(Đi bụi trường kỳ kháng chiến, nghĩa là đi không biết lúc nào về hoặc có
thể không bao giờ quay về luôn.)
1. Điều đầu tiên mà ai cũng nghĩ đến. Đó là tiền. Dĩ nhiên, tiền là quan
trọng nhưng đó không phải là quan trọng nhất. Anh chàng người Nhật bắt đầu
chuyến đi vòng quanh thế giới của mình với 2 đô Mỹ trong túi. Anh ta hiện giờ
vẫn đang còn thực hiện chuyến đi. Lúc ở Nhật thì anh ta thợ sửa máy lạnh, và
khi đi bụi thì kiếm sống bằng nghề ảo thuật đường phố. Dĩ nhiên, tinh thần đoàn
kết của người Nhật cao hơn người Việt Nam
rất nhiều và hộ chiếu Nhật dễ xin visa hơn hộ chiếu Việt Nam. Tuy nhiên
những trở ngại này cũng chẳng đáng để cản trở ước mơ trở thành du mục tí nào.
Tiền thì quan trọng. Vậy thì cứ tranh thủ mà tích lũy tiền. Khi còn ở nhà
thì vài ngàn hay vài chục ngàn chẳng có giá trị gì, nhưng khi đi bụi thì chúng
lại đáng gía lắm đó. Nếu không tin thì khi nào thực sự đi bụi, bạn sẽ hiểu điều
này. Do đó, hãy tiết kiệm từng ngàn đồng để chuẩn bị chuyến đi trường kỳ kháng
chiến nha mọi người.
Thường khi mới bước chân ra đường, ai cũng có xu hướng tiêu xài hào phóng
như còn ở nhà (dù ở nhà có trùm sò cỡ nào thì cũng là hào phóng so với một
thằng đi bụi rồi đó mọi người.) Do đó, trong năm đầu tiên, chắc chắn bạn sẽ
tiêu từ 1/3 đến ½ số tiền mình dành dụm cho chuyến đi này. Vài năm sau nhìn lại
mới thấy năm đầu tiên của mình sao mà sang quá đỗi (dù mình cũng tiết kiệm ghê
gớm!) Càng ở lâu ngoài đường thì càng biết cách xài rất ít thậm chí là không
xài tiền luôn. Ví dụ: 4 tháng cuối tôi ở tại Ấn độ, tôi chỉ xài tổng cộng có 100 đô Mỹ
thôi, chủ yếu là mua thức ăn tặng và rửa hình tặng người dân địa phương, chứ tôi chả
có xài cái gì cả. (Phần này tôi không có viết trên blog, để dành tự sướng).
Mọi người cứ tiết kiệm từ xu lẻ, từ tờ một ngàn đi, rồi bắt đầu chuyến đi
mới thấy ở nhà mình xài sang cỡ nào; khi đi đến năm thứ 2 hoặc thứ 3 thì sẽ
thấy năm 1 và năm 2 mình sang cỡ nào.
Càng đi thì càng rẻ hoặc càng miễn phí. Do đó mà nhiều tên đi bụi cứ ở
miết ngoài đường chẳng chịu về nhà là vậy đó.
Tóm lại, tiết kiệm đến mức tối đa, dù đó là 1 ngàn đồng hay 1 xu lẻ.
2. Dù bạn có là tỷ phú đi chăng nữa mà khi đi bụi không lo lắng gì về
tiền bạc thì cũng chẳng vui đâu. Lo lắng về tiền bạc là một trong những phần
thú vị nhất của một chuyến đi bụi trường kỳ kháng chiến đấy.
Do đó, khi còn ở nhà, học được nghề gì cứ học, từ cầm kỳ thi họa, nấu ăn,
phụ hồ, làm vườn, đánh trống, thổi kèn,……….. Tất tần tật, cái gì cũng học hết.
Có khi nhờ học tùm lum tùm la này mà bạn phát hiện ra năng khiếu của mình về
một lĩnh vực nào đó cũng nên lắm đấy. Học mấy cái này để làm vốn kiếm sống hoặc
để làm việc đổi lấy chỗ ngủ và thức ăn, hoặc chỉ để giao lưu với dân địa
phương. Túm lại là cứ học tất.
3. Phải học cho thật giỏi một ngôn ngữ nào đó ngoài tiếng mẹ đẻ. Ví dụ,
tiếng Anh phải giỏi để có khả năng giao tiếp và đọc tài liệu bằng tiếng Anh. Để
có thể vào google tìm bí kíp của bọn đi bụi quốc tế. Nếu bạn biết tiếng Anh thì
khỏi lo vụ đơn thân độc mã ngoài đường rồi. Nhờ internet bạn biết rằng địa điểm
này thời điểm này có những thằng “điên điên” giống mình đang lặn lội ngoài
đường. Do đó, hãy đầu tư thời gian học tiếng Anh. Thậm chí nếu có đi bụi chỉ
trong nước không phải ra nước ngoài thì bạn cũng cần tiếng Anh để đọc tài liệu
vậy. Nếu ghét tiếng Anh quá và nghĩ mình không bao giờ ra nước ngoài thì bạn
cũng nên học một tiếng dân tộc nào đó. Ví dụ tiếng H’mông hay tiếng Thái……….
Rồi đến cộng đồng ấy ở chung người dân cũng vui lắm đó!
4. Vào các trang web, cộng đồng, nhóm, hay blog của những tay đi bụi, đặc
biệt là những tay đi trường kỳ kháng chiến (từ từ tôi sẽ cập nhật blog và web
của những tay này cho mọi người đọc). Dù không đi ngay bây giờ nhưng bạn cũng
nên đọc hết, đọc chậm rãi, vừa đọc vừa tra từ điển. Đây cũng là một cách học
tiếng Anh hiệu quả. Bạn cứ đọc tất tần tật, đặc biệt là những bí kíp. Đọc hoài
thì từ từ thông tin sẽ đi vào trong tiềm thức. Khi gặp tình huống bạn sẽ biết cách
ứng xử. Khi ấy bạn sẽ ngạc nhiên vì tự dưng mình thông minh đột xuất. Nhưng
thực sự khi vào những tình huống nguy hiểm thì vô thức hoạt động đấy. Cho nên cứ
đọc tất tần tật nha mọi người.
Ngoài ra cũng nên đọc các trang nói về kỹ năng sinh tồn trong những địa
hình, thời tiết, khí hậu khác nhau, hoặc kỹ năng sinh tồn trong những thảm họa
thiên nhiên,….. Cứ đọc hết các kỹ năng sinh tồn này. Xem được trên tivi càng
tốt. Những kiến thức này sẽ đi vào tiềm thức. Khi gặp tình huống thì tự dưng
hữu dụng.
5. Nhờ đọc nhiều bạn sẽ hình dung ra chuyến đi của mình như thế nào, cần
những trang thiết bị nào. Vậy là bạn cứ thỉnh thoảng “tha” về nhà một món. Lúc
thì chiếc xe đạp, lúc thì cái lều, lúc thì cái túi ngủ, lúc thì cái quần, lúc thì
cái áo……….. Bạn cứ chuẩn bị từ từ từng món một. Tuy nhiên chớ nên phí tiền quá
để rồi lại thấy mình chẳng cần mấy thứ ấy. Do đó, hãy tìm hiểu thật kỹ, cân
nhắc thật lâu rồi hãy quyết định mua. Tiết kiệm mới quan trọng hơn đấy mọi
người. Tuy nhiên mua các vật dụng cần thiết rồi làm quen với chúng, sử dụng
chúng, biến chúng thành bạn mình luôn thì khi bắt đầu chuyến đi bạn sẽ không
lúng túng bỡ ngỡ.
6. Chuẩn bị tinh thần của một kẻ du mục, một kẻ lang thang. Đó là: chỉ
cần đi thôi, đi đâu không quan trọng. Vấn đề chính là di chuyển, không ở một
chỗ, còn di chuyển đến đâu, ở chỗ nào thì lại không phải là vấn đề.
Thử thách bản thân trước những tình huống bất ngờ, trước những môi trường
xa lạ, trước những việc không thể đoán trước là một việc làm thú vị và đầy
quyến rũ đối với những kẻ sinh ra để đi bụi.
Xa lánh môi trường đang làm mình chán ngấy lên một khỏang thời gian dài
thì khi có cơ hội quay về, mình mới biết quý trọng cái đang làm mình chán ngấy.
Do đó, một khi đã muốn đi thì cứ lên kế hoạch rồi đi thôi. Thật đơn giản!
Lúc trước trong một trang nào đó có bạn nói câu này mà tôi thấy chí lý vô cùng:
“Cứ việc bước chân ra đường thì bạn sẽ không chết đói đâu mà lo.” Mọi người
biết vì sao không? Vì bản năng sinh tồn buộc chúng ta phải xoay xở tìm cách để
không chết đói. Đó là chưa kể vô số bí kíp mà bạn học được từ các blog và trang
web của các tay đi bụi trường kỳ hướng dẫn cụ thể chi tiết cách để không bị
chết đói ngoài đường nữa kìa; trừ phi bạn quyết tâm đến nơi đang có hạn đói thì
có thể bạn bị chết đói, nếu không thì làm sao mà chết đói được nhỉ!!!!
Trời bó tay bác chủ thớt đọc mà thấy dòng đi mà không quay về luôn ai dám đi bác, đi là để trở về mà.Nói chứ mình cũng từng xách ba lô đi thử rồi.Cuối tuần stress quá lấy con xe làm chuyến vũng tàu la gi bình thuận một ngày , cứ đi thui .
Trả lờiXóaTốt nhất cứ lang thang trong nước thôi không cần ngoại ngữ chứ mon mem sang nước ngoài mà không biết gì bỏ mạng chứ chẳng chơi