CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2011

Trở lại Trung Quốc (4): Daqing (Đại Khánh)


Phòng đợi tàu ở ga Qiqihar có một đều vui mắt là trên các thùng rác đều có vẽ hình một con hạc đang bay.

Tàu từ Qiqihar đi Daqing cũng là tàu đi Harbin vì vậy nếu ngồi luôn trên tàu thì cũng có thể đến Harbin. Từ Qiqihar đi Daqing thì tàu sẽ dừng lại ở trạm Daqing nhỏ trước, 15 phút sau thì tàu mới đến trạm Daqing chính; vì vậy các bạn chớ xuống nhầm ga nhé.
Cổng ga nhỏ!!!!
Ga chính

Từ ga Daqing bước ra, tôi thấy phía bên tay phải có vẻ đông vui nên đi theo hướng này. Trên đường này có một tòa nhà và có hai phụ nữ ngồi trước cửa mời mọc tôi và ở. Kỳ lạ là ở các nơi khác, chủ nhà luôn mời tôi vào xem phòng trước rồi mới hỏi tôi có muốn ở không. Còn hai phụ nữ này lại muốn tôi vác luôn hành lý lên tầng hai khi tôi ngỏ ý muốn xem phòng. Một phụ nữ nhanh nhẹn xách hộ đầu kia của xe đẩy hành lý. Vậy là tôi nắm một đầu và chị ta nắm một đầu cùng nhau lên cùng thang.

Chị ta nói là ở tầng hai nhưng leo mãi đến tầng 5-6 gì đó và đi lòng vòng qua một dãy hành lang mới đến. Tôi không thích nơi này bởi vì thứ nhất các cầu thang dơ quá; thứ hai một số nơi trong tòa nhà đang sửa chữa nên khói bụi mù trời; thứ ba phòng mà chị ta giới thiệu nhỏ xíu và phòng cạnh bên là hai người đàn ông nhìn tôi nham nhở. Nếu đóng cửa ngoài lại thì tôi và mấy tên nham nhở kia chỉ cách có một cánh cửa. Tôi thấy nơi này không an toàn mà lại dơ bẩn nên chỉ nói một câu: Tôi không thích ở đây. Vậy là tôi phăng phăng đi ra không cần chờ chị ta nói gì hết và vác hành lý xuống các bậc thang. Chị phụ nữ này trông rất đẹp người nhưng lại xấu tính vô cùng. Khi tôi xuống được khoảng nửa đường thì chị xuống ngang qua tôi và không thèm đỡ hộ hành lý mà để tôi tự lê lết cùng hành lý xuống. Tôi nhớ lúc tôi đến ga Huihua ở tỉnh Henan, người phụ nữ cò phòng rất lịch sự đã giúp tôi mang hành lý xuống dù tôi không ở. Còn ở đây tôi không muốn mang hành lý cồng kềnh lên nhưng chính chị phụ nữ mặt đẹp nhưng xấu nết ấy nằng nặc đòi tôi mang lên và sau đó để tôi tự mang xuống. Tôi nghĩ chắc chị ta không phải người Hán nên mức độ văn minh còn kém xa.

Khi tôi xuống đến nơi thì tôi đứng trước cửa nhìn thẳng vào mặt hai người phụ nữ cò mà lúc đó khuôn mặt không còn nụ cười và họ không thèm nhìn tôi. Tôi thấy họ quả thật rất đẹp- một vẻ đẹp của những diễn viên trong các bộ phim cổ trang của Trung Quốc – dáng cao ráo, khuôn mặt trái xoan thanh tú và da trắng hồng- nhưng thật đáng tiếc là những người đẹp này lại xấu nết.  

Từ khu nhà của hai người đẹp xấu nết, tôi nhìn qua bên đường thì thấy có một con hẻm có nhiều bảng hiệu. Đoán là có nhà trọ trong đó nên tôi băng qua đường và quả thật có đến 4-5 nhà trọ nằm gần nhau.
Chân dung một nhà trọ ở Daqing
 Đa phần các nơi này giống nhau ở chỗ: phòng đơn bé tí teo và có giá 20 tệ. Tôi trả giá 15 tệ nhưng họ không chịu. Tôi đi ra và nghĩ nếu không tìm được nên nào tốt hơn thì quay lại ở cũng không muộn mà. Tôi thẳng đến ngã ba trước thì ra đó là một khu chợ. Tôi rẽ vào tay phải và được chỉ đến tòa nhà gần đó có dòng chữ zhao dai suo trên nóc. Tôi vào hỏi giá, người phụ nữ trả lời là 30 tệ. Tôi không chịu và chỉ đại vào hàng chữ ghi giá 20 trên cửa sổ (tôi có biết đọc đâu nhưng chỉ đại) và nói sao ghi giá 20. Bà ta trả lời đó là giá cho một giường và xuống giá 25. Tôi dợm bước đi thì bà ta đồng ý giá 20 tệ. Bà ta đòi xem chứng minh thư. Tôi nói tôi là người nước ngoài chỉ có hộ chiếu thôi. Bà ta nói cũng được. Tuy nhiên tôi yêu cầu xem phòng trước khi làm thủ tục check in. Bà ta dẫn tôi lên tầng hai. Hành lang và cầu thang ở đây khá sạch sẽ. Bà ta mở cửa phòng 206. Đó là một căn phòng rộng rãi có hai giường đơn. Giữa hai cái giường là một cái bàn, trên đó là cái tivi. Đằng sau bàn tivi là cái cửa sổ lớn. Ngay bên trái cánh cửa là một cái kệ có nhiều ngăn và bên phải là một dãi ghế sofa. Căn phòng thật dễ chịu, tôi hỏi lại cho chắc ăn rằng có phải phòng này giá 20 tệ không? Bà ta nói phải. Ngay từ khi còn nói chuyện dưới đất tôi đã cảm thấy thích người phụ nữ này rồi. Bà ta thật dễ mến và cho tôi cảm giác yên tâm và dễ chịu. Tôi trả tiền 20 tệ cho một đêm và 10 tệ thế chân chìa khóa.

Căn phòng của tôi quả thật là dễ chịu. Sau khi thu xếp hành lý thì tôi bắt đầu đi ra ngoài dạo chơi. Thật ra xung quanh đó là khu chợ có bán rất nhiều món ăn sẳn trong đó có món xỏ que yêu thích của tôi- mỗi que có giá 0.5 tệ. Ngoài ra ở đây có bán một món ăn mà tôi không thấy ở những thành phố khác. Đó là món hột vịt lộn nướng. Hột vịt lộn non ngày (nên con nhỏ xíu) được lột vỏ khoảng 1/3 và để chỏng vào mâm nướng. Lúc đầu tôi thấy cũng hơi sợ nhưng khi ăn thử thì ghiền luôn. Món ăn nướng có vị béo ngon vô cùng. Giá lại rẻ nữa, chỉ có 2 tệ cho 3 quả trứng.


Không biết ở Việt Nam các bạn có biết đến món ăn "vịt con rô ti" không? Lúc tôi còn nhỏ mẹ tôi làm món này ăn hoài vừa bổ vừa thơm vừa ngon ăn với cơm hay bánh mì đều hết xảy. Daqing là thành phố đầu tiên mà tôi thấy có món này ấy. Vịt con được họ tẩm gia vị sau đó cho vào chảo nướng rô ti, rồi xỏ vào que (cứ 4 con vào một que được bán giá 3 tệ/que) nướng lại trên bếp cùng với bột (giống như ngũ vị hương vị đó). Tôi chưa thử món này (hồi nhỏ mỗi lần ăn là nhắm mặt lại không hà.)

Ấy các bạn chớ nhầm lẫn là con vịt con đang sống tự nhiên bị vặt lông đem nướng nhé – cái này ai phải có kiến thức trong ngành ấp vịt mới biết nè - thật ra đó là hột vịt xác, hột vịt xác nghĩa là con vịt trong trứng sắp nở rồi, đã thành hình nguyên con vịt luôn nhưng tròng đỏ chưa tan hết mà vẫn còn to và con vịt đó quá yếu nên không chui ra khỏi vỏ trứng được mà chết hoặc ngáp ngáp trong vỏ, vậy là trở thành hột vịt xác. Vứt đi thì tiếc nên người ta tận dụng lại mà chế biến món ăn. Đầu tiên cho hột vịt xác vào nồi luộc cho chín, sau đó vớt ra lột vỏ và vặt sạch lông, rồi ướp gia vị đem rô ti, Trung Quốc chế thêm màn nướng nướng chứ vịt rô ti cũng đã hấp dẫn mấy tay nhậu lắm rồi.

Nơi tôi ở rất gần ga và trước ga là bến xe buýt. Tôi thấy mọi người xếp hàng lên xe buýt số 12 và hơi lạ là họ không trả tiền giống nhau. Có người trả 1 tệ, có người trả 2 tệ và có người trả 3 tệ. Tiền thì cho vào thùng và tài xế kiêm luôn người phát thẻ (tượng trưng cho vé xe) có màu khác nhau. Tôi leo lên xem thế nào. Tôi cho 1 tệ vào thùng và được phát thẻ màu đỏ có chữ A. Tôi thấy cạnh tôi là hai phụ nữ có thẻ màu lam và có chữ C. Có thể chữ A là 1 tệ, chữ B là 2 tệ và chữ C là 3 tệ chăng? Kiểu này thì tôi mới thấy ở Trung Quốc đây. Thật thú vị mỗi vùng ở Trung quốc có những kiểu khác nhau như thể một quốc gia khác vậy đó. Tôi vẫn còn nhiều bất ngờ khi ở Trung Quốc lắm. Chính đều đó làm tôi thấy thú vị dù đã ở Trung Quốc đến tháng thứ 5 rồi nhưng vẫn chưa thấy chán đất nước này.

Da qing hoàn toàn khác với những thành phố mà tôi đã đi qua. Ở đây đất hoang rất nhiều (thật sự là đất đang trong quá trình xây dựng bởi ở đâu tôi cũng thấy cần cẩu cả). Hình như chỉ có khu vực quanh nhà ga là náo nhiệt thôi còn lại là vắng tanh hầu như không bóng người. Trước đây nơi này là đất săn bắn của người Mông Cổ mà và tại thành phố Daqing còn có cả một quận tự trị của người Mông nữa. Ngồi xe buýt mà thấy chán gì đâu bởi vì không có người chỉ có đất hoang chả có phong cảnh để xem ngoại trừ hoa tử đinh hương ở một vài đoạn đường nở hoa tím rịm và có mùi thơm ngát. Xe chạy ngang qua một vài cái chợ. Chợ ở đây trông khá lạ. Tuốt ngoài đầu đường là tên chợ. Bên trong thì các căn nhà trông như những căn lều bán hàng. Tóm lại chợ ở đây trông giống như hội chợ vậy đó. Đi một hồi tôi thấy mọi người cầm thẻ đỏ chữ A xuống và tôi xuống theo. Thì ra đó là một khu chung cư và bên ngoài là chợ như chợ quê vậy. Tôi dạo một vòng rồi ra đón xe buýt quay về. Rất nhiều xe buýt đến ga xe lửa nên thật tiện khi ở gần ga các bạn nhỉ?
Xuống xe tôi đi dạo xung quanh nhà ga thì phát hiện ở đây có nhiều nhà hàng và cửa hàng bán trái cây lắm. Tôi quyết định ở Daqing hai đêm nên vào ga mua vé tàu đi Harbin vào ngày hôm kia luôn. Giá vé là 21 tệ. Tôi hỏi chuyến tàu mà tôi thấy trên mạng có giá 16 tệ thì cô bán vé nói tàu này hết ghế ngồi rồi. Có những chuyến tàu đi buổi chiều có giá từ 12-14 tệ thôi nhưng những tàu này lại đến vào lúc trời tối nên tôi không đi.

Từ ga ra lại đi về tay phải thì thấy ngay sau lưng ga là một cái cầu đi bộ bắc ngang qua đường ray nằm bên dưới. Tôi thấy nhiều người lên xuống cầu lắm nên cũng leo lên đi. Bên kia cầu là một cái chợ lúc đó đang dọn hàng nhưng tôi nghĩ vào ban ngày chắc cũng nhộn nhịp lắm. Tôi đi băng qua cái chợ thì đến khu hàng ăn đêm. Các nhà hàng ở đây trông nho nhỏ như những căn lều vậy đó. Ngoài ra còn có lều bán trái cây và thức ăn sẳn nữa. Thực ra đó là những cửa hàng nhỏ nhưng chúng nhỏ quá nên tôi gọi là "lều." Chắc ở đây gió lạnh nên người ta phải ngồi bên trong mà bán hàng.

Tôi thấy ở Daqing có rất nhiều phụ nữ đẹp – đó là cái đẹp tự nhiên không phải nhờ những lớp son phấn đậm như phụ nữ ở các thành phố khác. Ở đây phụ nữ trang điểm nhạt hơn do đó trông họ tự nhiên hơn nhưng họ vẫn rất đẹp- cái đẹp trong những bộ phim cổ trang ấy. Ngoài ra phụ nữ ở đây cao lớn, có người còn đậm tướng trông y như chiến binh ấy. Tôi nghĩ mãi lý do vì sao phụ nữ thành phố này đẹp quá. Cuối cùng nghĩ đại rằng có thể do họ ở gần giếng dầu rất lớn nên chắc chất bóng nhờn của dầu làm họ trắng da dài tóc chăng? Hình như tôi có đọc ở đâu đó về công dụng của dầu thì phải. Nếu sai các bạn sửa giùm nhé. Hy vọng là tôi không sai bởi vì tôi không nghĩ ra được lý do gì khiến phụ nữ ở đây lại mượt mà đến vậy. Các bạn nam mà muốn tìm vợ Trung Quốc đẹp thì nên đến Daqing nhé.

Sáng hôm sau khi tôi đi đánh răng rửa mặt thì phát hiện căn phòng 202 ở đối diện tôi là một xưởng làm bánh. Mọi người mặc tạp dề và ra vào lấy nước nên tôi mới có cơ hội liếc vào phòng. Trong phòng là các máy móc thiết bị sản xuất (chả biết họ nằm ngủ ở chỗ nào???). Cũng hay nhỉ! Ngay bên dưới tòa nhà là khu chợ và những người từ tỉnh khác đến thuê phòng ở dài hạn để sản xuất và bán hàng ngay gần đó. Quá tiện lợi rồi còn gì!

Daqing là giếng dầu lớn nhất Trung Quốc và lớn thứ tư trên thế giới nên khi đến đây thì không thể không ghé vào viện bảo tàng để ngắm ngó rồi. Vậy là tôi đi bộ lăng tăng ra đường. Hôm qua khi ngồi xe buýt tôi thấy bảng hướng dẫn chỉ đường vào bảo tàng gần đó nên cố nhớ lại để đi.

Đối diện ga xe lửa là con đường khá lớn. Tử ga băng qua đường, đi thẳng chừng 200m sẻ thấy một ngã ba bên tay trái. Buổi sáng ở đây thật náo nhiệt. Người ta bán trái cây và thức ăn sáng cho người dân. Nhiều nhân viên văn phòng qua lại và cảnh mua bán thật rộn nhịp. Tôi cũng tạt vào mua vài món thức ăn địa phương mà thưởng thức, trong đó có một món giống như xôi nhưng không làm từ nếp mà từ bột trộn đậu phộng. Chả biết gọi là gì nên tôi gọi đại là cái mâm bánh to ơi là to. Người bán lăm lăm con dao con dao trên tay. Khi có khách mua thì xẻo một miếng cho vào bao ny lông và rải một lớp đường lên trên, cuốn lại sau đó nhúng thêm một lớp đường và đưa cho khách.

Ăn sáng no nê tôi lại đi tìm viện bảo tàng. Đường đi tìm viện bào tàng dầu khí của tôi cũng không dễ dàng lắm. Tôi đi bộ loanh quanh một hồi lại về đúng trạm xe buýt ở trước ga xe lửa. Tôi đi lại lăn tăn hỏi người này người nọ thì được chỉ lên xe buýt số 36, tuy nhiên bác tài xe 36 lại nói xe không đi đến đó (!!!). Thế là tôi leo lên chiếc bus 101 mà hôm qua tôi đi và thấy bảng dẫn đường đến viện bào tàng. Xe buýt này chạy lại đúng lộ trình mà tôi đi lúc sáng và khi tôi hỏi viện bảo tàng thì chị thu tiền phát bảo tôi xuống ngay trạm dừng đầu tiên và đi ngược lại một tí. Tôi hơi ngạc nhiên nên đi thẳng về trước để xem cái bảng nâu đỏ phía trước nói gì. Thì ra đó là bảng dẫn đường đến cộng viên trẻ em. Tôi lại nhắm hỏi đại một anh thanh niên trên đường thì mới vỡ lẽ ra rằng ở Daqing có đến hai viện bảo tàng (tôi nhờ anh này viết tên hai viện bảo tàng ra tờ giấy rời cầm đi hỏi đường thì dễ dàng hơn nhiều). Viện thứ nhất là nói về lịch sử của công ty khai thác dầu mỏ. Viện thứ hai là nói về Iron Man Wang Jinxi. (Lúc nghe thì chả hiểu đâu nhưng khi đến các bảo tàng xem rồi thì mới biết). Hai viện bảo tàng này đều miễn phí, tuy nhiên đều cần xuất trình chứng minh thư hoặc hộ chiếu. Tuy nhiên tôi không mang theo hộ chiếu nên sau một hồi giải thích bằng tiếng Hoa í ẹ của tôi thì họ cũng vui vẻ cho tôi vào xem.

Viện bảo tàng nói về lịch sử dầu khí (History Museum of Daqing Oilfield –số 32 đường Zhongqi, Quận Sartu) thì nằm rất gần ga xe lửa và nằm bên cạnh công ty dầu khí luôn.
Bảo tàng dầu khí
Bảo tàng dầu khí

Công ty dầu khí

Công ty dầu khí

Tại đây tôi học được rằng đến 31/12/2010 thì tại đây đã khai thác 20 tỷ tấn dầu thô. Để cho hình dung ra con số 20 tỷ tấn lớn như thế nào, họ làm luôn một phép so sánh này. Nếu cho dầu vào những thùng chứa có dung tích 60 tấn/thùng và xếp các thùng này thành hàng dài thì chiều dài có thể tạo thành 10 vòng tròn quanh đường xích đạo luôn ấy. Thật khủng khiếp các bạn nhỉ???



Daqing được gọi là thành phố dầu (oil city) nên nhiều công trình có liên quan đến dầu chẳng hạn như Oilfield Park, Oilfield Gynasium, Oilfield library, Oil Square, Daqing Petrolium Institute, Daqing Oilfield General Hospital, Daqing Oilfield Business & Trading Center,….







Mô phỏng cuộc sống của dân mỏ:



Thành phố này được đặt tên Daqing là vì lý do sau.

Trước khi khám phá ra quặng Daqing thì Trung Quốc bị thế giới "cười nhạo" vì là một quốc gia không có quặng dầu và phải lệ thuộc vào nước ngoài. Quặng Daqing được phát hiện vào lúc kỷ niệm 10 năm thành lập PRC (Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc) nên người dân Trung Quốc vui mừng hớn hở và có khoảng 10 vạn người từ khắp nơi trên đất nước được cử về Daqing để tham gia vào việc khai thác dầu. Từ đó nơi này được đổi tên thành Daqing nghĩa là "Great Celebration."

Viện Bảo tàng thứ hai nằm ở quận khác và phải đến bằng xe buýt số 36 (2 tệ) từ bến xe trước ga xe lửa.
Bảo tàng nhìn từ xa

Mặt tiền của bảo tàng

Cảnh nhìn xuống từ bảo tàng

Cảnh nhìn xuồng từ bảo tàng

Thực ra đây là nơi kỷ niệm một người rất có công trong việc khai thác quặng dầu Daqing và ông ta được mệnh danh là Iron Man (người Thép) Wang Jinxi (8/10/1923 – 15/11/1970).

Ông ta với tinh thần bất khuất vượt mọi gian khó và khắc nghiệp của thời tiết để mở giếng dầu càng sớm càng tốt trở thành biểu tượng của ngành dầu khí, của thành phố Daqing nói riêng và của cả Trung Quốc nói chung (không hiểu sao mấy cha ba tàu "đưa" ông này lên tận mây xanh nhỉ?).
 
Ông ta đã lăn lộn và đánh nhau với thời tiết khắc nghiệp cùng 1205 thợ mỏ để trở thành đơn vị đầu tiên mở được giếng dầu tại mỏ Daqing. Tuy nhiên giếng dầu này không phải là giếng dầu lớn nhất tại đây. Dù thế tinh thần thép của ông ta đã lan rộng ra tất cả các đơn vị khác và mọi người lúc đó đã ăn thề "learn from Iron Man to be Iron Man" và cuối cùng đã mở được mỏ dầu lớn nhất.

Viện bảo tàng này có một điểm thú vị là có rất nhiều mô hình minh họa lại cảnh mở giếng dầu trong thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên ở đây lại không cho phép chụp hình nên tôi toàn là chụp lén không hà (hehehe – ai biểu cấm, càng cấm thì người ta càng khoái làm mà.)


Mô phỏng nơi ở của ông tại mỏ dầu:


Quận có ga xe lửa là quận Sartu, sau 9h tối là vắng hoe, tối thui, chỉ còn cách đi ngủ thôi, ở đây chả có cuộc sống về đêm gì hết dù là gần ga xe lửa. Có thể những quận khác vui hơn nhưng tôi chưa ở nên không biết. Tóm lại tối ở đây gió thổi lạnh ngắt và vắng vẻ vô cùng. 

Cảnh ở Daqing





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét