CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 28 tháng 9, 2015

Các bước chuẩn bị cho một chuyến đi bụi trường kỳ kháng chiến.

(Đi bụi trường kỳ kháng chiến, nghĩa là đi không biết lúc nào về hoặc có thể không bao giờ quay về luôn.)

1. Điều đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến. Đó là tiền. Dĩ nhiên, tiền là quan trọng nhưng đó không phải là quan trọng nhất. Anh chàng người Nhật bắt đầu chuyến đi vòng quanh thế giới của mình với 2 đô Mỹ trong túi. Anh ta hiện giờ vẫn đang còn thực hiện chuyến đi. Lúc ở Nhật thì anh ta thợ sửa máy lạnh, và khi đi bụi thì kiếm sống bằng nghề ảo thuật đường phố. Dĩ nhiên, tinh thần đoàn kết của người Nhật cao hơn người Việt Nam rất nhiều và hộ chiếu Nhật dễ xin visa hơn hộ chiếu Việt Nam. Tuy nhiên những trở ngại này cũng chẳng đáng để cản trở ước mơ trở thành du mục tí nào.

Tiền thì quan trọng. Vậy thì cứ tranh thủ mà tích lũy tiền. Khi còn ở nhà thì vài ngàn hay vài chục ngàn chẳng có giá trị gì, nhưng khi đi bụi thì chúng lại đáng gía lắm đó. Nếu không tin thì khi nào thực sự đi bụi, bạn sẽ hiểu điều này. Do đó, hãy tiết kiệm từng ngàn đồng để chuẩn bị chuyến đi trường kỳ kháng chiến nha mọi người.

Thường khi mới bước chân ra đường, ai cũng có xu hướng tiêu xài hào phóng như còn ở nhà (dù ở nhà có trùm sò cỡ nào thì cũng là hào phóng so với một thằng đi bụi rồi đó mọi người.) Do đó, trong năm đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ tiêu từ 1/3 đến ½ số tiền mình dành dụm cho chuyến đi này. Vài năm sau nhìn lại mới thấy năm đầu tiên của mình sao mà sang quá đỗi (dù mình cũng tiết kiệm ghê gớm!) Càng ở lâu ngoài đường thì càng biết cách xài rất ít thậm chí là không xài tiền luôn. Ví dụ: 4 tháng cuối tôi ở tại Ấn độ, tôi chỉ xài tổng cộng có 100 đô Mỹ thôi, chủ yếu là mua thức ăn tặng và rửa hình tặng người dân địa phương, chứ tôi chả có xài cái gì cả. (Phần này tôi không có viết trên blog, để dành tự sướng).

Mọi người cứ tiết kiệm từ xu lẻ, từ tờ một ngàn đi, rồi bắt đầu chuyến đi mới thấy ở nhà mình xài sang cỡ nào; khi đi đến năm thứ 2 hoặc thứ 3 thì sẽ thấy năm 1 và năm 2 mình sang cỡ nào.

Càng đi thì càng rẻ hoặc càng miễn phí. Do đó mà nhiều tên đi bụi cứ ở miết ngoài đường chẳng chịu về nhà là vậy đó.

Tóm lại, tiết kiệm đến mức tối đa, dù đó là 1 ngàn đồng hay 1 xu lẻ.

2. Dù bạn có là tỷ phú đi chăng nữa mà khi đi bụi không lo lắng gì về tiền bạc thì cũng chẳng vui đâu. Lo lắng về tiền bạc là một trong những phần thú vị nhất của một chuyến đi bụi trường kỳ kháng chiến đấy.

Do đó, khi còn ở nhà, học được nghề gì cứ học, từ cầm kỳ thi họa, nấu ăn, phụ hồ, làm vườn, đánh trống, thổi kèn,……….. Tất tần tật, cái gì cũng học hết. Có khi nhờ học tùm lum tùm la này mà bạn phát hiện ra năng khiếu của mình về một lĩnh vực nào đó cũng nên lắm đấy. Học mấy cái này để làm vốn kiếm sống hoặc để làm việc đổi lấy chỗ ngủ và thức ăn, hoặc chỉ để giao lưu với dân địa phương. Túm lại là cứ học tất.

3. Phải học cho thật giỏi một ngôn ngữ nào đó ngoài tiếng mẹ đẻ. Ví dụ, tiếng Anh phải giỏi để có khả năng giao tiếp và đọc tài liệu bằng tiếng Anh. Để có thể vào google tìm bí kíp của bọn đi bụi quốc tế. Nếu bạn biết tiếng Anh thì khỏi lo vụ đơn thân độc mã ngoài đường rồi. Nhờ internet bạn biết rằng địa điểm này thời điểm này có những thằng “điên điên” giống mình đang lặn lội ngoài đường. Do đó, hãy đầu tư thời gian học tiếng Anh. Thậm chí nếu có đi bụi chỉ trong nước không phải ra nước ngoài thì bạn cũng cần tiếng Anh để đọc tài liệu vậy. Nếu ghét tiếng Anh quá và nghĩ mình không bao giờ ra nước ngoài thì bạn cũng nên học một tiếng dân tộc nào đó. Ví dụ tiếng H’mông hay tiếng Thái………. Rồi đến cộng đồng ấy ở chung người dân cũng vui lắm đó!

4. Vào các trang web, cộng đồng, nhóm, hay blog của những tay đi bụi, đặc biệt là những tay đi trường kỳ kháng chiến (từ từ tôi sẽ cập nhật blog và web của những tay này cho mọi người đọc). Dù không đi ngay bây giờ nhưng bạn cũng nên đọc hết, đọc chậm rãi, vừa đọc vừa tra từ điển. Đây cũng là một cách học tiếng Anh hiệu quả. Bạn cứ đọc tất tần tật, đặc biệt là những bí kíp. Đọc hoài thì từ từ thông tin sẽ đi vào trong tiềm thức. Khi gặp tình huống bạn sẽ biết cách ứng xử. Khi ấy bạn sẽ ngạc nhiên vì tự dưng mình thông minh đột xuất. Nhưng thực sự khi vào những tình huống nguy hiểm thì vô thức hoạt động đấy. Cho nên cứ đọc tất tần tật nha mọi người.
Ngoài ra cũng nên đọc các trang nói về kỹ năng sinh tồn trong những địa hình, thời tiết, khí hậu khác nhau, hoặc kỹ năng sinh tồn trong những thảm họa thiên nhiên,….. Cứ đọc hết các kỹ năng sinh tồn này. Xem được trên tivi càng tốt. Những kiến thức này sẽ đi vào tiềm thức. Khi gặp tình huống thì tự dưng hữu dụng.

5. Nhờ đọc nhiều bạn sẽ hình dung ra chuyến đi của mình như thế nào, cần những trang thiết bị nào. Vậy là bạn cứ thỉnh thoảng “tha” về nhà một món. Lúc thì chiếc xe đạp, lúc thì cái lều, lúc thì cái túi ngủ, lúc thì cái quần, lúc thì cái áo……….. Bạn cứ chuẩn bị từ từ từng món một. Tuy nhiên chớ nên phí tiền quá để rồi lại thấy mình chẳng cần mấy thứ ấy. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ, cân nhắc thật lâu rồi hãy quyết định mua. Tiết kiệm mới quan trọng hơn đấy mọi người. Tuy nhiên mua các vật dụng cần thiết rồi làm quen với chúng, sử dụng chúng, biến chúng thành bạn mình luôn thì khi bắt đầu chuyến đi bạn sẽ không lúng túng bỡ ngỡ.

6. Chuẩn bị tinh thần của một kẻ du mục, một kẻ lang thang. Đó là: chỉ cần đi thôi, đi đâu không quan trọng. Vấn đề chính là di chuyển, không ở một chỗ, còn di chuyển đến đâu, ở chỗ nào thì lại không phải là vấn đề.

Thử thách bản thân trước những tình huống bất ngờ, trước những môi trường xa lạ, trước những việc không thể đoán trước là một việc làm thú vị và đầy quyến rũ đối với những kẻ sinh ra để đi bụi.

Xa lánh môi trường đang làm mình chán ngấy lên một khỏang thời gian dài thì khi có cơ hội quay về, mình mới biết quý trọng cái đang làm mình chán ngấy.

Do đó, một khi đã muốn đi thì cứ lên kế hoạch rồi đi thôi. Thật đơn giản! Lúc trước trong một trang nào đó có bạn nói câu này mà tôi thấy chí lý vô cùng: “Cứ việc bước chân ra đường thì bạn sẽ không chết đói đâu mà lo.” Mọi người biết vì sao không? Vì bản năng sinh tồn buộc chúng ta phải xoay xở tìm cách để không chết đói. Đó là chưa kể vô số bí kíp mà bạn học được từ các blog và trang web của các tay đi bụi trường kỳ hướng dẫn cụ thể chi tiết cách để không bị chết đói ngoài đường nữa kìa; trừ phi bạn quyết tâm đến nơi đang có hạn đói thì có thể bạn bị chết đói, nếu không thì làm sao mà chết đói được nhỉ!!!!

Thứ Hai, 21 tháng 9, 2015

Bài học về 3 cạm bẫy cuộc đời


Có ba tên trộm đã nhìn thấy một thiếu phụ, một tên trong số đó nói: “Tôi sẽ đi ăn trộm con dê rừng mà thiếu phụ kia sẽ không hay biết gì cả”.
Một tên trộm khác nói: “Tôi sẽ dắt trộm con lừa ngay từ trong tay người thiếu phụ kia”.
Tên trộm thứ ba nói: “Cái này có khó gì, tôi có thể lấy trộm hết toàn bộ quần áo đang mặc trên người thiếu phụ kia”.

Tên trộm thứ nhất ngay tại chỗ rẽ của con đường đã lén lén đến gần con dê rừng, cởi bỏ cái lục lạc xuống, buộc vào đuôi con lừa, sau đó dắt con dê rừng đi. Người thiếu phụ nhìn quanh một lượt, phát hiện dê rừng không thấy đâu nữa, liền bắt đầu tìm kiếm.
Lúc này, tên trộm thứ hai đi đến trước mặt thiếu phụ, hỏi bà đang tìm kiếm gì, thiếu phụ nói bà đã bị mất một con dê rừng. Tên trộm nói: “Tôi đã nhìn thấy, vừa nãy có một người dắt theo một con dê rừng đi ra khỏi khu rừng này, bây giờ vẫn còn có thể đuổi kịp được”.
Thiếu phụ cầu khẩn người này dắt con lừa thay bà, còn mình thì đuổi theo lấy lại con dê rừng. Tên trộm thứ hai đã nhân cơ hội dắt trộm con lừa đi mất.
Người thiếu phụ từ trong rừng trở về, con lừa cũng không thấy đâu nữa.
Bà vừa đi đường vừa khóc, đang đi đang đi, bà nhìn thấy bên cái đầm nước có một người ngồi đó, cũng đang khóc. Thiếu phụ hỏi anh ta đã xảy ra chuyện gì.
Người đó liền nói, anh ta đã làm rớt một cái túi xuống hồ, ai mà giúp anh ta nhặt lên thì sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng.
Người kia nói: “Ông chủ nhờ tôi đem một túi vàng vào trong thành, vì đi đường quá mệt mỏi, tôi bèn ngồi nghỉ ở bên đầm này, không ngờ đã ngủ quên mất, trong giấc mơ đã ném cái túi đó xuống đầm nước rồi”.
Thiếu phụ hỏi sao anh không xuống vớt cái túi đó lên. Người đó nói: “Tôi sợ nước, bởi vì tôi vốn không biết bơi, nếu ai có thể vớt túi vàng này lên đây. Tôi hứa sẽ tặng cho người đó hai mươi thỏi vàng”.
Người thiếu phụ mừng rỡ, nghĩ thầm trong lòng rằng: “Chính là vì người ta đã lấy trộm mất con dê rừng và lừa của mình, nên ông trời mới ban hạnh phúc cho mình”.
Thế là, bà liền cởi bỏ quần áo bên ngoài, lặn xuống nước, nhưng dù cố gắng đến mấy bà cũng tìm không thấy túi vàng kia đâu.
Khi bà từ dưới nước bò lên bờ, thì phát hiện quần áo không thấy đâu nữa.
Thì ra tên trộm thứ ba đã lấy trộm quần áo của bà đi mất.

Đây chính là ba cạm bẫy lớn của đời người: sơ suất, cả tin và tham lam.


Sưu tầm.

Thứ Sáu, 18 tháng 9, 2015

Nhờ tư vấn giùm là nếu làm thẻ ở VN thì dùng loại thẻ nào với ngân hàng nào là có biểu phí rẻ nhất!

Thẻ Visa Prepaid của ACB có biểu phí cao ghê!
Hóa ra mỗi lần rút tiền ở nước ngoài là tôi phải trả 3 loại phí sau:
- Phí rút tiền mặt ngoài hệ thống ACB là 3%
- Phí giao dịch: 2.6%
- Phí chênh lệch tỷ giá: 1.1%
Tổng cộng phí phải trả cho ACB là 6.7%/giao dịch rút tiền. (Nếu thanh toán vé máy bay bằng thẻ thì chỉ trừ phí rút tiền mặt là 3% thôi.)
Ngoài ra còn phải trả phí giao dịch cho ngân hàng mà mình rút tiền, mỗi lần là vài đô la Mỹ. Không biết có phải trả phí gì cho hãng Visa không nữa.
Hóa ra phí mắc thế à? Mọi người dùng thẻ gì để rút tiền ở nước ngoài vậy? Phí có rẻ hơn không vậy?
(Được cái là dùng thẻ Visa Prepaid của ACB chưa bao giờ gặp trục trặc, ngoại trừ duy nhất 1 lần ở sân bay Agartala, thủ phủ của Tripura, một tỉnh ở Đông Bắc Ấn độ, tôi phải chờ rất lâu cho nhân viên làm thủ tục của hãng bay kiểm tra thẻ sau khi họ thông báo với tôi là thẻ mà tôi dùng để mua vé máy bay của hãng họ là thẻ giả. Dĩ nhiên là tôi cãi lại (trùi ơi, đây là thẻ chíp thông minh mà dám bảo thẻ giả à?). Cho nên họ phải kiểm tra lại rất lâu rồi mới cho qua.)
Tóm lại nhờ mọi người tư vấn giùm là dùng thẻ nào của ngân hàng nào là ổn định và có phí rẻ rẻ tí.

Lưu ý: Dạo này hay có mấy cái quảng cáo linh tinh đăng trong bình luận ở mấy bài đăng nên tôi để chế độ kiểm duyệt bình luận. Do đó nếu mọi người bình luận xong mà không thấy bình luận của mình thì đừng viết lại lần 2 nha. Bình luận của mọi người ở chế độ ẩn và chờ tôi cho xuất bản thì nó mới hiện lên được. Do có nhiều quảng cáo linh tinh quá nên mới phải làm thế!

Thứ Năm, 17 tháng 9, 2015

Dành cho người mới đi bụi: Hãy tìm nơi đặt "tổng hành dinh."

Nhờ đọc loanh quanh kinh nghiệm của các tay đi bụi khác mà tôi rút ra được cách đi bụi vừa dưỡng sức, đỡ nguy hiểm, vừa có thêm thu nhập mà lại rất thú vị nè mọi người.
Đặc biệt dành cho ai mới đi, không có kinh nghiệm ngủ bờ ngủ bụi nhiều.
Nếu đi xe đạp, ngủ lều và thức ăn tự nấu hoặc ăn ở hàng quán địa phương rẻ dọc đường thì sau 1-2 tuần lăn lóc ngủ bụi và đạp xe ngoài đường, bạn hãy đến 1 thị trấn nhỏ, hay một thị xã hoặc một thành phố nhỏ nào đấy rồi thuê nhà hoặc phòng ở 1 tháng. Ở đâu cũng vậy phòng thuê theo tháng luôn rẻ hơn phòng thuê theo ngày hoặc theo đêm. Ví dụ ở Việt Nam phòng thuê 1 tháng ở thị trấn chừng 500 ngàn đồng, trong khi ở theo ngày thì rẻ nhất đã là 50 ngàn đồng rồi. Thường phòng thuê theo tháng không có nhiều tiện nghi. Vậy cũng đâu có sao. Miễn sao nó có cửa, có nóc, có nước, có điện thì được rồi. Giăng lều lên ngủ trong phòng. Cái này cũng như bạn ngủ ngoài thiên nhiên thôi, nhưng ở đây là bên trên có mái che không bị mưa hay nắng và có vẻ an ninh hơn. Bạn mang theo 1 nồi cơm điện nho nhỏ và nấu cơm cùng thức ăn hằng ngày bằng nồi cơm điện này. Vậy là có chỗ ăn chỗ ngủ rồi, bạn lân la hỏi chủ nhà hay người xung quanh nơi nào có thể làm việc hoặc phụ giúp người dân làm gì đó. Thường như vậy hay được ăn miễn phí. Tốt hơn thì có thể có thêm ít tiền. Chắc chắn là không nhiều rồi. Nhưng bạn là dân đi bụi mà, đâu có cần chi tiêu nhiều. Hy vọng số tiền kiếm được sau 1 tháng đóng đô đủ chi trả tiền thuê phòng, tiền ăn hàng ngày và thậm chí đủ luôn cho tiền ăn 1-2 tuần lăn lóc ngoài đường sau đó nữa.

Một khi đã có chỗ đóng đô cố định tại 1 thị trấn nào rồi thì bạn cũng đâu cần phải ở đó mỗi ngày. Bạn có thể xách lều và xách xe chạy lòng vòng khám phá khu vực xung quanh, cắm trại ngủ ngoài trời vài ngày, rồi sau đó lại quay về “tổng hành dinh” nghỉ ngơi. Có nơi nghỉ ngơi rẻ mạt và là nơ riêng của mình thì còn gì bằng. Tôi thường ở chung nhà người địa phương. Cái này bất lợi vì ở chung đôi khi bạn muốn im lặng và ở một mình thì người dân tưởng bạn không hài lòng về họ hay họ làm gì đó khiến bạn bực mình. Do đó mỗi khi muốn được 1 mình, bạn cứ lui về “tổng hành dinh” của mình mà tá túc. Nếu thích thì bạn có thể ở luôn vài tháng. Khi nào chán thì lại lăn lóc tiếp ngoài đường. Mệt thì lại tìm một tổng hành dinh khác mà đóng quân. Nếu làm theo cách này thì bạn có thể dưỡng sức rất tốt đấy. Lúc trước tôi có đọc 1 bài viết dành cho những tay đi bụi trường kỳ kháng chiến về việc thỉnh thoảng cần phải có 1 nơi trú ẩn cho riêng mình, nơi mà nếu mình không muốn thì không ai quấy rầy được mình, và nơi làm cơ sở cho mình khám phá những vùng xung quanh. Đọc xong tôi phớt lờ vì nghĩ điều ấy không cần thiết. Nhưng bây giờ mới thấy rằng đó là một ý kiến cực hay. Vừa giúp nghỉ ngơi dưỡng sức vừa giúp mình giống người trong xã hội hơn vừa giúp mình có thêm một ít thu nhập nữa.

Trước đây tôi cũng thỉnh thỏang đóng đô nơi nào đó 1 đến vài tháng và hay ở các dorm hoặc phòng trả tiền theo ngày với giá cực rẻ. Nhưng làm theo cách này vẫn đắt tiền, và bạn vẫn phải gặp người khác hằng ngày dù bạn muốn hay không. Hãy vào các khu có dân nhập cư hay các khu dân cư địa phương tìm nhà mà thuê thì rẻ hơn, nếu muốn thì chỉ việc đóng cửa phòng/nhà tách ly với thế giới bên ngoài. 

How to Find Grunt Work While Traveling the World 
Independent Travel Work 
Top 10 Self-Employment Travel Jobs 


Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

Một câu chuyện hay liên quan đến sự kiện 11.9 ở Mỹ

Lời kể của một tiếp viên trên chuyến bay Delta 15, viết theo dòng sự kiện 11/9.
 
Buổi sáng thứ Ba ngày 11/9, chúng tôi rời Frankfurt được khoảng 5 tiếng và đang bay ngang qua Bắc Đại Tây Dương.
Đột nhiên tấm rèm mở ra và tôi được gọi lên buồng lái gặp cơ trưởng.
Ngay khi bước vào đó, tôi thấy ngay là tất cả mọi người đều mang vẻ mặt “có chuyện lớn”. Cơ trưởng đưa tôi một mẩu tin nhắn in trên giấy. Mẩu tin được gửi từ văn phòng hãng Delta tại Atlanta, có nội dung ngắn gọn: “Tất cả đường hàng không ngang qua địa phận của nước Mỹ đều bị đóng, áp dụng với tất cả các chuyến bay thương mại. Hãy hạ cánh KHẨN CẤP xuống sân bay gần nhất. Thông báo điểm đến cho chúng tôi.”
Không ai giải thích thêm về ý nghĩa của mẩu tin. Chúng tôi biết rằng đó là một tình thế nghiêm trọng và chúng tôi cần tìm điểm đỗ trong đất liền ngay lập tức. Cơ trưởng xác định được sân bay gần nhất ở cách chúng tôi 400 dặm, ở Gander, Newfoundland, Canada.
Ông ta gửi tới phòng điều khiển không lưu của Canada một yêu cầu đổi đường bay và lập tức nhận được chấp thuận - mà không hề có câu hỏi nào. Tất nhiên chúng tôi liền nhận ra ngay rằng yêu cầu của mình đã được thông qua không một chút lưỡng lự.
Trong khi đội bay chuẩn bị cho việc hạ cánh, một tin nhắn khác đến từ Atlanta cho biết về vụ khủng bố xảy ra ở khu vực New York. Vài phút sau, tin nhắn tiếp theo nói đến vụ bắt cóc máy bay.
Chúng tôi quyết định NÓI DỐI với hành khách trong khi còn đang bay. Chúng tôi nói rằng máy bay có một trục trặc nhỏ và cần hạ cánh xuống sân bay gần nhất ở Gander để kiểm tra.
Chúng tôi hứa sẽ cung cấp thêm thông tin sau khi hạ cánh. Rất nhiều lời xì xào từ phía hành khách, nhưng chẳng có thêm tin gì mới.
40 phút sau, chúng tôi hạ cánh ở Gander. Giờ địa phương ở Gander khi đó là 12:30 trưa, tức là 11 giờ sáng theo giờ Mỹ. Ở đó đã có khoảng 20 máy bay khác đến từ khắp nơi trên thế giới và đều đang trên đường đến Mỹ.
Khi cho máy bay đỗ xong, cơ trưởng đưa ra thông báo: “Thưa quý vị, chắc hẳn mọi người đang thắc mắc liệu có phải là những chiếc máy bay kia cũng gặp trục trặc giống chúng ta. Thực tế là chúng ta có mặt tại đây vì một lý do khác.”
Rồi với những thông tin ít ỏi mà chúng tôi có được, ông giải thích tình thế đang xảy ra ở Mỹ. Nhiều tiếng thở mạnh và những cái nhìn nghi ngờ, không tin. Cơ trưởng tiếp tục thông báo là bộ phận điều khiển mặt đất của Gander yêu cầu chúng tôi vẫn phải sẵn sàng bay.
Chính phủ Canada đứng ra chịu trách nhiệm về tình trạng của chúng tôi và không ai được phép rời khỏi máy bay. Không ai bên ngoài được đến gần bất cứ chiếc máy bay nào. Chỉ có cảnh sát sân bay được đi kiểm tra quanh máy bay theo lịch, họ nhìn qua tình trạng của chúng tôi rồi lại đi sang từng máy bay khác.
Khoảng một tiếng sau đó, có thêm rất nhiều máy bay hạ cánh xuống Gander. Cuối cùng tổng số là 53 máy bay đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó 27 cái là máy bay thương mại của Mỹ. Cùng lúc đó, vài mẩu tin phát ra từ radio trên máy bay, nhờ đó chúng tôi mới biết là có máy bay đâm vào tòa nhà WTC ở New York và vào Lầu năm góc ở DC.
Mọi người thử dùng điện thoại di động, nhưng không được do khác hệ thống di động ở Canada. Vài người có sóng, nhưng chỉ gọi được đến tổng đài Canada và nghe thông báo rằng mọi đường dây đến Mỹ đều bị khóa hoặc tắc nghẽn.
Vào buổi tối, thỉnh thoảng có các bản tin cho biết tháp đôi WTC đã sụp đổ hoàn toàn và chiếc máy bay thứ 4 bị bắt cóc đã rơi. Giờ đây mọi hành khách đều bị xúc động và vô cùng mệt mỏi, nếu như không muốn nói là bị hoảng sợ. Nhưng ai nấy đều thể hiện sự bình tĩnh lạ thường.
Chúng tôi chỉ còn biết dõi mắt qua cửa sổ để nhìn 52 chiếc máy bay kia và biết rằng mình không phải là những kẻ duy nhất mắc kẹt trong hoàn cảnh khó khăn này.
Trước đó chúng tôi đã được thông báo là mọi người sẽ được ra khỏi máy bay, nhưng phải theo lần lượt từng máy bay một. Lúc 6 giờ chiều, sân bay Gander cho biết là 11 giờ sáng hôm sau mới đến lượt máy bay của chúng tôi. Hành khách không vui chút nào, nhưng họ đành phải chấp nhận điều này mà không xì xào nhiều và bắt đầu chuẩn bị dành cả đêm trên máy bay.
Gander hứa rằng sẽ cung cấp dịch vụ y tế nếu cần, nước, và dịch vụ vệ sinh. Họ đã giữ đúng lời hứa.
May sao, chúng tôi không gặp phải vấn đề gì cần đến hỗ trợ y tế. Có một phụ nữ trẻ mang thai 33 tuần, chúng tôi đã chăm sóc cô ấy RẤT tốt. Buổi đêm trôi qua mà không có vấn đề gì mà dù chỗ ngủ không được thoải mái cho lắm.
Khoảng 10 giờ 30 sáng ngày 12, một loạt xe buýt của trường học xuất hiện. Chúng tôi xuống máy bay và được đưa tới sảnh đến để làm thủ tục hải quan và nhập cảnh, rồi đăng ký với Hội Chữ Thập Đỏ.
Sau đó, chúng tôi (ê kíp của chuyến bay) phải tách khỏi hành khác. Chúng tôi được xe tải đưa đến một khách sạn nhỏ. Chúng tôi không biết hành khách của mình đi đâu.
Qua Hội Chữ Thập Đỏ, chúng tôi được biết thị trấn Gander có dân số khoảng 10.400 người và hiện phải chăm lo cho 10.500 hành khách từ tất cả các máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống Gander!
Họ đề nghị chúng tôi cứ nghỉ ngơi tại khách sạn, họ sẽ liên hệ lại khi các sân bay ở Mỹ mở cửa trở lại, nhưng chúng tôi chẳng thể hi vọng họ sẽ sớm gọi mình. Chỉ khi vào khách sạn và bật TV lên, chúng tôi mới biết toàn cảnh vụ khủng bố ở quê nhà vốn đã xảy ra từ 24 giờ trước đó.
Bấy giờ, chúng tôi có thật nhiều thời gian rảnh và nhận ra rằng người dân Gander vô cùng thân thiện. Họ bắt đầu gọi chúng tôi là “plane people” (những người từ máy bay). Chúng tôi được hưởng sự tiếp đãi của họ, khám phá thị trấn Gander và có một thời gian thật tuyệt vời ở đây.
Hai ngày sau, chúng tôi nhận được cuộc gọi và được đưa ra sân bay Gander. Trở về máy bay, chúng tôi gặp lại hành khách và được biết họ đã làm gì trong hai ngày qua. Những điều được biệt thật là... trên cả tuyệt vời.
Thị trấn Gander và các cộng đồng xung quanh (trong bán kính 75 km) đã cho tạm dừng hoạt động của tất cả các trường trung học, các khu sảnh, các nhà nghỉ và tất cả những địa điểm rộng rãi khác. Họ sắp xếp lại các nơi này thành những khu nhà nghỉ tập trung dành cho các vị khách bị mắc kẹt. Có khu mắc võng, có khu trải chiếu với túi ngủ và gối. TẤT CẢ học sinh trung học được yêu cầu tình nguyện tham gia trông nom “khách khứa”.
218 hành khách của chúng tôi lưu trú tại một trường trung học trong một thị trấn tên là Lewisporte, cách Gander khoảng 45km. Nếu có phụ nữ nào muốn được ở khu vực “women-only” (chỉ dành cho nữ) thì cô ấy cũng được sắp xếp như ý. Các gia đình được ở cùng nhau. Hành khách cao tuổi được đưa về các nhà riêng. Bạn có nhớ cô gái trẻ mang thai không? Cô ấy được đưa về nhà riêng của một gia đình ở ngay đối diện một Trạm Cấp Cứu 24h.
Ngoài ra, nếu (trong số khác) có người cần, một nha sĩ cùng với y tá nam và y tá nữ sẽ có mặt ngay. Điện thoại và email kết nối sang Mỹ và các nước khác cũng được cung cấp mỗi ngày một lần.
Ban ngày, các vị khách được mời “đi tham quan”. Có người đi du thuyền dọc theo sông và các bến cảng. Có người đi dạo trong các khu rừng của địa phương.
Các tiệm bánh luôn mở cửa và làm bánh mỳ tươi cho khách. Đồ ăn được người dân nấu tại nhà và mang đến các ngôi trường. Mọi người được đưa tới các nhà hàng, quán ăn mà họ muốn, và được mời những bữa cơm ngon tuyệt. Ai cũng được phát phiếu giặt để dùng tại các tiệm giặt trong vùng, bởi vì đồ đạc của họ để cả trên máy bay rồi.
Nói cách khách, mọi thứ cần thiết đều được cung cấp đầy đủ tới những vị khách bị mắc kẹt.
Những chuyện đó, hành khách vừa khóc vừa kể với chúng tôi. Khi họ được thông báo rằng các sân bay ở Mỹ đã mở trở lại, họ được đưa ra sân bay rất đúng giờ, không thiếu một ai, không ai bị muộn. Hội Chữ Thập Đỏ địa phương có đầy đủ thông tin về từng người, ai đang ở đâu, ai cần lên máy bay nào và khi nào máy bay đó cất cánh. Họ kết hợp làm mọi việc rất tốt. Hoàn toàn trên cả tuyệt vời!
Khi hành khách trở về máy bay, cứ như là họ vừa cùng đi chơi trên một chuyến du thuyền vậy. Mọi người biết tên nhau, kể cho nhau nghe về thời gian ở đó xem ai có câu chuyện ấn tượng và vui hơn.
Chuyến bay của chúng tôi đến Atlanta như thể một chuyến được bao trọn gói cho một bữa tiệc vậy. Đội bay chỉ việc tránh sang một bên. Thật phi thường!
Các hành khách trở nên gắn bó và gọi nhau bằng tên thân mật, trao đổi số điện thoại, email, địa chỉ. Và rồi một chuyện hiếm thấy đã xảy ra!
Một trong số hành khách tìm tôi và xin được dùng hệ thống phát thanh để tuyên bố một điều. Chúng tôi không bao giờ cho phép cả, nhưng hôm đó thì khác. Tôi đáp ngay “Vâng, tất nhiên rồi!” và đưa ngay micro cho ông ấy. Ông cầm lấy chiếc micro và cất lời nhắc lại những trải nghiệm của mọi người trong mấy ngày qua. Ông nhắc họ về sự tiếp đãi mà họ đã nhận được từ những người hoàn toàn xa lạ. Tiếp theo, ông nói rằng bản thân mình muốn làm điều gì đó để đáp lại lòng tốt của những người dân Lewisporte.
Ông nói, ông sẽ thành lập một quỹ tín thác lấy tên DELTA 15, số hiệu chuyến bay của chúng tôi. Mục đích của quỹ này là cấp học bổng cho các học sinh trung học của Lewisporte. Ông kêu gọi các khoản quyên góp dù lớn dù nhỏ từ các hành khách khác.
Rồi chúng tôi nhận được một tờ giây ghi danh sách các khoản quyên góp, tên, số điện thoại và địa chỉ. Tổng số tiền quyên góp đượclà hơn 14.000 đô la!
Người đàn ông đó, một bác sĩ y khoa, người vùng Virginia, hứa sẽ thu thập các khoản quyên góp và bắt tay ngay vào lo các thủ tục hành chính cho quỹ học bổng. Ông cũng nói rằng sẽ gửi bản đề xuất tới Delta Corporate để mời họ đóng góp.
Khi tôi viết bài này, quỹ tín thác đó đã lớn hơn 1,5 triệu đô la và hỗ trợ việc học đại học cho 134 sinh viên.
Một câu chuyện thật “cool” đấy nhỉ. Nó nhắc nhở chúng ta rằng trên thế giới có bao nhiêu là người có ích. Và những kẻ không giúp được ai ắt phải sống áp lực nhiều lắm.

Sưu tầm trên net.

Chủ Nhật, 13 tháng 9, 2015

Mẹo vặt chữa bệnh

Bài này thấy có vẻ có ích nên tôi chia sẻ chứ tôi không biết về độ chính xác của thông tin nha mọi người. Đi bụi mà bị ốm, không có thuốc thang, không ai chăm sóc thì tự chăm sóc, cho nên mấy mẹo này có khi lại có ích đó.
 
Cơ thể người là một bộ máy sinh học vô cùng huyền diệu, có khả năng tự điều chỉnh rất cao. Nắm được cơ chế của nó qua các đồ hình và sinh huyệt sẽ giúp cơ thể tự điều chỉnh mỗi khi bị trục trặc. Diện chẩn điều khiển liệu pháp Bùi Quốc Châu sẽ tặng bạn “chiếc đũa thần” nhằm giúp bạn tự hóa giải mỗi khi “ngọc thể” bất an.
01. Bụi hoặc muỗi bay vào mắt, mắt bị cay xè:
Chớ có dụi mắt mà tổn thương đến giác mạc. Chỉ cần thè lưỡi liếm mép vài cái, nước mắt sẽ ứa ra “lùa vật lạ” ra khỏi mắt! Nên nhớ một điều: nếu bị mắt phải thì liếm mép bên trái và ngược lại.
02. Mắt nhắm không khít:
Một mắt nhắm không khít (do bị liệt dây thần kinh số 7 chẳng hạn), hơ ngải cứu bên mắt đối xứng. Ngày hơ nhiều lần, mỗi lần hơ độ vài phút, mắt sẽ dần dần nhắm khít.
03. Mũi nghẹt cứng:
Dù mũi bị nghẹt (tắc hoặc tịt) đến mức nào và đã bao lâu rồi, chỉ cần hơ ngải cứu vào đồ hình mũi trên trán - từ giữa trán (huyệt 103) đến đầu đôi lông mày (huyệt 26), độ một phút thôi, mũi sẽ thông thoáng ngay. Thật là một phép lạ đến khó tin.
04. Bả vai đau nhức, không giơ lên cao được:
Dùng đầu ngón tay trỏ gõ vài chục cái vào đầu mày (huyện 65) cùng bên đau. Vai hết đau và tay lại giơ lên cao được ngay.
05. Bong gân, trật khớp cổ tay:
Hãy bình tĩnh dùng ngón tay trỏ gõ mạnh độ vài chục cái vào sát đuôi mày cùng bên đau, cổ tay sẽ trở lại bình thường (muốn tìm điểm chính xác cần gõ, hãy lấy ngón tay miết nhẹ vào đuôi mày, thấy chỗ nào hơi lõm xuống, đấy là điểm chính xác - huyệt 100 - phản chiếu đúng cổ tay).
06. Bong gân, trật khớp vùng mắt cá chân:
Mắt cá chân bên nào bị trật khớp, hơ vùng mắt cá tay cùng bên. Mắt cá chân bị đau dù đã lâu ngày cũng lành trong vài phút. Các vận động viên quốc gia, các cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp hãy nhớ lấy mẹo này để tự cứu mình và giúp người.
07. Bắp chân bị vọp bẻ (chuột rút):
Dùng cườm tay day mạnh vào bắp tay độ vài chục cái, vọp bẻ hết liền. Nhớ vọp bẻ chân bên nào thì day mạnh bắp tay bên đó.
08. Gai gót chân:
Nhớ hơ đúng điểm tương ứng bên gót chân đối xứng, chỉ vài phút thôi, gót chân hết đau liền. Hết sức cẩn thận kẻo bị phỏng.
09. Đầu gối đau nhức:
Hơ vùng khuỷu tay (cùi chỏ) cùng bên, chỉ độ vài phút đầu gối (khuỷu chân) hết đau liền.
10. Bị táo bón lâu ngày:
Dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) lăn quanh miệng độ vài ba phút - khoảng độ 200 vòng, táo bón sẽ được giải quyết.
Cách lăn như sau: lăn từ mép phải vòng lên môi trên sang mép trái. Lăn tiếp vào phía dưới và giữa môi dưới rồi kéo thẳng xuống ụ cằm (hình thành một dấu hỏi lớn chiếm 3/4 quanh miệng). Nhớ lăn từ phải qua trái mới nhuận tràng, hết táo bón. Ngược lại lăn từ trái qua phải, sẽ càng táo bón hơn đấy!
11. Nhức đầu
a. Bất cứ nhức ở bộ phận nào trên đầu, mới nhức hay đã lâu, nặng hay nhẹ, chỉ cần hơ mu bàn tay trái (đã nắm lại) trên điếu ngải độ vài phút, nhức đầu như búa bổ cũng hết ngay. Nào! Thử làm xem.
b. Nếu nhức nửa đầu bên phải, hơ nửa mu bàn tay phía bên phải.
c. Nếu nhức nửa đầu bên trái, hơ nửa mu bàn tay phía bên trái.
d. Nếu nhức sau gáy, hơ phía cổ tay trên.
e. Nếu nhức đỉnh đầu, hơ ụ xương gồ cao nhất của ngón tay giữa.
f. Nếu nhức thái dương, chỉ cần hơ thái dương đối xứng 1 phút là hết ngay.
g. Nếu nhức cả hai bên thì hơ đi hơ lại.
h. Nếu nhức trán, hơ hết các đốt cuối của 4 ngón tay đã nắm lại.
i. Nếu chỉ nhức nửa trán bên phải, hơ 2 ngón tay bên phải.
k. Nếu chỉ nhức nửa trán bên trái, hơ 2 ngón tay bên trái.
l. Nếu chỉ nhức giữa trán, chỉ cần hơ 2 ngón giữa độ 1 phút là hết ngay.
k. Nếu nhức quanh đầu, hơ quanh mu bàn tay.
12. Mất ngủ
Bất kể mất ngủ vì nguyên nhân gì, xin nhớ không nên dùng thuốc ngủ vừa tiền mất vừa tật mang. Bí quyết đơn giản để có giấc ngủ ngon là: trước khi ngủ, hãy xoa đôi bàn chân cho ấm. Chân ấm là bụng ấm, thân ấm. Đó là điều kiện đầu tiên để ngủ ngon. Sau đó, dùng đầu ngón tay giữa bên trái gõ vào huyệt An thần (tức Ấn đường của Đông y hoặc huyệt 26 của Diện Chẩn - đầu đôi lông mày) độ vài phút sẽ làm nhịp tim ổn định và tinh thần được thư thái. Tay trái phản chiếu tim, Đầu ngón tay giữa phản chiếu cái đầu. Tâm và Thân an lạc – đó là những điều kiện cần thiết để ngủ ngon.
13. Sình bụng (do ăn không tiêu)
Nếu ở nhà, hãy lấy ngải cứu hơ vào rốn và quanh vùng rốn độ vài phút, bụng sẽ xẹp dần. Nếu đang ở bữa tiệc đông khách, hãy lặng lẽ đi ra ngoài đến chỗ vắng người, lăn bờ môi trên một lúc: trung tiện bùng phát, bụng hết sình ngay!
14. Bí tiểu
Người lớn hoặc các cháu nhỏ có lúc bí tiểu, hãy bình tĩnh vuốt cằm độ vài phút, “cơn bí” hết liền! Cách vuốt như sau: ngón tay cái giữ chân cằm, ngón tay trỏ vuốt ụ cằm từ trên xuống dưới nhiều lần. Bàng quang sẽ được tháo nút, nước tiểu tự do chảy (theo Diện Chẩn, ụ cằm phản chiếu bàng quang – huyệt 87). Các cụ già hay đi tiểu đêm, các cháu nhỏ hay đái dầm, trước khi ngủ độ 15 phút hãy tự vuốt cằm đi, các “tật” trên sẽ tự biến rất nhanh!
15. Nấc cụt
Đây là bệnh thông thường nhưng lại gây nhiều khó chịu, làm cho người bệnh mất ăn, mất ngủ. Ăn sao được khi vừa nâng bát cơm lên đã bị cơn nấc trào ngược rồi; ngủ sao được khi vừa nằm xuống, cơn nấc đã rộ lên âm vang khắp nhà! Có người phải nằm bệnh viện nhiều ngày mà vẫn không dứt căn. Chỉ cần làm một trong các hướng dẫn dưới đây, nấc cụt sẽ phải “đầu hàng”:
a- Dùng đầu ngón tay trỏ gõ mạnh vào đầu sống mũi nằm giữa cặp lông mày (huyệt 26 và312) độ 15 cái. Nấc cụt biến mất đến khó tin (huyệt 26 là an thần và huyệt 312 thông nghẽn nghẹt).
b- Dùng đầu ngón tay trỏ vuốt mạnh từ đầu cánh mũi bên trái xuôi xuống chân cánh mũi độ 10-15 cái. Nấc cụt chịu phép phải nằm im, không dám ló mặt ra!
c- Dùng 4 đầu ngón tay (từ ngón trỏ đến ngón út co sát lại với nhau thành một đường thẳng) vạch dọc giữa đầu (từ trán ngược lên đỉnh đầu) độ 15 cái là hết nấc cụt! Xin hãy thử làm xem!
16. Đau bụng
Có thể khỏi nhanh bằng một trong những cách chữa đơn giản sau:
a- Hơ (bằng điếu ngải) hai lòng bàn tay độ 10 phút.
b- Hơ hai lòng bàn chân độ 10 phút.
c- Hơ rốn và lấy tay lăn quanh miệng.
17. Đau tử cung:
a- Gạch rãnh nhân trung từ đầu rãnh (sát mũi) đến cuối rãnh (sát bờ môi trên) nhiều lần.
b- Gạch hai bờ nhân trung và bờ môi trên nhiều lần.
18. Đau đầu dương vật:
Chỉ cần hơ đầu mũi độ 1 phút, đầu dương vật sẽ hết đau.
19. Đau khớp háng:
Gạch và hơ đường viền cánh mũi một lúc, khớp háng hết đau. Nhớ đau khớp háng bên nào thì gạch đường viền cánh mũi cùng bên.
20. Đau gót chân:
Hơ và gõ gót chân đối xứng độ vài phút, gót chân đang đau hết ngay.
21. Đau bụng kinh:
Hãy vuốt môi trên vài phút, đau bụng kinh hết liền.
22. Ho ngứa cổ:
a- Chà xát hai cổ tay vào nhau nhiều lần. Nhớ hai bàn tay phải nắm lại đã trước khi cọ xát vào nhau.
b- Hơ cổ tay trong của bàn tay trái đã nắm lại vài phút, ho và ngứa cổ hết rất nhanh. Xin chú ý, bàn tay trái nắm lại, lật úp xuống: mu bàn tay phản chiếu đầu não, cổ tay phản chiếu cổ gáy. Bàn tay trái nắm lại, lật ngửa ra: lòng bàn tay phả chiếu trái tim, cổ tay phản chiếu cổ họng.
23. Huyết áp cao:
Hãy lấy đầu ngón tay út bấm vào huyệt (huyệt 15) nằm sâu sau loa tai bên trái nhiều lần (độ 1 phút), huyết áp sẽ hạ liền.
24. Huyết áp thấp:
Vẫn dùng đầu ngón tay út bấm sâu vào huyệt (huyệt 19) đầu nhân trung sát với mũi nhiều lần, huyết áp sẽ được nâng lên liền.
25. Huyết trắng:
Dùng hai đầu ngón tay – ngón trỏ và ngón giữa – để nằm ngang chà xát hai bờ môi một lúc.
26. Bế kinh:
Dùng lăn đôi lớn lăn xuôi từ rốn xuống háng cho đến khi bụng nóng lên. Ngày lăn nhiều lần; độ 3-5 ngày, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.
27. Lẹo mắt (lên chắp)
Chỉ cần bấm vào chân mụn lẹo vài lần, mụn lẹo sẽ tiêu rất nhanh. Nhớ phát hiện càng sớm, chữa càng khỏi nhanh.
28. Liệt mặt (Thần kinh số 7 ngoại biên)
Chỉ cần nhìn qua bên mặt bị liệt đã thấy hai triệu chứng rõ rệt: mắt nhắm không khít và một bên mép bị méo xệch xuống. Cách chữa hết sức đơn giản đến mức khỏi rồi mà vẫn tưởng như nằm mơ. Nhanh độ 3 ngày, chậm độ 7 ngày là khỏi.
a. Lấy điếu ngải cứu đốt hơ bên mắt lành độ vài phút, mắt có bệnh cứ từ từ nhắm lại. Mỗi ngày hơ vài lần, mắt nhắm lại dần dần.
b. Lấy tay hoặc lăn đôi nhỏ (trong bộ dụng cụ lăn, day huyệt) lăn chéo từ mép bị méo lên phía đỉnh tai. Ngày lăn nhiều lần, mỗi lần lăn độ vài phút. Chẳng bao lâu mép sẽ được kéo lên cân bằng với mép lành.
29. Mắt không di động được
Chỉ cần gõ vài chục lần vào huyệt nằm ở phía trước và dưới bình tai, mắt sẽ chuyển động bình thường. Huyệt này nằm ở ngay chỗ lõm sát bình tai, khi há miệng là sờ thấy ngay. Đây là huyệt số 0 của diện chẩn và đồng thời cũng là huyệt Thính hội của Đông y.
30. Đắng miệng
Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào huyệt lõm kề sát bên dưới môi dưới (huyệt 235) độ vài chục cái, miệng hết đắng liền!
31. Hàm mặt đau cứng (Thần kinh số 5)
Lấy điếu ngải cứu hơ mặt ngoài ngón tay cái (cùng bên đau) từ ngón đến giáp cổ tay. Nhớ khi hơ bàn tay phải xòe ngửa ra. Chỉ cần hơ độ vài phút, hàm mặt đau cứng sẽ mềm dần và trở lại bình thường.
32. Hắt hơi liên tục
Sẽ hết ngay trong 1 phút nếu biết lấy ngải cứu hơ dọc từ giữa trán (huyệt 103) thẳng xuống đến giữa đôi lông mày (huyệt 26).
33. Ho khan lâu ngày
Lấy ngải cứu hơ hai bên sườn mũi, hai bên mang tai (từ đỉnh tai xuống đến dái tai), cổ tay trong (của bàn tay trái đã nắm lại) và trực tiếp cổ họng.
34. Hóc (hột trái cây, xương)
Bấm hoặc gõ vào huyệt sát đầu nhân trung (huyệt 19) nhiều lần.
35. Các khớp ngón tay khó co duỗi
Lấy ngải cứu hơ đầu xương các đốt ngón tay rồi lăn, vê các đốt đó nhiều lần.
36. Mắt quầng thâm
Lấy ngải cứu hơ trực tiếp vào mắt, quầng thâm sẽ tan dần.
37. Buồn ngủ nhíu mắt lại
Vò hai tai một lúc là tỉnh ngủ liền.
38. Nhảy mũi
Lấy ngón tay trỏ cào từ cửa lỗ mũi xuống đến môi vài chục cái là hết nhảy mũi!
40. Quai bị
Bấm huyệt ngay sát dái tai bên sưng (huyệt 14) rồi hơ dái tai đối xứng độ vài phút. Ngày làm nhiều lần, quai bị tiêu rất nhanh.
41. Nhức răng
Hơ ngải cứu quanh vùng má bên đau độ 1 phút, răng hết nhức liền.
42. Mắt đỏ
Gạch đầu gan bàn tay dưới 3 ngón tay giữa độ vài phút, mắt đỏ hết rất nhanh. Nhớ mắt đỏ bên nào, gạch bàn tay cùng bên.
43. Mắt nhức
Hãy dùng đầu ngón tay trỏ cào đỉnh tai (huyệt 16) bên mắt nhức độ một lúc, mắt hết nhức liền.
44. Mắt nháy (giật)
Dùng đầu ngón tay trỏ cào vào phần dưới (huyệt 179) của đầu lông mày bên mắt bị nháy một lúc, mắt sẽ hết giật.
45. Tê lưỡi, cứng lưỡi
a- Hơ ngải cứu xong rồi vê ngón tay cái bàn tay trái một lúc, lưỡi hết tê.
b- Gõ vào huyệt sát trên dái tai độ 1 phút, hết cứng lưỡi.
46. Khan tiếng
a- Chà xát vùng gáy cho nóng lên độ vài phút là hết.
b- Dùng ngón tay trỏ gõ mạnh vào vùng trước dái tai nhiều lần trong ngày
SƯU TẦM

Thứ Ba, 1 tháng 9, 2015

Tiêu hết tiền vào việc du lịch giúp bạn hạnh phúc

VNExpress. Thay vì tiêu tiền vào việc mua sắm vật chất, bạn hãy chi tiền cho những chuyến du lịch trải nghiệm, bởi các hoạt động ngoài trời sẽ khiến bạn hạnh phúc hơn.

Đó là kết quả nghiên cứu của Đại học Cornell, New York, Mỹ vừa được công bố mới đây. Nghiên cứu kéo dài hai thập kỷ dẫn đầu bởi tiến sĩ Thomas Gilovich cho thấy mấu chốt nằm ở sự khác biệt trong giá trị của những trải nghiệm và vật chất là sự thích nghi.
“Chúng ta mua những thứ làm mình hạnh phúc, và chúng ta đạt được điều đó. Nhưng chỉ sau một thời gian, những thứ mới làm chúng ta rất hào hứng lúc đầu, nay đã trở nên quen thuộc”, nghiên cứu cho hay.
Về cơ bản, con người thường trở nên quen thuộc với đồ vật mình sở hữu và qua thời gian niềm hạnh phúc từ những đồ vật đó ngày càng giảm. Mặt khác, hạnh phúc từ những việc làm của mỗi người lại tăng lên theo thời gian. Bởi những trải nghiệm trở thành một phần và định hình số phận của mỗi người.
Đó là lý do tại sao chiếc máy điện tử Nitendo DS bạn từng mơ ước trong sinh nhật 20 tuổi nay bị lãng quên đâu đó trong túi dưới gầm giường còn kỷ niệm về chuyến đi Nam Mỹ vẫn được nhắc lại thường xuyên và trìu mến.
Tiến sĩ Gilovich cho thấy thay vì tiết kiệm tiền để mua một chiếc TV màn hình phẳng, để hạnh phúc hơn bạn nên tiêu số tiền đó cho những trải nghiệm như việc đi du lịch, hoặc các hoạt động ngoài trời, các kỹ năng mới hay tham quan triển lãm.
“Bạn có thể thích những thứ vật chất. Bạn có thể nghĩ rằng hình ảnh của mình gắn liền với những thứ đó nhưng thực chất chúng vẫn tách biệt với bạn. Ngược lại, những trải nghiệm bạn có mới thực sự là một phần của bạn”, tiến sĩ Gilovich nói.
Như Bình (Theo AWOL)
Xem nguồn bài viết ở đây.