumari nữa cơ. Lúc đầu sớn xác, thấy sau lưng, bên phải của Kumari không có ai nên sáp lại, vừa đặt đít xuống; mấy người Nepal gần đó la ó quá trời và chỉ tôi qua ngồi bên tay trái. Hehehehe, nhờ vậy tôi mới chen chân vào mà chụp chung được. Lý do: ai cũng muốn chụp hình cùng Kumari mà. Tôi chen mãi chả lọt nhưng sau sự cố ngồi lộn chỗ; dân Nepal nhường chỗ cho tôi ngồi để chụp. Tôi nhờ một du khách làm luôn liên tiếp mấy pô. Nhưng lúc ấy Kumari hơi bị "chảnh" nghen! Toàn là dòm sang hướng khác, có thèm ngó về hướng máy ảnh của tôi đâu. Thôi kệ, có còn hơn không!


Kumari có người hầu nghen, cũng là các bé gái!

Dân Nepal dâng tiền và đụng trán vào chân Kumari để được blessing.

Các thùng đựng tiền gần chỗ ngồi của Kumari

Trước mặt Kumari là núi thức ăn này đây.

Lúc ấy tôi đang đói bụng nên cứ đứng mãi chỗ này và ước gì được chôm một quả trứng cho vào mồm.

Thực ra Kumari là phong tục của người Newari. Khu vực gần quảng trường này dân Newari ở rất đông. Hôm ấy là ngày lễ hội nên họ khoe mẽ với những bộ trang phục truyền thống.

Trang phục cho nữ

Trang phục cho nam

Tối, họ còn có múa nữa đấy.




Các bạn có thể tranh thủ lúc họ trình diễn xong thì nhào vào chụp hình cùng họ nữa đấy!

Để lọt vào quảng trướng này không phải mua vé thì các bạn chớ vào bằng cổng chính (cổng đối diện New Road) mà hãy luồn lách vào các con hẻm, rồi ung dung đi vào, chả thằng nào hỏi vé (một phần do dân Việt Nam có nét mặt giống người Nepal)




Nếu mua vé vào bằng cổng chính thì bạn sẽ đi ngang qua nơi bán hàng lưu niệm thế này.


Và cả các các cổ xe trang trí.


Lúc ấy có một đoàn từ phuot.vn sang. Họ đi cả đoàn cơ, thuê hướng dẫn người địa phương. Khi biết tôi chả bao giờ mua vé vào các quảng trường; họ tức ối máu. Nhưng họ bảo: do có hướng dẫn mà trốn vé; nếu bị bắt thì hướng dẫn sẽ bị phạt nặng lắm. Vậy để trốn vé, các bạn cần đi lẻ tẻ và không có hướng dẫn. Vả lại đi cả đoàn, quần áo máy ảnh xênh xang như thế mà trốn vé được thì tôi quỳ xuống lạy liền đấy!

 Dân Nepal cũng khôn lắm đấy. Họ đặt phòng vé ở tất cả các cổng có thể dẫn vào quảng trướng nhưng do quảng trướng nằm lẫn lộn trong khu dân cư nên dù kiểu gì thì cũng trốn vé được. Quan trọng là bạn có thời gian để rong rả các con đường, chứ đi theo kiểu chạy show thì bỏ tiền mua vé cho tiết kiệm thời gian nhé; trừ phi bạn gặp may, nghĩa là ngay lần đầu đã tìm ra ngõ vào không vé.


Bài liên quan: Tôi đi Kathmandu

Bài liên quan: Lưu ý khi đến Kathmandu 
 

11 nhận xét:

  1. Chị đang ở Thủ đô Nepal dạo chơi sướng luôn nhé. chi phí ở Kathmandu mắc không chị?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chung, Nepal đắt đỏ hơn Ấn độ. Tuy nhiên cũng tùy vào bản thân mình nữa. Nếu ăn như người địa phương, ở như người địa phương và đi lại như người địa phương thì ............. ta thành người địa phương luôn nên so với giá mà du khách phải trả thì rẻ chán.

      Do đó bí kíp đi bụi là đi đâu thành người địa phương ở đó, đừng cho rằng mình là du khách. Hết!! Còn thắc mắc gì nữa không?

      Xóa
  2. Ở trong tòa nhà đó cả đời,mỗi năm ra ngoài đc có 1 lần ..Ôi chắc chán lắm chị ơi !!! Hôm nay vào thấy bài mới của chị .Vui ghê !!! ^^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ừ chán thật! Nhưng các cô bé Kumari ấy không có quyền lựa chọn. Họ bị ba mẹ bắt buộc mừ. Quyền trẻ em ở đâu ở đâu ở đâu ???? Cái này nói nhỏ thôi, đừng có dịch qua tiếng Anh nghen bà con. Bọn Nepal mà biết là đổi quốc tịch tôi thành người Nepal luôn đấy! Hihihi.

      Mà được hiến vào đền để làm kumari còn đỡ; những gia đình nghèo không tiền nuôi con hiến con gái mình vào đền để làm temple prostitute (gái điếm của đền) cho các tu sĩ và giới nhà giàu mới thê thảm đó các bạn! Dù cái này theo luật là cầm nhưng phép vua thua lệ làng mà. Nên ráng tu đi bà con để kiếp sau không bị tái sanh thành con gái gia đình nghèo ở Nepal. Thật đấy không giỡn chơi đâu!

      Xóa
    2. Ghê quá vậy chị.Tội mấy em đó quá..mà tu sĩ cũng thuê gái điếm..Ôi em thiệt là bó tay...><

      Xóa
    3. Bậy nào! Thuê hồi nào đâu mà thuê, có sẳn trong đền rồi xài thôi mà. Được cúng tặng mà!

      Xóa
    4. Có một độc giả tự nhận mình là người Việt sống ở Nepal lâu đến nỗi xem Nepal như quê hương thứ hai. Sau khi đọc xong một số comment của tôi về Nepal đã nổi máu và phun ra đủ thứ "châu ngọc" kiểu an nam mít như sau:

      "Mẹ, cái con điên!
      Mày bôi bác như vậy để câu view hả?
      Dám bịa đặt trắng trợn như vậy về phong tục linh thiêng của Quốc Gia người ta như thế bộ mày không sợ cảnh sát Nepal nó còng đầu mày à?
      Bộ mày ở đây là cái vườn hoang mà múa gậy như thế nào thì múa à?
      Bộ mày nghĩ ở Nepal không có người biết tiếng Việt sao?
      Mày nói như thế có trưng ra được bằng chứng không?
      Nếu không thì câm mẹ cái miệng mày lại, cứ đi chơi thăm thú , ăn nhờ ở đậu, hết hạn visa thì biến mẹ mày ra khỏi Nepal đừng bao giờ trở lại.
      Cái loại du khách như mày làm nhục dân Việt Nam và làm bẩn Nepal thôi!
      Cái entry này mà có người dịch ra cho Bộ Thông tin Nepal thì mày có chạy đằng trời.
      Đại diễn Ấn Độ lỡ lời mà dân Nepal còn đòi đốt Đại sứ quán Ấn Độ luôn đó, nói cho biết để rút kinh nghiệm đừng có bịa đặt tào lao xúc phạm danh dự quốc gia người ta."

      Nếu dân Nepal đọc được tiếng Việt thì không biết ai mới là người làm xấu hổ cho dân Việt Nam đây??????????????

      Nhưng đọc xong thấy thương bạn này quá!!!!!!!! Mới có nghía nghía vài bài mà đã nổi máu như thế!!!! Nếu bạn ấy đọc nguyên cái blog của tôi hoặc đọc mấy bài tôi nói về người Việt Nam thì đảm bảo lên tăng xông ngay lập tức.

      La la la dù có đi bốn phương trời thì cái máu an nam mít của ta vẫn còn nguyên chất lalalala.

      Dưới đây là trả lời cho cái comment rặt annam mít ở trên nhé!!!!!!!

      Những gì ta viết về Nepal không phải tự trên trời rơi xuống mà do chính miệng dân Nepal nói cho ta nghe!!!!!!! Tuy nhiên do Nepal là một quốc gia đa dân tộc (nghe nói có đến hơn 90 dân tộc) nên phong tục của họ là khác nhau và không phải người Nepal nào cũng biết hết về những phong tục của dân tộc khác, bởi vì mỗi tộc mỗi tục, mạnh thằng nào thằng đó tự biết.

      Thậm chí Kumari là một trong những tập tục vô cùng linh thiêng và nổi tiếng ở Nepal nhưng tập tục này là của người Newari chứ không phải của toàn Nepal. Thậm chí tập tục Kumari chỉ tồn tại ở một số vùng chứ không phải cộng đồng người Newari nào cũng có Kumari. Đây là chính người Newari bảo với ta như thế!!!!

      Còn cái khái niệm temple prostitutes là do sách hướng dẫn du lịch của Lonely Planet đề cập đến. Ta không tin nên đi hỏi từa lưa người Nepal thì rất nhiều người không biết (hình như đây là chuyện bí mật của các đền hay sao ấy?) Ngoài ra có vô số chuyện mà sau khi nghe rồi, ta đi hỏi từa lưa để xác nhận thì có nhiều người Nepal thú nhận rằng họ không biết phong tục của các tộc khác đâu; thậm chí phong tục của chính tộc họ nhưng ở vùng khác là họ đã không biết rồi.

      Một đất nước Nepal nhỏ bé (chắc bé hơn cả Việt Nam) với dân số nghe nói chỉ khoảng 30 triệu (có người bảo là 50 triệu) mà lại có hơn 90 tộc người. Một quốc gia đa dạng đến nỗi nó tự hào là một quốc gia "unity in diversity." Đa dạng đến nỗi họ còn phải thú nhận rằng họ chả biết về các phong tục của quốc gia họ nếu nó khác tộc và khác vùng.

      Ta là một người đi từa lưa và hỏi từa lưa và làm cho biết bao người Nepal phải mắt chữ o mồm chữ ơ khi đặt câu hỏi với họ về những gì ta thấy và ta nghe. Rất nhiều lần, họ thừa nhận: tôi là người Nepal nhưng tôi chưa đến nơi ấy/ tôi chưa nghe nói đến tục ấy.......

      Đó là những gì mà người Nepal chính hiệu con cào cào bảo với ta, chứ không phải là người đến Nepal ở đậu và xem nó như quê hương thứ 2.

      Nếu bạn dễ nổi máu như thế thì không nên tiếp tục đọc các bài viết của tôi. Tôi nói thế để tránh cho bạn bị tăng xông đấy!


      Xóa
    5. À quên, bạn ấy còn bảo với ta rằng: đã có người dịch cái này ra cho Bộ Thông tin của Nepal rồi đó!!!

      Ối, tôi sắp trở thành người nổi tiếng ở Nepal rồi sao ta?

      Cần quái gì dịch bạn ơi, sách hướng dẫn được viết bằng tiếng Anh cơ mà. Cứ mở ra đọc thôi, dịch chi cho tốn thời gian vậy? Dành thời gian mà chửi bới thiên hạ cho sướng cái mồm chớ!

      Xóa
  3. Tin vui cho những bạn không thích mua vé giống tôi. Đó là: quảng trường này buổi chiều 5-6h, các phòng vé đóng cửa, du khách tham quan miễn phí.

    Ngoài ra buổi tối ở đây bán rau củ và trái cây khá rẻ so với khu Thamel nên tối tôi hay đến đây mua lắm.

    Trả lờiXóa
  4. Hihihi...tui đi Nepal ngày 1 tháng 2 tới nà ....cảm ơn thông tin hữu ích của Dung nha. Minh Hồng.

    Trả lờiXóa
  5. Hi chị, bữa nay em mới tới durar nè, thấy ngta thu vé , em tròn mắt bảo tao chỉ ngắm nghía chút thôi. Vậy nó bảo em thế mày quay đầu đi ngược lại nha. Em đứng đó và search được bài viết của.chị. Và cố gắng mò mẫm để được đi lạc vào đó =)))) . Nhưng em không thể lạc nổi haha . Chiều nay em sẽ thử đi vào 5h chiều,mua rau củ nữa. Em cảm ơn bài viết của chị .

    Trả lờiXóa