CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Hai, 16 tháng 5, 2011

Trở lại Trung Quốc (1): Qua biên giới và đến Đông Bắc Trung Quốc


Sau khi có trong tay visa 2 lần ra vào Trung Quốc (giá 90 đô Mỹ) và visa Mông Cổ (giá 15 đô Mỹ - nếu xin visa tại Bắc Kinh thì có giá đến gần 500 tệ - tương đương khoảng 70-80 đô Mỹ Tôi đi Trung Quốc (39): Beijing (2) ; xin visa Mông Cổ về nguyên tắc thì cần phải có thư giới thiệu của Sở Ngoại Vụ Mông Cổ - thư này xin không khó – chỉ cần nhờ nhà trọ mà mình dự định ở tại thủ đô Mông Cổ và scan gửi cho họ photo trang đầu hộ chiếu là có thể có trong 3 ngày làm việc – tuy nhiên thư giới thiệu của tôi lại đến Đại Sứ Quán Mông Cổ ở Beijing do lúc đầu tôi dự định xin visa ở đây nên nhờ họ gửi đến đó, sau này tôi đổi ý về Việt Nam xin thì gặp rắc rối bởi không có thư giới thiệu này; tuy nhiên tôi liên lạc với Đại Sứ Quán Mông Cổ ở Hà Nội bằng điện thoại và tới lui vài lần là cũng có visa luôn hehehe), tôi lại lần mò về Lạng Sơn để qua Trung Quốc bằng đường Hữu Nghị Quan. Trung Quốc và Việt Nam có 3 cửa khẩu quốc tế: thứ nhất là Hà Khẩu ở Lào Cai, thứ nhì là Hữu Nghị Quan ở Lạng Sơn, thứ 3 là Móng Cái. Tóm lại đến thời điểm này thì tôi sử dụng cả ba cửa khẩu này rồi và lần nào cũng thế: đứng bên đây nhìn sang bên kia thì quả thật sự chênh lệnh về cơ sở hạ tầng giữa Trung Quốc và Việt Nam rất lớn.

Từ Lạng Sơn, tôi đón xe cóc (thực ra là xe minibus 7 chỗ nhưng ở Lạng Sơn người ta gọi loại xe này là xe cóc) giá 20 ngàn đến gần Hữu Nghị Quan. Từ chỗ đỗ xe có thể đi xe điện (10 ngàn đồng/người) hoặc đi bộ đến nơi làm thủ tục xuất cảnh. Sau khi xuất cảnh thì đi bộ qua phía bên kia khoảng 100m làm thủ tục nhập cảnh vào Trung Quốc.

Khi đi bộ qua bên kia để làm thủ tục nhập cảnh, tôi chứng kiến một vụ vô cùng…. buồn cười. Một đoàn khách Việt Nam chuẩn bị nhập cảnh và tại đây họ mới được hướng dẫn viên Việt Nam thông báo (tại sao không thông báo cho họ trước nhỉ????) rằng mọi thứ thức ăn như sữa tươi, đồ hộp đều không được phép mang vào Trung Quốc. Vậy cả đoàn lúng ta lúng túng mở vali, túi xách ra. Ôi trời họ chỉ sang Trung Quốc có 4 ngày mà mang theo quá trời đồ hộp…làm như thể đồ ăn Trung Quốc là…không thể nuốt nổi vậy đó. Nhìn mấy món đồ ăn mà họ mang theo sử dụng trong 4 ngày tôi có cảm giác như thể họ đi buôn lậu thức ăn đóng hộp và sữa tươi của Việt Nam. Tôi thấy lạ một điều là vì sao hãng Việt Travel lại không dặn họ trước để sau khi họ mua và mang theo quá trời thì…mới nói cho họ biết ngay tại cổng biên giới???? Có khi nào hãng Việt travel và công ty sữa và đồ hộp bắt tay với nhau không??? Hehehe. Có như vậy thì sơ sót vô lý này mới lặp đi lặp lại với hết đoàn khách này đến đoàn khách khác chứ. (Khi nghe hướng dẫn viên nói chuyện với mọi người thì tôi nhận thấy trước đây các đoàn Việt Nam cũng gặp tình huống tương tự.)

Tôi đứng lại để xem đoàn khách xử lý tình huống như thế nào. Hướng dẫn viên Việt Nam dặn họ rằng muốn mang theo thì không nên cho vào hành lý chiếu X-quang mà nên mặc áo khoác rộng bên ngoài và cặp nách mấy món đồ hộp. Tuy nhiên không nên làm "quá thô" sẽ dễ bị phát hiện. Tôi tiện tay bày luôn cho họ một chiêu: áo trong bỏ vào thùng và cho đồ hộp vào, khoác áo bên ngoài, trông họ giống như những người mang bầu vậy đó. Một số phụ nữ làm theo lời tôi. Tôi buồn cười nói: hải quan Trung Quốc sẽ ngạc nhiên không hiểu vì sao đoàn này lại có nhiều…bà bầu thế. Phụ nữ thì có thể mang bầu còn đàn ông thì không thể rồi. Vì thế một số người gửi đồ ké vào túi xách của anh chàng hướng dẫn viên người Trung Quốc vừa mới sang để đón đoàn. Dĩ nhiên là anh ta không phải đi qua máy X-quang rồi. Thế là mọi người tha hồ nhờ anh ta xách giùm trong túi xách tay của anh ta. Nhìn thấy chiêu của mấy bác Việt Nam nhà mình (có cả chiêu của tôi nữa), tôi "vừa buồn vừa cười." Không biết các bạn Trung Quốc nghĩ gì về người Việt Nam???

Sau khi làm thủ tục nhập cảnh Trung Quốc, tôi ra ngoài và được một phụ nữ Việt Nam hướng dẫn lên xe điện (giá 5 tệ) để đi đến bến xe. Thật ra thì cũng có thể lội bộ đến. Tôi mới chân ướt chân ráo đi cửa khẩu này nên tốn hai lần tiền đi xe điện. Lần sau tôi sẽ lội bộ luôn.

Từ bến xe này có hai lựa chọn để đi Nam Ninh. Thứ nhất là đón xe buýt đi Bằng Tường (giá 3 tệ). Sau đó từ Bằng Tường đón xe lửa đi Nam Ninh (giá 30 tệ). Lựa chọn thứ hai là có thể đón xe buýt đi thẳng Nam Ninh từ bến xe này (giá vé 70 tệ). Tại bến này tôi gặp một số du học sinh Việt Nam. Họ mua vé xe trọn gói của hãng Sơn Đức từ Hà Nội đến Nam Ninh với giá là 450 ngàn đồng (giá vé này bao gồm luôn hai lần đi xe điện, một hộp cháo ăn liền và một chai nước).

Tôi đi tha thẩn tìm cách đi Nam Ninh rẻ nhất thì thấy một anh chàng trắng trẻo đẹp trai đang đứng trước cửa một chiếc xe rất to và đẹp. Tôi lăn quăn lại hỏi anh ta đi Nam Ninh à? Tôi hỏi tiếng Trung, nói một hồi, anh ta hỏi biết nói tiếng Việt không (chắc tại tiếng Trung của tôi dở í ẹ hehehe), vậy là anh ta giới thiệu anh ta là hướng dẫn viên vừa thả đoàn khách Việt Nam về cửa khẩu nên bây giờ xe của anh ta chuẩn bị quay về Nam Ninh. Dĩ nhiên là xe trống rồi. Anh ta đồng ý cho tôi đi ké miễn phí (khekhekhe). Khi vừa ra cổng, bác tài còn đón thêm vài người công nhân Trung Quốc làm việc ở Việt Nam và họ đang trên đường về thăm quê ở tỉnh Quế Châu. Vậy là nếu muốn đi xe buýt giá rẻ từ Hữu Nghị Quan, các bạn nên đón xe vừa trả khách du lịch nhé (hình như những người khác trả tiền cho bác tài là 50 tệ ấy – vẫn rẻ hơn so với việc mua vé từ bến rồi).

Trên xe tôi ngồi "tám" với anh chàng dẫn viên có tên là Xian Shan (Tiểu Sơn). Anh ta nói lương hướng dẫn của anh ta là 1.800 tệ/tháng. Tiền nhà khoảng 300 tệ, tiền ăn uống điện nước khoảng 500 tệ. Còn lại là có thể để dành 1.000 tệ mỗi tháng. Tuy nhiên cũng như ở Việt Nam, anh ta phải đi tiệc tùng, ăn uống với bạn bè và thỉnh thoảng đi du lịch nữa. Vì vậy mà mỗi tháng phải chật vật lắm mới để dành được một ít. Anh ta nói ở Hà Nội mọi thứ mắc mỏ quá (về điểm này thì tôi đồng ý). Vì thế mà mấy năm trước đài truyền hình Trung Quốc hay đưa tin mỗi năm có tối thiểu 100 nhà máy được dời sang Việt Nam nhưng 1-2 năm gần đây thì không còn thấy tin này nữa mà lại thấy nhà máy dời sang Cambuchia và Châu Phi. Anh ta bảo khi mức sống Trung Quốc cao mà mức sống ở Việt Nam cũng cao thì có dời nhà máy qua đó cũng như không. Anh ta đã từng sang Việt Nam xin việc làm ở một công ty sản xuất máy vi tính nhưng bị thất bại ấy. Anh ta bảo lương ở Việt Nam cao hơn  ở Trung Quốc một tí - ở Trung Quốc anh ta lãnh 1.800 tệ/tháng, còn ở Việt Nam anh ta có thể lãnh 2.200 tệ/tháng. Tóm lại anh ta vẫn nuôi ý định sang Việt Nam làm việc. Tôi gặp nhiều người Trung Quốc và đa phần họ đều muốn sang Việt Nma làm việc và làm giàu. (Chắc họ nghĩ dân Việt Nam…ngu nên có thể lợi dụng mà làm giàu chăng???)

Trên đường đi tôi để ý đường xá giao thông ở Trung Quốc rất đẹp và phí cầu đường rất mắc. Chiếc xe 37 chỗ mà tôi đang đi phí một lượt từ Hữu Nghị Quan đến Nam Ninh là khoảng 300 tệ. Như vậy cả đi và về là 600 tệ tương đương gần 2 triệu tiền Việt rồi. Vì thế mà vé xe buýt ở Trung Quốc mắc mỏ hơn ở Việt Nam chăng???

Khi vừa vào cửa ngõ thành phố Nam Ninh, chúng tôi còn "bị" chứng kiến một vụ tai nạn giao thông liên hoàn. Không hiểu làm cách nào mà hai chiếc xe tải, một chiếc ô tô 7 chỗ và hai chiếc ô tô 4 chỗ lại có thể dính xà nẹo vào nhau trên đường như thế. Tôi không thấy máu, vậy là hy vọng không có ai bị thương nặng cả.


Đến Nam Ninh, tôi muốn cảm ơn anh chàng hướng dẫn viên này bằng cách mời anh ta ăn tối nhưng anh ta từ chối. Tôi mời hai ba lần thì anh ta đồng ý. Tuy nhiên đúng là số trời. Xe dừng trước cổng công ty của anh ta để anh ta xuống công ty trình báo nhưng lại không thể cho tôi xuống bởi vì tôi có hành lý cồng kềng. Vậy là tôi được chở về đến gần ga xe lửa để xuống.

Tại Nam Ninh, tôi về lại Lotus Land Hostel (64 Đường Thượng Hải) gần trạm xe lửa để ở 1 đêm. Giá dorm vẫn là 50 tệ/giường. Khi tôi check-in, cô tiếp tân cầm lấy hộ chiếu của tôi và nói: người Việt Nam à? Có một cô gái người Việt Nam cũng vừa check-in vào đấy. Tôi vui quá (thấy người Việt Nam mà đi bụi một mình là vui rồi) nên yêu cần cô ta cho tôi ở chung dorm với người này. Khi tôi đang loay hoay phơi đồ thì thấy một bạn nữ nhỏ con cầm hộ chiếu màu xanh xanh đi qua hành lang. Tôi hỏi tiếng Việt: phải người Việt Nam không??? Bạn ta quay lại và nói tiếng Việt. Chị ta tên là Chi, từng đi du lịch bụi ở Trung Quốc nhiều lần rồi. Tuy nhiên khác với tôi là chị Chi nói tiếng Hoa như tiếng mẹ đẻ ấy. Tôi nằm giường trên, chị Chi nằm giường dưới, chúng tôi nói chuyện quá trời. Chị Chi cũng muốn đi Bắc Kinh và sau đó thì đi vùng Đông Bắc Trung Quốc (nơi cội nguồi của người Mãn Châu thời Thanh ấy). Tôi cũng thế. Tuy nhiên chị Chi mua được vé tàu đi Trung Quốc. Tôi mua không có nên phải đi Quế Lâm và từ đó đi Bắc Kinh. Vậy là sáng hôm sau chúng tôi chia tay và hẹn gặp ở Đông Bắc.

Tôi đến Quế Lâm trong cơn mưa lắc rắc.



Không muốn lại ở Flowers International Youth Hostel (đối diện ga Quế Lâm), tôi kéo hành lý đi một đoạn đến gần cầu bắc ngang sông Peach Blossom để ở How International Youth Hostel. Dorm ở đây có giá cho thành viên là 25 tệ. Tuy nhiên phòng khá bức bối vì không có cửa sổ. Ở đây tôi quen với hai bạn Trung Quốc ở cùng. Bạn thứ nhất là Cocoli và bạn thứ hai tên Lan (giống tên Việt Nam quá nhỉ.) Ngày hôm sau chúng tôi cùng nhau đến nhà Cocoli ở ngoại ô Quế Lâm chơi. Nhà bạn này cạnh bên sông Lệ Giang nên chúng tôi tha hồ chụp hình phong cảnh tuyệt đẹp nơi đây.
Cocoli
Lan và tôi

Chúng tôi còn được mời ăn cơm chiều với gia đình nữa ấy.
Bố mẹ Cocoli, Cocoli và Lan (từ phải sang trái)

Cuối cùng khi ra ngoài đường chính để đón xe về lại Quế Lâm, chúng tôi còn tạt xuống ruộng dâu tây, mua nửa kg với giá 5 tệ. Chúng tôi lội xuống ruộng và tùy chọn quả dâu nào mình thích.

Tôi ở How Hostel hai đêm thì dọn sang Old Place Hostel ở. Dorm ở đây giống như triple room (phòng 3 giường) vậy đó. Ngoài ra nó còn có một cái cửa sổ rất đẹp nhìn ra hồ Ronghu. Giá là 30 tệ/giường (có thẻ thành viên). Tôi thích ở nơi này vô cùng. Dorm này chỉ có tôi và Lan ở. Mỗi sáng trời mưa chúng tôi ngắm cảnh hồ và mỗi tối chúng tôi ngắm trăng từ cửa sổ  nên tôi cảm thấy khá thoải mái khi ở đây.
Cảnh chụp từ cửa sổ vào một buổi sáng mưa tầm tả

Chủ của nơi này có một cái hostel khác ở Xinping (nơi này tôi cũng từng ở khi đi thuyền từ Yangdi đến Xinping). Anh ta từng là huấn luyện viên leo núi và là bạn của Mix (Mix hostel ở Thành Đô). Anh ta nói rằng khi nào tôi "mỏi gối chồn chân" khi đi bụi thì đến đây nghỉ ngơi một thời gian và có thể làm việc ở đây luôn nếu muốn. Hai vợ chồng anh ta rất sẳn sàng đón tiếp tôi làm việc cùng họ. Không hiểu sao hai vợ chồng họ thích tôi vô cùng. Tuy nhiên tôi từ chối bởi vì vẫn chưa muốn "dừng bước giang hồ." Đúng là cái số đi lang thang khổ đến thế!!!

Lan-cô bạn Trung Quốc của tôi- 29 tuổi, quê ở thành phố Wuzhou (một trong 5 thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây), trước đây Lan học đại học tại Quế Lâm, chuyên ngành tiếng Hoa Phổ thông. Lan có thể nói được 4 ngôn ngữ: tiếng Phổ thông, tiếng Quế Lâm, tiếng Quảng Đông và tiếng mẹ đẻ là tiếng Wuzhou. Khi đi chung với Lan, tôi học được khá nhiều từ vựng và thật dễ dàng cho tôi khi nói chuyện với Lan bởi vì Lan có kiến thức về sư phạm nên tôi rất dễ học đặc biệt là cách phát âm. Tôi nói Lan có thể sang Việt Nam dạy học nhưng Lan bảo cũng đang suy nghĩ bởi vì tạm thời Lan đang nghỉ việc và quay lại Quế Lâm nghỉ ngơi trong vài tháng. Ngoài ra Lan buồn việc gia đình nên quyết định rời xa Wuzhou một thời gian và về Quế Lâm nơi Lan yêu quý để nghỉ ngơi đến khi hết sạch tiền để dành thì lại đi tìm việc làm. Mẹ Lan mất cách đây khoảng 2 năm (do bị một người điên đâm chết) và bố thì lại có vợ khác và có một đứa con. Từ đó 5 chị em nhà Lan vừa mất tình thương của mẹ vừa mất tình thương của bố luôn. Ba người em của Lan đang đùm bọc nhau sống ở Quảng Đông. Lan và một em gái đang sống cùng bố và mẹ ghẻ. Lan nói gia đình vừa điện thoại cho biết em gái bỏ sang nhà bạn ở rồi. Lan nói em gái của mình buồn vì sống trong một gia đình không còn mái ấm nữa và Lan cũng thế.

Lan buồn chuyện gia đình nên mặt lúc nào cũng ủ dột. Tôi bảo phải vui vẻ để lấy chồng chứ hehehe. Do trước đây Lan có học ở Quế Lâm nên có chứng minh nhân dân ở thành phố này vì thế có thể vào các điểm du lịch miễn phí. Lan nói cho tôi nghe rằng người dân ở đây chỉ cần chìa chứng minh thư là vào tham quan miễn phí. Nếu ở lâu lâu chắc tôi mượn chứng minh thư của Lan để đi tham quan miễn phí lắm đó.

(Ngoài ra chị Chi cũng cho tôi biết rằng một số vùng ở Trung Quốc, người bản địa nếu không được miễn phí thì mua vé rẻ hơn người xứ khác vì vậy có thể nhờ họ mua giùm vé. Tuy nhiên cách này cũng hơi mạo hiểm bởi vì có thể họ lấy tiền xong rồi biến mất hehehhe)

Thật ra ở Quế Lâm có đến 5 International youth Hostel và tôi đã đến xem và ở được 4 nơi. Khi tôi rời Bắc kinh, Lan dọn đến ở tại Backpackers' International Youth Hostel. Dorm có giá 30 tệ/giường. Phòng có 7 giường, khá thoải mái. Nơi này gần phố đi bộ Renmin. Nhờ đi cùng Lan đến nơi ở mới của Lan mà tôi có dịp tham quan Backpackers'Hostel đấy.

Tạm biệt Lan, tôi lên tàu đi Bắc Kinh. Tàu phải đi mất 27 tiếng mới đến, giá ghế cứng là 238 tệ. Ngồi gần tôi có một cặp đến từ Bắc Kinh khoảng tuổi 30. Hai người tình tứ như vợ chồng mới cưới làm ai cũng hỏi có phải đi hưởng tuần trăng mật không. Họ nói không phải. Gần đó có một ông bác 68 tuổi rồi mà trông y như người 50 tuổi. Nhìn mặt còn trẻ, da chưa nhăn và tóc lại đen thui. Những người này đến từ phương Bắc và họ kể chuyện rằng khi họ vào ga Quế Lâm mua vé thì cô nhân viên bán vé cứ luôn miệng nói: thinh bu tọng (không hiểu). Cạnh chúng tôi còn có một cụ già người Hà Nam (Henan). Mỗi khi cụ cất tiếng thì người xung quanh không ai hiểu (chắc tiếng Hà Nam trọ trẹ như tiếng Quảng Nam của mình ấy nhỉ?).

Tàu đến ga Beijing Xi (Bắc Kinh Tây) vào khoảng 22h30. Tôi muốn tiết kiệm tiền ngủ nhà trọ một đêm nên dự định mua vé đi thành phố Shenyang (Thẩm Dương) của tỉnh Liaoning (Liêu Ninh) luôn. Nhưng phải đến gần 4h mới có tàu và phải đi sang ga Bắc Kinh. Tôi cũng khôn (hehehe) không mua vé ở ga Bắc Kinh tây và dự định sang ga Bắc Kinh mới mua. Tôi chạy vội ra ngoài thì chỉ kịp thấy chiếc xe buýt cuối cùng vừa rời bến. Lúc đó đã 11h tối. Tôi chờ đến 11h 30 hy vọng có chuyến nào khác không thì không thấy nên quay vào ga ngồi gần phòng vé tìm thông tin và suy nghĩ nên mua vé chuyến mấy giờ vào ngày hôm sau. Ở nhà ga Bắc Kinh Tây có máy vi tính cho mọi người tra thông tin về các chuyến tàu dĩ nhiên là bằng tiếng Hoa. Tôi nhờ người khác tra giùm đến khi nhớ mặt chữ rồi thì tự tra.

Cuối cùng tôi quyết định mua ghế cứng giá 102 tệ của chuyến tàu chậm ơi là chậm để đi lúc 12h15 trưa và đến vào 5h30 sáng hôm sau nữa. Chuyến tàu này đi đến 17 tiếng trong khi tàu khác chỉ đi từ 4-6 tiếng thôi. Lý do là tàu này đi đường vòng trong khi các tàu khác đi thẳng.

Lúc đó đã hơn 3h đêm (trời, tôi phải mất đến mấy tiếng mới quyết định được nên mua vé đi mấy giờ hehehe). Tôi kéo hành lý ra ngoài phòng vé nhưng vẫn là bên trong ga và….trải áo mưa xuống đất ….nằm ngủ như những người Trung Quốc gần đó. Thực sự thì ở ga này có rất nhiều cò phòng trọ. Tôi không thèm đi theo họ bởi vì thứ nhất là giá mắc, thứ hai là tôi ghét bọn họ. Tôi không giỏi tiếng Hoa lắm, tự nhiên đang vừa đi vừa buồn ngủ thì có tiếng ai đó vừa nói vừa chỉ trỏ làm tôi giật nảy cả người. Tôi tưởng mình bước vào khu vực cấm. Khi tỉnh lại thì nhận ra họ là cò phòng, tôi "điên tiết" lên nghĩ: "Cóc thèm đó, làm gì được bà." Đã thế họ cứ quanh quẩn xung quanh xem tôi có đổi ý không. Điều đó làm tôi càng điên tiết. Nếu tôi ở thì hóa ra là "thua" họ à. Tôi ghét quá nên lấy dây xích ra khóa ba lô và túi xách vào một thanh sắt, trải áo mưa ra và lót lên đó áo khoác mùa đông. Nằm xuống thật êm ái. Tuy nhiên tôi lại không có áo khoác dài bảo vệ (overcoat). Chỉ mặc quần tây áo sơ mi và áo khoác mỏng ngoài, tôi hơi lo bởi vì túi tiền bao tử nằm bên trong nhưng không có áo khoác dài bảo vệ thì cũng dễ bị mất. Tuy nhiên tôi lại muốn tận hưởng sự êm ái do cái áo khoác làm nệm mang lại nên tôi liều nằm ngủ luôn bởi vì túi bao tử nằm trong lớp quần và hai lớp áo đang mặc.

Tuy nhiên, khi tôi đang mơ màng thì có cảm giác ai đó đang sờ mó mình. Tôi bật dậy và rờ ngay vào túi bao tử, may là vẫn còn. Tôi, lúc đó, mới thấy một bóng người vụt dậy trước khi quay mặt nhìn tôi cười nham nhở- khuôn mặt với mắt một mí đặc trưng của mấy thằng giặc tàu. Thì ra cái thằng điên này sờ mó vào hạ bộ tôi bên ngoài lớp quần jean dầy cộm. Tôi nằm quay mặt vào trong và chổng mông ra ngoài mà. Tôi ngồi dậy nhưng vẫn không yếu bóng vía đến mức dọn chỗ đi nơi khác. Tôi mặc áo khoác ngoài phủ kín từ vai đến đầu gối (không thoải mái lắm vì hết êm ái và lại lạnh ở lưng do hơi lạnh từ đất). Nhưng ngủ với áo overcoat thì tôi lại cảm thấy an toàn cho túi tiền của mình hơn; vả lại áo khoác dài này cũng giúp che đi dáng đẹp như người mẫu (lại "tự sướng" hehehe) của tôi để tránh mấy thằng điên "thèm khát" ấy mà.

Ngủ thế cũng cái vui lắm. Khoảng 5h30 sáng, mọi người lục tục dậy và khi đi ngang qua tôi, họ khẽ đánh thức tôi dậy và nói gì đó mà tôi đoán rằng đến 6h là không được phép ngủ ở đây nữa. Tôi ngồi dậy thu xếp đồ và đi vào toilet (rất sạch sẽ) đáng răng rửa mặt. Sau đó tôi ra ngoài đón xe buýt về ga Bắc Kinh. Ở đây xe buýt tính tiền cả hành lý. Tôi trả một tệ cho tôi và một tệ cho hành lý. Khi đến ga Bắc Kinh, tôi lại đi vào các con hẻm ăn sáng cùng những người dân địa phương. Ở đây thức ăn sáng rẻ lắm. Chỉ khoảng 1 đô Mỹ là có thể ăn nhiều món và no cành hông luôn. Tóm lại ở Bắc kinh nếu biết chỗ ăn thì ăn thật rẻ. Đặc biệt họ không có kiểu "chém" du khách trơ trẽn như ở Việt Nam.
Nhà ga Bắc Kinh

Xếp hàng đi tàu điện ngầm trước cổng ga

Cò phòng đang "bắt mồi"

Phòng đợi dành cho khách đi ghế ngồi trong nhà ga

Sau khi ăn xong tôi đi loanh quanh xem người dân và chụp hình. Ở gần ga những người già Trung Quốc kiếm sống thật vất vả. Họ bán nước uống đóng chai, mì gói, khăn giấy và bản đồ thành phố Bắc Kinh cho du khách. Thay vì mua ở siêu thị, tôi để dành ra mua ủng hộ họ và làm luôn vài pô hình.

Kỳ sau: Trở lại Trung Quốc (2): Shenyang (Thẩm Dương)  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét