CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 12 tháng 12, 2010

Tôi đi Myanmar – Kỳ 4: Bagan (tt)

Kỳ trước: Tôi đi Myanmar – Kỳ 4: Bagan  

Bagan – Thành phố cổ tích của những ngôi chùa

Bagan gồm có 3 khu: Nyaung U, Old Bagan và New Bagan. Thường khách du lịch ba lô chọn khu Nyaung U để ở bởi vì ở đây mọi thứ đều rẻ hơn nếu so với 2 khu còn lại. Ngoài ra khu Nyaung U rất gần bến tàu và bến xe vì thế cho dù khách du lịch chọn đến Bagan bằng tàu hay xe thì họ đều đến khu Nyaung U trước.

Ở đây giá phòng đơn khoảng $4-5 và giá phòng đôi khoảng $8-10. Du khách có thể chọn thuê xe đạp hoặc xe ngựa để đi tham quan các ngôi chùa cổ (ở đây chùa, đền, tháp đều được gọi chung là Paya.) Giá thuê xe đạp là khoảng $1/ngày. Từ khu Nyaung U đi xe đạp đến Old Bagan khoảng 45 phút. Điều khá ngạc nhiên là ở đây có chùa Mahabodhi, cả tên và kiến trúc đều rất giống chùa Mahabodhi ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn độ. Tại đây có một phụ nữ Myanmar rất thân thiện với mọi người, sẳn sàng mời các bạn nữ bôi thử thanakha (kem chống nắng và dưỡng da làm từ thân cây thanakha – đặc sản của các cô gái Myanmar). Sau đó mời bạn mặc thử longi rồi chụp hình. Nếu thích thì bạn có thể mua 1 ít thanakha và 1 cái longi. 
Chị bán hàng đang mài thanakak để chuẩn bị bôi lên mặt cho tôi
Chị ta quấn cho tôi một chiếc longi
Một người Myanmar made in Vietnam nhé
 
Bagan quả thật là một thành phố của những ngôi chùa bởi vì cho dù bạn đi đâu, loanh quanh thế nào thì bạn cũng ở trước hoặc sau, hoặc bên cạnh một paya cũ hay mới. Nghe nói ở đây có tổng cộng 4,000 paya lớn nhỏ. Và hình như người dân vẫn thấy con số 4,000 là chưa đủ nên họ vẫn tiếp tục xây dựng thêm những paya mới, có một số paya được người nước ngoài tài trợ vì thế bạn có thể thấy tên của họ ngay trước paya. Một số paya bạn có thể leo lên đỉnh để chụp hình. Một khi đã lên đến đỉnh của một paya thì phong cảnh thật tuyệt vời. Vì thế những khách du lịch hay nói đuà với nhau: Ở Bagan không hề có thợ chụp hình tồi, bởi vì chỉ cần bạn nhắm mắt lại, giơ máy lên, click một cái là có ngay một tấm hình đẹp. Theo tôi, thì ở Bagan không những không thể có thợ chụp hình tồi mà còn không thể có người xấu, bởi vì một khi background của một tấm hình quá đẹp thì ai cũng trở thành người mẫu mà không cần phải diễn xuất. 
Quá nên thơ phải không các bạn!
Tôi ghét những sợi dây điện này quá! Chúng phá hủy đi nét cổ tích của những đền đài nên đây.
Tôi thích đất nước đầy những paya này quá đi thôi
Ở Bagan những tượng Phật như thế này được trông thấy ở khắp nơi
Myanmar vẫn là một quốc gia xanh ngát
Phong cảnh quá quyến rũ!
Bagan là một nơi không bịch nylon
Cổng vào một ngôi chùa
Tượng Phật ở chùa Ananda
 
Các ngôi chùa ở Bagan nổi bật với Wall paintings. Những bức hoạ trên tường thật rực rỡ và đẹp mắt kể về cuộc đời hoặc những câu chuyện liên quan đến Đức Phật. Tôi tưởng tượng khi còn ở tình trạng nguyên thủy chắc hẳn một paya ở Myanmar rất rực rỡ và đẹp mắt bởi những bức hoạ trên tường này. Hiện nay rất nhiều bức hoạ bị người ta nạy ra để đánh cắp (nghe nói rất nhiều trong số đó là những du khách người Đức) vì thế rất nhiều mảng tường trông rất loang lổ dù nhìn vẫn rất đẹp. Một điều đặc biệt nữa ở Bagan là những paya nằm trong top 5 lại có khi không đẹp bằng những paya không được liệt kê trong sách. Tôi nghĩ điều này cũng hay bởi vì nhờ thế những paya này mới giữ được nguyên trạng và khá yên tĩnh bởi vì chỉ có những du khách tự đi khám phá tìm tòi thì mới phát hiện, những du khách đi trên những chiếc xe buýt lớn và đi theo tour chẳng bao giờ biết đến những nơi này. Suốt 3 ngày ở Bagan, tôi và một người bạn ở Bỉ cứ đạp xe đi xem những paya và chúng tôi luôn bị bất ngờ bởi nhiều paya đẹp đến lặng người để ngắm và điều đặc biệt nhất là những paya lại khá yên tĩnh bởi vì ít có du khách phát hiện ra chúng. 
Hoa văn được khắc trên trần
Tranh vẽ trên tường
Tranh vẽ cùng bàn chân Phật được khắc vào trần
Hình vẽ các Đức Phật –một trong những hình vẽ hiếm hoi còn sót lại nguyên vẹn
Bất kỳ du khách nào khi đến Bagan cũng được chào mời đặc sản nơi đây – đó là tranh cát. Các nghệ nhân sử dụng cát ở bờ sông gần đó, trải ra giấy vải cotton, tráng và nén, sau đó vẽ tranh lên, rồi tô màu, thế là một bức tranh cát ra đời. Có người sử dụng vàng pha loãng ra rồi dùng để tô màu cho bức tranh, vì vậy bức tranh có màu sắc khá lạ và óng ánh vàng. Một bức tranh như vậy giá khoảng $15-25 đô. Nội dung các bức tranh nói về văn hoá, con người Myanmar, hoặc kể về cuộc đời Đức Phật. Thường gặp nhất là những bức tranh vẽ vị Phật tương lai, tranh vẽ bàn chân Phật với 108 câu chuyện trên đó, trên về lịch của người Myanmar (ở đây người dân tin rằng mỗi ngày trong tuần đều tương ứng với một con vật, ví dụ ai sinh vào thứ hai thì tương ứng với con hổ và mỗi ngày họ đều đến chùa và cầu nguyện trước đền thờ có hình con hổ). Do những bức tranh họ copy từ những ngôi chuà nên thường chúng trông khá giống nhau. Vì thế nếu bạn muốn mua thì khoan mua ngay, hãy đi lòng vòng các ngôi chùa dọ giá trước sau đó hãy quyết định. Người bạn Bỉ của tôi đã mua hớ giá 2 bức tranh về bàn chân Phật và vị Phật tương lai bởi vì đã mua ngay tại ngôi chùa đầu tiên mà chúng tôi ghé thăm. Sau một hai ngày đi rảo khắp các ngôi chùa, chúng tôi phát hiện ra giá thật sự rẻ hơn rất nhiều và bạn sẽ luôn bị bao vây bởi đội quân bán tranh cát cho dù bạn đang ở những ngôi chuà hẻo lánh ít khách vãng lai hay những nơi đầy du khách. Đầu tiên một người Myanmar sẽ thân thiện tiếp cận bạn, hỏi thăm vài câu và sau đó rất lịch sự và nhẹ nhàng đề nghị bạn đừng nổi giận khi anh ta bày tranh của mình ra với giá rất rẻ dành cho bạn, và bạn chỉ cần mua một bức thôi. Một hai ngày đầu tiên, chúng tôi còn lịch sự xem tranh, sau đó oải quá nên từ chối ngay khi được đề nghị bởi vì ở đây một du khách có thể được chào mời bởi 100 người bán tranh cát bao gồm cả người lớn, trẻ em và người già. Chúng tôi chỉ ngạc nhiên là tại sao họ không mang tranh đến những thành phố khác để bán, như vậy họ sẽ có nhiều khách hơn. Họ trả lời rằng chính phủ không cho phép làm thế??? Một số người nài nỉ chúng tôi mua tranh ở những paya nhỏ bởi vì họ không được phép bày bán ở những paya lớn nơi thường xuyên có du khách ghé thăm. Lý do là họ không có license do chính phủ cấp và một license có giá khoảng $40, một số tiền không nhỏ đối với người dân ở đây.
Cảnh tráng cát lên giấy
Nghệ sĩ đang vẽ tranh cát
Một bức tranh cát đã hoàn tất
Trang cát vẽ bàn chân Phật

Dù bị quay quanh bởi đội quân bán tranh cát, chúng tôi vẫn không bị làm cho nản lòng và thối chí bởi vì vẻ đẹp của thành phố này quả là có một không hai. Đặc biệt là khi leo lên một paya và ngắm hoàng hôn, bạn sẽ có cảm giác chẳng khác nào đang ở xứ sở thần tiên. Vì thế chỉ ở đây 3 ngày nhưng tôi đã chụp khoảng 1,000 tấm hình và người bạn Bỉ của tôi cũng vậy. Câu mà chúng tôi hay nói với nhau là: “đẹp quá!” hoặc “không thể tin nổi!”

Với Bagan thì Myanmar quả không hổ danh là quốc gia đẹp nhất Đông Nam Á các bạn ạ!
Hoàng hôn trên xứ sở cổ tích
Hoàng hôn trên xứ sở cổ tích

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét