CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2020

TRẦM CẢM

Hôm nay lướt Facebook gặp bài viết về bệnh trầm cảm. Đọc xong cái tôi sửng sốt luôn nha mọi người. Biết sao sửng sốt không? Không biết cái thèn ngu nào gọi cái trạng thái vi diệu này là bệnh nữa. Đúng là đáng sợ nhất là sự ngu si, đã ngu mà còn bày đặt nghiên cứu ra ba cái mớ tri thức tào lao nha mậy. Trầm cảm mà mài gọi là bệnh thì chụy chửi cả họ nhà mài.

Trầm cảm là một trạng thái bình thường, người mà cả đời chưa bao giờ trầm cảm thì người đó mới là bất bình thường.
Trầm cảm là một trạng thái cân bằng âm dương. Khi có cái gì vượt quá thì trầm cảm xảy ra để cân bằng trở lại.
Trầm cảm còn xảy ra khi có sự xung đột giữa bản năng với năng lực và hiện thực. Cái này mấy thèn ngu tự xưng là khoa học gia nghiên cứu chẳng ra đâu. Biết sao không? Bởi vì ngu quá mừ hihi.

Thế nào là xung đột giữa bản năng và năng lực thực tại?
Ai cũng trải qua nhiều kiếp luân hồi, dù mình chẳng nhớ gì đến các kiếp sống quá khứ nhưng thực ra chúng vẫn không bao giờ mất đi mà luôn hiện diện nhưng do mình không thấy được mà thôi. Có lúc nào đó tình cờ mình mở ra được phần trí nhớ này, mở ra mà mình cũng không biết, do vậy mà cũng chẳng nhớ, và cái kí ức trong kiếp sống quá khứ và hiện thực trong kiếp sống này có sự xung đột, có sự khác nhau làm mình không chấp nhận nổi nên xảy ra trầm cảm. Khi bạn hỏi những người trầm cảm thì họ chỉ có cảm xúc thôi chứ chẳng thể nói cho bạn nguyên do sinh ra cảm xúc ấy. Hay nói cách khác thì ngay cả bản thân họ cũng chẳng biết vì sao họ lại có tâm trạng/trạng thái như vậy nữa. Bởi tất cả diễn ra trong vô thức thì làm sao mà họ biết được chứ?

Tôi gọi đây là một trạng thái vi diệu là bởi vì người lâm vào trạng thái này, nếu biết cách thì họ có thể tự thấy được các kiếp sống quá khứ của mình luôn đó. Và nút thắt để mở ra trạng thái này là một sự kiện nào đó trong hiện thực, ví dụ vừa sinh con xong, bị thất tình, thất nghiệp, bị lừa tình, lừa tiền,…….Túm lại là khi lâm vào trạng thái bất như ý thì trong vô thức của họ diễn ra một màn so sánh với những trải nghiệm trong quá khứ, trong quá khứ họ từng có những điều tốt đẹp như thế nào mà bây giờ lại thế này, cho nên trạng thái vi diệu trầm cảm diễn ra để cân bằng xung đột ấy. Hoặc ngược lại họ từng có trải nghiệm đau khổ trong quá khứ như thế nào mà bây giờ được hạnh phúc, khi có sự so sánh xảy ra thì người ta vẫn có thể lâm vào trạng thái trầm cảm dù đang sống hạnh phúc là vậy đó. Mấy thèn ngu khoa học gia hiểu chưa bây?

Còn có nữa là trong các kiếp quá khứ họ từng có năng lực lẫy lừng nào đó mà kiếp này họ chẳng có, khi có sự so sánh trong vô thức, họ cũng lâm vào trạng thái trầm cảm.

Cho nên trầm cảm chính là biểu hiện của sự so sánh âm thầm trong vô thức. Khi thấy một người có trạng thái trầm cảm, nghĩa là trong vô thức họ đang diễn ra sự so sánh, đang có sự xung đột giữa cái đã trải qua rồi và cái đang trải qua. Giống như biểu hiện của một người bị sốt là nhiệt độ cao, ho, nằm liệt giường. Thì trầm cảm là biểu hiện của sự so sánh đang diễn ra âm thầm trong vô thức.

Vậy làm sao để trị?
Có phải bệnh đâu mà bây đòi trị. Đây là một trạng thái vi diệu. Một trạng thái mà các kí ức tiền kiếp đang cuồn cuộn kéo về dù nó không tồn tại trong trí nhớ của mình nhưng nó lại đang âm thầm hoạt động trong vô thức đấy.

Vậy người bị trầm cảm phải làm sao bây giờ?
Nếu ai lười biếng giống tôi thì khi trạng thái này diễn ra thì mặc kệ nó đi, nó muốn ra sao thì cứ thế mà ra, nó muốn chán ăn thì cứ thế mà chán ăn, nó muốn chửi bới thì cứ thế mà chửi bới, nó muốn rúc vào góc thì cứ thế mà rúc mà góc. Nó muốn làm gì thì cho nó tự do mà làm. Đừng tìm cách chỉ trích phê bình đè nén nó, vì càng như vậy thì nó càng quyết liệt hơn thậm chí dẫn đến tự sát. Lúc đầu khi nó còn nhè nhẹ thì mặc kệ nó, lâu lâu hỏi thăm nó phát: Bây so sánh thỏa mãn chưa bây? Nếu chưa thì cứ tiếp tục. Nếu đã thỏa mãn rồi thì thôi, chúng ta lại tiếp tục bay nhảy nào.

Ai không lười biếng như tôi, siêng hơn chút thì có thể nghiên cứu căn nguyên các cảm xúc của mình khi trạng thái ấy đến. Vì sao lại vui, vì sao lại buồn, vì sao lại lo lắng bất an, vì sao lại chán nản, vì sao lại chán ăn, vì sao lại ngủ không được. Nghĩa là đem tụi nó ra làm đối tượng để nghiên cứu, chứ không phải để chỉ trích phê bình đả kích xa lánh đâu nha mọi người. Người siêng năng như vậy thì nghiên cứu miết có khi nghiên cứu ra được tiền kiếp luôn đó. Còn lười như tôi thì chả nghiên cứu ra được cái gì cả đâu nha.

Thật ra tôi gọi trầm cảm là một trạng thái vi diệu vì khi ấy con người tự đối diện với sự cô đơn đang được khuyếch đại lên. Đây là một cơ hội hiếm hoi, nếu ai nắm bắt được thì có thể đó là một bước tiến lớn về mặt tâm linh. Cho nên cái gì xảy đến với ta đều là đúng thời điểm và luôn có một tác dụng nào đó. Thay vì tẩy chay bài trừ tìm cách loại bỏ thì hãy tận dụng và lợi dụng nó cho sự phát triển tâm linh của mình. Vậy mới khôn!!! hihi

Bài viết ở trên là sau khi đọc bài đăng trên Facebook của Huyền Chíp ở trang Xách Ba Lô Lên và Đi dưới đây:

Viết cho người em trầm cảm
Thỉnh thoảng, chị nhận được tin nhắn từ em hay một độc giả như em, một người chị không hề quen biết, nói rằng em buồn và không có ai để tâm sự. Đôi khi, em nói rằng em trầm cảm. Những tin nhắn như vậy làm chị bàng hoàng, bởi ai đó phải tuyệt vọng đến mức nào mới tìm kiếm sự an ủi ở một người hoàn toàn xa lạ.
Chị hiểu sự khó khăn của em trong việc tìm kiếm người có thể chia sẻ những gánh nặng tinh thần ở Việt Nam. Bản thân chị cũng đã có một thời gian dài không coi trọng sức khoẻ tinh thần. Khi ở Israel, đứa bạn thân của chị lúc đó, Asher, nói với chị rằng nó bị trầm cảm, chị đã hỏi nó có bị ốm không. Nó bảo không. Chị hỏi nó có bị thương, hết tiền, hay có đối mặt với mối đe doạ nào không, nó đều trả lời không. Lúc đó, chị đã bảo rằng nó chẳng có vấn đề gì cả và nên thay đổi cách suy nghĩ để tích cực hơn. Đến tận bây giờ, chị vẫn hối hận vì đã không thể là chỗ dựa tinh thần cho đứa bạn thân của mình lúc nó cần chị nhất.
Chị từng đổ lỗi sự thờ ơ của mình cho môi trường mà chị lớn lên bởi không ai trong nhà chị có chút mảy may quan tâm đến sức khoẻ tinh thần. Ngày bé, khi chị cảm thấy không ổn, người lớn hỏi chị những câu hệt như chị đã từng hỏi Asher. Nếu chị không đói, không ốm, không bị thương, người lớn sẽ bỏ mặc chị, đôi khi còn mắng là chị quấy. Những người bị coi là không ổn về mặt tinh thần bị doạ sẽ gửi đi Trâu Quỳ.
Bây giờ nhìn lại, chị không đổ lỗi cho người lớn khi đó nữa bởi chị hiểu rằng, thật khó để quan tâm đến nỗi đau vô hình khi cuộc sống của họ đầy những nỗi lo có thể cân đo đong đếm. Bản thân những người lớn đó, ngoài việc vật lộn với những vấn đề cơm áo gạo tiền, có lẽ phải đấu tranh với những tổn thương tinh thần của chính họ.
Phải qua một thời gian dài, nhìn thấy những người chị yêu thương trả một cái giá rất đắt, chị mới hiểu được rằng đôi khi, chúng ta không khỏe mặc dù bên ngoài, mọi thứ dường như là hoàn hảo. Trong một năm, ba người bạn chị phải bỏ học về nhà vì áp lực tinh thần -- một trong số đó sau hai năm vẫn chưa quay trở lại. Một đứa bạn thân của chị tìm đến tự tử -- chị sẽ không bao giờ tha thứ cho mình vì đã từng đóng cửa giả vờ không có nhà vì sợ nó sẽ sang tâm sự đến sáng và chị sẽ không làm được việc gì. Chị biết nhiều người trẻ, thông minh, thành đạt, xinh đẹp, nhưng vào phòng ngủ của họ sẽ thấy đầy vỏ Prozac và Xanax. Người trầm cảm không cần lý do để trầm cảm.
Bản thân chị cũng đã có một thời gian sống với trầm cảm. Chị không tự hào về khoảng thời gian đó. Trầm cảm khiến chị cảm thấy như mình đánh mất sự kiểm soát về cuộc sống. Chị đã có lúc không vì lý do gì mà bật khóc giữa đám đông. Chị đã có lúc cảm thấy như vô hồn, cơ thể và trí óc từ chối phản ứng với bất cứ sự kích động nào. Chị chẳng buồn ăn, chẳng thể ngủ, chẳng muốn liên lạc với bất cứ ai. Chị đã đánh mất không ít bạn qua quãng thời gian đó và chị nghĩ, không ít bạn đã đánh mất chị, bởi họ không hiểu được những gì chị trải qua.
Đã có lúc, chị đánh lừa bản thân rằng mình sẽ cảm thấy tốt hơn nếu điều gì đó xảy ra. Chị đã nghĩ rằng chị sẽ hạnh phúc nếu chị có thể ra mắt một cuốn sách mới. Chị đã nghĩ rằng chị sẽ hạnh phúc nếu chị có thành tích được mọi người công nhận. Như em, chị đã từng cố gắng tìm kiếm ai đó mà chị tin rằng có thể hiểu chị, để rồi chị luôn thất vọng. Một hạnh phúc phụ thuộc vào ai đó hay điều gì đó là một hạnh phúc không bền vững. Khi điều đó đã đạt được, chị lại trở về đúng nơi mà chị bắt đầu.
Chị nhận ra rằng mặc dù sự giúp đỡ của những người xung quanh là tốt, nhiều khi là cần thiết, điều tối quan trọng cho sự bình yên về mặt tinh thần phải đến tự bản thân chúng ta. Qua thời gian, chị học được một số điều chị có thể làm khi chị cảm thấy bế tắc, đơn độc, không có lối ra. Chị hy vọng chúng có thể giúp ích cho em khi em cần.
1. Đối xử tốt với bản thân
Càng đơn độc, em càng phải đối xử tốt với bản thân. “Be kind to yourself." Hãy làm cho bản thân những điều mà em sẽ làm cho người mà em yêu quý nhất trên thế giới. Cho phép bản thân ăn những món em yêu thích và tránh những món có hại cho sức khoẻ. Tha thứ cho bản thân về những điều em đã làm sai trong quá khứ -- học từ những cái sai đó nhưng đừng dằn vặt giá mà em làm cái này cái kia thì mọi chuyện đã khác đi. Yêu bản thân vì em là chính em -- em không cần phải thông minh hơn, không cần phải xinh đẹp hơn, không cần phải giàu có hơn. Nhìn vào trong gương và đối xử tốt với hình ảnh mà em nhìn thấy. Hãy nói với chính mình rằng em là đủ.
2. Ra ngoài
Khi trầm cảm, thật dễ để khoá bản thân ở trong phòng không làm gì cả. Và vì không làm gì cả, chẳng có chuyện gì thay đổi. Những lần như vậy, chị thương thảo với bản thân: mỗi ngày, chị sẽ ra ngoài làm một điều gì đó. Có thể là đi ăn ở quán phở quen chỉ để nhìn thấy nụ cười của anh bán hàng dễ thương. Có thể là chạy (hoặc vừa đi bộ vừa chạy) để cảm thấy khoẻ mạnh hơn một chút. Có thể là đi bơi để cơ thể tìm thấy một cảm giác thư giãn nhẹ nhàng ở trong nước. Có thể là hẹn cà phê với một đứa bạn thân và nói về những điều làm hai đứa cười (như mấy meme xem trên mạng). Có thể là đi đến nghe một buổi nói chuyện từ một người chị khâm phục. Lần nào cũng vậy, chị cảm thấy mệt mỏi không muốn ra ngoài, nhưng sau khi ra ngoài xong, chị lại cảm thấy vui vì chị đã làm điều đó.
3. Hoà mình vào thiên nhiên
Lần đầu tiên chị cảm thấy nhẹ nhõm sau khi chia tay là khi nhìn thấy bầu trời hoàng hôn đỏ rực phía sau ngọn đồi gần nhà. Chị nhận ra rằng vũ trụ vẫn nguyên xi như vậy cho dù chị có chia tay hay không. Nỗi buồn của chị bất chợt trở nên thật nhỏ nhặt.
Những lần tuyệt vọng, chị cố gắng hoà mình vào thiên nhiên để cảm thấy mình là một phần của một cái gì đó lớn hơn, một cái gì đó thật đẹp và vĩ đại. Không cần phải đi xa xôi để hoà mình vào thiên nhiên, Em có thể ngắm một bầu trời đầy sao, ngửi một bông hoa dại, nghe tiếng ve kêu, lần theo dấu chân của một tổ kiến. Con người là một phần của thiên nhiên, và em cũng vậy. Em đã vượt qua hàng triệu năm tiến hoá để có thể là em ngày hôm nay. Hãy tự hào vì điều đó.
4. Khóc và hét
Trầm cảm nhiều khi không phải là em buồn, mà là em không có cảm giác gì cả. Em không buồn, không vui, không tức giận, không có gì để trông mong. Em cảm thấy cuộc sống trống rỗng và vô nghĩa.
Khi chị trong hoàn cảnh như vậy, chị cố gắng để kích động bản thân để tìm kiếm những cảm xúc mà chị đã đè nén lâu ngày. Chị tìm một chỗ để chị có thể gào thét tất cả những điều khiến chị không hài lòng, và trong quá trình đó, chị hy vọng có thể tìm ra điều thực sự khiến chị bất hạnh. Và chị khóc. Một khi khóc được, chị cảm thấy nhẹ nhõm hơn nhiều, bởi chị biết rằng chị vẫn còn có thể cảm nhận cuộc sống.
5. Ăn kem và xem một bộ phim đẹp
Không phải tự nhiên mà ăn kem xem phim lại trở thành hoạt động yêu thích của những người gặp chuyện buồn. Ăn kem thực sự khiến chúng ta vui hơn. Nghiên cứu của các nhà thần kinh học ở Institute of Psychiatry in London chỉ ra rằng một thìa kem khiến não chúng ta phản ứng tương tự như khi chúng ta được tiền hay nghe bài hát yêu thích nhất. Một bộ phim nhẹ nhàng với thông điệp đẹp về cuộc sống có thể chúng ta nhìn cuộc sống một cách tích cực hơn. Một số bộ phim chị yêu thích bao gồm Amélie, Forrest Gump, A beautiful mind, 3 Idiots, The Curious Case of Benjamin Button, The Pursuit of Happyness, The Shawshank Redemption, các bộ phim Disney, … Xem những bộ phim này rất có thể sẽ giúp em kết nối được với góc trái tim đã ngủ quên của em, và giúp em khóc.
6. Làm điều tốt cho người khác
Người ta nói, cách tốt nhất để giúp bản thân mình là giúp người khác. Làm một điều tốt đẹp gì đó cho ai khác mà không mong họ đền đáp có thể giúp em cảm thấy tự chủ về cuộc sống và suy nghĩ tích cực hơn về bản thân. Em có thể mua tặng mẹ một bó hoa, mời bố đến ăn ở một quán ăn mà em biết bố sẽ thích, dừng lại để thưởng thức và cho tiền một nghệ sĩ đường phố. Hãy hỏi bạn bè em xem họ có ổn không, và lắng nghe những điều làm họ thấy phiền lòng. Biết đâu nghe xong câu chuyện của họ em sẽ nhận ra rằng em không hề đơn độc -- những người xung quanh đều đang phải trải qua vấn đề như em.
7. Ngưng dùng điện thoại
Cầm trên tay điện thoại đôi khi khiến chị cứ chăm chăm kiểm tra xem mình có tin nhắn gì mới không, và khi không có tin nhắn gì mới, chị cảm thấy như mình bị bỏ rơi vậy. Tệ hơn, những lúc cảm thấy không ổn, chị điên cuồng nhắn tin cho nhiều người hy vọng họ có thể nói hay làm điều gì đó khiến chị cảm thấy tốt hơn. Phần lớn thời gian, chị trở nên bất hạnh hơn, vì chị đã đặt hạnh phúc của mình vào trong tay người khác.
Khi nhận ra chị bị như vậy, chị quyết định ngừng dùng điện thoại. Chị đóng cửa Facebook, để điện thoại vào chế độ máy bay hoặc không cầm điện thoại theo trừ lúc thực sự cần thiết. Mỗi khi thấy muốn nhắn tin với ai, chị viết nó lên giấy và không gửi đi. Làm như vậy giúp chị bỏ được thói quen phụ thuộc vào người khác để hạnh phúc, và dần dần học cách bình yên với chính bản thân mình.
8. Chấp nhận rằng hạnh phúc không phải là tất cả
Những năm gần đây, mạng xã hội tràn ngập thông điệp rằng hãy làm những điều khiến chúng ta hạnh phúc như thể hạnh phúc là mục đích của cuộc sống, và những ai không hạnh phúc thì nên cảm thấy bất hạnh. Nhiều người bạn của chị coi việc không hạnh phúc là một cái tội. Họ đã làm gì sai để mà không hạnh phúc? Nhưng liệu hạnh phúc có thực sự quan trọng đến thế? Một người bạn của chị đã nói với chị: "Những kẻ tìm kiếm hạnh phúc cá nhân là những kẻ ích kỷ."
Nếu em không hạnh phúc, chấp nhận rằng em không hạnh phúc và tiếp tục sống cuộc sống của em. Không hạnh phúc không có nghĩa là em thất bại. Có người theo đuổi hạnh phúc, có người theo đuổi ý nghĩa, có người theo đuổi danh vọng, nhiều người theo đuổi nhiều cái khác. Nếu em chưa biết mình theo đuổi cái gì, đừng nôn nóng bởi phần lớn mọi người không biết họ thực sự muốn gì. Kiên nhẫn và dịu dàng với bản thân. Cho bản thân thời gian để tìm kiếm. Cho phép bản thân phạm sai lầm. Cho bản thân cơ hội thử những cái mới. Một ngày nào đó, em sẽ nhận ra rằng có thể em không hạnh phúc, nhưng em ổn, và rất có thể em sẽ hài lòng với cuộc sống của chính mình.

4 nhận xét:

  1. Vấn nạn lớn của nhân loại. Lời bình dí dỏm và sâu sắc lắm!

    Trả lờiXóa
  2. Hôm nay là ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày tri ân tới những người thầy người cô của cuộc đời chúng ta. Tuy chưa từng nói chuyện trực tiếp với chị Dung, em chỉ biết chị thông qua hai blog Thichdibui và khongdenkhongdi. Nhưng cái mà em đã học từ chị thật nhiều, nhiều hơn bất kì một người nào khác trong đời. Thật khó để diễn tả điều muốn nói. VÀ hình như chị Dung trước kia cũng làm ở ngành Giáo dục. Vậy nên, hôm nay em cũng mạo muội gửi đôi dòng đến chị. Như một lời tri ân của học trò nhỏ gửi tới người thầy của mình, người thấy đã dạy các bài học, đã truyền cảm hứng, gieo duyên tới không chỉ em mà còn nhiều người khác. Thật ngưỡng mộ và cảm ơn chị rất nhiều.
    Viết tới đây em đang sợ chị đọc được và bảo tự nhiên có đứa nhảy vào comment viết ra mấy lời đọc phát mệt thì thật ngại quá. Hihi. Em xin trả lại không gian tĩnh mịch để chị Dung tiếp tục tu tập ạ.
    Thân,
    Hà.

    Trả lờiXóa
  3. Cám ơn Quynh Dung nhiều vì đã viết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi đang trầm cảm, có bắt gặp được những gì bạn đang viết trên trong tôi.

      Xóa