CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011

Lại về Lào (16): Đến Thác Khone Phapheng; Qua biên giới Nam Lào và Bắc Cambuchia; Chiến đấu với bọn hải quan tham nhũng ở đây

Kỳ trước: Lại về Lào (15): Hội Đua Ghe Ngo

Chia tay hai sư cô Lasumy và Tọi vào đúng 12h trưa ngày 5/12/2011, tôi đạp xe về hướng biên giới Lào-Cambuchia. Trên đường đi thì thấy lối dẫn vào bến phà để đi đảo Don Det, Done Khone và thác Li Phi.

Qua khỏi bảng chỉ đường này thì gặp một cua rơ đi hướng ngược lại. Ông ta cho tôi biết rằng từ biên giới đến thị trấn Stung Streng của tỉnh Stung Treng, Cambuchia là khoảng 60 cây số; dọc đường chỉ có các bản làng nho nhỏ mà thôi.

Khoảng 10 cây số nữa đến biên giới thì tôi thấy bảng chỉ đường vào thác Khone Phapheng, thác nước có dung lượng nước nhiều nhất Châu Á. Thác này chỉ cách đường quốc lộ 2 cây nên tôi đi vào.

Vào khoảng 1 cây thì thấy một thanh chắn nhưng lại được dỡ hẳn lên, cạnh bên là bảng giá, người nước ngoài 20 ngàn kíp, người Lào 5 ngàn kíp. Thanh chắn mở và không có ai cả nên tôi chạy thẳng thì đến bờ sông Me6kong. Gần đó là một cái miếu nhỏ thờ Phật, trên bờ thì có một gian hàng bán nhang đèn cho du khách lễ Phật. Tôi chụp vài tấm cảnh sau lưng thác.


Quay ra rẽ vào con đường chính để đến thác, tôi chạy một tí thì thấy một tấm bảng đặt giữa đường cách tôi khoảng 200 mét. Tôi rẽ vào một con đường mòn đi vào rừng. Tại đây, tôi dựng xe và lần mò đi chụp hình. Tôi mò xuống sông và lại chụp hình thác từ sau lưng.


Sau đó tôi theo một lối mòn leo lên và thấy một ngôi nhà (đó là nơi rửa ảnh), tôi xin một ly nước uống và đi lần đến lối vào thác. Thác đẹp và lớn thật.



Tôi tranh thủ quay phim và chụp hình thật nhiều. Tôi còn tự chụp cho mình rất nhiều hình ở trước thác nữa. Lúc đầu có nhờ mấy du khách Mỹ chụp giúp nhưng họ chụp xấu quá nên tôi tìm được một góc lý tưởng và “tự sướng” đến lúc mọi người đi ra hết chỉ còn lại mình tôi với thác nước đang đổ ầm ĩ sau lưng.

Khi đi ra, tôi thấy mấy thằng Mỹ mặc ta lỏn có vẻ như chuẩn bị tắm. Tôi đùa bọn chúng: Bọn mày định tắm hay tự tử vậy? Bọn chúng bảo là tắm. Một thằng khác (không thuộc nhóm này) bảo đó không phải là một ý kiến hay bởi vì nước chảy khá mạnh. TÔi hỏi hắn mua vé tắm có khác gì với vé không tắm. Hắn bảo hắn không biết bởi vì hắn không có mua vé. Tôi không biết là hôm ấy “xả vàng” cho mọi người vào miễn phí hay do hắn mua tour và đã trả trọn gói nữa?

Thác Khone Phapheng được mệnh danh là Pearl of Mekong River

Tôi đi ra ngoài bằng lối chính và vào rừng lấy xe đạp chạy. Bản Veunkham cách quốc lộ 6 cây. Trời đã chiều nên tôi không qua biên giới mà chịu khó chạy vào bản này để ngắm sông Mekong.

Bản này cũng là nơi tổ chức các tour đi ra sông ngắm cá heo luôn. Tại địa điểm bàn vé này cảnh sông Mekong đẹp khủng khiếp. Tôi được 3 tấm cảnh hoàng hôn trên sông Mekong rất đẹp.



Tôi muốn cắm trại ngủ luôn ở đó nhưng mọi người đều bảo không được bởi nơi này gần biên giới Cambuchia nên không an toàn.

Ghét quá, tôi bảo không cho ngủ thì tôi không ngủ nữa, tôi ngồi cạnh sông ngắm cảnh đến sáng. Tôi ngồi ngắm cảnh đến đó bụng thì định đi tìm cơm nếp ăn chung với món móc ba mà sư cô cho tôi. Lúc tôi bước ra thì hai người chạy xe máy vào. Họ nói gì đó ý là bảo tôi phải đi đến chỗ nào đó để ngủ chứ không đươc ngủ cạnh sông. Tôi bảo không cho ngủ thì tôi không ngủ. Họ bảo không được. Tôi đoán họ bảo tôi về đồn công an ngủ.

Cuối cùng tôi lấy xe đi theo họ. Đó là nơi nghỉ ngơi của công an hải quan của Lào. Căn nhà sàn của họ có hai dãy, mỗi dãy là 5 cái giường. Một anh chàng chạy xe máy đến. Anh ta nói được tiếng Việt do xuất thân từ Pakse và có bạn là người Việt Nam. Anh ta bảo rất thích học tiếng Việt. Anh ta bảo nơi ấy có 10 nhân viên hải quan tổng cộng.

Họ xem hộ chiếu của tôi và bảo tôi ra phía sau hàng hiên dựng lều ngủ. Lúc ăn cơm, họ cũng rủ tôi ăn chung. Họ chỉ tôi tắm trong nhà tắm, còn họ dĩ nhiên là mặc quần xì líp và tắm ở ngoài sân rồi.

Tóm lại, đêm cuối cùng của tôi ở Lào là ngủ ở chỗ hải quan Lào.

Buổi sáng, tôi dậy rất sớm và ra bờ sông ngồi chờ mặt trời lên để chụp hình. Nhưng xui là mặt trời lại mọc ở phía khác, bị khuất bị cây cối nên tôi đàng tự chụp cho mình những tấm ảnh cùng với con sông Mê kong.



Khi tôi về đến nơi thì mọi người đã dậy cả. Tôi thu dọn mọi thứ, sau đó nấu mì ăn bởi vì tôi không biết mọi người đã ăn cơm chưa. Thì ra họ chưa ăn. Một số người đi ra hải quan để làm việc rất sớm; một số khác thì ở lại ăn sáng (khá trễ, đến gần 8h họ mới ăn.)

Anh chàng hải quan 33 tuổi biết nói một ít tiếng Việt cứ đi theo để nói chuyện với tôi. Anh ta bảo anh ta cấp bậc hiện nay là “đại uý”, tên Cân (giống tên Việt Nam ghê!)

Tôi ngồi một tí không đi vội bởi vì tôi muốn nán lại xem sinh hoạt của mấy anh chàng hải quan; bởi vì tôi chưa muốn rời đất nước Lào (tôi không biết khi nào mình sẽ có dịp quay lại); bởi tôi sắp sang một đất nước khác (tôi hơi sợ nên ngồi một tí để “lên tinh thần.”) Ngoài ra tôi nghe nói hải quan ở cả hai phía Lào và Cambuchia ở biên giới này ăn hối lộ ghê lắm nên tôi đang tự “lên dây cót” để chiến đấu với họ. Tôi bị bọn hải quan Cambuchia “ăn tham” hai lần rồi nên nhất quyết không để bọn họ lấy thêm một xu nào của tôi nữa. Hai lần đó, tôi còn “non dại” nên bị bọn họ ăn chặn tiền; vả lại cũng không ai “mách nước” cho tôi cả. Các bạn đọc xong bài viết này mà để bọn hải quan Cambuchia “chặn tiền” của mình thì tôi phải nói rằng các bạn “quá dại” và “quá dở” đấy nhé!!!! Tôi đã “mách nước” rồi cơ mà!

Chia tay mọi người, tôi đạp xe một cách chậm rãi về phía biên giới. Tôi được chỉ vào nơi làm thủ tục. Tại đây, cánh cửa sổ nhỏ xíu. Anh chàng hải quan ngồi làm gì đó ở một góc nên tôi phải cúi người nhìn qua cửa sổ mới thấy anh ta. Tôi nộp sổ vào. Anh ta thấy hộ chiếu Việt Nam, nói luôn: “Chạy ngân” (đóng tiền.) Tôi nói các cửa khẩu khác không phải đóng tiền, tại sao ở đây lại đóng tiền (Borten, Vientiane bo mi ngân; bền nhăng dù ni mi ngân?) Anh ta bảo nơi này đóng tiền. Tôi hỏi: “Thâu dai?” (bao nhiêu?) Anh ta bảo: “sao pan kíp”( 20 ngàn kíp); sau đó xem hộ chiếu của tôi rồi bảo: “síp ha pan kíp” (15 ngàn kíp.) Tôi nói: bo dai, lãi ngân (không được, nhiều tiền quá!) Anh ta để hộ chiếu của tôi sang một bên và làm tiếp công việc của mình.

Tôi ngồi lì luôn ở trên lan can. Mấy người hải quan khác thấy tôi vào lâu quá nên đứng ở ngoài nhìn. Tôi lấy máy ảnh ra chụp hình khung cảnh hải quan này một tấm để làm bằng chứng là tôi có mặt ở đây vào đúng ngày cuối, tức ngày 6/12/2011, ngày cuối cùng tôi được phép ở tại Lào (ảnh có cả ngày giờ trên đó mà) để nếu họ làm “căng” tôi giăng lều lên ngủ luôn và nói tôi đến đúng ngày nhưng tại họ không chịu đóng mộc cho tôi.

Tôi ngồi một hồi thì lại ló đầu vào và chỉ vào hộ chiếu của mình. Anh ta lại nói “chạy ngân” (đóng tiền.) Tôi ra dấu nói có biên nhận thì mới đóng, không có thì đừng hòng. Anh ta lại làm lơ. Tôi lại ngồi chờ. Một anh chàng da trắng, cầm hộ chiếu đến. Tôi nói nếu anh ta cần visa thì qua cửa sổ kia, cửa sổ này là để đóng mộc. Tôi nói luôn họ yêu cầu tôi trả tiền. Anh ta ngạc nhiên hỏi: “đóng tiền để ra khỏi Lào à?” Tôi nói phải. Tôi được miễn visa khi sang Lào thì mắc gì phải đóng tiền nên tôi từ chối đóng tiền, và họ từ chối đóng mộc.

Anh ta tự nhiên trở nên khép nép (chắc anh ta sợ bị làm khó dễ) và đặt hộ chiếu của mình lên bệ cửa sổ chứ không dám cho vào bên trong. Tôi thấy buồn cười quá. Tôi và anh ta ngồi chờ.

Thằng cha hải quan từ chối đóng mộc cho tôi đi ra ngoài kêu một cha khác vào. Một anh chàng trẻ tuổi hơn vào. Lúc ấy một chiếc 7 chỗ chở một cô gái mượt mà, da trắng tóc dài đen bóng đến. Tôi thấy cô ta chìa ra hộ chiếu Việt nên hỏi chuyện bởi vì trông cô ta y hệt nhân viên sang đây làm việc. Cô ta có vẻ không muốn nói chuyện lắm. Chắc thấy bộ dạng te tua của tôi nên “khi dễ” không thèm nói chuyện đây mà (phong cách rặt an nam mít đấy!). Anh chàng hải quan thứ hai và anh chàng thứ nhất ngồi trao đổi vài câu rồi họ đóng mộc cho tôi mà không hỏi tiền nữa. Tôi cầm sổ đi ra, không thèm cám ơn (chảnh luôn cho biết tay.) Anh chàng da trắng “hưởng soái” nên cũng không phải nộp tiền. Những du khách khác khi qua biên giới này đều phải đóng tiền cả đấy. Chắc họ thấy hộ chiếu của tôi đầy dấu mộc và visa nên nghĩ tôi là phóng viên hay “cớm ciếc” gì đó chăng?

