CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

TẠI SAO PHẬT BẢO TA PHẢI “CHO”?????????



“Cho” là cách nói bình dân chứ nói bóng bẩy cải lương thì đó là “bố thí,” “cúng dường,”……

Theo cách hiểu của nhiều người thì ta “cho” bây giờ là để “nhận” trong tương lai. Nghĩa là sao? Là theo kiểu “của để dành” ấy mà. Do đó người ta làm từ thiện nè, bố thí nè, cúng dường nè,…. có khi vô tội vạ. Thậm chí khi “cho” Phật cái gì đó, họ luôn kèm theo điều kiện trao đổi bằng những ngôn từ rất đẹp nhưng ý nghĩa thật sự là: Nè ông Phật, tôi cho ông cái này thì đổi lại ông phải cho tôi cái khác, như vậy mới công bằng à nghen!!!! Thế đó, người ta cho Phật theo kiểu trao đổi hàng hóa. Và tương tự, khi người ta cho sư sãi chùa chiền. Tóm lại có ai cho mà không kèm điều kiện hay mong ước không vậy?

Như vậy không có nghĩa “cho” là một hành động không khuyến khích. Ngược lại đấy chứ. Rất đáng khuyến khích. Đừng tưởng chỉ có đạo Phật mới khuyến khích người ta cho. Theo hiểu biết của tôi, tất cả các tôn giáo khác đều làm thế. Không tin à? Ví dụ, đạo Hindu nhé!!!! Ngay tại thành phố Varanasi linh thiêng, các bạn mà đến đó thì sẽ thấy ăn xin đổ về từ khắp nơi ngồi dọc theo các bậc thang và tín đồ Hindu cứ rải tiền từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, y như cảnh ở chùa Hương, Việt Nam. Thậm chí một tay ăn xin nói tiếng Anh khá tốt (!!!!!!!!) bám theo tôi để xin và giải thích rằng: cho càng nhiều thì về sau càng giàu, càng có cơ hội lên thiên đàng. Chỉ một thí dụ thôi cũng thấy không chỉ đạo Phật mà các tôn giáo khác đều khuyến khích hành động “cho”.

Tuy nhiên, hành động “cho” mà Đức Phật cố sức truyền dạy cho chúng ta không nằm ở chỗ ấy. Nó cao siêu hơn nhiều. Đã bảo ổng là Đức Phật mà, là cha lành chung muôn loài, là thầy của khắp trời người mà.

Trước khi thành Phật, ổng là Bồ tát, cứ tái sanh làm người miết và rất nhiều kiếp, ổng cứ cho cho cho cho cho cho cho cho, cho cả vương quốc, cho cả mắt mũi tay chân, cho cả vợ con,……. Tóm lại là cho tất tần tật! Không tiếc thứ gì. Có bao người trong chúng ta dám cho đi đồng xu cuối cùng của mình hay ta chỉ cho cái mà ta không cần hay cái mà ta có dư; còn cái mà ta yêu thích hay cái mà ta đang cần hay cái mà ta đang thiếu, có ai dám đem cho không vậy bà con cô bác Phật tử và ngoại đạo!!!!!!!!!

Thôi nãy giờ dài dòng đủ rồi, bây giờ vào ý chính.

“Cho” để cầu giàu có, may mắn,…. là tốt (bởi vì có cho còn hơn không cho) nhưng cái đó nó chỉ dẫn người ta vào vòng luân hồi tái sanh hết kiếp này đến kiếp khác. Còn “Cho” kiểu của Đức Phật là CHO ĐỂ DIỆT THAM, CHO ĐỂ DIỆT DÍNH MẮC (generosity for the destruction of greed and attachment.) Như vậy cái gì mà ta càng quý, càng yêu, càng cần thì ta càng nên đem cho (đố thằng nào làm được!!!!!!!)

Do mục đích cuối cùng của Đạo Phật là đưa ta ra khỏi luân hồi sanh tử và đau khổ nên khi ta đã chọn đi theo gót chân Phật thì cũng phải cố mà bám đuôi nghen bà con!!!!!!!!

Bây giờ không thể làm được thì ta học cách làm, từ từ mà làm. Practice makes perfect!!!!

Nhưng “cho” như thế nào để diệt tham, “cho” như thế nào để diệt dính mắc??????

Đây này ông Phật dạy đây này:

He who gives a gift thinking that
giving beautifies the mind (by eliminating craving),
giving strengthens the mind,
will be reborn among the Brahma Devas
(in the Suddhavasa Bahahma realm).
He will become a non-returner to this world.” Anguttara Nikaya

Người cho phải
  • He gives that which is earned lawfully and righteously (cho cái mà mình kiếm được một cách chính đáng, không phải là cho của ăn cắp, của có được do hành động bất lương.)
  • He gives clean things (cái mà mình đem cho phải còn sử dụng được, không phải là cho đồ hư, đồ vô giá trị, đến cả mình cũng không thèm)
  • He gives what is choice (cho cái mà mình đã chọn kỹ, chứ không phải cho đại, cho có)
  • He gives at the proper time (cho đúng lúc)
  • He gives what is suitable (cho đúng món)
  • He gives with care (cho với sự trân trọng)
  • He gives frequently (thường xuyên cho chứ không phải khi nào giàu mới cho, hay khi nào trúng phi vụ béo bở mới cho, hay khi nào bị chúng ghí cái thùng từ thiện vào sát mũi mới cho)
  • He calms his mind by giving (cho là để đầu óc thanh thản, chứ không phải cho xong lại lo ngai ngái)
  • After giving he becomes happy (sau khi cho phải thấy vui sướng vì đã thoát được dính mắc với vật ấy, chứ không phải cho xong lại thấy tiếc hùi hụi.)
Tóm lại cho để diệt tham, cho để diệt dính mắc là cho mà không mong được đáp trả. Vì khi ta còn mong cầu được đáp trả thì ta bị dính mắc vào cái mong cầu ấy. “Cho” để diệt tham và dính mắc là sau khi cho cái mà ta cần, cái mà ta yêu quý thì ta cảm thấy vui sướng tột cùng vì đã không còn dính mắc vào vật ấy nữa. Kiểu vui sướng như trong câu chuyện sau:

“Thời Đức Phật, có hai vợ chồng rất nghèo, nghèo đến nỗi cả hai vợ chồng chỉ có một mảnh vải để đắp người. Người nào ra ngoài thì dùng tấm vải đắp thân còn người kia thì phải ở trong nhà, không thể ló đầu ra khỏi cửa. Có một lần họ tình cờ nghe Phật thuyết Pháp, lòng vui sướng khôn tả, muốn cúng dường món gì đó cho Phật. Khổ nỗi hai vợ chồng chỉ có một mảnh vải, ngoài ra không có một thứ gì khác. Chồng bảo vợ, vợ bảo chồng, hai vợ chồng bàn bạc và đấu tranh với chính bản thân cả đêm. Cuối cùng, họ quyết định cúng dường thứ duy nhất mà họ có đó cho Đức Phật. Trên đường đi từ nhà đến nơi Phật ở, họ vẫn cứ đấu tranh tâm lý mãi: Cho hay không cho. Và cuối cùng, quyết định: cho. Khi trao mảnh vải cho Phật xong, họ reo lên sung sướng vì quyết định “cho” của mình.”

Thế đấy các bạn, hành động “cho” của họ là một ví dụ của cho để diệt tham, cho để diệt dính mắc. Vì sao? Trước khi cho, họ chọn lựa kỹ và món mà họ cho là món họ rất cần. Khi cho, thì họ không mong được đáp trả. Sau khi cho thì họ thấy sung sướng vì hành động cho của mình.

(mở ngoặc kể tí về kết cục của câu chuyện. Vị vua của quốc gia thời ấy nghe được tin này đã tặng họ 30 mảnh vải quý. Họ giữ lại một tấm cho chồng, một tấm cho vợ, còn lại đem cúng dường cho Đức Phật tất.)

Tuy nhiên khi quyết định thực hành cách “cho” để diệt tham, “cho” để diệt dính mắc thì đối tượng mà ta “cho” cũng phải được chọn. (The Buddha, when asked by King Pasenadi Kosala to whom “gifts” should be given, said, “Gifts should be given to a person to whom when the gift is given, one feels fulfilled and glad of heart.”) Cho người mà khi cho, ta cảm thấy vui sướng. Tóm lại, bất cứ thứ gì mà ta cho với mục đích diệt tham và diệt dính mắc đều cũng đều mang lại sự vui sướng.

Cho để mong cầu giàu có thì vô cùng dễ còn cho để diệt tham, diệt dính mắc thì khó vô cùng. Ví dụ cá9 máy laptop và cái máy ảnh của tôi nhiều người dân địa phương xin lắm mà tôi không cho vì tôi cần chúng để viết bài đăng blog. Như vậy tôi bị dính mắc vào hai món này rồi à??? Các bạn nam vô cùng yêu quý vợ mình, có thằng khác xin, các bạn dám cho hay không? Các bạn nữ vô cùng yêu con cái mình, có ai đó xin, bạn có cho hay không??? Đảm bảo câu trả lời của các bạn là: Ngu sao cho! (Chính cái câu "Ngu sao cho" này là khởi đầu cho thời kỳ Mạt Pháp và là viên gạch đầu tiên của con đường dẫn ta xuống địa ngục. Biết là thế nhưng mà vẫn "Ngu sao cho!" các bạn nhỉ!!!)

Thế đấy có gì đau hơn là đem cho cái mình cần, cái mình yêu, cái mình quý; đặc biệt là khi mình chỉ có một cái mà nếu đem cho rồi thì dễ gì kiếm lại được. Do đó bài viết tiếp theo của tôi sẽ là: Bản chất của vạn vật là vô thường (impermanent), đau khổ (suffering) và vô ngã (not self). (Tiết lộ luôn là tôi chỉ đạt đến tầm - hiểu một tí về tính vô thường và đau khổ của vạn vật; còn cái bản tính thứ ba là vô ngã, mãi chả hiểu dù là tí ti (biết thì là biết như thế nhưng để hiểu thì vẫn chưa, nói chi đến việc “ngộ” đây hả trời!); do đó phải viết ra để trình bày cái ngu của mình. Ai “ngộ” rồi thì giảng lại giúp!!!!! Do tôi chả hiểu cái tính vô ngã của vạn vật nên bạn nào mà xin cái laptop và máy ảnh thì tôi vẫn không cho. Hehehehehehe)

Bonus cho những bạn nào đọc bài từ đến cuối một bức ảnh cực kỳ quý hiếm - đó là tượng Phật Thích Ca theo kiểu Afgankistan. Phật có râu đấy các bạn!!!! Hehehehe.



1 nhận xét:

  1. Cái phần đối tượng cho đó chị, em đọc tiếng Anh thì hiểu là, phải cho người mà khi món quà được trao, người đó cảm thấy vui sướng và ấm áp. Nghĩa là không chỉ mình vui sướng mà người được cho cần phải đang thực sự cần món quà đó. Cho cái mà người ta không cần hay không thể sử dụng thì cũng vô tác dụng.

    Trả lờiXóa