CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 8 tháng 11, 2021

BỎ PHỐ VỀ RỪNG

Trên Facebook có nhóm Bỏ Phố Về Rừng. Hiện giờ có trên 100 ngàn thành viên tham gia. Ai có tư tưởng "Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ" thì hãy tham gia vào nhóm Facebook này nha bà con! 

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TRẦM CẢM

Hôm nay lướt Facebook gặp bài viết về bệnh trầm cảm. Đọc xong cái tôi sửng sốt luôn nha mọi người. Biết sao sửng sốt không? Không biết cái thèn ngu nào gọi cái trạng thái vi diệu này là bệnh nữa. Đúng là đáng sợ nhất là sự ngu si, đã ngu mà còn bày đặt nghiên cứu ra ba cái mớ tri thức tào lao nha mậy. Trầm cảm mà mài gọi là bệnh thì chụy chửi cả họ nhà mài.

Trầm cảm là một trạng thái bình thường, người mà cả đời chưa bao giờ trầm cảm thì người đó mới là bất bình thường.
Trầm cảm là một trạng thái cân bằng âm dương. Khi có cái gì vượt quá thì trầm cảm xảy ra để cân bằng trở lại.
Trầm cảm còn xảy ra khi có sự xung đột giữa bản năng với năng lực và hiện thực. Cái này mấy thèn ngu tự xưng là khoa học gia nghiên cứu chẳng ra đâu. Biết sao không? Bởi vì ngu quá mừ hihi.

Thế nào là xung đột giữa bản năng và năng lực thực tại?
Ai cũng trải qua nhiều kiếp luân hồi, dù mình chẳng nhớ gì đến các kiếp sống quá khứ nhưng thực ra chúng vẫn không bao giờ mất đi mà luôn hiện diện nhưng do mình không thấy được mà thôi. Có lúc nào đó tình cờ mình mở ra được phần trí nhớ này, mở ra mà mình cũng không biết, do vậy mà cũng chẳng nhớ, và cái kí ức trong kiếp sống quá khứ và hiện thực trong kiếp sống này có sự xung đột, có sự khác nhau làm mình không chấp nhận nổi nên xảy ra trầm cảm. Khi bạn hỏi những người trầm cảm thì họ chỉ có cảm xúc thôi chứ chẳng thể nói cho bạn nguyên do sinh ra cảm xúc ấy. Hay nói cách khác thì ngay cả bản thân họ cũng chẳng biết vì sao họ lại có tâm trạng/trạng thái như vậy nữa. Bởi tất cả diễn ra trong vô thức thì làm sao mà họ biết được chứ?

Tôi gọi đây là một trạng thái vi diệu là bởi vì người lâm vào trạng thái này, nếu biết cách thì họ có thể tự thấy được các kiếp sống quá khứ của mình luôn đó. Và nút thắt để mở ra trạng thái này là một sự kiện nào đó trong hiện thực, ví dụ vừa sinh con xong, bị thất tình, thất nghiệp, bị lừa tình, lừa tiền,…….Túm lại là khi lâm vào trạng thái bất như ý thì trong vô thức của họ diễn ra một màn so sánh với những trải nghiệm trong quá khứ, trong quá khứ họ từng có những điều tốt đẹp như thế nào mà bây giờ lại thế này, cho nên trạng thái vi diệu trầm cảm diễn ra để cân bằng xung đột ấy. Hoặc ngược lại họ từng có trải nghiệm đau khổ trong quá khứ như thế nào mà bây giờ được hạnh phúc, khi có sự so sánh xảy ra thì người ta vẫn có thể lâm vào trạng thái trầm cảm dù đang sống hạnh phúc là vậy đó. Mấy thèn ngu khoa học gia hiểu chưa bây?

Còn có nữa là trong các kiếp quá khứ họ từng có năng lực lẫy lừng nào đó mà kiếp này họ chẳng có, khi có sự so sánh trong vô thức, họ cũng lâm vào trạng thái trầm cảm.

Cho nên trầm cảm chính là biểu hiện của sự so sánh âm thầm trong vô thức. Khi thấy một người có trạng thái trầm cảm, nghĩa là trong vô thức họ đang diễn ra sự so sánh, đang có sự xung đột giữa cái đã trải qua rồi và cái đang trải qua. Giống như biểu hiện của một người bị sốt là nhiệt độ cao, ho, nằm liệt giường. Thì trầm cảm là biểu hiện của sự so sánh đang diễn ra âm thầm trong vô thức.

Vậy làm sao để trị?
Có phải bệnh đâu mà bây đòi trị. Đây là một trạng thái vi diệu. Một trạng thái mà các kí ức tiền kiếp đang cuồn cuộn kéo về dù nó không tồn tại trong trí nhớ của mình nhưng nó lại đang âm thầm hoạt động trong vô thức đấy.

Vậy người bị trầm cảm phải làm sao bây giờ?
Nếu ai lười biếng giống tôi thì khi trạng thái này diễn ra thì mặc kệ nó đi, nó muốn ra sao thì cứ thế mà ra, nó muốn chán ăn thì cứ thế mà chán ăn, nó muốn chửi bới thì cứ thế mà chửi bới, nó muốn rúc vào góc thì cứ thế mà rúc mà góc. Nó muốn làm gì thì cho nó tự do mà làm. Đừng tìm cách chỉ trích phê bình đè nén nó, vì càng như vậy thì nó càng quyết liệt hơn thậm chí dẫn đến tự sát. Lúc đầu khi nó còn nhè nhẹ thì mặc kệ nó, lâu lâu hỏi thăm nó phát: Bây so sánh thỏa mãn chưa bây? Nếu chưa thì cứ tiếp tục. Nếu đã thỏa mãn rồi thì thôi, chúng ta lại tiếp tục bay nhảy nào.

Ai không lười biếng như tôi, siêng hơn chút thì có thể nghiên cứu căn nguyên các cảm xúc của mình khi trạng thái ấy đến. Vì sao lại vui, vì sao lại buồn, vì sao lại lo lắng bất an, vì sao lại chán nản, vì sao lại chán ăn, vì sao lại ngủ không được. Nghĩa là đem tụi nó ra làm đối tượng để nghiên cứu, chứ không phải để chỉ trích phê bình đả kích xa lánh đâu nha mọi người. Người siêng năng như vậy thì nghiên cứu miết có khi nghiên cứu ra được tiền kiếp luôn đó. Còn lười như tôi thì chả nghiên cứu ra được cái gì cả đâu nha.

Thật ra tôi gọi trầm cảm là một trạng thái vi diệu vì khi ấy con người tự đối diện với sự cô đơn đang được khuyếch đại lên. Đây là một cơ hội hiếm hoi, nếu ai nắm bắt được thì có thể đó là một bước tiến lớn về mặt tâm linh. Cho nên cái gì xảy đến với ta đều là đúng thời điểm và luôn có một tác dụng nào đó. Thay vì tẩy chay bài trừ tìm cách loại bỏ thì hãy tận dụng và lợi dụng nó cho sự phát triển tâm linh của mình. Vậy mới khôn!!! hihi

Bài viết ở trên là sau khi đọc bài đăng trên Facebook của Huyền Chíp ở trang Xách Ba Lô Lên và Đi dưới đây:

Viết cho người em trầm cảm
Thỉnh thoảng, chị nhận được tin nhắn từ em hay một độc giả như em, một người chị không hề quen biết, nói rằng em buồn và không có ai để tâm sự. Đôi khi, em nói rằng em trầm cảm. Những tin nhắn như vậy làm chị bàng hoàng, bởi ai đó phải tuyệt vọng đến mức nào mới tìm kiếm sự an ủi ở một người hoàn toàn xa lạ.
Chị hiểu sự khó khăn của em trong việc tìm kiếm người có thể chia sẻ những gánh nặng tinh thần ở Việt Nam. Bản thân chị cũng đã có một thời gian dài không coi trọng sức khoẻ tinh thần. Khi ở Israel, đứa bạn thân của chị lúc đó, Asher, nói với chị rằng nó bị trầm cảm, chị đã hỏi nó có bị ốm không. Nó bảo không. Chị hỏi nó có bị thương, hết tiền, hay có đối mặt với mối đe doạ nào không, nó đều trả lời không. Lúc đó, chị đã bảo rằng nó chẳng có vấn đề gì cả và nên thay đổi cách suy nghĩ để tích cực hơn. Đến tận bây giờ, chị vẫn hối hận vì đã không thể là chỗ dựa tinh thần cho đứa bạn thân của mình lúc nó cần chị nhất.
Chị từng đổ lỗi sự thờ ơ của mình cho môi trường mà chị lớn lên bởi không ai trong nhà chị có chút mảy may quan tâm đến sức khoẻ tinh thần. Ngày bé, khi chị cảm thấy không ổn, người lớn hỏi chị những câu hệt như chị đã từng hỏi Asher. Nếu chị không đói, không ốm, không bị thương, người lớn sẽ bỏ mặc chị, đôi khi còn mắng là chị quấy. Những người bị coi là không ổn về mặt tinh thần bị doạ sẽ gửi đi Trâu Quỳ.
Bây giờ nhìn lại, chị không đổ lỗi cho người lớn khi đó nữa bởi chị hiểu rằng, thật khó để quan tâm đến nỗi đau vô hình khi cuộc sống của họ đầy những nỗi lo có thể cân đo đong đếm. Bản thân những người lớn đó, ngoài việc vật lộn với những vấn đề cơm áo gạo tiền, có lẽ phải đấu tranh với những tổn thương tinh thần của chính họ.
Phải qua một thời gian dài, nhìn thấy những người chị yêu thương trả một cái giá rất đắt, chị mới hiểu được rằng đôi khi, chúng ta không khỏe mặc dù bên ngoài, mọi thứ dường như là hoàn hảo. Trong một năm, ba người bạn chị phải bỏ học về nhà vì áp lực tinh thần -- một trong số đó sau hai năm vẫn chưa quay trở lại. Một đứa bạn thân của chị tìm đến tự tử -- chị sẽ không bao giờ tha thứ cho mình vì đã từng đóng cửa giả vờ không có nhà vì sợ nó sẽ sang tâm sự đến sáng và chị sẽ không làm được việc gì. Chị biết nhiều người trẻ, thông minh, thành đạt, xinh đẹp, nhưng vào phòng ngủ của họ sẽ thấy đầy vỏ Prozac và Xanax. Người trầm cảm không cần lý do để trầm cảm.
Bản thân chị cũng đã có một thời gian sống với trầm cảm. Chị không tự hào về khoảng thời gian đó. Trầm cảm khiến chị cảm thấy như mình đánh mất sự kiểm soát về cuộc sống. Chị đã có lúc không vì lý do gì mà bật khóc giữa đám đông. Chị đã có lúc cảm thấy như vô hồn, cơ thể và trí óc từ chối phản ứng với bất cứ sự kích động nào. Chị chẳng buồn ăn, chẳng thể ngủ, chẳng muốn liên lạc với bất cứ ai. Chị đã đánh mất không ít bạn qua quãng thời gian đó và chị nghĩ, không ít bạn đã đánh mất chị, bởi họ không hiểu được những gì chị trải qua.
Đã có lúc, chị đánh lừa bản thân rằng mình sẽ cảm thấy tốt hơn nếu điều gì đó xảy ra. Chị đã nghĩ rằng chị sẽ hạnh phúc nếu chị có thể ra mắt một cuốn sách mới. Chị đã nghĩ rằng chị sẽ hạnh phúc nếu chị có thành tích được mọi người công nhận. Như em, chị đã từng cố gắng tìm kiếm ai đó mà chị tin rằng có thể hiểu chị, để rồi chị luôn thất vọng. Một hạnh phúc phụ thuộc vào ai đó hay điều gì đó là một hạnh phúc không bền vững. Khi điều đó đã đạt được, chị lại trở về đúng nơi mà chị bắt đầu.
Chị nhận ra rằng mặc dù sự giúp đỡ của những người xung quanh là tốt, nhiều khi là cần thiết, điều tối quan trọng cho sự bình yên về mặt tinh thần phải đến tự bản thân chúng ta. Qua thời gian, chị học được một số điều chị có thể làm khi chị cảm thấy bế tắc, đơn độc, không có lối ra. Chị hy vọng chúng có thể giúp ích cho em khi em cần.
1. Đối xử tốt với bản thân
Càng đơn độc, em càng phải đối xử tốt với bản thân. “Be kind to yourself." Hãy làm cho bản thân những điều mà em sẽ làm cho người mà em yêu quý nhất trên thế giới. Cho phép bản thân ăn những món em yêu thích và tránh những món có hại cho sức khoẻ. Tha thứ cho bản thân về những điều em đã làm sai trong quá khứ -- học từ những cái sai đó nhưng đừng dằn vặt giá mà em làm cái này cái kia thì mọi chuyện đã khác đi. Yêu bản thân vì em là chính em -- em không cần phải thông minh hơn, không cần phải xinh đẹp hơn, không cần phải giàu có hơn. Nhìn vào trong gương và đối xử tốt với hình ảnh mà em nhìn thấy. Hãy nói với chính mình rằng em là đủ.
2. Ra ngoài
Khi trầm cảm, thật dễ để khoá bản thân ở trong phòng không làm gì cả. Và vì không làm gì cả, chẳng có chuyện gì thay đổi. Những lần như vậy, chị thương thảo với bản thân: mỗi ngày, chị sẽ ra ngoài làm một điều gì đó. Có thể là đi ăn ở quán phở quen chỉ để nhìn thấy nụ cười của anh bán hàng dễ thương. Có thể là chạy (hoặc vừa đi bộ vừa chạy) để cảm thấy khoẻ mạnh hơn một chút. Có thể là đi bơi để cơ thể tìm thấy một cảm giác thư giãn nhẹ nhàng ở trong nước. Có thể là hẹn cà phê với một đứa bạn thân và nói về những điều làm hai đứa cười (như mấy meme xem trên mạng). Có thể là đi đến nghe một buổi nói chuyện từ một người chị khâm phục. Lần nào cũng vậy, chị cảm thấy mệt mỏi không muốn ra ngoài, nhưng sau khi ra ngoài xong, chị lại cảm thấy vui vì chị đã làm điều đó.
3. Hoà mình vào thiên nhiên
Lần đầu tiên chị cảm thấy nhẹ nhõm sau khi chia tay là khi nhìn thấy bầu trời hoàng hôn đỏ rực phía sau ngọn đồi gần nhà. Chị nhận ra rằng vũ trụ vẫn nguyên xi như vậy cho dù chị có chia tay hay không. Nỗi buồn của chị bất chợt trở nên thật nhỏ nhặt.
Những lần tuyệt vọng, chị cố gắng hoà mình vào thiên nhiên để cảm thấy mình là một phần của một cái gì đó lớn hơn, một cái gì đó thật đẹp và vĩ đại. Không cần phải đi xa xôi để hoà mình vào thiên nhiên, Em có thể ngắm một bầu trời đầy sao, ngửi một bông hoa dại, nghe tiếng ve kêu, lần theo dấu chân của một tổ kiến. Con người là một phần của thiên nhiên, và em cũng vậy. Em đã vượt qua hàng triệu năm tiến hoá để có thể là em ngày hôm nay. Hãy tự hào vì điều đó.
4. Khóc và hét
Trầm cảm nhiều khi không phải là em buồn, mà là em không có cảm giác gì cả. Em không buồn, không vui, không tức giận, không có gì để trông mong. Em cảm thấy cuộc sống trống rỗng và vô nghĩa.
Khi chị trong hoàn cảnh như vậy, chị cố gắng để kích động bản thân để tìm kiếm những cảm xúc mà chị đã đè nén lâu ngày. Chị tìm một chỗ để chị có thể gào thét tất cả những điều khiến chị không hài lòng, và trong quá trình đó, chị hy vọng có thể tìm ra điều thực sự khiến chị bất hạnh. Và chị khóc. Một khi khóc được, chị cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều, bởi chị biết rằng chị vẫn còn có thể cảm nhận cuộc sống.
5. Ăn kem và xem một bộ phim đẹp
Không phải tự nhiên mà ăn kem xem phim lại trở thành hoạt động yêu thích của những người gặp chuyện buồn. Ăn kem thực sự khiến chúng ta vui hơn. Nghiên cứu của các nhà thần kinh học ở Institute of Psychiatry in London chỉ ra rằng một thìa kem khiến não chúng ta phản ứng tương tự như khi chúng ta được tiền hay nghe bài hát yêu thích nhất. Một bộ phim nhẹ nhàng với thông điệp đẹp về cuộc sống có thể chúng ta nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Một số bộ phim chị yêu thích bao gồm Amélie, Forrest Gump, A beautiful mind, 3 Idiots, The Curious Case of Benjamin Button, The Pursuit of Happyness, The Shawshank Redemption, các bộ phim Disney, … Xem những bộ phim này rất có thể sẽ giúp em kết nối được với góc trái tim đã ngủ quên của em, và giúp em khóc.
6. Làm điều tốt cho người khác
Người ta nói, cách tốt nhất để giúp bản thân mình là giúp người khác. Làm một điều tốt đẹp gì đó cho ai khác mà không mong họ đền đáp có thể giúp em cảm thấy tự chủ về cuộc sống và suy nghĩ tích cực hơn về bản thân. Em có thể mua tặng mẹ một bó hoa, mời bố đến ăn ở một quán ăn mà em biết bố sẽ thích, dừng lại để thưởng thức và cho tiền một nghệ sĩ đường phố. Hãy hỏi bạn bè em xem họ có ổn không, và lắng nghe những điều làm họ thấy phiền lòng. Biết đâu nghe xong câu chuyện của họ em sẽ nhận ra rằng em không hề đơn độc -- những người xung quanh đều đang phải trải qua vấn đề như em.
7. Ngưng dùng điện thoại
Cầm trên tay điện thoại đôi khi khiến chị cứ chăm chăm kiểm tra xem mình có tin nhắn gì mới không, và khi không có tin nhắn gì mới, chị cảm thấy như mình bị bỏ rơi vậy. Tệ hơn, những lúc cảm thấy không ổn, chị điên cuồng nhắn tin cho nhiều người hy vọng họ có thể nói hay làm điều gì đó khiến chị cảm thấy tốt hơn. Phần lớn thời gian, chị trở nên bất hạnh hơn, vì chị đã đặt hạnh phúc của mình vào trong tay người khác.
Khi nhận ra chị bị như vậy, chị quyết định ngừng dùng điện thoại. Chị đóng cửa Facebook, để điện thoại vào chế độ máy bay hoặc không cầm điện thoại theo trừ lúc thực sự cần thiết. Mỗi khi thấy muốn nhắn tin với ai, chị viết nó lên giấy và không gửi đi. Làm như vậy giúp chị bỏ được thói quen phụ thuộc vào người khác để hạnh phúc, và dần dần học cách bình yên với chính bản thân mình.
8. Chấp nhận rằng hạnh phúc không phải là tất cả
Những năm gần đây, mạng xã hội tràn ngập thông điệp rằng hãy làm những điều khiến chúng ta hạnh phúc như thể hạnh phúc là mục đích của cuộc sống, và những ai không hạnh phúc thì nên cảm thấy bất hạnh. Nhiều người bạn của chị coi việc không hạnh phúc là một cái tội. Họ đã làm gì sai để mà không hạnh phúc? Nhưng liệu hạnh phúc có thực sự quan trọng đến thế? Một người bạn của chị đã nói với chị: "Những kẻ tìm kiếm hạnh phúc cá nhân là những kẻ ích kỷ."
Nếu em không hạnh phúc, chấp nhận rằng em không hạnh phúc và tiếp tục sống cuộc sống của em. Không hạnh phúc không có nghĩa là em thất bại. Có người theo đuổi hạnh phúc, có người theo đuổi ý nghĩa, có người theo đuổi danh vọng, nhiều người theo đuổi nhiều cái khác. Nếu em chưa biết mình theo đuổi cái gì, đừng nôn nóng bởi phần lớn mọi người không biết họ thực sự muốn gì. Kiên nhẫn và dịu dàng với bản thân. Cho bản thân thời gian để tìm kiếm. Cho phép bản thân phạm sai lầm. Cho bản thân cơ hội thử những cái mới. Một ngày nào đó, em sẽ nhận ra rằng có thể em không hạnh phúc, nhưng em ổn, và rất có thể em sẽ hài lòng với cuộc sống của chính mình.

Thứ Năm, 13 tháng 8, 2020

TẠI SAO CHÚNG TA KHÔNG NÊN ĐI

Lúc tôi vừa phát hiện ra vấn đề này thì dịch Covid bùng lên nên tôi nín khe hổng dám phát hiện nữa hihihi.

Cái quan niệm của ông bà xưa là sống quanh quẩn sau lũy tre làng thật ra là có lý của nó nha mọi người! Bởi vậy những người già sống ở các nước khác nhau khi sắp chết thích trở về nước là vậy. Ai cũng bảo là do Lá Rụng Về Cội. Cái Lá Rụng Về Cội thực ra theo cái hiểu của tôi thì nó có một tầng sâu hơn. Chúng ta hầu như không ai biết lý do vì sao mình được sanh ra ở một mảnh đất nào đấy. Chúng ta chỉ biết ông bà cha mẹ mình ở nơi đó nên mình gọi là quê, hoặc nơi đó là nơi chôn nhau cắt rốn nên mình gọi là quê. Vậy là trước khi chết mình phải trở về quê cho bằng được. Cho nên mình gọi là Lá Rụng Về Cội. Còn tôi hiểu Lá Rụng Về Cội là biết được nguyên do vì sao mình được sanh ra ở đó mà không phải ở nơi nào khác, vì sao mình được sanh ra ở đất nước đó mà không phải là đất nước nào khác. Biết được nguyên do này thì mới thực sự là Lá Rụng Về Cội, nếu không chỉ là mang cái thân xác về quê mà thôi. Một số người sanh ra ở Việt Nam sau đó cùng cha mẹ đi định cư ở nước khác, sau khi chịu nỗi vất vả vì phải hòa nhập với môi trường nơi ấy họ quay sang oán trách cha mẹ là sao không đẻ ra mình ở nước đó để mình khỏi phải khổ nhọc như vậy chớ. Nếu cha mẹ họ mà chờ đến khi ra nước khác mới sanh con thì đứa con ấy chưa chắc đã là họ chứ ở đó mà oán trách. Biết sao không? Do duyên này nghiệp này, họ mới sanh ra ở Việt Nam, hay còn gọi là cộng nghiệp với đất Việt Nam. Nếu sanh ở nước khác thì phải sanh ra đứa có cộng nghiệp với đất nước ấy chứ không phải là đứa có cộng nghiệp với Việt Nam đâu nha!

Do cộng nghiệp với đất đai tổ tiên người Việt Nam nên mỗi người sanh ra ở Việt Nam đều mang theo tập khí của tổ tiên Việt Nam, con cái họ sanh ra ở Việt Nam cũng vậy, nhưng nếu đứa con ấy được sanh ra ở nước khác thì nó còn có thêm cộng nghiệp và tập khí của tổ tiên nước ấy. Rồi, gia đình có vấn đề rồi nha. Cùng một gia đình mà tập khí khác nhau rồi nha! Hoặc có người cộng nghiệp với Việt Nam quá nặng nhưng ham muốn đi xuất ngoại nên tìm đủ mọi âm mưu và thủ đoạn để đi, vậy là hoặc không đến nơi được hoặc đến nơi nhưng lại có tai nạn hay gặp chuyện gì đấy không ở nơi đất ấy được, rồi cũng phải quay về mà thôi. Cái gọi là có số xuất ngoại hay số không xuất ngoại là vậy đó.

Có người tập khí với Việt Nam nhẹ nên xuất ra một cái là họ đi luôn và xem nơi khác như là quê hương. Có người thì tập khí còn nặng nên dù sống nơi đất khách nhưng họ luôn đau đáu nhớ quê rồi trước khi chết muốn trở về quê để ngó một cái cho bằng được. Cả hai trường hợp này đều không giải quyết được rốt ráo vấn đề - Tại sao họ lại được sanh ra ở Việt Nam?

Cho nên câu hỏi ở tiêu đề bài viết thực ra không phải là khuyên mọi người không nên đi mà là dù đi đâu dù có đi nhiều đến mức nào thì cuối cùng cũng phải LÁ RỤNG VỀ CỘI – nghĩa là phải tìm ra được nguyên do vì sao mình lại sanh ra ở khu vực ấy trên quả đất, vì sao mình sanh ra ở đất nước ấy, vì sao mình sanh ra ở tỉnh ấy, vì sao mình sanh ra ở huyện ấy, ở làng ấy, ở xã ấy. Thực ra thì khu vực càng nhỏ càng khó trả lời nên chỉ cần tìm ra nguyên do vì sao mình sanh ra ở đất nước ấy và tỉnh ấy là đã đủ làm tròn cái được gọi là LÁ RỤNG VỀ CỘI rồi nha mọi người!

P.s Lúc tôi ngộ ra vấn đề này là vào năm ngoái. Ngộ ra xong cái tôi ngồi ngẩn người mà thắc mắc – không biết vì sao ông thiền sư Thích Nhất Hạnh ổng là Bồ tát rồi mà lại cao tuổi như vậy, mà vẫn chưa chịu LÁ RỤNG VỀ CỘI là sao ta! Cái thời gian sau đó tôi vào google tình cờ đọc được tin thiền sư Thích Nhất Hạnh được chính phủ Việt Nam cho phép về Việt Nam chờ chết. Hú hồn hú vía. Ổng là Bồ tát mà không cho phép ổng LÁ RỤNG VỀ CỘI thì thiệt là tai họa. Ai ngờ họ cũng khôn, cho phép ổng về đấy chứ!

Bởi vậy ai đang ở nước ngoài mà sắp chết rồi nhưng vẫn chưa biết được lý do vì sao mình được sanh ra ở Việt Nam thì ráng về nước mà tìm hiểu. Lọ mọ quanh đi quẩn lại miết ở Việt Nam cũng có khi ngộ ra lắm đó. Một khi ngộ ra điều này trước khi chết thì đúng là một bước tiến vô cùng lớn về mặt tâm linh.

Chúc những ai sắp chết biết được lý do vì sao mình được sanh ở Việt Nam hihi! 

PHÓNG SANH

Hôm nay lướt Facebook, không ngờ thiên hạ vẫn còn kiểu phóng sanh quê mùa như vậy nha mọi người! Biết sao quê mùa không? Thời đại này, ăn toàn thức ăn siêu thị và đông lạnh mà mọi người còn lụi cụi ra chợ mua chim mua cá về phóng sanh. Tôi nhìn mà sửng sốt luôn ấy. Không ngờ đến thế kỷ 21 rồi mà dân tình còn lạc hậu đến vậy. Biết sao tôi sửng sốt dữ vậy hơm? Mấy năm rồi tôi đâu có quan tâm đến ngày tháng âm lịch hay dương lịch gì đâu nên rằm riếc gì thì tôi toàn quan sát mặt trăng trên bầu trời mới biết chứ rằm tháng mấy năm mấy ngày mấy thì chả quan tâm. Bây giờ quan tâm thì bị bất ngờ hết sức luôn. Dân xài toàn smartphone gì mà còn lạc hậu hơn tôi hổng có cái phone nào là sao vậy trời!

Biết sao tôi nói mọi người lạc hậu không? Ngày xưa, chim bay đầy trời, cá bơi đầy sông thì mới cần mua chim/ cá phóng sanh, chứ ngày nay toàn là nuôi bè, nuôi công nghiệp không mà phóng sanh kiểu đó là mấy con chim con cá này nó thù chết luôn đó. Biết sao thù không? Cá nuôi bè, nhỏ lớn sống quen trong môi trường ấy rồi, chờ đến ngày giờ là ra chợ cá để bị đập đầu thôi. Mọi người mua nó về, thả đi đâu, chỉ có thả trở lại bè thì nó mới sống nổi, bằng không nó chỉ có chết vì đói vì không biết tự kiếm ăn, chết vì ô nhiễm vì sông rạch dơ hầy hoặc bị mấy cha câu cá móc họng vào lưỡi câu sau đó thì cũng bị đập đầu. Kiểu vậy nó không thù cũng uổng. Ụ Á đứa nào phóng sanh tao để tao phải bị hành hạ chết như vậy hả bây. Thà là ngay từ đầu chết luôn ở ngoài chợ có phải khỏe rồi không. Chết sớm siêu sanh sớm. Cái này lại không nha. Bây chết thì tao đâu có phóng sanh bây để tích phước nên tao phải hành hạ bây rồi ảo tưởng rằng mình đang tích phước. Ài, tội lũ cá quá nha, chả biết ân oán gì với những người phóng sanh mà bị hành hạ như vậy.

Đấy, tôi nói rồi, thời đại cá toàn nuôi bè mà phóng sanh kiểu này thì có khác gì là kiểu hành hạ thời hiện đại đâu. Thà là phán tử hình rồi đem nó ra bắn phát cho xong, còn hơn là kéo nó đi rêu rao khắp làng khắp xã đến khi nó kiệt sức thì nó ngẻo hihi.

Còn chim nha, thời nay làm gì có chuyện chim bay đầy trời, bây giờ thì lâu lâu mới thấy một con. Chim chóc gì mà như hàng hiếm, vậy nó đâu có cần phóng sanh gì đâu, nó chỉ cần đừng ai động đến nó để nó tự do bay nhảy là được rồi. Nhưng mà không, tao cần phóng sanh nên tao thuê người ngày đêm rình mò ổ chim bắt nó cho bằng được, rồi phóng sanh nó đi…………. xứ khác. Cái này có khác gì người bị án oan rồi bị đày đi biệt xứ. Mấy ba mấy má, đừng có đụng tới nó là đã phóng sanh cho nó rồi, nó tội tình gì mà bị phá nhà phá cửa rồi đày di biệt xứ như vậy chứ.

Ai muốn phóng sanh vào tháng cô hồn thì tôi chỉ cho nè!
Thường ngày ruồi muỗi đậu vào người, dùng tay đập bôm bốp thì bây giờ đừng có đập, phủi nhẹ cái là nó tự bay đi. Vậy cũng là phóng sanh.
Đi đứng thì ngó dưới đất xem có đạp con này con kia hay không. Vậy cũng là phóng sanh.
Thường xuyên kiểm tra ao/lu/ca nước xem có con gì rớt vào đó hay không, vớt nó lên. Vậy cũng là phóng sanh.
Khi đổ nước ra đất thì xem có ổ kiến hay ổ con này con kia gần đó không để tránh làm ngập lụt ổ tụi nó. Vậy cũng là phóng sanh.
Không đổ nước sôi ra đất mà đổ vào thau chờ nguội trước khi đổ đi để tránh làm phỏng mấy con côn trùng bò bò trên và dưới lòng đất. Vậy cũng là phóng sanh.
Chó mèo nuôi trong nhà thì cho ăn no, ăn no rồi nó chỉ chơi thôi chứ không săn mồi nữa. Vậy cũng là phóng sanh. Mấy con meo meo nhà tôi lúc nào mà ăn no thì lăn đùng ra ngủ miết miết thôi, hổng có quỡn ra vườn đi săn nữa. Nếu có thì vài ngày mới thấy nó săn một con, nếu không thì ngày nào cũng săn mồi. Bởi săn mồi là bản năng của lũ meo meo nên chỉ có hạn chế thôi chứ làm sao mà cấm được chớ.
Còn một kiểu phóng sanh khác nhất là ở các thành phố lớn. Đó là tìm các tổ chức cứu trợ chó mèo, các nơi chuyên cưu mang chó mèo bị bỏ rơi hoặc chó mèo hoang quyên tiền hoặc quyên thức ăn đồ dùng cho tụi nhỏ. Đó cũng là phóng sanh vậy. Có tiền hoặc đồ dùng của mình thì người ta càng hăng hái cứu trợ thêm nhiều con vật trước khi tụi nó chết. Phóng sanh kiểu này không bị tụi nó thù nè! Hoặc là quyên tiền vào các nơi bảo trợ động vật giúp bảo vệ tụi nó. Mấy cái này thiết thực văn minh và hiện đại hơn cái kiểu lù đù ra chợ mua cá mua chim phóng sanh nè mọi người!

Còn một kiểu phóng sanh nữa, nói ra nghe có vẻ rùng rợn và mê tín dị đoan nhưng mà thực sự chả dị đoan tí nào. Đó là phóng sanh chúng sanh ngay bên trong chính mình nè. Mỗi ngày vô tình hay cố ý mình giết vô số chúng sanh rồi, rồi tụi nó bám luôn theo mình mà chả biết làm sao, cho nên mình phóng sanh tụi nó đi. Mình nói chuyện nói chuyện nói chuyện với từng bộ phận trong cơ thể, từng tế bào từng giọt máu trong người. Học cách nói chuyện đi thì từ từ sẽ hiểu cái tôi gọi là phóng sanh ngay trong cơ thể mình là cái gì. Dành nguyên một tháng 7 này ra để nói chuyện với chúng nó. Tháng này nói không xong thì tháng 7 năm sau nói tiếp. Vẫn không xong thì năm sau, năm sau, năm sau nữa nói tiếp. Cứ vậy nói hoài thì đến lúc nào đó tự ngộ ra thế nào là phóng sanh ngay bên trong chính mình. Kiểu phóng sanh này là rốt ráo nhất. Nếu không thích thì làm mấy kiểu tôi kể ở trên cũng đâu có sao. Duyên đến đâu thì làm đến nấy, cái gì làm được thì làm, bằng không thì cứ biết vậy để khi nào đủ duyên thì làm. Nhưng làm gì thì làm đừng có làm kiểu quê mùa ra chợ mua cá bè để hành hạ chết từ từ hay săn bắt chim rồi đày đi biệt xứ nha mọi người!

Chúc mọi người phóng sanh vui vẻ!

Thứ Năm, 10 tháng 5, 2018

Vì sao tôi đọc sách?

Nhân dịp trên Facebook một người bạn có đăng bài viết sau nên tôi copy lại đăng trên blog cho mọi người đọc tham khảo và sẳn thói nhiều chuyện nên viết lời bình cho lá thư này luôn nha mọi người. Lời bình nằm phía dưới lá thư:

"Gửi con thân yêu của mẹ,
Con à. Gần đây mẹ thấy con không được vui.
Tối hôm qua lúc mẹ bảo con làm bài tập về nhà, con đã cảm thấy phiền phức và cãi lại mẹ: "Việc gì phải ép con, mẹ có biết làm bài tập thì phải đọc sách, mà đọc sách là việc cực khổ nhất thế gian này không?"
Đương nhiên mẹ biết con ạ. Nhưng cho dù vậy, mẹ vẫn phải ép con đọc sách, cho dù việc đó có nhọc nhằn thế nào.
Mẹ đã ở trên thế gian này hơn 40 năm rồi, cách nhìn cuộc sống theo tháng năm cũng có nhiều đổi thay. Duy chỉ có quan điểm "nhất định phải đọc thật nhiều sách", mẹ tin rằng mẹ có thể giữ đến cuối cuộc đời.
Cách đây vài ngày, mẹ với vài người bạn thân trong khi tán gấu đã tính nhanh thế này:
Một đứa trẻ từ khi bắt đầu đi học đến khi tốt nghiệp đại học, trung bình mất khoảng 16 năm. Nếu như trong khoảng thời gian đó không dành bất kì khoản nào vào việc mua sách, chúng ta có thể tiết kiệm được ít nhất 50 triệu.
Vậy nhưng tại sao không nhà nào đoái hoài tới khoản tiền này, lại ép con mình cực khổ rèn giũa, tối ngày đọc sách học bài?
Đó là bởi vì: Đọc sách, là khoản đầu tư có lãi nhất của đời người. Sách chính là nguồn sáng soi tỏ con đường con đi.
Con phải tin mẹ: Đọc sách thực sự có ích.
Thứ nhất, mẹ tin con cũng đã biết, đọc sách giúp con trở thành người tri thức.

Ngày đi học đầu tiên, thầy giáo đã nói với con câu này. Đây cũng là đáp án chính xác nhất mà con biết sẽ phải trả lời khi được hỏi.

Nhưng mẹ nghĩ dường như con vẫn chưa hiểu được tri thức được sử dụng để làm gì, trừ việc giúp con đạt điểm cao trong các bài thi.
Vậy nên mẹ muốn bật mí với con rằng, những tri thức mà bây giờ con đang thấy chết trong đống sách vở ấy, sau này tất cả đều hồi sinh trở lại trong cuộc sống của con.
Con có nhớ môn vật lý con đang học có từ "Chuyển động quay" không? Từ này sẽ xuất hiện trong sách hưởng dẫn sử dụng máy giặt của con, và vì con đã đọc từ này, con có thể hiểu nó một cách dễ dàng. Nếu như tất cả các từ chuyên môn trong quyển sách con đều hiểu, rất nhanh chóng con có thể vận hành máy giặt của mình.
Con để ý bà hàng xóm cạnh nhà mình chứ? Con gái bà mất hơn một tuần mới có thể dạy bà cách bấm vài nút trên điện thoại. Con gái đi vắng, ở nhà không biết dùng nồi cơm điện thế nào, bà ấy mất hơn 40 phút để gọi điện cho con, hỏi khàn cả giọng mà cuối cùng vẫn không biết cắm cơm thế nào.
Những sách con đọc được trong giờ học văn, nếu như không giúp con đọc hiểu sách hướng dẫn, thì ít nhất cũng giúp con biểu đạt tốt hơn suy nghĩ của mình.
Những bài con phải đọc trong giờ học toán, có thể giúp con tính nhẩm nhanh số tiền phải trả, tiền thuế phải nộp khi mua nhà, từ đó lựa chọn phương thức thanh toán hợp lý.
Những kiến thức con đọc được trong giờ địa lý, giúp con biết được cá ở đâu ăn ngon, cà phê chỗ nào uống đậm đà.
Những kinh nghiệm con đọc được trong giờ mỹ thuật, giúp con biết được rằng phối đồ màu tím với màu vàng trông sẽ rất kinh, phối màu hồng với màu vàng trông sẽ dịu mắt hơn…
Tri thức là vũ khí, là lá chắn tuyệt vời nhất của con trong cuộc sống này. Nếu như con có tri thức, bất cứ thứ gì con cần, đều sẽ là của con.
Mẹ không dám khẳng định tất cả những gì con đọc đều mang lại lợi ích, nhưng mẹ tin chắc khi con trưởng thành, con sẽ thấy rằng mọi kiến thức con có được đều tới từ đại đa số những thứ con đọc ngày hôm nay.
Thứ hai, người đọc sách nhiều kiếm tiền giỏi

Khi đọc đến đây, con có thể phản bác mẹ rằng: Có người đọc cả đời, rốt cục chỉ đi làm thuê cho người lười đọc. Con cũng có thể lấy dẫn chứng về bà lão nhà bên, chỉ bán bánh rán thôi cũng có thể mua được 3 căn nhà, đọc sách có lẽ chả quan trọng đến vậy.

Nhưng con quên mất một điều rằng, tất cả những dẫn chứng con vừa nêu ra, chỉ là trường hợp đặc biệt.
Chúng ta không thể lấy những điều hiếm gặp để làm chuẩn mực cho cuộc sống. Nếu một người qua đời vì bị nghẹn cơm, liệu con có rút kinh nghiệm bằng cách khuyên gia đình mình tuyệt thực không?
Chúng ta cần nhìn nhận một thực tế rằng:
Người bán bánh rán mua được ba căn nhà là người hiếm có ở đời. Còn người đọc nhiều hiểu sâu, kiếm tiền mua 3 căn nhà, thậm chí 13 căn, trên đời này không thiếu.
Con có thể đọc được ở đâu đó rằng: Tiền không phải là tất cả. Đúng, tiền không phải là tất cả, nhưng chúng ta cần tiền.
Tiền có thể không mang tới cho con hạnh phúc, nhưng thiếu tiền chắc chắn là cội nguồn của những khổ đau.
Bây giờ con tiêu tiền của mẹ mà chẳng có chút cảm giác gì. Nhưng khi con trưởng thành, tiêu những đồng tiền bản thân con kiếm được, con sẽ thấy tiền quan trọng như thế nào.
Con có thể vì tiết kiệm một đồng mà đi bộ đến nơi làm việc.
Con có thể rất muốn nhưng vẫn không đến nhà đồng nghiệp dùng cơm, vì biết tương lai không mời lại người ta được.
Con có thể không trả được tiền thuê nhà, không biết tương lai rồi sẽ trôi dạt về đâu.
Trên đường đời không tránh khỏi những lúc khó khăn gian khổ, con có thể cảm thấy buồn, thậm chí cô đơn. Nhưng nếu có tiền, cuộc đời sẽ dễ sống hơn.
Thứ ba, đọc sách khiến con trở thành người tuyệt vời hơn.

Bữa trước mẹ dắt con nghe thuyết giảng, trên đường về nhà con đã khen người diễn giả ấy không ngớt lời. Con bảo mẹ rằng trong tương lai con muốn trở thành một người xuất chúng như người diễn giả ấy.

Con hẳn cũng biết rằng, để có thể được như vậy, người diễn giả ấy đã phải đọc rất nhiều. Vốn kiến thức có được từ việc đọc sách đã trở thành lớp trang điểm hoàn hảo nhất giúp người diễn giả trở nên có sức hút với người nghe.
Ngược lại, nếu gặp một người ngu muội, cử chỉ lỗ mãng, nói ra toàn những điều dung tục, con có buồn quan tâm anh ta nói gì không?
Để được như bà diễn giả nọ, tất nhiên đây không phải việc ngày một ngày hai mà thành, con phải bỏ nhiều mồ hôi nước mắt tôi luyện bản thân. Muốn thành tài, phải khổ luyện. Nhiều người vì ngại khổ, ngại khó mà từ bỏ việc đọc.
Những quyển sách con đang đọc bây giờ, mẹ tin có những sách con đọc không hiểu, không biết để làm gì, vì vậy con cảm thấy chán nản, nhụt chí.
Mẹ cho rằng con không cần phải ngay lập tức hiểu toàn bộ những gì con đọc. Con chỉ cần biết, tất cả những gì con đọc đều sẽ bổ trợ con trên đường đời, bằng cách này hay cách khác. Những người đi trước đã dò đường giúp con rồi, con chỉ cần đi theo chỉ dẫn của họ thôi.
Đường đời của những người lười đọc suy cho cùng đều có nét tương đồng. Người lười đọc chả mấy chốc sẽ trở nên dốt đặc, không thấy được tầm quan trọng của việc học, tự huyễn hoặc rồi tự hài lòng với bản thân. Khi mọi cánh cửa đóng lại với họ, họ bừng tỉnh thì đã quá muộn rồi.
Họ không hiểu vở kịch này hay chỗ nào, cũng không tài nào đoán ra nổi ý nghĩa bức hoạ trước mặt.
Họ không biết đối nhân xử thế, không biết cách tha thứ cho người khác, không biết cách ăn nói.
Họ không biết cách giáo dục con cái, hoặc là đánh con khóc, hoặc là giận con quá mà khóc.
Họ mệt mỏi, kiệt sức đón ngày mới bắt đầu.
Con à, mẹ hi vọng mai này con sẽ không trở thành họ.
Không sợ con nghèo, chỉ sợ con trở thành người không có tri thức.
Không sợ con khổ, chỉ sợ con trở thành người không có năng lực.
Không sợ con khác biệt, chỉ sợ con cảm thấy cuộc đời vô vị.
Không sợ con thất bại, chỉ sợ con đánh mất niềm tin.
Nếu con không muốn những điều đáng sợ này trở thành sự thực, hãy chịu khó đọc sách.
Sách là kho báu quý giá nhất của nhân loại, là nơi hội tụ những gì tinh tuý nhất của người đi trước. Chỉ cần con kiên trì, con sẽ mở được hòm kho báu này, và những báu vật bên trong sẽ giúp cuộc sống của con trở nên giá trị hơn.
Không có báu vật, tất cả những gì con có chỉ là hai bàn tay trắng.
Với báu vật trong tay, con sẽ sở hữu sức mạnh của thiên xa vạn mã, như thế có vô só người đang lặng lẽ nâng đỡ con từ hậu phương.
Một ngày không xa, một ngày kiếm tiền của con có thể bằng cả tháng lương của người khác, con có thể đạt được những điều mà người khác cả đời không dám mơ tới, có thể góp phần làm cho thế giới này trở nên tốt đẹp hơn,...Đến lúc ấy con sẽ nhận ra, tấm vé để con bước vào cuộc đời nhiệm màu ấy, chính là kết tinh của những kiến thức ngày xưa con vất vả đọc.
Cố lên con yêu. Dù hiện tại có mệt mỏi, nhưng tương lai tươi sáng đang đợi chờ con ở phía trước".

(St)


Lời bình (lời bình là nói cho sang chứ đúng nghĩa là “lời nhiều chuyện” – tại vì tôi nhiều chuyện quá mừ!)

Tội nghiệp đứa con của bà mẹ này quá hà! Đọc sách mà bị ép như thế này thì còn gì là niềm vui của việc đọc sách! Lúc ấy trở thành robot đọc sách. Bà mẹ quá máy móc, tước đoạt đi niềm vui đọc sách của người con!

Biết sao tôi biết vậy không? Vì tôi đọc sách đến trình có thể xem là mọt luôn nè! Nhưng tôi đọc là vì tôi thích chứ không vì bất kì lý do nào nữa cả. Tôi bắt đầu đọc tiểu thuyết Hồ Biểu Chánh từ năm học lớp 6 lận kìa. Biết sao không? Vì bà chị thứ 3 của tôi, lớn hơn tôi 4 tuổi, bả ghiền tiểu thuyết lắm nên tìm mọi cách nhịn ăn nhịn mặc để dành tiền mua sách tiểu thuyết về đọc. Nguyên tủ sách của bả tôi đọc sạch trơn, có cuốn còn đọc 2 lần nữa chớ. Nguyên năm học cấp 2 của tôi, tôi toàn đọc sách chữ không nha, tiểu thuyết tình cảm, lịch sử, kiếm hiệp gì cũng lôi ra đọc tuốn tuồn tuột.

Chẳng những vậy mà trong nhà tôi bất cứ cái thứ gì mà có chữ viết tôi đều lôi ra đọc hết. Hồi xưa ba mẹ tôi là giáo viên nhưng bỏ nghề cũng lâu lâu nên tôi là người hay lục lọi nhà kho lắm. Biết lục để làm gì không? Để kiếm sách đọc đó. Cứ cái thứ gì có chữ là tôi lôi ra đọc tuốt, chả cần biết đó là cái gì luôn. Tôi bị nghiện chữ nha mọi người. Cứ thấy chữ là đọc hà. Thậm chí khi đi học mua ổ bánh mì hay gói xôi ăn sáng mà người ta gói bằng báo. Ăn bánh xong là tôi cầm luôn tờ giấy gói nham nhở đọc để xem nó nói cái gì. Đi đường mà gặp bảng hiệu là tôi đọc hết, chả bỏ thứ gì. Cái thói nghiện chữ này nó ăn sâu vào gen, vào máu rồi, hổng có ai dạy tôi cả, và trong nhà tôi chưa ai từng ép buộc tôi phải đọc sách hay học bài gì. Tôi toàn tự làm không đó. Cho nên phải nói là ba mẹ tôi nuôi tôi khỏe re hà, khỏi phải lên tiếng nhắc nhở gì cả, tôi bị nghiện chữ mừ. Cứ thấy chữ là đọc.

Đọc lây lất riết hết cấp 2 thì toàn bộ sách trong nhà bị tôi đọc hết rồi. Cái tôi lên cấp 3 thì nhỏ em út nhỏ hơn tôi 4 tuổi mê truyện tranh nên nó cũng nhịn ăn nhịn mặc tìm mọi cách mua truyện tranh về đọc, nào là Đô rê mon, nào là thám tử Conan, nào là Nữ hoàng Ai Cập. Cái tôi đọc ké nó, hết cuốn này đến cuốn khác, hết bộ truyện này đến bộ truyện kia. Có cuốn nó mới mua về, chưa kịp đọc do bận đi học, tôi ở nhà rình rình lấy ra đọc trước nó luôn hehehe. Có khi nó phát hiện la ỏm tỏi. Hoặc có khi nó mượn hay đổi truyện với bạn bè nó cũng bị tôi rình lấy đọc hết.

Mọi người thấy tôi phát triển ngược ghê chưa! Tôi đọc truyện chữ trước khi đọc truyện tranh. Nhưng mà đọc truyện tranh thì làm sao mà thỏa mãn cơn nghiện chữ được chớ. Nói đến đây mọi người có phát hiện ra bí mật là tôi toàn đọc ké chứ tôi chả bao giờ bỏ tiền ra mua sách cả hehehehehehehehe. Số tôi là số ăn ké ở ké đọc ké mừ. Đọc ké vậy mà thích, còn sau này có bỏ tiền ra mua sách thì tôi lại chả đọc những quyển sách mình mua. Tôi lên mạng đọc ké truyện trên mạng lại thích hơn là tự mua về đọc. Đúng là số đọc ké nha! Cũng may là người như tôi thuộc thiểu số chứ ai cũng như tôi thì các nhà xuất bản đóng cửa hết đấy chứ! Hahahaha

Quay lại kể chuyện tiếp là năm học cấp 3 tôi đọc truyện tranh thì làm sao mà thỏa mãn cơn nghiện chữ được chứ! Dĩ nhiên là không thỏa mãn rồi, nhưng mà sách chữ trong nhà bị tôi đọc hết rồi, làm sao giờ ta! Hổng có ngu mà bỏ tiền ra mua sách đâu nha hehehehe. Biết tôi thỏa mãn cơn nghiện chữ bằng cách nào không mọi người? Cách độc nhất vô nhị đảm bảo các bậc cha mẹ cực kì thích. Tôi bắt đầu đọc từ điển. Hổng biết vì lý do gì mà trên bàn học tôi xuất hiện quyển từ điển Anh-Việt vừa to vừa dày nên rất nặng. Nặng đến mấy kí lô lận đó. Do nặng quá nên tôi không bao giờ cầm xuống mà để ngay trên bàn và ngồi đọc từ điển cho đỡ cơn ghiền chữ. Từ điển Anh-Việt thì đọc tại chỗ vì nó quá nặng. Ngoài ra tôi còn có cuốn từ điển Anh-Anh của đại học Oxford. Từ điển toàn là tiếng Anh nhưng trong đó có hình. Quyển từ điển nhỏ nhỏ xinh xinh cầm trong lòng bàn tay như quyển kinh thánh. Đi đâu (kể cả đi ị) tôi cũng cầm theo quyển từ điển để xem hình. Tôi lật đại một trang nào đó, rồi nhìn hình vẽ, rồi tìm chữ trong hình vẽ, rồi đọc hết trang từ điển có hình vẽ ấy luôn. Vậy mà khoái, cứ đọc hoài, đọc riết, hổng biết có thuộc lòng nguyên cả cuốn từ điển ấy không ta! Nhưng tôi đọc là vì tôi bị nghiện chữ nên có thuộc hay không cũng đâu có sao! Tác dụng phụ của việc nghiện chữ mà không có truyện để đọc nên buộc phải đọc từ điển cho đỡ cơn nghiện là tôi trở thành cuốn từ điển trong mắt mấy đứa bạn ngồi cạnh tôi trong lớp nha mọi người. Tôi biết nhiều từ vựng tiếng Anh hơn tụi nó! Tụi nó hổng biết từ nào mà làm biếng tra từ điển thì hỏi tôi hahahahaha.

Tôi đọc sách là do tôi bị nghiện chữ chứ chẳng vì lý do nào cả. Nhưng qua việc đọc sách ấy tôi phát hiện ra những điều sau:
1.    Đọc sách giúp cho việc viết vô cùng dễ dàng. Tôi mà muốn viết cái gì là tự động viết, viết cực kì nhanh, hổng có phải đắn đo suy nghĩ vất vả gì cả. Việc viết đối với tôi dễ như uống nước vậy đó.
2.    Nói năng vô cùng lưu loát. Tôi mà nói thì cả thiên hạ không ai chen vào được lời nào là vậy đó. Rồng bay phượng múa, nước chảy mây trôi, hổng có chen vào được đâu nha cưng, chỉ có biết ngây người ra mà ngồi nghe thôi hà hihihi.
3.    Suy nghĩ lo gic mạch lạc. Do những câu cú lô gic trong sách nên tiếp xúc miết với sự lô gic thì tự nhiên phải lô gic theo thôi chứ sao. Nhờ tư duy lô gic nên khi viết thì chữ tuôn trào như thác, khi nói thì phượng cuốn mây trôi là vậy đó.
4.    Cái giống quỷ gì cũng biết hết. Đọc càng nhiều thể loại sách khác nhau thì càng biết về các lĩnh vực khác nhau, gọi là trên thông thiên văn dưới tường địa lý.

Bây giờ mấy đứa trẻ trẻ mà hỏi tôi có khuyên tụi nó đọc sách không thì tôi nói luôn là KHÔNG. Biết sao không? Tôi đọc là do tôi bị nghiện chữ chứ không phải vì tôi thèm khát những lý do trên mà tôi tự ép mình phải đọc. Đọc sách là một nghệ thuật sống, không phải là mục đích để đạt được điều này điều kia. Biến nghệ thuật thành mục đích thì trở nên máy móc. Cái gì là nghệ thuật thì khi mình làm điều ấy mình làm rất nhẹ nhàng và tự nguyện cùng với niềm say mê cao độ không gì dập tắt nổi. Còn cái gì trở thành mục đích thì mình trở nên mệt mỏi vì phải lao theo nó để thỏa mãn nó.

P.s 1 Bởi vậy tôi đâu có ngu gì khuyên mấy đứa nhỏ đọc sách. Ai cũng đọc sách hết thì ai cũng nói/viết tuôn trào như mây trôi nước chảy thì đâu có chỗ cho tôi độc thoại giữa quần chúng nữa đâu ta! Thấy tôi tính khôn ghê chưa mọi người! hehehehe
P.s 2 Có người thấy tôi quá là bất khả chiến bại trong nói năng (và chửi bới) nên ủ mưu lật đổ ngai vàng của tôi nha mọi người hahahaha. Muốn lật đổ ngai vàng của chụy thì dễ lắm nha bây. Để chụy chỉ luôn cho nè!
Thứ nhất, đọc tối thiểu 50 quyển sách/năm.
Thứ hai, trở thành chiến binh giống như chụy nè!
Biết sao không? Vì đọc sách cũng chỉ là lý thuyết thôi. Trở thành chiến binh cuộc sống mới là phần thực hành. Nắm vững lý thuyết và thực hành nhiều hơn chụy thì lật đổ chụy quá dễ thôi mừ. Có ai dám làm không vậy hihi?????