CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Tôi đi Myanmar – Kỳ 4: Bagan

Kỳ trước: Tôi đi Myanmar – Kỳ 3: Mandalay (tt)

Một ngày trên sông Ayeyarwady

Nghe mọi người nói rằng không thể được xem là biết về Myanmar nếu không trải qua một ngày trên dòng sông Ayeyarwady, dòng sông lớn nhất ở đất nước này. Để làm được điều đó thì cách duy nhất là đi từ Mandalay về Bagan bằng tàu. Ở đây có 2 loại tàu, tàu của nhà nước và tàu tư nhân. Vé tàu nhà nước là $10 và vé tàu tư nhân là $37. Mặc dù không muốn bỏ tiền vào chính phủ và chỉ muốn ủng hộ người dân Myanmar nhưng vé tàu tư nhân mắc quá nên tôi đành phải đi bằng tàu của nhà nước vậy.

Nghe nói khi đi bằng tàu của nhà nước thì không thể đặt vé trước mà đi lúc nào thì mua lúc đó. Sáng 4h kém tôi đã thức dậy, đánh răng rửa mặt xong thì quảy ba lô xuống tiếp tân trả phòng (hành lý đã được gói gém từ tối hôm trước). Thì ra tôi là người dậy sớm nhất. Sau đó lần lượt những du khách khác bắt đầu xuất hiện. Hai người đến từ Issrael bước ra sân cùng ba lô lỉnh kỉnh, nghĩ rằng họ cũng muốn đón taxi ra bến tàu, tôi bắt chuyện và gợi ý chia tiền taxi, họ đồng ý. Chúng tôi chờ thêm 1 người nữa để chia taxi bởi vì một chiếc taxi “blue-cab” cho 4 người là K4,000. Rồi những người bạn Tây Ban nha chia tiền taxi với tôi khi chúng tôi tham quan Sagaing, Amapura và Innwas xuất hiện. Họ có 4 người cùng hành lý lỉnh kỉnh nên đi riêng một chiếc taxi. Sau đó anh chàng người Bỉ mà tôi nói chuyện vào đêm hôm trước xuất hiện. Anh ta định đi bằng xe Honda ôm nhưng khi tôi nói chúng tôi cần thêm một người để chia tiền taxi thì anh ta đồng ý. Thế là chúng tôi lên đường. Từ Royal Guesthouse đến bến tàu, mỗi người trả một ngàn Kyat.

Ở bến tàu, người dân Myanmar và khách du lịch chen chúc mua vé. Có 2 ổ cửa bán vé, chúng tôi nhảy vào 1 ô xếp hàng thì phát hiện rằng khách du lịch thì đi thẳng vào trong mua vé, không mua cùng ô cửa với người địa phương. Tôi đưa passport và $10 nhờ anh chàng Bỉ mua giùm. Anh ta nói người bán vé phải rất vất vả đề tìm tên quốc gia của tôi. Tôi hơi ngạc nhiên bởi vì chữ Việt Nam được viết rất rõ ràng và passport của tôi cũng có cùng kiểu với passport của những nước khác.

Sau đó chúng tôi cùng nhau đi xuống tàu. Thì ra phải gọi là phà mới đúng. Chiếc phà có 2 tầng. Tầng dưới dùng để chất hàng hoá và tôi thấy cũng có người ngồi bệt trên sàn. Tầng dưới trông khá nhếch nhác và ẩm ướt. Chắc ở đây tiền vé thấp hơn. Tầng trên trông thoáng và sạch sẽ hơn và cũng là nơi du khách nước ngoài ngồi. Khách nước ngoài có 1 khu riêng và có ghế nhựa để ngồi. Người địa phương thì trải giấy báo ra ngồi bệch xuống sàn. Khi tôi bảo những du khách khác rằng tôi thấy người địa phương chỉ trả có K1,000 cho cùng một chuyến phà và cùng một boong thì họ bảo chắc chúng tôi trả thêm K9,000 cho ghế ngồi.
Tầng trên của phà chen chúc người địa phương ngồi bệt trên sàn và khách du lịch ngồi trên ghế nhựa
 
Tàu khởi hành khỏang 5h40 sáng và đến Bagan vào khoảng 7h tối. Thế là chúng tôi có dịp ngắm bình minh và hoàng hôn trên sông này trong cùng một ngày rồi. Khi mặt trời lên, mọi người tranh thủ chụp hình và sau đó ngồi nắm cảnh. Phong cảnh dọc bờ sông khá đẹp. Bên phía tôi ngồi là cảnh thiên nhiên. Bên phiá kia là cảnh chùa chiền. Myanmar quả không hổ danh là một xứ sở của chùa chiền. Cứ thấy chop nhọn nhô cao hơn xung quanh một chút thì bạn có thể khẳng định rằng đấy là một ngôi chuà. 
Bình minh trên sông Ayayarwady
 
Khỏang 2 tiếng đầu, chúng tôi ai cũng hào hứng vì cảnh đẹp và lạ, chùa và cảnh thiên hoà nhau vào trông rất đẹp nhưng sau đó thì ai cũng thấy chán bời vì gần như cả ngày phải ngắm cùng cảnh như vậy. Nhưng thật sự mọi người cũng không được thảnh thơi lâu bởi vì khi phà dừng lại ở bến tàu nào thì mọi người luôn bị đội quân bán hàng rong quây quanh mời mua hàng. Họ nói khá thách vì vậy tôi luôn trả giá xuống ½. Ở đây họ bán samosa của Ấn độ, bánh bao, bánh ngọt, đu đủ, dưa hấu gọt sẳn, đặc biệt là chuối già. Họ đội cả nải chuối lên đầu để leo lên phà bán hàng. Tôi mua một nải giá K500 dù lúc đầu họ nói K2,000. Thế là có thức ăn cho bữa trưa rồi. Anh chàng người Bỉ ngồi kế bên chẳng muốn mua gì bởi vì anh ta đã thủ sẳn vài cái bánh ngọt rồi. Tôi mời anh ta ăn chuối, anh ta mời tôi ăn bánh ngọt. 
Cảnh một bến tàu cùng đội quân bán hàng rong
Người bán đội cả nải chuối lên đầu – chiếc nón thiên nhiên thật đẹp và độc đáo
Đến khoảng trưa khi mặt trời lên cao thì khá nóng và mọi người ai cũng buốn ngủ vì phải dậy sớm ra bến phà. Một anh chàng lady boy người Thái Lan đi cùng anh chàng người yêu Mỹ để túi xách xuống gối đầu và nằm ngay dưới sàn có trải chiếu ngủ. Thế là chỗ đó trở thành chỗ ngủ chung của mọi người. Sau khi anh ta ngủ xong, cặp vợ chồng người Đức và tôi lần lượt vào chỗ đó để ngả lựng và chợp mắt tí chút.

Mỗi khi phà vào bến, những người Myanmar xuống bến có người thân đang đợi sẳn. Ở đây họ chuyên chở đồ đạc bằng xe bò. Mỗi người tàu dừng ở một bến là mọi người đổ xô ra xem và chụp hình.
Phương tiện vận chuyển của người dân mỗi khi phà cập bến
Nếu không đi bằng xe bò thì nguời dân sẽ đội đồ đạc lên đầu và đi bộ
Khi tàu gần đến Bagan thì có một đội quân chuyên drap trải giường may tay theo kiểu truyền thống Myanmar (tôi thấy rất giống thổ cẩm Việt Nam) Họ chào mời giá mỗi tấm là K7,000. Không ai mua. Họ gợi ý chúng tôi trao đổi với họ quần áo, son phấn, dầu gội đầu, nước hoa để lấy tấm thổ cẩm. Anh chàng Miguel người Tây Ban Nha lôi ra một cái aó thun trắng và muốn trao đổi. Một chị bán hàng nhanh chóng cầm lấy và yêu cầu anh ta đưa thêm K3,000. Anh ta thoả thuận K2,000. Cuối cùng với chiếc aó thun trắng cùng K2,000 anh ta có được tấm thổ cẩm. Một cô bé bán hàng xinh xắn nài nỉ tôi mua và đổi đồ. Tôi chẳng có gì để đổi bởi vì phần lớn hành lý tôi để lại Yangon. Tôi chỉ mang theo 1 balô nhỏ chỉ đựng khoảng 5 kg thôi. Tôi móc ra thỏi son liplip và bôi lên môi cô ta thử, cô ta thích lắm và đề nghị tôi đổi thoỉ son cùng một ít tiền để lấy tấm thổ cẩm. Tôi không đồng ý bởi vì ba lô tôi chẳng còn chỗ nào để nhét vào. Thế là cô bé bắt đầu hạ giá từ K7,000 xuống 5,000 sau đó xuống 4,000 và rồi 3,500. Vậy là tôi phát hiện ra chiêu của họ. Tấm thổ cẩm chỉ có giá khoảng K2,500 đến K3,000 thôi. Khi du khách đổi tiền và đưa thêm tiền thì học vẫn có lời mà. Tuy nhiên nhìn họ khá tội nên tôi nghĩ lần sau nếu đi ngang đây tôi sẽ mang theo nhiều đồ để tặng họ.
Cảnh du khách đang đổi đồ để lấy thổ cẩm
 
Cuối cùng chúng tôi đến Bagan khoảng 7h tối. Innwa guesthouse có xe đưa đón khách miễn phí (từ bến phà vào trung tâm Nyang U chỉ khoảng 1 cây số, đi bộ cũng chẳng sao) Tuy nhiên đọc sách Lonely Planet thấy giá phòng ở đây khá rẻ vì vậy tôi và anh chàng người Bỉ quyết định leo lên đi cùng những người Tây Ban Nha đến đây. Khi đến nơi thì mới biết giá phòng mắc hơn so với sách. Mọi người không đồng ý nên vác ba lô lên vai đi ra. Tôi và một cô gái Tây Ban nha ngồi giữa hành lý, 3 anh chàng Tây Ban Nha cùng anh chàng Bỉ đi tìm phòng. Cuối cùng chúng tôi cũng tìm được nơi ở vừa ý giá cả chấp nhận được $8 cho phòng đôi và $5 cho phòng đơn. Phòng máy lạnh toa lét và nhà tắm bên trong.

Kỳ sau: Tôi đi Myanmar – Kỳ 4: Bagan (tt)  


1 nhận xét:

  1. Cảm ơn Dung đã chia sẻ rất nhiều thông tin, mình định đi Myamar cuối năm nay, những thông tin của Dung thực sự bổ ích với mình. Làm ơn cho mình hỏi, từ Mandalay về Bagan có 170km mà đi tàu mất hơn 12 tiếng ạ ? Theo Dung nói tàu (phà) đi từ 5:40 sáng đến 7g tối ??? Vậy đi ô tô buýt thì mất mấy tiếng, Dung có thông tin không ? Mình không xông xênh thời gian lắm nên mình phải lựa chọn phương tiện mất ít thời gian hơn, mặc dù rất muốn được trải nghiệm với Ayeyarwady. Cảm ơn Dung nhiều.

    Trả lờiXóa