Tôi nói đùa với anh chàng da trắng là anh ta phải trả tiền cho tôi đấy bởi vì anh ta không phải mất tiền ở đây và nói nhỏ rằng: “phía Cambuchia cũng ăn tiền khiếp!”

Anh ta đi bộ qua biên giới; thì ra anh ta chỉ cần đóng mộc để được ở thêm 1 tháng. Tôi đạp xe. Chúng tôi bị bắt vào kiểm dịch y tế. Điền vào tờ giấy; một người lấy máy soi vào mắt và bấm một cái, rồi đưa cho tờ giấy màu vàng và bắt nộp 1 đô. Anh kia nộp liền và đi đến chỗ đóng mộc. Tôi không nộp. Họ bảo khi họ sang Việt Nam, họ đóng mỗi người 2 ngàn kíp. Tôi nói tôi không biết, tôi chả bao giờ đóng tiền cả. Cuối cùng họ bảo tôi trả lại tờ giấy vàng và có thể đi.

Tôi đến chỗ đóng mộc. Ở đây bọn họ nói tiếng Việt và đòi 2 đô. Tôi bảo tôi qua các cửa khẩu khác có phải đóng tiền đâu; vì thế không có lý do gì để đóng tiền ở đây cả. Họ xem hộ chiếu của tôi, ngồi bàn tán một chút, đóng mộc rồi bảo tôi đi. Họ đóng mộc cho tôi đến 32 ngày lận các bạn nhé!!! (từ ngày 6/12/2011 đến 6/01/2012)

Tóm lại, tôi không tốn một xu ở cả hai phía tại một biên giới nổi tiếng là hay “làm tiền” du khách này.Tôi nghĩ tôi là một trong số rất hiếm hoi du khách không bị "móc túi" ở biên giới này đấy! Phía Lào họ còn "làm căng" chứ phía Cambuchia thì dễ chịu hơn một tí.

Ở phía Cambuchia, có vài gian hàng bán thức ăn và đổi tiền nhưng họ đổi tỷ giá thấp vô cùng; 10 ngàn kíp đáng lẽ tương đương 5 ngàn riel Cambuchia thì họ chỉ đổi có 4.500 riel thôi.

Gần hai tháng ở Lào và gần 10 ngày ở Thái mà số tiền 240 đô (tổng tiền Thái Baht, tiền đổi và tiền rút từ ngân hàng tương đương chưa đến 250 đô Mỹ), tôi xài hoài không hết. Khi rời Lào, tôi vẫn còn dư 110 ngàn kíp (gần 15 đô Mỹ)

Tôi chỉ đổi tại cửa khẩu 20 ngàn kíp, nhận 9 ngàn riel (khoảng 50 ngàn đồng Việt) cho đoạn đường 60 cây số về thành phố Stung Treng, thủ phủ của tỉnh Stung Streng.

Kinh nghiệm: đổi tiền ở tại chợ của thành phố Stung Streng (cách biên giới 60 cây) có tỷ giá cao hơn nhiều. 10 ngàn kíp tương đương gần 5 ngàn riel.

Kỳ sau: Tôi thành ma nữ nhà Phật

Kỳ sau: Cambuchia (1): Đạp xe từ biên giới Lào-Cam đến Stung Treng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét