CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Tôi đi Myanmar – Kỳ 5: Hồ Inlay

 Kỳ trước: Tôi đi Myanmar – Kỳ 4: Bagan (tt)

Trekking (đi bộ) đến Hồ Inlay

Một du khách khi đến Myanmar thì không thể bỏ qua một trekking tour (tour đi bộ băng qua rừng, núi) nếu muốn biết về đất nước này một cách đầy đủ nhất. Đây là câu mà những du khách hay nói với nhau. Vì thế tôi cũng lọ mọ tham gia thử một trekking tour cho biết. Thường ở đây để đi trekking, du khách thường đi xe buýt đến Kalaw (xe búyt từ Bagan đến Kalaw, giá khoảng K10.500) sau đó tham gia vào 2-3 ngày trekking đến Inlay Lake.

Xe búyt của tôi khởi hành lúc 4h sáng tại Bagan và đến Kalaw vào lúc 1h trưa. Tại đây chúng tôi bị một đội quân quay quanh chào mời trekking tour. Tôi và một người Bỉ và một người Pháp cùng nhau đi về Nhà nghỉ Lily để tìm phòng ở, ở đây giá phòng cho một người là 3 đô Mỹ với toilet bên ngoài và 5 đô Mỹ với toilet bên trong. Ở đây chúng tôi hỏi về trekking tour thì được cho biết giá dành cho mỗi người là 10 đô Mỹ/ngày + K3.000 cho xe trung chuyển đến vị trí trekking + K4.000 vận chuyển hành lý đến Hồ Inlay trước (bởi vì chúng tôi chỉ cần mang theo một ba lô nhỏ đựng những vật dụng cần thiết, đây là tour trọn gói ăn ở) + K4.000 tiền đi ghe qua Hồ Inlay để về khu khách sạn. Tổng cộng mỗi người phải trả cho 2 ngày trekking là 20 đô Mỹ + K10.000 (nhờ tôi trả giá đấy chứ lúc đầu họ bảo 12 đô/ngày bởi vì giá trị đô la Mỹ ở đây đang bị giảm). Tuy nhiên tôi không có hành lý để gởi bởi vì tôi đã gửi balô lớn tại Yangon và ké vào ba lô của người bạn Bỉ một ít đồ. Thế là tôi có hành lý nhỏ gọn khoảng 3-4 kg trên lưng mà không tốn K4.000. Hehehe.

Sáng hôm sau, chúng tôi dậy sớm, ăn sáng tại khách sạn xong khoảng 7h30. Tôi tranh thủ đi ra chợ địa phương tại Kalaw để xem. Lúc này chợ chưa dọn hàng xong, hầu như chẳng thấy khách mua hàng, nhiều gian hàng còn chưa mở cửa. Hơi ngạc nhiên!!! Chợ gì mà 7h30 mà chưa dọn hàng nữa nhỉ?

Khoảng 8h30, chúng tôi ra xe để cùng đi đến điểm trekking. Do chúng tôi đến trễ một ngày nên những người đi trekking 3 ngày đã lên đường, vì thế chúng tôi phải đến điểm tập hợp để cùng đi với nhóm người này vào ngày thứ 2. Khoảng 9h15 nhóm trekking 3 ngày đến nơi: nhóm tôi gồm tôi, anh chàng Stefan người Bỉ và cô Aude người Pháp; nhóm trekking trước gồm 1 cô sinh viên người Đức (cô nàng này vừa trải qua kỳ thực tập 5 tuần tại Hà Nội), 1 người Nauy (sau khi nghe tôi kể về Việt Nam đã thay đổi kế hoạch, muốn dành 2 tuần cuối của kỳ nghỉ để đến Việt Nam), một cặp người Bỉ (họ không nhận mình là vợ chồng mà gọi nhau là traveling partners – bạn đi du lịch), một cặp người Israel mà tôi chia tiền taxi đến bến tàu tại Mandalay. Vậy là cuối cùng 9 khách du lịch, 2 hướng dẫn cùng 1 đầu bếp (đã đi trước đến điểm nghỉ ngơi để chuẩn bị bữa ăn trưa cho mọi người) lên đường.
Điểm tập kết
 
Phong cảnh khá đẹp nhưng nếu so với trekking của Sapa, Việt Nam thì thua xa. Chính cô sinh viên người Đức đã cho tôi biết điều này. Tôi cũng công nhận rằng phong cảnh ruộng bậc thang của Việt Nam thì không đâu sánh bằng.
Anh chàng Harry (hướng dẫn của chúng tôi) khá là thân thiện và đẹp trai nữa. Anh chàng gốc người Ấn độ, thuộc tôn giáo Sik (một tôn giáo có thánh đường là Golden Temple tại Amristar, Ấn độ; tôi đã ở tại thánh đường này 3 ngày: đó là một tôn giáo rất hay, xem mọi người là bình đẳng, không có tầng lớp, giai cấp; người Ấn ở đây khác với người Ấn ở những nơi khác, khá đáng yêu và thân thiện.

Trên đường đi chúng tôi nói chuyện khá nhiều và làm quen lẫn nhau. Khoảng 12h45, chúng tôi đến một ngôi làng nơi chúng tôi dừng chân để ăn trưa. Tại đây chúng tôi được ăn súp bông cải nấu với gừng, sau đó mỗi người được phát được điã mì ăn cùng rau xào thập cẩm, cũng khá ngon bởi vì chúng tôi khá đói bụng, sau đó ăn la sét – cam. Mọi người tranh thủ ngủ trưa đến khoảng 2h30, lại tiếp tục lên đường. Phong cảnh cũng tương tự như những gì chúng tôi đã thấy. Thỉnh thoảng chúng tôi có dừng chân để nói chuyện với những người địa phương, đặc biệt là 5 cô bé người dân tộc đang gùi cỏ về nhà. Thấy chúng tôi, cả 5 dừng lại nghỉ ngơi; vì thế chúng tôi tranh thủ chụp hình; trong đó có một cô bé khá xinh mà tôi nghĩ sau này có thể trở thành hoa hậu của khu vực.
 
Sau đó chúng tôi đi tiếp đến khoảng 5h20 chiều thì đến thiền viện nơi chúng tôi sẽ ăn tối và ngủ. Mọi người tranh thủ đến ngôi làng gần đó mua nước uống và trò chuyện trong khi chờ bữa ăn tối, những người khác thì tranh thủ tắm sau một ngày đi đường bụi bặm. Tôi không thể tắm do thời tiết ở đây khá lạnh vì thế vào bếp vừa sửa ấm vừa xem đầu bếp chuẩn bị bữa ăn tối.
Thiền viện nơi chúng tôi ngủ qua đêm

Chúng tôi được ăn một bữa thịnh soạn ngay tại hành lang trước cửa thiền viện. Chúng tôi được ăn món súp nhẹ. Sau đó món chính có món salad là dưa trộn, đậu xào cà rốt, đậu bắp xào, khoai tây nấu gà và một món thập cẩm đủ loại rau củ. Sau khi no căng bụng chúng tôi được ăn la sét đồ ngọt (giống như kẹo mè đậu phộng của Việt Nam). Sau đó là một món lasét rất đặc biệt, đó là món chuối được lột ra sẳn sắp lên dĩa, sau đó bật quẹt ga lên, và người ăn dùng muỗng lăn quả chuối cho chín đều, sau đó tắt lửa đi và thưởng thức, khá lạ và ngon.
Món chuối lăn hơi lửa khá lạ mắt
Sau khi ăn xong mọi người trò chuyện đến khoảng 8h thì điện bắt đầu tắt và mọi người đáng răng rửa mặt để đi ngủ, không còn điện nên mọi người phải sử dụng đèn pin để đi toa lét. Bầu trời đầy sao thật đẹp! Vì thế đoạn đường từ thiền viện đến toa lét cũng thật lãng mạn (dù hơi tối). Mọi người đều ngủ chung nhau giống như dorm, mỗi người một tấm nệm, gối và chăn. Ban đêm ở đây khá lạnh, trước đó quên hỏi thêm chăn, vì thế tôi đã không thể ngủ ngon bởi vì trời khá lạnh, co ro mãi cũng thiếp đi một chút nhưng lạnh quá phải tỉnh ngủ, sau đó lại thiếp đi. Chập chờn như thế đến khoảng 5h sáng thì các chú tiểu bắt đầu dậy đọc kinh. Mơ màng đến khoảng 6h30 thì tôi và mọi người lục đục dậy rửa mặt và chờ ăn sáng. Chúng tôi được dọn món chappati ăn cùng salad bơ, lasét có đu đủ, cam và quýt. Khá ngon!

Sau đó mọi người rủ nhau vào gặp sư trụ trì để cúng dường, có người cúng 5đô la, có người cúng 10 đô la. Trước đó, tôi đã vào cúng dường và được đeo một sợi dây may mắn; tôi được sư trụ trì tặng một bức tranh do chính tay Ngài vẽ, sau đó Ngài nhờ tôi chuyển giùm một bức thư cho người bạn Việt Nam của Ngài tại Đà Nẳng.
Những người đi trekking cùng tôi đang được đeo dây may mắn và được chúc phúc
Các chú tiểu tại thiền viện này
 
Sau khi tôi làm lễ cúng dường xong thì những người bắt đầu vào cúng dường, mỗi người đều được đeo một sợi dây may mắn, không ai được sư trụ trì tặng tranh cả.

Khoảng 8h20, mọi người bắt đầu lên. Hôm nay đoạn đường dễ đi hơn hôm trước, ít phải lên dốc hơn, chỉ khoảng ½ giờ đầu là leo dốc, sau đó chỉ toàn xuống dốc. Phong cảnh cũng tương tự như ngày hôm trước. Chúng tôi đến làng, nơi ăn trưa nghỉ ngơi và xuống thuyền đi đến khách sạn là khoảng 12h20. Mọi người được ăn món cơm nấu theo kiểu của người Shan (cơm gạo dẻo nấu cùng xì dầu và trứng, ăn chung với cà chua). Ăn xong thì mọi người chuẩn bị xuống tàu. Theo quy định, bất cứ du khách nào khi đến Hồ Inlay đều phải đóng 5 đô la Mỹ cho chính phủ. Nhưng Harry, hướng dẫn của chúng tôi, dặn dò rằng nếu nói với người thu tiền rằng chúng tôi chỉ đi tham quan hồ, sau đó về Kalaw thì mọi người chỉ đóng 2 đô thôi, và không có vé. Có du khách lo lắng hỏi nếu lỡ có người soát vé ở làng Inlay thì sao. Harry nói rằng không ai soát vé cả, họ chỉ thu tiền sau đó mặc du khách đi đâu thì đi. Vậy là thay vì trả 5 đô, mỗi người chúng tôi chỉ trả 2 đô.

Sau đó mọi người xuống tàu. Mỗi tàu để sẳn 5 ghế và có 5 aó phao trên ghế, có cả 5 cái dù để mọi người che nắng và che cho tránh bị nước bắn vào người khi có tàu đi ngược chiều. Nhưng thực sự không ai trong chúng tôi sử dụng dù cả. Lúc đầu, hồ trông giống như bất kì hồ nào ở Việt Nam. Sau đó khi đến khu vực ăn thông ra biển thì hồ trông giống như biển vậy. Điều đặc biệt nhất là ở đây có floating garden (người dân làm trang trại trồng rau ngay trên hồ). Khu vườn nay không cần tưới nước bởi vì rễ được gieo thẳng xuống hồ, người làm vườn chèo thuyền đi thăm vườn mỗi ngày và ngay trên nhà là ngôi nhà nhỏ dành cho những người làm vườn ở. Sau khoảng 1 tiếng rưỡi trên thuyền, chúng tôi đến nơi. Mọi người cùng nhau tìm khách sạn ở. Chúng tôi gồm 3 người: tôi, Aude và Stefan quyết định cùng nhau ở trong một phòng giá $19 tại Nhà nghỉ Min La Bar.
Chúng tôi đi qua hồ Inlay bằng chiếc tàu này

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét