CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Tôi đi Myanmar – Kỳ 3: Mandalay (tt)

Kỳ trước: Tôi đi Myanmar – Kỳ 3: Mandalay (tt)  

Một ngày cùng với những Phật tử Việt Nam tại Mandalay

Sau khi gặp nhóm Phật tử Việt Nam đến từ Đà Nẳng tại thiền viện Mahagandhayon, tôi hẹn với họ sáng hôm sau sẽ đến dự lễ dâng y cùng họ tại thiền viện nơi họ đang tá túc. Sáng hôm sau, tôi tranh thủ dậy thật sớm, ăn sáng và ra ngoài hỏi xe Honda ôm để đi đến nơi đó (tôi đưa địa chỉ cho staff ở guesthouse và họ cho biết nơi này khá xa nếu đi bộ). Xe ôm đòi K2,000. Ghét quá! Tôi thuê xe đạp K1,000 và tự mình chạy đến đó. Dĩ nhiên là tôi không biết đường đi rồi nhưng tôi có địa chỉ bằng tiếng Myanmar, vì thế sau khi hỏi thăm khoảng 10 người và mất khoảng ½ giờ, tôi cũng đến nơi với cảm giác thật thú vị bởi vì tự mình đã khám phá ra nơi cần đến và đường đi đến đó ngang qua hoàng cung rất đẹp. Thật đáng để đi xe đạp thay vì đi xe ôm.

Khi gần đến nơi tôi hỏi thăm đường một vị tăng và được dẫn vào tận nơi. Ở đây tôi được chỉ nơi ở của Phật tử Việt Nam. Tôi được biết vị Tam Tạng mà họ thỉnh để làm lễ đến 10h sáng mới về đến nơi và họ chỉ có thể làm lễ vào lúc trưa khoảng 1h, thay vì 8h sáng như dự kiến. Thế là tôi phụ với họ cắm hoa và sau đó là ăn trưa. Các Phật tử Việt Nam làm lễ thỉnh sư xong thì mọi người cũng ngồi vào bàn dùng bữa. Thức ăn Myanmar nấu tại chùa này khá ngon và hợp với khẩu vị của tôi (dù hơi nhiều dầu mỡ) đặc biệt là món rau muống xào nấm, cà ri gà và cá. Một bữa trưa thật ngon. Ăn đây chúng tôi ăn tráng miệng với kem và trái cây. Kem hơi nhiều nên ăn hơi ngán. Tuy nhiên món bánh bông lan thì ngon tuyệt, không thể chê vào đâu, mềm và rất thơm.

Bữa ăn trưa của tôi tại chùa cùng các Phật tử Việt Nam
Các Phật tử Việt Nam đang thỉnh các vị tăng dùng bữa
Sau khi ăn trưa, mọi người về thay đồ để chuẩn bị tập dợt cho buổi lễ lúc 1h. Buổi tập dợt này rất vui. Vị sư Myanmar (ngươì giúp chuẩn bị cho buổi lễ cũng tham dự). Vị sư này ngồi trên chiếc dành cho vị Tam Tạng và mọi người thử dâng lễ. Khi đang tập dợt thì bất thình lình vị Tam Tạng cùng 2 đệ tử bước vào. Thấy vị sư Myanmar đang ngồi trên ghế và mọi người đang quỳ gối dâng lễ, vị Tam Tang mỉm cười, sau đó hướng dẫn mọi người sắp xếp lại mọi thứ bởi vì các sư sãi trong chùa sẽ cùng dự lễ. Vì thế, mọi người phải chuyển hết đồ cúng dường ra khỏi phòng và sắp xếp lại chỗ ngồi. Khoảng 2h kém thì mọi việc sắp xếp lại xong. Sau đó vị Tam Tạng vào trước, các sư saĩ nối bước theo sau. Sau  khi định vị thì buổi lễ bắt đầu. Vị Tam Tạng nói tiếng Miến và một sư Việt Nam dịch sang tiếng Việt.Vì thế buổi lễ kéo khá dài. Vị Tam Tạng giải thích 5 lợi ích của việc cúng dường. Với từng lợi ích, vị Tam Tạng đều có ví dụ để dẫn giải. Sau khi vị Tam Tạng giải thích xong, mọi người bắt đầu cúng dường cho vị Tam Tạng. Tôi được mọi người giao cho máy ảnh để nhờ chụp hình giùm. Thế là trông tôi giống như một người bán hàng xén trước 6-7 cái máy ảnh. Loay hoay toát mồ hôi hột với cả đống máy ảnh, tôi cũng chụp hình được từng ngườikhi họ dâng lễ cho vị Tam Tạng. May là tôi có trí nhớ khá tốt vì thế có thể nhớ được máy ảnh nào là của vị nào để chụp đúng người đúng máy. Chắc lúc đó trông tôi buồn cười lắm nên các chú tiểu cứ nhìn suốt. Tôi hai tay đeo hai máy, một máy của tôi, một máy của sư Chánh Hạnh và thêm một máy của vị Phật tử đang làm lễ cúng dường. Khi vị này cúng dường xong, tôi bỏ ngay máy ảnh của vị này xuống và lấy máy của vị tiếp theo. Tôi vừa chụp hình cho tôi, cho sư Chánh Hạnh, vừa chụp hình cho các vị Phật tử, vì thế trông tôi cứ loay hoay xẹt xẹt ảnh liên tục. Tôi cứ chụp liên tục vì nghĩ mọi người sẽ lọc lại sau.

Ảnh vị Tam tạng
Quang cảnh buổi lễ
Quang cảnh buổi lễ
 
Cuối cùng buổi lễ cũng kết thúc. Các Phật tử Việt Nam bước ra ngoài để chuẩn bị cúng dường chư tăng. Vị Tam Tạng bước ra trước, chư tăng xếp hàng dài nối bước theo sau, trông rất đẹp và trật tự. Mỗi vị đều nhận một bộ quần áo và một túi xách nhu yếu phẩm. Lúc này vị sư Myanmar, người giúp mọi người tổ chức buổi lễ, gợi ý sẽ giúp tôi chụp ảnh. Vì thế tôi giao cho sư này hai máy. Một sư Việt Nam cầm lấy 1 máy ảnh khác. Thế là tôi còn lại khoảng 3-4 máy. Tôi cũng tranh thủ chụp nhiều phô hình cảnh cúng dường nhưng cuối cùng cũng sót một máy không chụp phô nào cho cảnh này, vì vậy vị chủ nhân của máy ảnh này có vẻ không vui. Tuy nhiên cũng không phải lo lắng nhiều bởi vì đoàn này có thuê quay phim và chụp ảnh để ghi lại toàn bộ sự kiện. Vì thế, mỗi người sẽ có băng đĩa riêng. Máy ảnh của họ chỉ là phần phụ thêm mà thôi.
Các Phật tử Việt Nam chuẩn bị dâng y cho tăng ni
Sau khi buổi lễ kết thúc, mọi người ở lại chụp hình và trò chuyện cùng nhau. Có khá đông sư Việt Nam đang tu học tại Myanmar. Sau đó mọi người thỉnh vị Tam Tạng lên chụp ảnh chung với cả đoàn. Không may là lúc đó tôi lại chạy ra chợ mua giùm sư Chánh Hạnh mấy lọ nước sát trùng. Sau khi tôi trở về, các Phật tử Việt Nam đã về phòng nghỉ ngơi. Trong chánh điện chỉ còn các sư Việt Nam đang dâng y cho vị Tam Tạng. Tôi cũng vào chụp hình họ và lại bỏ lỡ dịp chụp ảnh với vị Tam Tạng này. Vị Tam Tạng này nhìn tôi cười rất hiền từ nhưng tôi ngại mở miệng ra hỏi xem tôi có thể chụp ảnh cùng với vị Tam Tạng hay không. Vì thế tôi đã bỏ lỡ dịp. Nhưng không sao, tôi có rất nhiều ảnh vị Tam Tạng này chụp chung với những vị sư khác.
Các Tăng sĩ Việt Nam đang tu tập tại Myanmar
Lúc đó khoảng 5h30, tôi trò chuyện cùng với các tăng sư Việt Nam đến khoảng 6h. Lúc đó các vị sư mời tôi cùng họ và đoàn Phật tử Việt Nam đi lên đồi Mandalay để ngắm cảnh thành phố ban đêm. Tôi hơi ngại bởi vì phải trả xe đạp lúc 7h nhưng nếu bỏ lỡ dịp này cũng tiếc bởi vì tôi chưa lên đồi Mandalay bao giờ. Và đứng trên đỉnh đồi cao nhất thành phố để ngắm cảnh, chẳng thú vị sao! Thế là tôi liều đi theo họ luôn. Tôi nghĩ nếu lúc tôi trở về mà nơi tôi thuê xe đạp đóng cửa thì tôi sẽ để xe tại gueathouse và nhờ staff ở đó trả lại giùm vào sáng hôm sau bởi vì hôm sau 5h sáng tôi phải ra bến tàu để mua vé đi Bagan rồi.

Xe chở mọi người thẳng lên đồi nên không phải đi thang bộ. Từ bãi đổ xe, mọi người chỉ cần leo thêm vài bậc, thế là đã lên đến đỉnh. Cảnh thành phố ban đêm rất đẹp nhưng tôi không thể chụp ảnh bởi vì máy ảnh của tôi chưa đủ chuyên nghiệp để chụp những cảnh này. Tuy nhiên ở đây có trưng bày khá nhiều ảnh chụp chuyên nghiệp phong cảnh từ đỉnh đồi này vì thế tôi đã chụp lại từ những ảnh này.

Ở đây có một cái chuông và mọi người có thể lấy dùi cui để gõ, nghe nói đây là cái chuông tốt nhất ở Mandalay. Sau đó trên đường xuống chúng tôi dừng lại mua đồ lưu niệm. Những người bán hàng ở đây nói rằng thấy sư sãi nên họ bán rẻ. Ở đây một sợi dây chuyền bằng đá giá K1,000, rẻ hơn bên ngoài. Họ nói họ bán cho người dân Myanmar giá K1,200 nhưng cho sư giá K1,000, tôi mua 2 sợi dây chuyền đá và một sợi bằng gỗ thơm. Nghe sư Chánh Hạnh giới thiệu nếu thực sự dây chuyền này bằng gỗ thơm thì mọi người có thể mài ra lấy nước uống để trị bệnh cảm và khi đeo vào người thì sẽ không bị muỗi cắn. Tôi mua cho mình một sợi đeo cổ và một sợi đeo tay, cúng dường cho sư Chánh Hạnh 2 sợi dây chuyền và một vòng tay, cho một vị sư khác 1 vòng cổ; vị sư này nói một sợi là đủ rồi và không muốn thêm bởi vì trước đó vị sư này đã tự mua cho mình vài sợi rồi. Tôi tiếc là đã không mua nhiều hơn để cúng dường cho các vị sư đã xuống trước và đang chờ chúng tôi ngoài xe. Tôi chỉ mua có 3 sợi trong khi khi đó có đến 5-6 vị đang ở trên xe, vì vậy tôi im luôn. Trên đường về, mọi người ghé vào xem đá Tam Tạng. Nơi đây kinh Phật được khắc trên đá và cho vào toà tháp có song sắt bảo vệ, du khách ngắm từ bên ngoài chỉ những vị sư nào cần nghiên cứu mới được mở cửa cho vào trong. Tại đây có cây hoa sao hơn 250 tuổi. Thấy một Phật tử Việt Nam leo lên cây để chụp hình, tôi cũng bắt chước leo lên nhưng lần đầu leo tôi bị té, đến lần 2 mới thành công. Sau khi chụp vài phô, chúng tôi leo xuống và bị các vị sư trách là sao chúng tôi không xin phép những người khuất mặt khuất mày trước khi leo lên nơi ở của họ. Một vị sư nói là ngài đã thấy những người đó xung quanh gốc cây. Có thể thấy nhiều sư tăng ở đây nên họ đã để chúng tôi leo lên và chụp hình. Một vị sư chụp hình toà tháp ở đây và đã chỉ cho tôi thấy những đốm lấm chấm xung quanh toà tháp. Sư bảo đây không phải bụi mà là các thiên nhân đang bay lượn xung quanh toà tháp. Tôi cũng chụp một tấm và hôm sau khi xem lại, tôi cũng thấy vài đốm lấm chấm xung quanh, dù không nhiều bằng bức ảnh do sư chụp nhưng thà có còn hơn không.

Trên đường về, chúng tôi dừng lại ở thư viện nơi mà trước đây là trường học của hoàng gia (giống như Quốc tử giám của Việt Nam). Nhưng cổng đã đóng và đã quá khuya nên chúng tôi không vào mà lên xe đi về thiền viện luôn. Đến nơi mọi người hỏi tôi có muốn đi đến rừng thiền với họ vào ngày hôm sau không. Nếu muốn thì có thể ngủ lại đó để khuya đi sớm. Tôi nghĩ đến chiếc xe đạp của mình và chuyến tàu đi Bagan nên đã từ chối và đạp xe về lúc khoảng 9h15 tối. Tôi cũng hơi sợ bởi vì đường phố ở Myanmar hầu như không có đèn đường và người dân ở đây đi ngủ khá sớm khoảng 9-10h và thức dậy khoảng 3-4h. Nhưng mọi người trấn an nói tôi sẽ có Ba la mật dẫn đường và phù hộ. Hình như đúng hay sao ấy, vì trên đường về tôi hầu như không gặp vấn đề gì mà còn chụp được tấm ảnh người dân tập thể dục ngay cạnh bờ sông trước hoàng cung.

May mắn là nơi tôi thuê xe đạp vẫn còn thức và họ đã không phàn nàn gì khi tôi trả xe. Về guesthouse, tôi trả tiền phòng và thông báo là sẽ check out vào 5h sáng. Sau đó tôi về phòng thu dọn hành lý để sáng hôm sau khởi hành sớm đến Bagan bằng tàu.

Tóm lại tôi đã có một ngày thật vui vẻ với những Phật tử dể thương đến từ miền Trung.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét