CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Swayambhu Temple (Đền khỉ) ở Kathmandu

Đây là địa điểm tham quan nổi tiếng ở Kathmandu và cũng là nơi ngắm cảnh hoàng hôn cũng như ngắm toàn thành phố Kathmandu từ trên cao. Đó là lý do mà ngôi đền này được liệt vào danh sách MUST SEE cho du khách khi đến Kathmandu. Do đó, nơi đây bán vé cổng (đáng ghét!). Du khách phải trả NRS 200 để vào ngó ngó.

Nói thật, lúc ấy ta vừa đến Kathmandu; đầu óc còn "lương thiện" do ở Lumbini đến hơn 1 tháng nên mới mua vé cổng, chứ thật ra trốn vé dễ như trở bàn tay. Bọn Nepal học hỏi bọn Trung Quốc trong cách móc túi du khách nhưng "cửa ngõ" còn lỏng lẻo lắm nên đối với ta việc trốn vé là dễ như ăn chuối. Nhưng mới từ đất Phật đến và ngẫm nghĩ nơi đây là chùa chiền thờ Phật mà trốn vé thì kỳ quá nên mới chịu móc NRS 200 ra trả. Chèn ơi, ta thật thà đến nỗi, khi ta hỏi tiền vé bằng tiếng Ấn độ, cô bán vé tưởng ta người Ấn thật nên hỏi ta quốc tịch gì; ta mà bảo Ấn thì tiền vé chỉ còn NRS 50 nhưng ta "thật thà" đến mức bảo cô ấy rằng: "Ta không phải người Ấn đâu nên ta trả NRS 200." Các bạn thấy tôi ngu ghê chưa???? Lúc ấy có một đám 5 đứa du khách Trung Quốc đến và giả bộ ngây ngô nói: "Ôi, phải mua vé à. Chúng tôi đâu có biết." và định giở trò không biết để khỏi mua. Nhưng đâu có thoát. Thế là trong bọn 5 đứa thì 3 đứa "thoát" lên trước, để lại 2 đứa mua vé; hai đứa này định mua hai vé thôi vì bảo không biết 3 thằng kia. Dễ gì thoát được. Bởi vì từ tuốt phía dưới đất, bọn chúng đã cười hí hố xí xô xí xào tiếng Tung Của với nhau mà giờ bảo rằng không biết nhau thì ai mà tin chúng.

Thật ra khả năng quan sát của chúng hơi bị kém. Lần đầu tôi đến đó mà đã thấy ngay lối đi trốn vé rồi. Bọn chúng đi cả đàn mà lại không thấy thì cũng thật lạ!

Các bạn leo lên các bậc thang khoảng nửa đường thì thấy bên tay phải có một lối đi nhỏ tráng xi măng. "Mò" theo lối ấy. Nhớ đừng dể cho bảo vệ đứng ở trên nhìn thấy! Giả vờ bước vào đấy chụp hình rồi khi không ai thấy thì đi dọc theo lối ấy thì sẽ đến nơi mà không phải mua vé. Hehehehe. Tay nghề trốn vé từ những tháng ngày ở Trung Quốc vẫn chưa bị "lụt nghề" hehehehehe.

Để đến Swayambhu Temple thì từ khu Thamel có thể đi bộ, vừa đi vừa hỏi thăm. Nơi này nổi tiếng lắm nên ai cũng biết cả. Sẽ có người địa phương "tò tò" theo bạn để "gạ gẫm" làm hướng dẫn cho bạn đến ngôi đền. Tùy bạn muốn có hướng dẫn hay không bởi vì sau đó thì phải bo tiền cho họ đấy. Họ không có làm miễn phí đâu!

Dưới đây là bài tường thuật bằng hình của tôi về cuộc đi bộ đến ngôi đền khỉ này các bạn nhé!

Trước khi đến đền khỉ thì tôi đi ngang qua ngôi đền này



Rất nhiều ngôi đền ở Nepal có "kính chiếu yêu" như thế này đây!

Hình ảnh ngôi đền không ấn tượng với tôi bằng hình ảnh chú chó nằm ngủ thanh thản trên chiếc ghế dành cho du khách được đặt cạnh đền. Chắc chú ta muốn nói: "Tôi cũng là du khách vậy." Làm tôi lúc ấy mỏi chân muốn chết cũng không dám đến dành ghế với chú ta.
Từ ngôi đền này bước ra sẽ đi qua một cái cầu xi măng và đây là cảnh chụp từ cầu.



Sau khi qua cầu sẽ thấy bên tay phải có một ngọn đồi và trên đồi là một ngôi đền. Để đến ngôi đền ấy thì phải leo lên những bậc thang này!


Cổng đền.
Đặc biệt ở Kathmandu hay những khu vực xung quanh chùa chiền đền đài có những người (có thể là sadhu của đạo Hindu) đến "gạ gẫm" rải hoa lên đầu bạn để cầu chúc may mắc. Thường bạn phải bo tiền cho họ nếu đồng ý cho họ rải hoa lên đầu. Nếu không muốn bo tiền thì từ chối ngay từ đầu đi nhé!!
Tôi chưa thấy nơi nào mà đạo Phật và đạo Hindu lại dung hòa như ở Nepal. Trong các đền đài Hindu, bạn sẽ thấy rất nhiều tượng Phật, và nhiều chùa chiền Phật có dấu ấn của đạo Hindu. Tóm lại tại Nepal, hai đạo này tuy 2 mà 1. Và Phật tử Nepal thì y như người Hindu. Tóm lại theo cảm nhận sau mấy tháng ăn dầm ở dề ở Nepal của tôi là Phật tử Nepal bị "rối loạn" về tôn giáo. Họ là Phật tử nhưng lại thờ rất nhiều thần linh của đạo Hindu. Thật tội nghiệp cho họ! Sống trên đất Phật, sinh ra trong một gia đình đạo Phật nhưng lại............

Nguyên do: trước kia Nepal là quốc gia Phật giáo (ảnh hưởng đạo Phật Tây Tạng.) Khi vua Ấn độ sang cai trị thì đạo Hindu len lõi vào từng ngóc ngánh cuộc sống của Phật tử tại đây! Họ là Phật tử không được giết chóc nhưng vua Hindu lại ép họ phải giết gia súc và gia cầm để tế thần linh Hindu. Ai không giết, chém hoặc bỏ tù! Do sợ hãi nhiều người cải đạo sang Hindu giáo hoặc vẫn là Phật tử nhưng phải giết chóc để tế thần. Cuối cùng, kết quả là một Nepal rối loạn về tôn giáo như hiện nay.



Từ ngôi đền này bước ra, không phải xuống đồi đâu các bạn. Đi ra sau lưng ngôi đền thì sẽ có lối xi măng lên dốc, rồi từ đó cứ thẳng tiến đến Swayambhu Temple.

Cảnh Kathmandu chụp từ đồi, trên đường lên Swayambhu Temple.

Hành nghề ngay vệ đường.
Ô là la, Swayambhu Temple đây rồi!!!!



Tượng Phật của Nepal thật là.............chẳng giống ai!



Lối lên thăm thẳm và đầy các quầy hàng lưu niệm.



Bọn 5 du khách Trung Quốc dùng dằng ngay cửa phòng vé đây này!

Biểu tượng stupa trắng xóa với mắt Phật bên trên cùng với cờ treo ngũ sắc được thấy khắp nơi ở  Kathmandu.




có rất nhiều gian hàng bán đồ lưu niệm kể cả nhà hàng quán giải khát nhiều vô số kể nơi đây




Nếu đi theo ngõ trốn vé thì các bạn sẽ vào Swayambhu Temple bằng lối này.

Vì sao Swayambhu Temple còn có tên là đền khỉ? Vì nơi đây có rất nhiều khỉ sinh sống. Bọn chúng không sợ con người đâu nhé!!! Bằng chứng là thằng khỉ này ngồi tí tỡn ngay cổng vào, ngồi hẳn trên cái chùy lớn ngay lối đi.

Khi du khách xúm xít chụp hình hắn thì hắn lại tí tỡn khoe "của" nữa đấy!

Con chó này thấy hắn "chướng mắt" quá nên đến đuổi hắn xuống đấy các bạn!!!!!!!!!!! Chó bảo: "Này khỉ, mày có xuống không thì bảo!" Khỉ nói: "Xuống thì xuống làm gì gầm gè dữ vậy ông anh! Đàn em mới khoe mẽ có tí mà ông anh đã làm dữ!"

Toàn cảnh Kathmandu lúc hoàng hôn.

Nhiều du khách "mò" đến đây để nghía cảnh hoàng hôn đấy!

Kathmandu

Chả hiểu dân địa phương đang làm lễ gì tại đây mà trống kèn inh ỏi làm tôi phải bỏ cả dép rượt theo để chụp hình. Mệt muốn chết!
Hoa hậu đền khỉ!!!!!!!!
Thật ra nếu các bạn không muốn trả tiền vé cửa và cảm thấy tội lỗi khi phải trốn vé vào nơi có Phật thì các bạn có cách khác. Đó là lên đồi sau 6h chiều. Khi ấy là giờ "xả vàng." Phòng vé đóng cửa nghỉ rồi nên không ai bán vé cho bạn đâu. Khi ấy thì mặc sức nhìn ngó mà không cảm thấy tội lỗi. Đường xuống đồi thì không tối lắm, có nhiều nhà dân hai bên đường mở đèn sáng. Tuy nhiên có thể kẹt xe tí chút bởi nhiều người không muốn lội bộ mà thuê taxi, đường đi lại bé tí nên đi bộ vẫn.........nhanh hơn.

Giờ xả vàng, ngôi đền lung linh dưới ánh đèn.
Nếu chọn đi vào giờ xả vàng thì nên mang theo đèn pin, phòng khi cúp điện và dùng làm vũ khí vì nơi này so với khu Thamel vẫn là ngoại thành.

Ghi chú: Khu Thamel của Kathmandu tương tự như Khaosan Road của Bangkok vậy đó các bạn!!!!!


Bài liên quan: Tôi đi Kathmandu

Bài liên quan: Lưu ý khi đến Kathmandu 

4 nhận xét:

  1. Thích cái chú thích hoa hậu của chị, hihi

    Trả lờiXóa
  2. "Tóm lại theo cảm nhận sau mấy tháng ăn dầm ở dề ở Nepal của tôi là Phật tử Nepal bị "rối loạn" về tôn giáo. Họ là Phật tử nhưng lại thờ rất nhiều thần linh của đạo Hindu. Thật tội nghiệp cho họ! Sống trên đất Phật, sinh ra trong một gia đình đạo Phật nhưng lại............

    Nguyên do: trước kia Nepal là quốc gia Phật giáo (ảnh hưởng đạo Phật Tây Tạng.) Khi vua Ấn độ sang cai trị thì đạo Hindu len lõi vào từng ngóc ngánh cuộc sống của Phật tử tại đây! Họ là Phật tử không được giết chóc nhưng vua Hindu lại ép họ phải giết gia súc và gia cầm để tế thần linh Hindu. Ai không giết, chém hoặc bỏ tù! Do sợ hãi nhiều người cải đạo sang Hindu giáo hoặc vẫn là Phật tử nhưng phải giết chóc để tế thần. Cuối cùng, kết quả là một Nepal rối loạn về tôn giáo như hiện nay."
    Góp ý: biết 10 nên nói 1, còn biết 1 nói thành 10 thì hơi bị kiêu ngạo.
    Tội lỗi nhất là mang cái sai của mình truyền bá rộng khắp làm cho nhiều người khác hiểu sai về một đất nước, một xã hội, một cộng đồng.
    (NP-Người sống nhiều năm ở Nepal và chọn nơi này làm quê hương thứ hai)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thứ nhất, bạn cũng kiêu ngạo không kém khi cho rằng tôi biết 1 mà nói 10. Vậy chúng ta có gì khác nhau đâu???????

      Thứ hai, Việt Nam là ngôi nhà thứ nhất của tôi mà có quá trời cái tôi còn chả biết nữa là Nepal chỉ là ngôi nhà thứ hai của bạn.

      Thứ ba, tôi ghi theo cảm nhận của tôi (câu đầu tiên nói rồi, đọc kỹ đi bạn!)kia mà có phải ghi theo cảm nhận của bạn đâu mà bạn tức tối. Nếu bạn cảm thấy tôi ghi không trúng cái cảm nhận của bạn thì bạn có quyền góp ý sửa chữa. Đó là quyền của người đọc, chả lẽ bạn không biết à?

      Việc bạn sống ở Nepal lâu nên có cái nhìn đúng hơn về nó không có nghĩa là bạn có cái nhìn khách quan hơn tôi đâu nhé!!!!!

      Thứ tư, có một việc mà đáng lẽ tôi phải làm nhưng chưa làm được; đó là chả hiểu trong quá khứ Nepal đã có hành động "sai quấy" gì mà dẫn đến nghiệp nặng đến mức có một nền Phật giáo như hiện nay. Bạn nào biết thì lên tiếng giùm nhé!!!! Cảm ơn nhiều!

      Xóa
  3. Còn hai cái nữa đáng lẽ viết trong bài nhưng sẳn dịp nên viết luôn là:

    1. Temple prostitutes tồn tại ở đền thờ Hindu hay Phật giáo vậy các bạn? Có người bảo tôi là của chùa Phật giáo; tôi nghe mà lạnh ót.

    2. Một số người Nepal bảo tôi rằng sư sãi Phật giáo ở Nepal bây giờ phần lớn là kết hôn, có vợ đẻ con như người thường. Ví dụ tiêu biểu:Vị sư đứng đầu của Nepal, tình trạng hôn nhân là married. Vậy tóm lại sư của Nepal là thầy tu hay thầy chùa????????
    Trong 5-6 trường phái của Tây Tạng thì chỉ có một trường phái là ủng hộ việc sư sãi kết hôn, các phái còn lại thì phản đối. Nếu đúng là sư sãi Nepal kết hôn nhiều thế thì Phật giáo Nepal là theo cái trường phái bị phản đối ấy à???? chả hiểu, ai biết thì lên tiếng giúp.

    Trả lờiXóa