CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Vì sao thời Mạt Pháp cư sĩ tại gia lại dễ đắc đạo hơn là tăng sĩ?

Tôi nghe kể rằng Ngài Anan (thị giả Phật Thích Ca) có 8 giấc mộng. Một trong những giấc mộng ấy là như sau: Ngài thấy tăng sĩ thì ở dưới hầm đỏ lửa, còn cư sĩ tại gia thì ở trên mặt đất và bước ngang qua đầu các vị tăng sĩ đang ở dưới hầm sâu này. Đức Phật giải thích giấc mơ này nghĩa là thời Mạt Pháp, cư sĩ tại gia đắc đạo và giảng đạo lại cho tăng sĩ.

Theo quán sát của tôi thì điều này đúng vào chính thời điểm này luôn. Ví dụ: Ngài Goenka, thiền sư nổi danh khắp thế giới với những khóa tu Vipassana mười ngày. Goenka không phải là tăng sĩ mà là một doanh nhân cực thành đạt và giàu có ở Miến Điện. Sư phụ của Ngài là U Ba Khin, là Bộ trưởng tài chính của Miến Điện. Sư phụ của U Ba Khin là một nông dân giàu nhất nhì trong vùng. Cả ba người này không ai là tăng sĩ, họ chỉ là cư sĩ tại gia nhưng lại dạy thiền Vipassana và dạy đạo cho biết bao nhiêu người trong đó có cả tăng sĩ.

Lý do vì sao thời nay cư sĩ tại gia lại dễ đắc đạo hơn?

Thứ nhất, tăng sĩ có quá nhiều việc để làm ở chùa, trong khi cư sĩ tại gia thì thong dong hơn nếu họ có khả năng và thực sự muốn tu.
Thứ hai là tăng sĩ lệ thuộc tài chính vào Phật tử, còn cư sĩ tại gia thì hoàn toàn độc lập về tài chính.
Thứ ba, tăng sĩ không có kiến thức về cuộc sống đời thường nhiều như cư sĩ tại gia, hay nói cách khác là họ ít có trải nghiệm cuộc sống. Còn cư sĩ tại gia thì bị đời đấm đá riết nên thành ra đầu có sạn luôn.

Những cư sĩ tại gia có gia cảnh khá giả, có thể tự dựng cốc/am riêng, tự tu, không lệ thuộc ai, hoàn toàn tự do về tài chính và có trải nghiệm cuộc sống, một khi đã quyết tâm tu hành thì khả năng đắc đạo của họ cao hơn là cái chắc.

Ngoài ra, khi không lệ thuộc tài chính vào Phật tử thì họ không nhận cúng dường bố thí của ai cả, vậy là gánh nặng nợ thí chủ hay tín chủ của họ không có, họ không bị tổn phước hay tổn công đức. Còn tăng sĩ suốt ngày nhận sự cúng dường của bá tánh thì trước tiên là công đức phước đức của họ đã tổn ít nhiều rồi. Cộng thêm việc nếu họ tu không ra tu thì gánh nặng này càng oằn vai. So ra họ không được phần thong thả như cư sĩ là vậy đó.

Thêm nữa là tăng sĩ dễ bị quyến dụ hơn là cư sĩ tại gia. Vì sao? Vì Phật tử mà muốn cúng dường thì toàn là tìm tăng sĩ để cúng chứ có ai cúng dường cho cư sĩ tại gia đâu. Cho nên cư sĩ tại gia dễ thoát khỏi sự quyến dụ cúng dường này của Phật tử.

Từ những so sánh trên ta có thể thấy điểm lợi của người tu khi làm cư sĩ tại gia so với tăng sĩ là như sau:
-         Có nhiều thời gian hơn do không phải lo chuyện chùa.
-         Không lệ thuộc vào Phật tử nên không cần tìm cách làm đẹp lòng Phật tử
-         Trải nghiệm cuộc sống nhiều hơn
-         Công đức và phước đức dễ bảo tồn hơn do không nhận sự cúng dường.
Nếu cư sĩ tại gia thực sự muốn tìm đạo thì họ có nhiều điều kiện hơn tăng sĩ, do vậy khả năng đắc đạo của họ cao hơn là chắc chắn rồi.

Nếu vậy thì tăng sĩ trở thành vô dụng cả sao? Hoàn toàn không. Vì sao? Vì: Tăng sĩ chính là tấm bia che chắn cho những người cư sĩ tại gia được tu hành rốt ráo. Nếu không có họ làm bia chắn cho hàng loạt cám dỗ về vật chất và tinh thần thì cư sĩ tại gia cũng chẳng thể nào tu hành được đâu. Do vậy, nếu không có tăng sĩ làm bia đỡ đạn thì cư sĩ tại gia cũng khó mà đắc đạo. Nhìn thấy các tăng sĩ, cư sĩ tại gia sẽ rút kinh nghiệm cho việc tu hành của mình. Cho nên tăng sĩ là vô cùng cần thiết. Do rất nhiều duyên mà một cư sĩ tại gia mới có thể đắc đạo, và một trong những duyên quan trọng đó chính là tăng sĩ, những tấm lá chắn an toàn và những tấm bia đỡ đạn kiên cố. Không có họ thì cũng chẳng có cư sĩ tại gia đắc đạo đâu. Do đó người thực sự biết và hiểu điều này luôn trân trọng tri ân tầng lớp tăng sĩ dù họ có tu hay không tu, dù họ có đắc đạo hay không đắc đạo. Tôi nói ra điều này không phải để châm biếm hay chỉ trích tăng sĩ đâu nha mọi người. Thời nay, tăng sĩ thì khó đắc đạo, nhưng không có họ thì cư sĩ tại gia cũng chẳng làm được gì đâu.

Tôi còn nghe nói là Phật tương lai là Phật Di Lạc trở thành Phật Toàn giác trong thân phận một cư sĩ tại gia nữa đó nha mọi người. Phật Thích Ca phải bỏ nhà ra đi, phải mất 6 năm tìm tòi và 49 ngày ngồi dưới gốc Bồ đề thì mới thành Phật Toàn giác. Còn Phật Di lạc thì ở ngay tại nhà, thiền 7 ngày, vậy là thành Phật Toàn giác luôn.

Tóm lại, tăng sĩ chớ coi thường tầng lớp cư sĩ tại gia. Khi tiếp xúc với một cư sĩ tại gia thì không thể biết được vị nào đã vào hàng thánh rồi đâu, nên chớ có cho mình là tăng nghĩa là đã làm thầy thiên hạ rồi. Chưa chắc ai là thầy ai đâu nha.

Còn cư sĩ tại gia cũng chớ coi thường tăng sĩ bởi vì không có họ làm lá chắn thì mình cũng chẳng tu hành gì ra hồn đâu. Cho nên người thực sự biết thì luôn tri ân tăng sĩ dù họ là ai đi nữa. 

Bài liên quan: Vì sao Chánh Kiến đứng đầu trong Bát Chánh Đạo?
Bài liên quan: Cửa Không/ Tánh Không/ Chân Không Diệu Hữu thật ra là gì?

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Vì sao Phật toàn giác cái gì cũng biết hết?

Cái biết của Phật Toàn giác thì chỉ mình Phật mới biết, không ai có thể biết được đâu dù vị đó là A La Hán hay là Bồ Tát, Đại Bồ Tát hay gì gì đi chăng nữa.

Có câu chuyện đại khái như sau: Có người hỏi Ngài Xá Lợi Phất về Cái Biết của Phật Thích Ca. Ngài Xá Lợi Phất nói: Cái Biếtcủa Thế Tôn thì chỉ có Thế Tôn mới biết được, tôi là ai mà có thể biết được Cái Biết của Thế Tôn cơ chứ.

Ghi chú: Ngài Xá Lợi Phất được xem là Đệ Nhất Trí Tuệ, vậy mà còn hổng biết được Cái Biết của Phật nữa huống chi là mình. Cho nên Cái Biết của Phật thì chỉ có Phật mới có thể biết.

Phật Toàn giác có thể nhìn ra và biết tất cả căn cơ của tất cả mọi chúng sanh luôn. Không ai làm được điều này, chỉ có Phật Toàn giác mới có thể. Vì sao? Vì để biết được một chúng sanh thì vị Phật này phải trải qua hoàn cảnh sống của chúng sanh ấy rồi. Chúng ta không thể biết điều gì nếu chúng ta chưa từng trải nghiệm điều ấy. Và Phật Toàn giác đã trải nghiệm tất cả cho nên đó là lý do Người biết tất cả. Và để có thể trải nghiệm tất cả buộc Ngài phải lăn lên lăn xuống cõi Ta Bà trong vô số vô số vô số kiếp, một thời gian dài vô cùng vô tận, không thể cân đo đong đếm bằng bất cứ thứ gì. Đó chính là lý do vì sao khi một vị Phật Toàn giác ra đời thì toàn thể vũ trụ đều chấn động là như vậy đó.

Và vị Phật Toàn giác cuối cùng của Đại Đại Đại Kiếp này là Phật Di Lạc. Nếu đón hụt vị Phật tương lai này thì chúng ta phải chờ rất rất rất rất lâu mới có 1 vị Phật Toàn giác ra đời vào Đại Đại Đại Kiếp khác. Bởi vậy ráng đón Phật Di Lạc đi nha mọi người!

Vì sao một vị Phật Toàn giác có thể biết tuốt tuồn tuột tất cả mọi thứ, trong khi một vị A La Hán hay một Bồ tát thì lại không thể?

Nôm na là thế này cho dễ hiểu nha mọi người: Để đi vào thành chúng ta có 12 cổng thành. Tùy theo nghiệp duyên và căn cơ mà mỗi người đi theo con đường khác nhau để vào một cổng thành khác nhau. Nghĩa là có 12 cổng mà mỗi cổng lại có nhiều đường để vào. Nếu căn cơ tôi hợp với cổng số 1, thì tôi đi sao đó miễn sao đến cổng số 1 là được rồi. Vị nào vào được cổng thì xem như là bậc thánh Nhập Dòng hay còn gọi là Bậc Nhập Lưu (Đây là quả thứ nhất trong bốn quả thánh, quả thánh thứ bốn là A La Hán). Khi đã vào được cổng thành rồi thì không còn sợ đi lạc đường nữa, cứ việc đi thì ắt sẽ đến. Bậc thánh Nhập Dòng là vậy đó. Khi đã Nhập Dòng thì họ chỉ còn tái sanh tối đa 7 kiếp nữa là trở thành bậc Vô Sanh (nghĩa là không còn tái sanh lại cõi Ta Bà này nữa).

Cổng Thành cũng chính là Ngã ba đường. Nghĩa là sao? Nghĩa là khi đến đây rồi thì buộc phải chọn đi tiếp để thành A La Hán hay quay trở ra để thành Bồ tát. Nghĩa là sao?

Nghĩa là: Ai có tâm nguyện làm A La Hán thì họ sẽ qua cổng và đi tiếp để đến thành. Vậy là xong việc cần phải làm. Nghĩa là họ trở thành bậc Vô sanh.

Còn ai nguyện làm Phật Toàn giác thì không đi tiếp nữa. Họ đến cổng số 1 rồi thì họ lại quay ra, bắt đầu đi lại từ đầu ở một con đường khác để vào cổng thành thứ 2. Khi đến cổng thứ 2 rồi, lại không vào thành, lại quay ra, lại đi lại từ đầu để vào cổng thành thứ 3,……. Cứ bắt đầu đi bắt đầu lại 12 lần như vậy, khi họ trải nghiệm trọn 12 cổng thành thì họ vào thành luôn và thành Phật Toàn Giác.

Con đường làm A La Hán thì đơn giản hơn nhiều, chỉ cần đi qua 1 cổng thành là đủ, còn con đường làm Phật Toàn giác thì nhiêu khê quá đỗi, phải qua tất cả 12 cổng thành.

Điểm chung của A La Hán, Bồ Tát và Phật Toàn Giác là: Cả 3 đều phải trải nghiệm ít nhất 1 cổng thành.

Điểm khác của A La Hán và Bồ tát là: A La Hán đến 1 cổng thì vào luôn, Bồ tát đến cổng rồi nhưng không vào, lại quay ra để bắt đầu lại ở cổng khác.

Điểm khác của Bồ tát và Phật Toàn giác là: Bồ tát vẫn đang trải nghiệm từng cổng khác nhau, còn Phật Toàn giác đã hoàn thành xong, đã trải nghiệm xong 12 cổng rồi.

Do vậy, một người khi đắc quả A La Hán thì chỉ có thể giúp được những ai đi vào cùng cổng thành với mình. Nếu vị ấy vào cổng số 1 thì chỉ giúp được người cùng vào cổng số 1, không thể giúp được người vào cổng số 2. Không cùng căn cơ không giúp được.

Bồ tát thì chỉ giúp được người nào đi con đường vào những cổng mà mình đã đi qua, ví dụ Bồ tát đã qua được cổng 1,3,7,10 thì chỉ giúp được người đi đường vào cổng 1,3,7,10. Những cổng còn lại chưa trải qua nên chưa giúp được.

Còn một vị Phật Toàn giác thì đã trải qua hết nên có thể biết được căn cơ của tất cả là vậy đó.

Để vào được một cổng thôi là biết bao nhiêu khê và khổ ải, vào được rồi mừng muốn chết. Vậy mà họ không đi tiếp, lại đi trở ra, bắt đầu lại từ đầu, và cứ thế mà làm đi làm lại 12 lần. Nói thế cũng đủ thấy sự nhiêu khê, gian truân và vất vả của các Bồ tát trước khi thành Phật Toàn giác là như thế nào rồi. Bởi vậy có người nói: Phật Thích ca đã thành Phật vào một đời Phật quá khứ nào đó nhưng vì thương chúng sanh nên Ngài quay trở lại để cứu giúp. Cái này cũng có thể đúng lắm đó mọi người. Nghĩa là vào thời Phật quá khứ nào đó (quên tên rồi), có thể Ngài đã vào một cổng thành rồi, nếu đi tiếp thì thành A La Hán, nhưng Ngài lại không chịu đi tiếp., lại đi ra để lăn lộn lên xuống cõi Ta Bà và trải nghiệm cho đủ 12 cổng thành.

Do vậy, để làm một Bồ tát thực thụ, nghĩa là ít ra có thể giúp đỡ 1 số người thì bắt buộc phải Nhập Dòng, nghĩa là phải đến được ít nhất một cổng, rồi khi ấy mới phát nguyện muốn làm Bồ tát hay không. Còn chưa vào được cổng nào hết mà phát nguyện Bồ tát thì chỉ là nói cho vui miệng mà thôi, bởi vì chưa thực sự giúp được ai cả đâu.

Bài liên quan: Vì sao Chánh Kiến lại đứng đầu trong Bát Chánh Đạo?
Bài liên quan: Cửa Không/ Tánh Không/ Chân Không Diệu Hữu thật ra là gì?

Chúng ta đang sống theo nhu cầu hay đang sống theo tham muốn?


Thật khó để mà phân biệt đâu là nhu cầu và đâu là tham muốn trước một xã hội tiêu dùng như ngày nay. Ai cũng sở hữu quá nhiều thứ, quá nhiều mối quan hệ, quá nhiều điều phải làm, nhiều đến nỗi chúng ta bị lẫn lộn, bị lúng túng và bối rối không phân biệt được đâu là nhu cầu đâu là tham muốn.

Có một câu hỏi mà nhiều người từ nhiều quốc gia hay hỏi bọn du mục lang thang (giống như tôi) là bọn họ làm gì để qua ngày tháng hay nói cách khác là bọn du mục này làm gì để giết thời gian vậy nhỉ? Đây là câu hỏi mà những người không phải du mục hay hỏi những kẻ du mục giống như tôi hihihihihi.

Người ta thì phải lo làm việc cả ngày, sau đó còn phải chăm lo gia đình hay phải lo duy trì mối quan hệ hoặc phải lo cái này cái nọ cả ngày, không có đến cả thời gian để thở. Vậy bọn du mục, không có gia đình để lo, không có công việc để làm, không có tài sản gì nhiều, ngoại trừ 1 cái ba lô với vài ba thứ lặt vặt cùng một ít tiền, thậm chí còn chả có tiền luôn, vậy họ làm sao để cho qua thời gian đây hả trời hehehehehehe.

Thế đấy, khi nào thực sự trở thành một kẻ du mục với rất ít hành lí và rất ít tiền, bạn sẽ hoàn toàn biết được điều ấy. Còn bây giờ tôi chỉ kể sơ sơ theo kinh nghiệm bản thân thôi nha.

Con người hay con vật đều có những nhu cầu chung như sau: thứ nhất là ăn uống, thứ hai là chỗ ngủ an toàn, thứ ba là vệ sinh thân thể để bảo vệ sức khỏe. Con vật phải đi kiếm ăn cả ngày, dân du mục cũng vậy. Ưu tiên đầu tiên là giải quyết cái bao tử. Phải nghĩ cách để no bụng trước đã. Cả ngày phải kiếm cách này hay cách nọ, phải đi tới hay đi lui để tìm thức ăn. Ăn xong rồi thì nếu vẫn là ban ngày thì họ sẽ tìm nơi để tắm rửa giặt giũ, giữ vệ sinh cái đã. Khi chiều tối thì họ lại phải tìm nơi an toàn để giăng lều, mắc võng hay để đặt lưng xuống mà khò khò. Chỉ 3 việc này thôi, có khi phải đánh vật cả ngày trời mới có được. Chi cho khổ vậy trời, về nhà sướng muốn chết mà hổng chịu về, ở nhà mấy cái này giải quyết cái một, có gì phải vất vả khổ sở vậy ta.
Tuy vậy, cái sướng ở nhà đi tiếp theo là cái khổ liền hà. Còn cái khổ của dân du mục lại đi tiếp theo cái sướng khác.

Thế nào là cái sướng đi liền cái khổ? Đó là: để được cái sướng này (mà chưa chắc đã là sướng), bạn phải đánh đổi thời gian mà vật lộn với cuộc sống để có được nó, bạn phải lao tâm khổ tứ kiếm tiền, bạn phải tìm cách duy trì mối quan hệ đủ kiểu,…..Bạn phải liên tục chạy theo những điều ấy đến nỗi cái bạn chạy theo không còn là nhu cầu nữa mà trở thành tham muốn. Chúng ta chạy theo tham muốn nhưng lại cứ cho đó là nhu cầu không thể không có, cứ thế mà chạy, chạy hoài chạy mãi, chạy đến khi giật mình tỉnh lại thì thấy mình sao mà quá lãng phí thời gian cho những cái không cần thiết này. Nếu không tin, hôm nào đẹp trời, bạn cứ mang hết đồ đạc trong nhà ra để làm cuộc kiểm tra sau: bạn đặt từng món đồ trước mặt mình và tự hỏi: Nếu không có món này mình có chết không? Câu trả lời thường là: Không Chết. Bất cứ cái gì mình sở hữu mà nếu không có nó mình vẫn sống nhăn răng vẫn khỏe mạnh thì cái đó không phải là nhu cầu, cái đó chính là tham muốn. Sau cuộc kiểm tra này bạn sẽ cực kì ngạc nhiên phát hiện ra rằng mình sở hữu đến 99% ham muốn và chỉ có 1% là nhu cầu thôi. Tèn tén ten, biến tham muốn thành nhu cầu, đó là cái khổ mà ai cũng mắc phải.

Thế nào là cái khổ đi liền kèm cái sướng? Khổ là vì phải lao tâm để đáp ứng nhu cầu ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh, an toàn. Sướng là gì: lo xong mấy cái này là mệt rồi hổng có thời gian mà chạy theo ham muốn nữa, mà có muốn cũng chả có điều kiện để mà muốn. Vậy đó cả ngày xoay quanh mấy cái nhu cầu thôi cũng hết thời gian rồi.

Nếu vậy thì bọn du mục có khác gì mấy con vật? Mấy con vật cũng sống vì nhu cầu không hà. Chính xác luôn. Dân du mục sống giảm thiểu ham muốn riết rồi y như con vật luôn, chỉ sống vì nhu cầu thôi. Đó là một cách quán sát tham muốn của mình đó mọi người. Cứ xem mấy con mèo hay mấy con vật nuôi trong nhà thì biết, bọn chúng được ăn no, rồi kiếm chỗ ngủ khì, rồi liếm lông, rồi oánh nhau để giành lãnh thổ, rồi lại ăn no, rồi lại ngủ,….. Nếu mình cũng chỉ làm giống vậy thì mình sống vì nhu cầu thôi.

Tuy nhiên, con người là con người, vẫn không thể giống hoàn toàn con vật được. Đó là khi giảm thiểu ham muốn, khi mọi nhu cầu đều được đáp ứng thì họ lại có thời gian để tự vấn, có thời gian để tự chiêm nghiệm, có thời gian để nhìn ngó cuộc sống diễn ra xung quanh, có thời gian để tự hiểu chính mình. Đây là điều mà chỉ con người mới có thể làm được, còn con vật thì không thể (tôi đoán vậy thôi chứ tôi có làm con vật đâu mà biết hì hì hì). Rồi dần dần trí tuệ được khai mở, rồi dần dần cuộc sống tâm linh sẽ đi vào bề sâu.

Nếu vậy thì ai cũng đi làm du mục hết thì cuộc sống này sẽ như thế nào? Làm gì có chuyện ai cũng có thể bỏ mà đi làm du mục được hết. Hổng phải ai muốn cũng được đâu nha. Do nghiệp duyên khác nhau nên mỗi người có cách chọn và ra quyết định cho cuộc sống của mình là khác nhau. Tuy nhiên dù chọn gì thì cũng phải đến lúc nào đó tự xem lại cái mình đang theo đuổi là nhu cầu hay là tham muốn. Chúng ta được sinh ra đời là nhờ tham muốn mừ, nên nhiều khi để nhận diện được nó đã là khó rồi, huống chi là bỏ nó để mà sống theo nhu cầu.

Vậy sống du mục có phải là một tham muốn không? Câu trả lời là: Phải. Đó chính là một tham muốn. Vậy đều là tham muốn cả, có gì khác biệt đâu.

Đúng rồi chẳng có gì khác biệt cả. Tuy nhiên có một câu chuyện do thiền sư Ajahn Chah kể như sau: Có người từ chợ về xách theo một trái dừa khô. Người ta hỏi: Anh mua dừa về làm gì. Trả lời: Tôi mua về để ăn. Người ta lại hỏi: Anh ăn dừa thôi chứ anh đâu có ăn vỏ dừa, vậy anh xách theo vỏ dừa về làm gì. Trời ạ, muốn ăn được cái lõi dừa bên trong thì đầu tiên phải chấp nhận xách cả vỏ lẫn gáu dừa về, sau đó mới lọc lại cái lõi dừa bên trong mà ăn được chớ. Vậy đó mọi người, cứ xem cái vỏ và gáo dừa là tham muốn đi, còn cái lõi dừa bên trong là nhu cầu. Muốn lọc ra được cái nhu cầu có khi phải xách theo cả tham muốn, rồi đến lúc nào đó mới bỏ cái tham muốn ra được mà chỉ còn lại cái lõi thôi.

Tuy nhiên, khó nhất là làm sao để biết cái mình đang xách chỉ là cái vỏ, và khi nào mình chịu bỏ bỏ cái vỏ dừa ra để chỉ còn lại cái lõi dừa bên trong mà thôi?

Do vậy dù chúng ta có chọn cuộc sống nào đi chăng nữa, chọn sống du mục hay không du mục, chọn sống có gia đình hay không gia đình, chọn vào chùa hay không vào chùa,…. thì tất cả cũng chỉ là cái vỏ dừa mà thôi, mà nếu không xách cái vỏ này theo thì làm sao mà có cái lõi dừa để mà ăn chớ.

Lưu ý: Đừng chọn trúng trái dừa khô bị điếc nha mọi người. Trái dừa điếc là trái dừa chỉ có vỏ mà hổng có lõi dừa. Bởi vậy, chọn trúng trái dừa điếc thì cứ ngồi lột vỏ hoài mà hổng có dừa để ăn đâu đó nha hihihihi.

Thứ Ba, 20 tháng 6, 2017

Thế nào là “Lội ngược dòng”?


Sau khi thấy rõ cha mẹ mình là ai, đó chính là cha Vô Minh và mẹ Tham Ái, chúng ta mới có thể phần nào hiểu ra thế nào là “Lội ngược dòng.”

Nhờ có cha Vô Minh và mẹ Tham Ái mà chúng ta cứ trôi nổi hết lên rồi lại xuống. hết xuống rồi lại lên. Nếu không muốn lên lên xuống xuống nữa thì DỄ lắm. Chỉ cần giết chết cha mẹ này đi là xong thôi mà hehehehehehe.

Thuận theo dòng nước nghĩa là chúng ta cứ theo chân cha Vô Minh và mẹ Tham Ái mà trôi nổi hoài.

Lội ngược dòng nghĩa là dừng lại, hổng đi theo họ nữa. Cái này nói thì dễ mà làm thì không có dễ đâu nha mọi người. Bởi vì Vô Minh và Tham Ái là hai thói quen cố hữu, hai thói quen lâu đời, hai thói quen truyền kiếp, hai thói quen thâm căn cố đế. Cho nên để từ bỏ hai thói quen này là một việc làm khó khăn vô cùng, bởi vì chúng ta quen đi theo họ rồi, bây giờ tự nhiên đứng lại hổng đi theo họ nữa thì đúng là một “nhiệm vụ bất khả thi.” Vì sao? Vì:

Thứ nhất, cái gì đã thành thói quen mà lại là thói quen lâu đời thì không thể nói vứt bỏ là vứt bỏ được đâu nha.
Thứ hai, cái gì là thói quen thì thường tạo cho chúng ta ảo giác về một vùng an toàn (comfort zone), chúng ta được nuông chiều trong vùng an toàn này, nên khó mà thoát khỏi nó lắm.
Thứ ba, cha Vô Minh và mẹ Tham Ái của chúng ta vô cùng khôn ngoan và tìm đủ mọi cách để giữ chúng ta trong vòng tay của họ.

Chính vì sự khôn ngoan của cha mẹ này mà chúng ta bị họ lừa miết, lừa hết kiếp này sang kiếp khác mà vẫn không biết mình bị lừa. Họ lừa chúng ta như thế nào?

Đầu tiên họ dẫn chúng ta đi trôi nổi. Khi nào đó, chúng ta chợt tỉnh giấc, tìm cách phản kháng lại họ thì họ sẽ tìm cách dẫn dụ chúng ta đi theo họ tiếp, nếu dẫn dụ không được thì họ bảo: “Ồ con cưng, con muốn đi ngược dòng à, con cứ đi, cha mẹ không cản.” Nhưng thật ra cái mà chúng ta tưởng rằng mình đang đi ngược dòng lại chính là cái dòng mà họ dẫn chúng ta đi trôi nổi tiếp. Rồi lại tỉnh, rồi lại tìm cách đi ngược dòng, rồi lại được họ lèo lái đi theo họ tiếp. Cứ thế mà xoay vần. Quá trình lội ngược dòng là quá trình đóng phim nhiều tập của chúng ta với hai bậc cha mẹ Vô Minh và Tham Ái vô cùng khôn ngoan này.

Lội ngược dòng nghĩa là đi ngược lại dòng mà cha Vô Minh và mẹ Tham Ái đang dẫn mình đi, chứ Lội ngược dòng không có nghĩa là ăn chay, tụng kinh, niệm Phật, ngồi thiền, cạo đầu, đắp y Phật, sống độc thân, không kết hôn,….. đâu nha mọi người!

Khi làm bất cứ điều gì thì mình luôn tự hỏi mình: “Mình làm điều này là do nhu cầu cần phải làm hay mình làm điều này là vì mình tham muốn?”

Thế nào là do nhu cầu? Do nhu cầu nghĩa là nếu không làm điều này thì mình sẽ chết, nếu không làm điều này thì ảnh hưởng đến sức khỏe/tinh thần của mình và mình sẽ không được khỏe mạnh/mình mẫn. Ví dụ: nếu đói mà mình không ăn, nếu khát mà không uống thì chết chắc rồi. Ngoại trừ trường hợp mình nhịn ăn nhịn uống để trải nghiệm một điều gì đó.

Thế nào là do tham muốn? Do tham muốn là do mình thích làm như vậy, nếu không làm thì mình vẫn sống nhăn răng nhưng do bị mẹ Tham Ái thúc nên mình muốn làm và tìm mọi cách để làm, thế thôi. Ví dụ: khi đói thì mình ăn gì cũng miễn no thì thôi nhưng mẹ Tham Ái lại bảo: “Phải ăn cái gì ngon ngon hợp khẩu vị thì mới đáng sống chớ.” Vậy là mình nghe lời mẹ Tham Ái nên mình ăn không phải vì mình đói mà mình ăn vì mình thèm và mình ăn vì mình tham ăn.

Có trường hợp thế này nữa nè mọi người! Mẹ Tham Ái sinh ra chúng ta có cả tham cái tốt và tham cái xấu. Mình tham cái xấu một thời gian, cái mình thấy mình xấu quá nên mình chuyển sang tham cái tốt. Vậy là mình ăn chay, mình đi làm từ thiện hoặc mình cạo đầu đi tu cho rồi. Mình làm vậy được, cái mình thấy mừng quá vì tưởng mình đang lội ngược dòng. Cái mình vui vì mình “khác người.” Người ta ăn mặn còn mình ăn chay nè, người ta chỉ biết sống cho họ thì mình đi làm từ thiện này, người ta ngoài đời thì mình vào chùa mình cạo đầu đi tu nè! Nhưng mà hổng dè mình đang bị mẹ Tham Ái dẫn dắt mà mình hổng biết luôn. Chính vì đi theo mẹ Tham Ái mà sau một thời gian mình thấy sao mình mất phương hướng quá, toàn làm việc tốt mà sao hổng thấy vui, hoặc vui một lúc rồi sao thấy trống rỗng quá, hoặc làm tốt một thời gian chuyển sang làm xấu trở lại. Đấy, đã bảo mẹ Tham Ái rất khôn mừ.

Ăn chay mà tham ăn, phải ăn hợp khẩu vị, phải ăn thế này thế nọ, thì đó là Tham. Dù ăn chay hay ăn mặn, một khi đã là Tham thì món ăn không quan trọng, quan trọng là lòng Tham ăn giống nhau. Ăn mà tham thì đó là đi theo chân mẹ Tham Ái. Ăn mà không tham thì đó là Lội ngược dòng.

Làm từ thiện mà tham làm, hổng được làm là nổi quạu à nha. Dù làm từ thiện hay làm gì đi chăng nữa thì nội dung công việc không quan trọng, quan trọng là lòng tham vẫn như nhau. Làm từ thiện mà tham làm thì đó là đi theo chân mẹ Tham Ái. Làm từ thiện mà theo duyên, thấy việc gì cần làm thì làm, không tham công tiếc việc, thì đó là Lội ngược dòng.

Đi tu mà tham tu, tìm mọi cách để được tu, bất chấp tất cả thì đó là đi theo chân mẹ Tham Ái. Còn đi tu mà tu theo duyên, duyên hợp thì có, duyên tan thì thôi, thì đó là Lội ngược dòng.

Đấy, chỉ cần phân biệt được khi nào mình ăn/nói/làm/nghĩ theo Tham Ái, khi nào mình ăn/nói/nghĩ/làm theo Lội ngược dòng thì đấy đã là tu rồi. Chứ không phải đi tu nghĩa là vào chùa cạo đầu, tụng kinh, niệm Phật, ăn chay,..... đâu nha mọi người!

Chính vì mình tham làm việc tốt mà không ngờ tham làm tốt cũng là tham mà có chuyện này xảy ra nè. Có bạn đặt câu hỏi:

“Vì sao có người sau một thời gian làm việc thiện (thậm chí ăn chay, tụng kinh, niệm Phật) lại trở thành một người “xấu” (nghĩa là có những hành động bất thiện làm ảnh hưởng đến sự an lạc của người khác)?


Câu trả lời (sưu tầm): Nếu mình nỗ lực muốn phát triển tâm thiện thì sẽ sinh ra mất cân bằng, lúc đó vũ trụ sẽ lấy lại cân bằng, bằng cách sinh ra những tâm ác đối nghịch lại. Tâm thiện không phải do mình sở hữu, nên phát triển tâm thiện là việc tự nhiên của pháp, mình chỉ cần tinh tấn-chính niệm-tỉnh giác để đừng "thọc gậy bánh xe pháp" là được.”


Cho nên, tâm thiện hay tâm ác cũng chỉ là những thói quen cố hữu. Tham làm thiện cũng là tham, tham làm ác cũng là tham. Dù làm thiện hay làm ác cũng chỉ là đi theo chân cha Vô Minh và mẹ Tham Ái mà thôi. Tham mà biết mình tham, như thế đã là tu rồi, không cần phải làm gì nữa đâu. Hóa ra tu dễ ghê chưa mọi người! Nhưng mà ai cũng nghĩ rằng Tham Lam là xấu nên chẳng bao giờ dám thừa nhận mình tham, luôn tìm cách biện minh cho lòng Tham của mình. Vậy là cha Vô Minh và mẹ Tham Ái lại vỗ tay cười hihihihi.

Bài tiếp theo: Chúng ta đang sống theo nhu cầu hay đang sống theo tham muốn?

Thứ Hai, 19 tháng 6, 2017

Chúng ta đấu đá nhau là vì cái gì vậy nhỉ?

Trong bài viết “Tôi là ai” này, tôi có đặt một câu hỏi mà lúc đó tôi thực sự không biết câu trả lời là gì. Bài này viết năm 2011, và bây giờ là năm 2017. Tôi có câu trả lời rồi đó mọi người.

Câu hỏi: Chúng ta đấu đá nhau là vì cái gì vậy nhỉ? 

Câu trả lời: Chúng ta đấu đá nhau không vì cái gì cả. Chúng ta làm điều đó bởi vì đó là một THÓI QUEN. Đấu đá, giành giật cái lợi về phía mình là một thói quen của lòng tham. Và bây giờ thì tôi cũng biết rằng THAM là một thói quen. Chúng ta Tham riết nên quen rồi. Lòng tham được tích lũy được huân tập từ kiếp này sang kiếp khác, nên chúng ta tham, chúng ta đấu đá, chúng ta giành giật bởi vì chúng ta quen làm như vậy rồi.

Tham có hai dạng nha mọi người. Thứ 1 là tham điều tốt, tham chân, tham thiện, tham mỹ, tựu trung lại vẫn là tham. Thứ 2 là tham điều xấu. Nói đến đây mới nhớ câu chuyện sau:

Không nhớ chi tiết, chỉ nhớ đại khái là: Có người ghét Đức Phật nên thuê giang hồ đi theo chửi bới lăng mạ ông Phật miết. Đây là xấu nên khi chết họ đi xuống, hổng biết xuống đâu, chắc xuống địa ngục. Còn có một nhóm người khác thì được thuê nên cứ ông Phật đi đâu thì cũng bám theo để ca tụng khen ngợi riết. Đây là tốt nên khi chết, họ đi lên, chắc lên thiên đàng, hay lên cõi trời nào đó. Thói quen tham cũng vậy đó. Hễ tham cái tốt thì đi lên, hễ tham cái xấu thì đi xuống. Nhưng cho dù đi lên hay đi xuống thì tham vẫn là tham, có gì khác nhau đâu.

Chẳng những Tham là một thói quen mà Sân cũng là một thói quen luôn đó nha mọi người. Và Sân có gốc từ Tham. Bởi Tham mà không được nên mới nổi sân. Cho nên Sân là nhánh của Tham. Có người nói: “Tôi chỉ Sân thôi chứ tôi không có Tham.” Cái này là không đúng, bởi vì Sân là do Tham cầu mà không được. Cho nên người dễ nổi sân (giống tôi) có khi Tham lại còn hơn người khác nữa đấy.

Vậy thói quen Tham có gốc từ đâu? Tham có gốc từ Si. Do Si mê nên mới có Tham. Chúng ta si mê riết nên thành thói quen và chúng ta tham riết cũng thành thói quen luôn. Nhờ hai cái thói quen này mà chúng ta cứ đi lên rồi lại đi xuống, cứ đi xuống rồi lại đi lên, quay vòng hết kiếp này đến kiếp khác.

Dù chúng ta có đi lên trển, trở thành chư thiên hay thiên thần, hoặc chúng ta có đi xuống, trở thành con vật hay ngạ quỷ hay gì gì đi chăng nữa, và cho dù chúng ta là ai, giàu hay nghèo, đẹp hay xấu, khôn hay dại, nổi tiếng hay bình thường,…….tất cả chúng ta đều có điểm chung. Thấy được điểm chung này rồi thì thấy mình hay con vật hay chư thiên là giống nhau, là đều được sinh ra từ một gốc. Điểm chung đó là gì? Đó là chúng ta có cùng cha cùng mẹ. Cha của chúng ta là Si mê và mẹ của chúng ta là Tham ái. Chúng ta được sinh ra hổng phải do cha mẹ bằng da bằng thịt mà chúng ta gọi ba/mẹ hằng ngày đâu. Xét cho cùng họ cũng cùng được sinh ra từ gốc Vô Minh và Tham Ái y như mình vậy đó. Chúng ta được sinh ra nhờ Cha Vô Minh và Mẹ Tham Ái đó nha mọi người. Bởi vậy bây giờ đi đâu cũng có người nhà. Ai cũng cùng cha cùng mẹ hết mừ hehehehe.

Thứ Năm, 15 tháng 6, 2017

Thế nào là một người thành công?

Bài viết này được viết nhân dịp đọc một chia sẻ của một bạn trong cộng đồng du mục quốc tế trên Facebook. Bạn ấy viết rằng: Trong chuyến đi trekking ở bang Himachai (một bang ở Bắc Ấn độ) thì bạn đã nhìn thấy cái chết ở ngay trước mũi. Bạn ấy đối diện với một con gấu, nhưng bạn đã không chết mà được cứu bởi 3 chú chó. Trong nỗi sợ hãi tột cùng, bạn ấy đã đầm đìa nước mắt. Bạn ấy khóc không phải vì sắp chết mà khóc vì chết mà vẫn chưa làm điều mình muốn làm, nghĩa là bạn sẽ chết trong sự tiếc nuối.

Do vậy, một người thành công không phải là người có thật nhiều tiền, không phải là người có địa vị xã hội thật cao, không phải là người được nhiều người hâm mộ, không phải là người có cống hiến to tát,……. Một người thành công là người có thể chết bất cứ lúc nào mà không tiếc nuối điều gì.

Vậy bạn sẳn sàng chết ngay lúc này mà không có gì phải tiếc nuối không?

Người sẳn sàng chết mà không có gì tiếc nuối không phải là người chán chường cuộc sống này đến nỗi chỉ muốn chết quách cho xong, mà là người sống cuộc sống này đầy đủ và trọn vẹn đến nỗi kiếp sống này như thế là đủ, mình đã được sinh ra và đã sống một cách toàn vẹn một kiếp.

Chúng ta tự hào mình biết nhiều điều nhưng không ai trong chúng ta lại biết khi nào mình sẽ chết. Vì không biết nên chúng ta tự cho rằng cái chết là của người khác, không phải của mình. Và cứ thế “chúng ta sống như thể mình không bao giờ chết và khi cái chết đến chúng ta lại chết như thể chưa bao giờ mình được sống” (đây là câu nói nổi tiếng của Ngài Đạt Lai Lạt Ma)

Thế nào là sống như thể không bao giờ chết? Nghĩa là chúng ta cứ mãi chạy theo những định kiến xã hội, những ý kiến của người khác, những tham muốn của mình mà không hề biết thực sự mình cần gì muốn gì. Chúng ta hoàn toàn không hiểu chính mình. Vì không hiểu chính mình, chúng ta không biết làm thế nào để sống một cách đầy đủ và toàn vẹn.

Thế nào là chết như thể chưa bao giờ sống? Vì chưa sống một cách toàn vẹn kiếp sống này, chúng ta không muốn chết, chúng ta tiếc nuối, chúng ta mong cầu được sống tiếp mong muốn có cơ hội để sống viên mãn. Vậy là chúng ta không biết cách chết.

Nguyên do của không biết cách chết là vì không biết cách sống.

Tóm lại, dù bạn là ai, bạn làm nghề gì, bạn có tính cách gì, bạn già hay trẻ, bạn mạnh khỏe hay yếu ớt, bạn thông minh hay ngu dốt, bạn giàu có hay nghèo hèn, bạn nổi tiếng hay bình thường,………….cũng không quan trọng. Quan trọng là bạn có thể sống như thế nào để bạn sẳn sàng chết bất cứ lúc nào, bất kể nơi nào mà không nuối tiếc không!!!



Hiệu trưởng Harvard: Lý do chúng ta phải bước ra ngoài kia để ngắm nhìn thế giới

Xem nguồn bài viết ở đây

Dưới đây là bài diễn thuyết của vị hiệu trưởng này. Bà đã dùng những trải nghiệm của chính mình để nói với chúng ta rốt cuộc vì sao phải bước ra ngoài kia để ngắm nhìn thế giới.

Mỗi năm phải đến một nơi xa lạ mới

Đây là yêu cầu đối với bản thân tôi và cũng là một kế hoạch.
Thói quen này có lẽ đã có từ khi còn nhỏ. Đến ngày hôm nay, mỗi năm tôi đều sẽ cùng con tới một nơi xa lạ mới.
Đối với tôi, việc đi du lịch để học hỏi đã trở thành một truyền thống và nó có ý nghĩa đối với sự trưởng thành của bản thân tôi.

Du lịch khiến chúng ta thật sự hiểu biết được thế giới này

Thế giới càng lúc càng nhỏ, mỗi ngày chúng ta đều tiếp xúc với những người mới, đều đã quen với những lần đầu tiên.
Thế giới mà các con đang sống đã trở thành một gia đình, công nghệ khiến cho vấn đề quốc tịch của chúng ta trở nên mơ hồ, khiến việc thông tin liên lạc trở nên nhanh chóng, khiến chúng ta không thể không thích ứng với môi trường xã hội biến đổi không ngừng.
Vì vậy, tương lai của các con nhất định là cùng sinh sống và làm việc với những người đến từ những quốc gia và nền văn hóa khác nhau. Thế nên hiểu biết thế giới cũng đã trở thành bài học bắt buộc đối với các con.
“Hiểu biết thế giới” được xếp làm tiêu chuẩn hàng đầu trong 4 kỹ năng lớn của nhân tài thế kỷ 21 vừa được công bố bởi “Ủy ban Kỹ năng lao động mới của Mỹ” do những người đứng đầu trong giới giáo dục và thương mại cùng thành lập.
Thế giới quá nhiều điều cần chúng ta làm quen và khám phá, không chỉ giới hạn ở việc học ngôn ngữ của các nước khác. Ngôn ngữ chỉ là một công cụ, điều quan trọng hơn đó là phải học hỏi những nền văn hóa và lịch sử mới cũng như nhân văn và cuộc sống của nước họ.
Vì vậy các con và tôi cùng nhau nếm thử những món ăn của các nước khác; làm quen đường xá và ký hiệu công cộng; chiêm ngưỡng những kiến trúc mới lạ; hiểu thêm nhiều hiện tượng tôn giáo khác nhau; chung sống với người lạ; thích ứng với các kiểu thời tiết; thậm chí là những mùi vị và cảm giác thấm nhuần trong không khí ở nơi đó.
Đến một nơi mới sẽ luôn nghe thấy các con nói rằng chỗ này giống nơi chúng ta sống, chỗ kia lại không giống và cũng luôn so sánh điểm nào tốt và không tốt.
Trong khi so sánh như vậy, chúng tôi đã mở rộng được tầm mắt, hiểu biết nhiều hơn và cũng đã yêu thương nhau nhiều hơn.
Khi chúng ta được nhìn thấy thế giới rộng lớn, lòng chúng ta thêm khoan dung thì mới rộng lượng hơn được. Trên thực tế, thừa nhận và tôn trọng sự khác biệt của nhau đã trở thành điều quan trọng của việc “hiểu biết thế giới”.

Chúng ta nên đi du lịch ra sao?

 

Có rất nhiều cách để hiểu được thế giới, thông qua sách vở, phim ảnh tư liệu và trò chuyện cùng người khác, thế nhưng cách nào cũng không quan trọng bằng việc học hỏi bằng cách đến tận nơi đó.
Người xưa có câu: Đọc ngàn vạn quyển sách không bằng đi vạn dặm đường, đi vạn dặm đường không bằng hiểu được con người. Và cách chúng ta thường làm là “đọc nghìn quyển sách trước khi đi vạn dặm đường, tìm hiểu con người trong khi đi vạn dặm đường, sau đó thì hồi tưởng lại và suy ngẫm”.
Trước mỗi lần đến một quốc gia khác, chúng tôi đều sẽ huấn luyện cho các con trong khoảng một tuần, trong đó bao gồm ngôn ngữ, văn hóa, tình hình địa phương và kỹ năng chụp ảnh.
Tôi ấn tượng sâu sắc nhất là lần tôi cho các con bắt đầu đọc sách có liên quan đến nước Ý trước khi đến đó một tháng và để các con biết những điều cơ bản về văn học nghệ thuật. Trong lúc huấn luyện cho chúng, tôi đã chia sẻ cùng các con Bảo tàng Louvre thần bí và những câu chuyện về Napoleon.
Huấn luyện đơn giản về ngôn ngữ giúp các con có thể tự mình trả lời các câu hỏi của hải quan, để chúng tự tìm được phương hướng và những ký hiệu giao thông, hành chính ở địa phương nhằm giảm cảm giác xa lạ của chúng.
Sau khi đến một quốc gia lạ, các con bắt đầu kiểm chứng những điều từng đọc trong tài liệu xem có đúng với những gì tận mắt nhìn thấy hay không, bắt đầu sử dụng những công cụ mà chính mình đã làm quen để đi lại ở một thành phố xa lạ, bắt đầu giao lưu và tiếp xúc với người và sự việc ở địa phương, bắt đầu cần sự giúp đỡ của người dân địa phương để hoàn thành những nhiệm vụ mà chúng tôi đã giao trước đó.
Tại một thành phố lạ, các con nhất định phải hòa nhập với xã hội thật sự.
Tôi vẫn còn nhớ khi các con sử dụng tàu điện ngầm một cách thuần thục ở Munich, hay việc chúng vẫn bình tĩnh khi phải đổi xe từ Berlin đến Cologne ở ga xe lửa, hoặc lúc mọi người vây quanh xem các con viết bút lông ở Marienplatz, cũng như khi các con đi lòng vòng quanh các đài phun nước ở Rome để hoàn thành nhiệm vụ và lần chúng đá bóng với những đứa trẻ nước ngoài trên bãi cỏ ở Füssen.
Chỉ khi để các con tự do tiếp xúc với xã hội, vận dụng khả năng trò chuyện của bản thân trong quá trình giao tiếp, tăng cường sự hợp tác với mọi người thì mới có thể thật sự tiến bộ.
Các con cần phải tiếp xúc với người địa phương, quan trọng hơn là phải vận dụng cách sống, sử dụng phương tiện giao thông của họ, đến thăm những viện bảo tàng mà họ thường đi, không chỉ cưỡi ngựa xem hoa mà phải dừng lại và cảm nhận thật sự.
Ví dụ như lần chúng tôi nán lại Viện bảo tàng nghệ thuật và lịch sử Louvre suốt ba ngày, chúng tôi đã khá tự do khi chụp ảnh bảo tàng so với các đoàn du lịch. Vào ban đêm, chúng tôi chơi trò chơi trên bãi cỏ phía trước Tháp Eiffel, nhìn thấy ánh đèn rực rỡ trong màn đêm của tòa kiến trúc bằng sắt hùng vĩ này, chiêm ngưỡng Paris rực sáng ánh đèn vào ban đêm và trải nghiệm tàu điện ngầm để đến nhà trọ.
Chúng tôi đã hoàn thành chuyến đi với sự phấn kích và mệt lử, thu hoạch và trưởng thành, nhưng đây hoàn toàn không phải là điểm dừng, chúng tôi tạm biệt nơi đó nhưng đã mang về những điều suy ngẫm đối với một quốc gia xa lạ.
Ngoài những ký ức còn lại trong đầu, chúng tôi còn có nhật ký, bưu thiếp, hình ảnh cũng như các đề tài trò chuyện, những điều này đều sẽ khiến những gì có được từ chuyến đi trở nên dài hơn, phong phú hơn, mở ra khởi đầu mới lần sau của chúng tôi.

Nhận thức chính mình, hiểu biết thế giới

Mỗi lần đến với một thành phố hoặc đất nước xa lạ, từ việc du lịch để học hỏi và trưởng thành có thể giúp các con xây dựng trong đầu cách suy nghĩ của bản thân chúng một cách hữu hiệu.
Các con biết rằng ở nơi xa lạ thì phải nhờ đến sự giúp đỡ ở những cơ quan nào, biết cách vận dụng những gì mình có để hoàn thành nhiệm vụ và khi chỉ có một mình ở môi trường xa lạ, ưu điểm và khuyết điểm của các con đều sẽ được thể hiện rõ ràng, điều này chắc chắn cho chúng tôi cơ hội tìm hiểu chính mình.
Không chỉ các con, mà mỗi lần cùng chúng đối mặt với những điều xa lạ này, tôi cũng trưởng thành hơn, cũng nhìn thấy rõ bản thân mình hơn.
Các con liên tục đối mặt với những môi trường xa lạ trong quá trình lớn lên, vậy thì những hoàn cảnh mới mẻ phải đối mặt khi trưởng thành sẽ không khiến các con cảm thấy sợ hãi, bởi vì chúng đã có cách đối diện của riêng mình.
Có rất nhiều người sẽ nói rằng các con còn quá nhỏ, để chúng ra nước ngoài năm 7-8 tuổi thì chúng sẽ nhớ được những gì? Chứ đừng nói đến những trẻ nhỏ hơn. Chúng chẳng hiểu gì cả đâu!
Thực tế thì đây là sự hiểu lầm của chúng ta về con trẻ, thông thường thì chúng ta có thể biết được một người có rút ra được gì hay không thông qua cách biểu đạt hoặc chuyển biến của người đó để làm tiêu chuẩn kết luận.
Thế nhưng đối với con trẻ đang trong thời gian phát triển tâm sinh lý thì khả năng biểu đạt của các con không đủ để bày tỏ một cách rõ ràng những thu hoạch phản ánh sự trưởng thành của chúng.
Và thế là người lớn sẽ võ đoán, cho rằng các con còn quá nhỏ, không có tác dụng gì với chúng cả, sau này sẽ chẳng nhớ gì. Thực tế thì có lẽ đối với một trẻ khoảng 4-5 tuổi mà nói, đến năm 10 tuổi, trẻ sẽ không nhớ gì cả, nhưng đối với sự trưởng thành sau này của trẻ thì có ý nghĩa rất to lớn.
Có lẽ chúng ta không cần phải đưa các con ra nước ngoài, nhưng thường xuyên đến những nơi khác để ngắm nhìn, lắng nghe, cảm nhận được sự giống và khác nhau, có thể thích ứng với những loại phương tiện giao thông khác, có thể dũng cảm bước đến lắng nghe, nhìn và cảm nhận trong một nhóm người xa lạ huyên náo, những điều này chính là một cách trưởng thành.
Cuộc sống của một người càng rộng quyết định mức độ ưu tú của người đó

Chuyến đi bắt đầu từ khi còn nhỏ là xuất phát điểm để mở rộng cuộc sống của mình, tôi rất thích câu nói: “Cuộc sống không phải là đích đến, mà là một cuộc hành trình”.

Ngọc Trúc


Chương trình thực tập của chính phủ Nhật Bản năm 2017

Các ứng viên được tài trợ vé máy bay khứ hồi, chi phí di chuyển và chỗ ở và hỗ trợ chi phí sinh hoạt (4,000 yên/ngày)
Deadline: 30/06/2017

Xem thông tin chi tiết ở đây

Chủ Nhật, 4 tháng 6, 2017

Bí kíp đi bụi ở Ấn độ (Phần 3): Đi bụi bằng tàu lửa

Bài này đặc biệt dành cho những bạn thích đi bụi cực rẻ (chỉ tiêu xài khoảng 100 đô Mỹ/tháng cho mọi chi phí) nhưng lại không muốn lệ thuộc vào người bản địa và không thích nói chuyện nhiều với người khác. Nghĩa là đi bụi cực rẻ nhưng tự lập về các khoản ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, không lệ thuộc vào ai.

Thỉnh thoảng trong cuộc sống có những lúc người ta cực kì trầm lặng, chỉ thích đi và nhìn ngó, không thích giao du, tiếp xúc, nói chuyện với bất kỳ ai. Hoặc có những người thích sống lặng lẽ, không thích tiếp xúc nhiều. Hoặc có người vào giai đoạn tu thiền chỉ thích im lặng tự quán sát mình trong các tình huống khác nhau, không thích nói nhiều. Cho nên bài viết này đặc biệt dành cho những đối tượng như vậy.

Nếu muốn đi kiểu như vậy thì Ấn độ là một đất nước cực kỳ thích hợp để đi. Vì sao? Vì: Thứ nhất, Ấn độ là quốc gia có hệ thống đường ray xe lửa dài nhất nhì thế giới, nghĩa là bạn có thể đi đến bất cứ nơi đâu bằng tàu lửa. Thứ hai là giá vé xe lửa ở Ấn độ rẻ đến cùng cực. Dĩ nhiên là tôi đang nói đến loại vé dành cho người địa phương, không phải là loại dành cho du khách.

Cách đi này cực thích hợp cho người muốn khám phá Ấn độ trong 1-2 tháng. Vì sao? Vì: do di chuyển liên tục nên nếu đi nhiều hơn 1-2 tháng thì dễ bị oải và cần phải tìm nơi nào để trụ lại một khoảng thời gian nghỉ ngơi trước khi tiếp tục di chuyển. Ngoài ra, khám phá một đất nước to lớn và đa dạng như Ấn độ trong 1-2 tháng thì chẳng khác gì cưỡi ngựa xem hoa cho nên đi tàu lửa là thích hợp nhất.

Ngoài ra cách đi này cực kỳ bụi bặm, có lẽ chỉ thích hợp cho những ai từng đi bụi nhiều chứ không dành cho người mới chập chững đi.

Túm lại thì sau một hồi nói dài dòng thì tôi vẫn chưa nói gì về cách làm sao để đi bụi ở Ấn độ với 100 đô Mỹ/tháng và hoàn toàn tự lập, không lệ thuộc ai. Hì hì hì. Sau một hồi quảng cáo thì bây giờ vào mục tiêu chính nha mọi người.

Đó là dạng đi tàu lửa bằng tàu chợ hay còn gọi là tàu chậm, ở Ấn độ thì lọai tàu này được gọi là Passenger Train. Đã đi tàu chợ mà lại mua vé rẻ nhất của tàu chợ, đó là dạng vé Unreserved dành cho Second Class. Ôi trùi, giá vé gần như là miễn phí đấy mọi người. Rẻ kinh khủng khiếp. Ví dụ, để di chuyển một đoạn đường khoảng 38 km tốn Rs.10, 63 km tốn Rs.15; 74 km, bạn chỉ trả Rs.20; 103 km tốn Rs.25; 131 km tốn Rs.30; 176 km tốn Rs.40; 221 km tốn Rs.45; 463 km tốn Rs.85 (1 đô Mỹ tương đương Rs.68) Tôi còn giữ lại cả xấp vé tàu lửa để làm kỉ niệm luôn đó mọi người.

Tàu chợ thì dừng lại ở tất cả các nhà ga lớn nhỏ cho nên rất chậm. Vậy chẳng tốt sao, bởi vì mục đích của mình là đi ngắm cảnh mừ. Và điều quan trọng hơn hết là trên tàu chậm chỉ có người địa phương, người buôn thúng bán bưng của các địa phương chứ hầu như không hề có du khách. Cho nên chỉ cần ngồi một ngày trên một chuyến tàu chậm bạn có thể gặp dân bản địa ở tất cả các khu vực tàu đi qua. Chẳng phải đây là mục đích mà mình muốn khi đi bụi hay sao. Ngoài ra đa số những người này không biết nói tiếng Anh cho nên mình có thể một mình một cõi, im lặng mà nhìn ngắm không cần nói chuyện với ai cả. Nếu đi theo kiểu này bạn có thể im lặng cả ngày, hay nhiều ngày, ngoại trừ nói vài câu lặt vặt hằng ngày khi phải mua gì đó mà thôi.

Nếu đi tàu chợ thì nên tránh đi vào các giờ cao điểm như đầu giờ sáng hoặc đầu giờ chiều, giờ tan tầm công sở hoặc tan học. Lý do: dân địa phương đi làm và đi học bằng tàu chợ rất đông. Nếu đi vào giờ cao điểm thì phải chen chúc rất mệt mỏi. Thường thời điểm lý tưởng nhất để đi tàu chợ là 10-11h sáng đến 2-3h chiều hoặc buổi tối sau 8-9h tối. 

Nếu đi tàu chậm chán thì bạn có thể thay đổi qua tàu nhanh hơn 1 tí được gọi là Mail hoặc Express, dĩ nhiên là giá vé mắc hơn. Và tàu nhanh nhất là tàu Superfast. Những loại tàu này đặc biệt là tàu Superfast tôi tránh, rất ít đi, chỉ đi khi không có tàu chợ cho tuyến đường đó mà thôi. Vì sao? Vì thứ nhất là giá vé mắc hơn, thứ hai là toa Second Class hầu như lúc nào cũng đông nghèn nghẹt. Đa phần là người di chuyển đoạn đường xa, chứ ít có người buôn thúng bán bưng lắm.

Điểm lợi của Unreserved Ticket là bạn có thể mua dễ dàng ở nhà ga. Cứ vào ga đến chỗ nào có dòng chữ cực lớn UNRESERVED thì xếp hàng và chờ mua vé thôi (ở các nhà ga lớn thì có khi phải xếp hàng rất lâu). Nhiều nhà ga có máy bán vé tự động, hãy đến mua vé ở đây để khỏi xếp hàng. Gọi là máy bán vé tự động nhưng thường có nhân viên nhà ga trực tại máy để bán vé cho hành khách. Vé Unreserved chỉ bán 1-3 tiếng trước giờ tàu chạy thôi, không có bán trước, cho nên khi nào đi thì mới mua. Vé này luôn có, không bao giờ có tình trạng FULL hoặc hết vé. Cho nên muốn mua bao nhiêu cũng có, còn việc có chen chân lên tàu được hay không thì đó là việc của hành khách hehehehehehehe.

Do bất đồng ngôn ngữ dễ hiểu nhầm nên khi mua vé Unreserved tôi luôn ghi sẳn ra một tờ giấy nhỏ rồi chìa cho người bán. Trên tờ giấy ghi địa điểm muốn đến, giờ tàu chạy (nếu có) và ghi chữ Passenger Train. Ví dụ: New Delhi 8pm Passenger Train. Tuy nhiên tàu Passenger chỉ di chuyển đoạn đường chừng vài chục cho đến vài trăm km và trong cùng một bang, khi qua bang khác thì bạn nên mua tàu đến nơi nào gần biên giới bang muốn đến, xuống ga đi dạo chơi xong thì mua tiếp tàu chợ đi qua bang kia, chứ tàu chợ liên bang thì hổng có đâu mà mua, chỉ có những điểm giáp ranh biên giới hai bang mới có tàu qua lại thôi.

Một điểm lợi khác của loại vé Unreserved là bạn có thể lên bất cứ tàu nào cùng loại tàu in trên vé. Nếu đó là vé tàu Passenger hay tàu Express hay tàu Superfast thì cứ tìm tàu cùng loại, đến địa điểm mà mình muốn đến, rồi nhảy lên thôi. Còn vé Reserved thì không có được ưu điểm này, bạn phải lên đúng chuyến tàu bởi vì ghế/giường của bạn có đánh số rồi, không lên tàu khác được. Còn vé Unresersed thì thoải mái, cứ việc nhảy lên đại. Nếu mua vé Passenger mà lên tàu Express/Superfast được không? Được, nếu không bị soát vé. Khi người soát vé kiểm tra vé thấy bạn lên nhầm tàu thì họ sẽ thông báo, có khi họ xí xóa, có khi họ bắt đóng tiền chênh lệch.

Một điểm lợi khác của vé Unreserved là dù bạn mua vé này nhưng nếu tàu vắng bạn có cả nguyên băng ghế trống nằm ngủ thoải mái, y chang loại vé Sleeper Class vậy đó. Nếu mua vé Unreserved mà lên tàu vào ban đêm bạn sẽ thấy cảnh tượng rất vui. Đó là người ta ngủ la liệt khắp nơi, trên ghế, dưới sàn, dưới gầm ghế, trên thanh để hành lý, trước cửa toalet. Túm lại là chỗ nào có thể nằm xuống được là họ nằm thôi.

Điểm bất lợi của Unreserved Ticket là có những chuyến tàu bạn không chen vào được do người ta đi quá đông. Tìm được chỗ đứng đã là may lắm rồi đừng nói chi là chỗ ngồi. Tuy nhiên, trong tình huống này bạn có thể sang toa Sleeper Class tìm gặp người soát vé (conductor) và hỏi họ có giường nào trống để bạn upgrade (nâng cấp) vé từ Unreserved Second Class lên thành Reserved Sleeper Class hoặc có thể upgrade lên ở những vé mắc tiền hơn nếu họ có giường trống. Bạn chỉ cần đóng tiền chênh lệch thôi.

Nếu là phụ nữ thì bạn sẽ có ưu thế khi đi loại Unreserved Second Class. Đó là luôn có toa chỉ dành cho phụ nữ (Ladies Only). Thường những toa này nằm ở đầu hoặc ở cuối đoàn tàu. Trên tàu Superfast và Express có cả cảnh sát hoặc bảo vệ đi theo những toa này để bảo vệ các nữ hành khách bên trong toa. Còn tàu Passenger thì không có.

Túm lại mục đích tôi giới thiệu mọi người Unreserved Ticket Second Class là để chỉ cho mọi người thấy chi phí di chuyển cực rẻ. Còn bây giờ thì kể lại cho mọi người kinh nghiệm của tôi khi đi bụi hoàn toàn tự lập ở Ấn với chi phí 100 đô Mỹ/ tháng nha.

1. Đi lại:
- Đi lại bằng tàu lửa, toa Second Class với Unreserved Ticket, và đa phần là Passenger Train.
- Đi bằng local bus, loại xe buýt máy gió, kính cửa có thể rớt xuống đường lúc nào cũng được.
- Đi bộ, vừa tập thể dục vừa khám phá địa phương.

Ở các thành phố cực lớn như New Delhi, Mumbai, Kolkata, Chennai, Bangalore....., còn có một loại tàu được gọi là local train hoặc suburban train. Tàu có chức năng y hệt xe buýt, các toa tàu không có toilet, dành cho người dân di chuyển trong ngày. Tàu chạy hai chiều từ nội ô ra ngoại ô và ra các khu vực xung quanh thành phố. Ở Mumbai, tàu local chạy đến khu vực cách Mumbai cả trăm km luôn đó mọi người. Nếu dùng phương tiện này để di chuyển nội ngoại ô thì vừa rẻ vừa tiện lợi vô cùng. Ở Mumbai khi đi tàu local sau 9h đêm thì mỗi toa Ladies Only có cả cảnh sát nhà ga vác súng và bộ đàm vào toa ngồi để bảo vệ hành khách nữ luôn đó mọi người. Do tàu local giống y hệt tàu chợ, chạy chậm rì rì, ga nào cũng dừng, ban đêm mà ra vùng ngoại ô như thế, những người có ý đồ xấu rất dễ nhảy lên tàu để cướp giật hay bắt cóc hay hành hung phụ nữ cho nên cảnh sát phải đi theo bảo vệ là vậy đó. 

Sẳn đang nói về cảnh sát cho nên tám chuyện cho mọi người nghe chơi nè! Ấn độ vui vậy đó. Cảnh sát có từng nhóm riêng hoạt động chuyên cho một mục tiêu hay một khu vực đặc biệt nào đó. Ví dụ: nhà ga thì có cảnh sát ga, đền thờ thì có cảnh sát đền, bãi biển thì có cảnh sát bãi biển, ....Cảnh sát chứ không phải là bảo vệ đâu nha mọi người. Thay vì ở Việt Nam chỉ có cảnh sát khu vực phải làm việc trên phạm vi toàn khu vực đó. Nhưng ở Ấn độ họ không gọi là cảnh sát khu vực mà được gọi theo đúng khu vực mà họ phụ trách. Ví dụ đền thờ A thì có nguyên đội đặc nhiệm chuyên một nhiệm vụ duy nhất là bảo vệ đền thờ A nên họ được gọi là cảnh sát đền thờ A. Bãi biển B thì có nguyên đội cảnh sát chuyên tuần tra khu vực bãi biển B nên họ được gọi là cảnh sát bãi biển B,.... Họ trực theo ca, có lô cốt để đứng làm nhiệm vụ, có phòng ăn ở nghỉ trong khu vực đó, có văn phòng làm việc, thậm chí có khi còn có cả nguyên cái đồn trong khu vực đó nữa đấy mọi người!

2. Ngủ nghỉ: Ngủ ở nhà ga. Miễn phí, hổng có tốn tiền. Nhà ga nào ở Ấn độ cũng có cảnh sát nhà ga trực 24/24. 

Kinh ngiệm ngủ ở nhà ga Ấn độ của tôi:

Thường các nhà ga có phòng chờ (waiting room). Nhiều nơi có Waiting Room for Ladies Only. Vào những nơi này thì khá an toàn, do chỉ toàn là phụ nữ, phụ nam không được phép vào. Nếu bạn mua vé Unreserved thì phải vào Waiting Room dành cho Second Class. Có nhiều bang sang lắm. Đã là Waiting Room cho Second Class (General Waiting Room) mà còn có Waiting Room Second Class dành cho phụ nữ nữa chứ. Toilet và phòng tắm vừa sạch vừa miễn phí. Nếu không miễn phí thì phải đóng tiền Rs. 5 cho toilet và Rs.10 cho tắm. Thường những nhà ga cỡ trung vừa sạch vừa miễn phí còn những nhà ga nhỏ chỉ có toilet mà không có phòng tắm, những nhà ga lớn thì hầu như luôn thu phí cho nhà vệ sinh và phòng tắm.

Nếu bạn đi bằng vé Sleeper Class thì nhà ga nào cũng có Waiting Room cho lọai vé này trở lên, cho nên tắm rửa ngủ nghỉ dễ dàng hơn nhiều. Còn với vé Second Class thì waiting room có nơi có nơi không. Ở Varanassi, tôi đóng Rs50 cho người gác cửa phòng Waiting Room để được vào đó ngủ nghỉ cả đêm bởi vì vé Second Class thì không được vào.

Để ngủ thì bạn chỉ cần trải một tấm lót lưng xuống đất, rồi lấy ba lô gối đầu hoặc gối chân, lấy mền quấn lại, tìm chỗ có quạt máy nằm cho khỏi bị muỗi chích, cứ thế mà khò khò thôi.

Thường những nhà ga có chữ Junction hoặc những ga là địa điểm hành hương thì các waiting room thoải mái hơn bởi vì luôn có người ngủ vì đợi tàu hoặc xuống tàu quá khuya. Cho nên khi bạn ngủ thì bạn cũng là một người trong số họ nên chẳng ai để ý làm gì.

Mỗi khi tôi đến nhà ga thì tôi đi loanh hoanh tham quan thành phố, đến chiều tối thì lại tìm đường về lại nhà ga, vào các waiting room trải ổ ra và nằm ngủ thôi. Hoặc nếu đến ga vào buổi tối thì vào thẳng các waiting room, ngủ một giấc đến sáng. Sau đó đi tham quan nguyên ngày, đến trưa chiều thì lại mua vé đi sang thành phố khác, nếu không thì ngủ lại đó 1 đêm nữa, hôm sau mới mua vé đi tiếp. Nếu quyết định ngủ tại nhà ga nhiều hơn 1 đêm thì bạn cũng nên khéo một tí, chớ để cho người khác biết, bởi vì có nhiều người vô gia cư hay vào ga tìm chỗ ngủ ké và bị cảnh sát đuổi ra hết. Cho nên mỗi đêm nên chọn 1 chỗ khác nhau để ngủ cho an toàn. Những nhà ga lớn có đến 2-3 sảnh chờ. Mỗi đêm ngủ ở 1 sảnh khác nhau, hoặc ngủ cùng sảnh nhưng chọn góc khác mà ngủ. Tôi ngủ tại nhà ga Madurai ở bang Tamil Nadu 3 đêm liền và nhà ga Howrah ở Kolkata liền tù tì 5 đêm luôn đó mọi người.

Nhiều nhà ga bắt phải mua platform ticket (Rs.10/2-3 giờ) thì mới vào sân ga hợp pháp. Nếu buộc phải mua thì cứ mua. Nếu không thì cứ vào. Nếu không muốn phạm luật thì đơn giản lắm. Chỉ cần đến quầy vé mua đại một cái vé nào cực rẻ đi đâu đó. Có vé rồi thì cứ vào ga, còn có đi hay không là việc của mình. Có nơi soát vé khi bạn ra cổng nữa đấy nha. Cho nên nếu không muốn bị tịch thu vé, muốn giữ vé làm kỉ niệm thì canh thời điểm mà đi ra, hoặc đi ra cổng khác. Thường có nhiều cổng và không phải cổng nào cũng soát, và thường họ chỉ soát khi có tàu đến. Khi tàu đến, tôi không ra khỏi ga liền. Tôi đi loanh hoanh tham quan xem nhà ga này có thể ngủ ban đêm được hay không, có những tiện nghi gì. Nếu chắc có thể ngủ được thì tôi mới ra ngoài tham quan. Nếu không thì tôi phải nhắm đến một địa điểm khác để đến ngủ, hoặc mua vé tàu đêm để ngủ trên tàu luôn. 

(Lưu ý: Passenger Train ban đêm không có bảo vệ trên tàu cho nên nếu đi tàu này quá khuya thì cũng nên cảnh giác hơn một tí. Thường cũng đông nghẹt người địa phương đi mua bán về và cũng hiếm có tuyến  tàu Passenger nào chạy xuyên đêm lắm. Tuy nhiên thỉnh thoảng tôi ở trên những chuyến tàu đêm (thậm chí tàu ngày) vắng hoe, rồi được người dân địa phương nhắc nhở nên dần cẩn thận hơn. Không nên ở một mình trên toa tàu, có khi nguyên toa tàu không người nào chạy suốt cả tuyến luôn đó. Thường đi đoạn đường xa hiếm có ai đi tàu Passenger lắm, cho nên có khi mua vé mà người bán vé hỏi đi hỏi lại mãi để chắc rằng mình không bị nhầm nữa chứ. Do người ta chỉ đi đoạn đường ngắn trên những chuyến tàu chợ mà nhiều khi nguyên cả đám người họ xuống nhà ga nào đó hết trơn, chỉ còn một mình mình ngồi nguyên toa tàu hihihihi. Cho nên phải chuyển sang toa có người ngồi cho an toàn.)

Nếu không muốn ngủ bụi ở phòng chờ thì bạn có thể đăng ký ngủ dorm tại ga, giá có khi chỉ 1-3 đô Mỹ/giường thôi, nhưng cũng tùy nơi nha. Có nơi giá cũng mắc lắm, có nơi đông du khách thì thường hổng có phòng/giường trống đâu. Tôi thì toàn là nằm dưới đất hoặc trên băng ghế trong phòng chờ mà ngủ thôi.

Kể chuyện ngủ nhà ga cũng có nhiều cái vui lắm. Mà cái vui nhất là tôi bị chôm mất tiêu hành lý trong lúc ngủ ở nhà ga tại Mumbai. Biết sao bị chôm không? Tại vì ỷ lại đó. Tôi đi từ phía Nam Ấn mò mò lên Mumbai bằng tàu lửa nha. Cứ đi vài chục hoặc 100-200 km thì dừng lại để tham quan ngắm nghía rồi lên tàu đi tiếp. Vậy mà cũng tới Mumbai. Ở mấy bang phía Nam, cảnh sát nhà ga dễ thương lắm. Họ thấy mình là du khách nước ngoài nên nếu lỡ ngủ quên không canh chừng hành lý cẩn thận là họ đánh thức dậy để canh chừng hoặc họ ngồi canh chừng giùm luôn. Cho nên khi ngủ toàn để ba lô bên cạnh mà hổng bị chôm. Lên Mumbai, tưởng cũng vậy. Mệt, đuối, lả, do ngồi tàu chợ cả ngày nên vừa đến phòng chờ là lao vào nhà tắm để tắm rửa, sau đó lấy ra hai cái mền, 1 cái lót đầu, 1 cái đắp người, ba lô để dưới đất ngay chân ghế, rồi ngủ thẳng cẳng. Đến 2h sáng mở mắt dậy thì thấy toàn bộ hành lý là hai cái mền và chai nước, còn lại thì bị mất sạch. (Tiền bạc giấy tờ quan trọng thì tôi lúc nào cũng đeo trong người nên dĩ nhiên là không bị mất rồi.) 

Hổng thấy ba lô đâu hết, tôi đi ra rồi đi vào, rồi hỏi phòng cảnh sát để đến báo bị mất cắp. Vậy mà tôi vừa mới nói hành lý bị chôm đâu mất rồi, họ hỏi ngay: Chỉ có quần áo thôi hả? Sao biết hay vậy ta? À quên nói với họ là chỉ có quần áo rách thôi hahahaha. Chắc thấy người nước ngoài nghĩ có nhiều đồ quý giá nên tụi nó chôm chứ gì. Ai ngờ ba lô rách, vá lên vá xuống, quần áo cũ hết rồi, mòn theo nắng gió, còn lại là mấy món đồ lặt vặt cùng cả mớ bản đồ du lịch của từng bang vừa mới xin được ở văn phòng du lịch ở Goa (hổng có thiết bị điện tử nào cả, laptop, máy ảnh, điện thoại đều không có). 

Báo cảnh sát xong đi về phòng chờ nằm ngủ tiếp. Sao thấy sướng quá, hổng phải vác ba lô cho nặng vai. Hành lý chỉ còn hai cái mền và 1 chai nước. Đúng là đi bụi kiểu này còn gì sướng bằng. Sao bị chôm hành lý mà thấy sướng dữ vậy trời!!!!! 

Buổi sáng hôm sau đi vòng vòng Mumbai với chỉ 2 cái mền, nhẹ tênh cả người. Vừa đi vừa tự sướng cho sự nhẹ tênh của mình nữa chứ. Sau đó tôi mua được 1 cái tay nải, loại túi may bằng vải rẻ tiền dành cho mấy bà mấy ông xách đi chợ để cho 2 cái mền vào xách đi. Tôi trông giống như một người bản địa đang đi chợ vậy đó. Lại thấy sướng!

Nói đến Mumbai nên sẳn mách cho mọi người biết là: Mumbai có phim trường Bollywood bự thiệt là bự, nằm ở ngoại ô, có quân đội gác ngay cổng ra vào. Muốn vào tham quan thì không được tự đi mà phải mua tour, đi vào bằng xe buýt dành cho du khách (phòng vé xe buýt nằm chình ình ngay bên phải cổng ra vào). Khoảng Rs. 600/người, tham quan hai tiếng đồng hồ, có cả hướng dẫn viên nữa. Tôi đến khi chuyến xe buýt cuối trong ngày vừa rời đi (4h30 chiều), và cũng chẳng có Rs 600 để trả nên thôi không vào Bollywood nữa, đi ra ngoài chơi thôi.

3. Ăn uống:

- Uống: Mua một chai nước bằng nhựa tốt khoảng 1 lít đem theo rồi đến refill ở các nhà ga xe lửa, chỉ có Rs 5/lít. Nước lọc mát lạnh rất ngon, uống mãi vẫn chưa chán. Nhưng mà uống nước lã mà trời nóng thì không đã khát, tôi chỉ cho các bạn bí kíp này nè. 

Mua theo chanh tươi. Mỗi lít nước, cắt ¼ hay 1/3 hay ½ trái chanh (tùy trái lớn nhỏ) vắt cho vào chai, cho luôn cả vỏ chanh vào (dĩ nhiên là phải rửa sạch trước khi vắt rồi). Uống rất đã khát. Chỉ là nước lọc với chanh thôi nha, không thêm đường đâu à. Nước chanh rất tốt, vừa có tác dụng giải nhiệt vừa có tác dụng giải được một số chất độc trong cơ thể. Tuy nhiên uống nước chanh rất dễ mắc đái (chắc do thải nhiệt và thải độc đây này hihihi.) Nhưng uống như vậy thiệt là đã, vừa có vitamin nữa đó mọi người. Do vậy tôi lúc nào cũng dự trữ chanh tươi.

- Ăn: Có kiểu ăn vừa rẻ vừa không cay nè mọi người. Đó là mọi người nên có một cái ca nho nhỏ rồi mua những món sau để ăn. Vào nhà hàng thì mắc, thức ăn làm sẳn có khi rất cay và nhiều dầu mỡ nữa. Mọi người có thể chọn những món ăn như sau:

 + Mua bánh idly, bánh làm từ bột gạo có giá Rs3-5/cái, rất dễ ăn, có thể ăn không, không cần cà ri.
+ Plain dosa (có nơi bán rất nhiều dầu mỡ, có nơi thì không)
+ Bánh mì còn gọi chappati hoặc roti rồi ăn cùng trứng chiên
+ Cơm trắng và dhal (dhal giống như canh đậu, không phải đậu hủ mà là hạt đậu, đây là món duy nhất ở Ấn độ mà người ta không thể nấu cay hoặc nấu nhiều dầu mỡ được)
+ Cơm trắng + trứng luộc +muối +dưa leo trộn lại ăn cũng ngon lắm
+ Cơm trắng ăn cùng chuối/đu đủ chín
+Cơm trắng ăn cùng curd (ya ua không đường)

Nếu ăn như vậy, bạn không cần vào nhà hàng, cứ mua từng món riêng ra, cho vào ca, rồi vào công viên vừa ăn vừa ngắm cảnh.

Có giai đoạn tôi không ăn được cay hoặc dầu mỡ, cứ ăn vào là người nóng phừng phừng, đổ ghèn mắt luôn. Cho nên tôi toàn ăn những món ăn lành mạnh được kể ở trên, không có gia vị nhiều, ăn thế vừa rẻ vừa ngon vô cùng.

Ngoài ra bạn cũng có thể mua bột sampa (bột của người Tây Tạng), mua theo bịch bột cho vào hành lý để dành dự trữ (bột này chỉ có khu người Tạng mới có bán thôi). Chỉ cần cho vài muỗng bột này vào ca, mua thêm ly trà sữa vài rupees, trộn trà sữa với bột là có được món ăn sáng no bụng rồi đó mọi người. Bột sampa của người Tạng giúp no lâu lắm đó mọi người. Bột được họ rang lên nên có mùi thơm thiệt là thơm. Nhờ bột sampa này mà người Tạng đi hành hương từ ngày này qua ngày nọ mà không bị đói. Ngon nhất là pha với đường, sữa, nước trà nóng rồi ăn. Hổng có nước nóng, họ pha nước lạnh cũng xong bữa. Nếu không có bột sampa thì đem theo mấy loại bột ngũ cốc ở Việt Nam thay thế chắc cũng được đó mọi người. 

Nếu muốn ăn vặt thì có thể mua dự trữ bánh bích quy Marie Gold của hãng Britania, rất rẻ chỉ có Rs 5-10-20/gói (tùy gói lớn nhỏ), bánh không ngọt lắm, dễ ăn. Tôi ăn bánh này miết

Vậy là kể xong cho mọi người cách đi lại cực rẻ, ăn uống, ngủ nghỉ rồi há. Nhưng để làm được như vậy thì hành lý cần phải thật là gọn nhẹ. Hành lý chỉ cần những thứ sau:

- Thông tin thì có thể mua một quyển sách India Tourist Road Atlas, giá khoảng Rs.100, trong đó có bản đồ của tất cả các bang, thông tin cơ bản và những địa điểm du lịch chủ yếu của từng bang. Như vậy là đủ rồi. Sách Atlas nhẹ, dễ tra. Có khi tôi xé ra bản đồ của bang cho vào túi áo để dễ nhìn luôn. Không cần sách hướng dẫn chi cho mệt. Đi đến các nhà ga lớn hay các điểm du lịch thì xin bản đồ miễn phí. Khi không cần thì tìm người cho lại. 

Trong quyển Atlas, mỗi bang chỉ chiếm 2 trang giấy thôi. Trang 1 là thông tin cơ bản về bang, tên những địa điểm tham quan/hành hương của bang, vài tấm hình của vài di tích nổi bật nhất của bang cùng số km cho những địa điểm chính. Trang thứ 2 là bản đồ của toàn bang, có tuyến đường xe lửa nữa. Mấy trang cuối trong quyển Atlas là bản đồ của các thành phố lớn của Ấn độ. 

Theo kinh nghiệm của tôi, nếu đi xuyên bang trong thời gian 1-2 tháng thì chỉ cần cầm cuốn Atlas này là đủ, không cần mang bản đồ của từng bang chi cho nặng ba lô. Quyển Atlas có thể mua ở các kiosk bán sách ngay tại các nhà ga hay bến xe lớn.

- Ăn uống thì chỉ cần:
+ 1 cái chai nhựa 1 lít để refill (chai này ở Ấn độ bán đầy, tôi mua loại nhựa tốt, chuyên dùng đựng nước trong tủ lạnh có giá Rs.80/chai)
+1 cái ca inox nhỏ để đựng thức ăn
+1 cái muỗng
+1 con dao nhỏ để gọt trái cây

-Ngủ thì cần:
+1 cái túi ngủ mùa hè, loại mỏng có thể gấp nhỏ cho vào ba lô, ngủ trong túi ngủ thì an toàn hơn, tránh bị hở hang khi ngủ nơi công cộng, tránh bị chôm mất giấy tờ đang đeo trong người,….)
+ 1 cái khăn choàng lớn để giữ ấm (shawl) có thể dùng làm gối ngủ. Tôi không thích gối đầu bằng ba lô. Ba lô thì tôi để dưới đầu gối và cho cả hai chân gác lên đó, vậy là an toàn, không bị chôm, vừa tốt cho chân khi phải đi bộ nguyên ngày.
+ 1 tấm nhựa trải dưới đất để nằm ngủ (có thể dùng loại giống như loại trải bàn và kiếm cái nào vừa kích thước của mình)

- Mặc thì chỉ cần một bộ đồ mặc trên người cùng 1 bộ đồ sơ cua. Vậy là đủ.

Nếu đi dọc theo bờ biển từ Tây sang Đông hoặc ngược lại thì có khi chỉ cần một bộ đồ mặc trên người thôi nha mọi người. Đi dọc bãi biển mà, nếu muốn tắm thì cứ mặc nguyên bộ đồ nhảy đại xuống biển mà tắm. Dĩ nhiên là giấy tờ tiền bạc phải cởi ra cho vào ba lô khóa lại rồi xích ba lô đâu đó, nếu không thì tìm nơi nào cảm thấy an toàn rồi vừa tắm vừa canh chừng hành lý. Tôi toàn tắm như vậy mà không bị chôm hành lý. Nếu bị chôm chắc ngồi khóc vì có bao nhiêu đồ để cả vào ba lô để trên bờ hết rồi. Nhưng chỉ làm vậy khi trực giác cho phép thôi nha mọi người. Có khi tôi để ba lô ké dù của mấy ông cứu hộ biển nữa đấy.

Sau khi tắm biển thì tìm nhà tắm công cộng tắm lại bằng nước ngọt, cởi đồ ra giặt luôn, giặt xong thì mặc lại bộ đồ ướt vào người, đeo ba lô đi bộ một hồi thì quần áo khô ran trở lại hà. Tôi đi miết như vậy mà chỉ có một bộ đồ thôi, đồ sơ cua chẳng thèm đụng đến luôn.

Kể tiếp cho mọi người nghe chuyện tôi bị mất hành lý ở Mumbai nha. Sau khi mất hết đồ, chỉ còn hai cái mền và chai nước, tôi mua tay nãi cho vào quảy đi nhẹ tênh. Nghiệt ngã một cái: rồi cũng đi dần lên phía Bắc, mùa đông lạnh cóng người, nên phải mua thêm quần áo và mền quấn cho ấm. Tôi toàn ngủ bụi, ngủ nhà ga nên phải tự cung tự cấp rồi. Phải mua 1 cái ba lô để đựng đống đồ mới mua kia. Vậy là hành lý lại nhiều trở lại. Nhưng do toàn mua đồ mùa đông, nên khi hết mùa đông, tôi cho hết quần áo và mền đi, chỉ còn lại vài món cơ bản, vậy là lại tiếp tục nhẹ tênh. Nếu không có mùa đông thì chỉ cần hai cái mền, cái ca cùng chai nước thôi cũng đủ đi khắp thế gian rồi đó mọi người.

Công nhận một cuộc sống không có hành lý là một cuộc sống nhẹ tênh, vô cùng sung sướng. Nhờ được chôm mất hành lý mà tôi trải nghiệm được cái nhẹ tênh ấy là như thế nào rồi đó mọi người. Cho nên phải cảm ơn thằng ăn trộm đấy nhé!

P.S Ở Ấn độ có khi không cần phải mua xà bông tắm và xà bông giặt đâu nha mọi người! Có cách xài miễn phí nè. Một số vùng của Ấn độ có phong tục ngộ lắm nha. Người ta đến các đền thờ Hindu để làm lễ rửa tội, sau đó ra bờ sông (sông nào cũng được không nhất thiết là sông Hằng linh thiêng, có nơi không có sông thì họ ra bờ biển) tắm rửa và giặt sạch sẽ quần áo đang mặc (họ mang theo đồ mới để mặc). Sau khi tắm xong và giặt đồ xong thì họ ném luôn xà phòng xuống sông, hoặc để trên bờ cho nước muốn cuốn đi đâu thì cuốn, chứ họ không mang xà phòng về. Hổng biết tại sao, chắc họ sợ xui hay sao ấy! hihihi. Vậy là tôi ngồi đó xem họ tắm rửa, có khi tôi cũng tham gia tắm luôn, sau khi họ tắm xong, bỏ xà bông lại thì tôi gom hết để dành tắm và giặt quần áo. Có khi nguyên cục nguyên xi chưa khui vỏ ra họ cũng chả thèm, vất lại luôn. Lúc tôi đến là dịp thường mà còn vậy, huống chi là vào ngày hành hương chính, số lượng xà bông tắm và xà bông giặt (họ xài xà bông cục để giặt chứ không phải xà bông bột) bị vứt xuống sông là rất lớn. Vậy mà nhiều người mộ đạo xuống sông lấy nước sông uống một cách vô cùng thành kính. Tôi thấy họ uống nước sông mà nổi hết da gà. Đó là chưa kể, cách nơi họ tắm vài mét, ở dưới chân cầu là một cái xác chết phập phều theo sóng nước. Lần đầu tiên đứng trên cầu, nhìn thấy cái xác chết này, tôi hết hồn, chặn người đi đường lại, bảo họ báo cảnh sát vì có một cái xác chết dưới sông. Họ cười cười nói gì đó bằng tiếng bản địa rồi bỏ đi mất. Tôi chả hiểu gì cả. Sau này nhớ đến sông Hằng ở Varanasi, tôi đoán ra: chắc người chết nào còn trẻ quá chưa lập gia đình hoặc chưa có con, khi chết thì xác được quăng xuống sông để thủy táng chứ không có thiêu. Chắc là vậy nên họ mới cười tôi. Bởi vậy khi đi Ấn độ thấy xác chết phập phều dưới sông hoặc dưới biển thì chớ có hốt hoảng la: Có người chết hay có người bị giết nha mọi người hihihihi.

Bài liên quan: Bí kíp đi du lịch bụi ở Ấn độ (Phần 1)
Bài liên quan: Từ Sài Gòn đi Nam Ấn vừa nhanh vừa rẻ
Bài liên quan: Classes of Travel on Indian Railways Trains
Bài liên quan: India Travel Tips: 9 Common Problems to Expect in India
Bài liên quan: 8 Most Popular Festivals in India