CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2011

Trở lại Trung Quốc (7): Changchun (Trường Xuân)


Lúc ở Harbin, tôi tranh thủ mua luôn vé tàu đi từ Changchun (thủ phủ của tỉnh Jilin-Cát Lâm) đến Hohhot (thủ phủ của tỉnh Nei Menggu- Nội Mông). Lý do là tôi phải đi dần đến biên giới Trung Quốc-Mông Cổ trước ngày 2/6/2011. Dĩ nhiên là từ Beijing có rất nhiều chuyến tàu đến Nei Menggu nhưng tôi không muốn quay về Beijing nữa. Từ Harbin cũng có tàu đi Hohhot nhưng chỉ có một chuyến duy nhất mỗi ngày và chuyến tàu này đi ngang qua Changchun. Chưa đến Changchun bao giờ nên tôi quyết định bắt tàu từ Changchun thay vì từ Harbin. Nghĩa là từ Harbin, tôi đi Mudanjiang. Từ Mudanjiang, tôi đi Changchun. Vì mỗi ngày chỉ có một chuyến tàu duy nhất và tôi lại muốn có mặt Hohhot vào tối thứ 6 ngày 27/5 nên tôi phải mua vé tàu trước cả mấy ngày để đảm bảo có chỗ ngồi. Bây giờ thì tôi rút kinh nghiệm rồi. Để có chỗ ngồi và để mua vé tàu rẻ thì phải mua vé sớm, đặc biệt là những chuyến tàu dài (nghĩa là trên 10 tiếng)- lý do là rất nhiều người đi đoạn đường ngắn nên mua vé tàu để đi cho rẻ và vì thế nếu mua vé trễ mà lại di chuyển đoạn đường dài thì nguy cơ hết vé ngồi là rất cao.

Lên tàu ở Changchun mà lại mua vé ở Harbin nên tôi phải đóng thêm 5 tệ tiền phí dịch vụ. Kệ, chỉ thêm 5 tệ mà có thể dung dăng dung dẻ ở Mudanjiang và Changchun và chờ đến ngày giờ là lên tàu đi gần 24 tiếng để đến Hohhot thì cũng đáng. Có vé tàu đi Hohhot thì tôi đi Mudanjiang. Từ Mudanjiang, tôi mua vé tàu đi Changchun, với giá là 46 tệ. Đây là giá rẻ bởi vì giá thông thường là 75-85 tệ và đây lại là tàu nhanh (bây giờ tôi lại có thêm kinh nghiệm mua vé tàu rẻ rồi nhé – các bạn đi Trung Quốc thì phải nhớ câu "pen di tơ peo" để nói khi mua vé ở ga để được vé rẻ nhé). Tàu này đi từ Mudanjiang (ga đầu) đến Da lian (Đại Liên-ga cuối). Tuy nhiên tàu đến Changchun vào lúc 1h45.

Từ ga bước ra thì tôi kéo hành lý đi về tay trái mặc kệ những lời mời mọc của các tay cò (tôi cứ giả điếc, giả câm, giả mù- bám theo một hồi thì họ chán sẽ tự giải tán thôi hehehe). Đi khoảng vài trăm mét thì tôi băng qua đường để đi vào một con hẻm khá lớn với rất nhiều bảng hiệu nhấp nháy đèn. Tôi vừa đi vừa tìm xem còn zhao dai suo nào mở cửa không. Ở con đường này có rất nhiều zhao dai suo và tôi lại rẽ trái vào ngã tư nhỏ trước mặt. Bước đại vào một nơi, tôi hỏi giá thì anh chàng đang ngủ gục cho biết phòng rẻ nhất là 30 tệ. Tôi bước ra đi thêm vài bước thì rẽ vào một zhao dai suo khác. Một anh chàng trẻ măng đang ngồi trước máy tính, tôi hỏi giá phòng cho một người ở, anh ta nói giá 20 tệ. Phòng nằm dưới tầng hầm, trong phòng có một cái giường đôi và tivi, ngoài ra còn có dây phơi đồ giăng ngang qua phòng nữa. Tuy nhiên phòng không có cửa sổ. Toilet ở đây khá sạch sẽ. Lý do là gia đình cũng dùng toilet này nên họ quét dọn suốt.

Rút kinh nghiệm từ nhà trọ ở Mudanjiang, tôi hỏi nếu check in vào lúc đó (khoảng 2h30 sáng) thì mấy giờ trả phòng. Anh ta nói 12h30 phải trả phòng. Tôi nói tôi ở đến trưa hôm sau luôn thì là hai đêm phải không? Anh ta nói phải.Vậy là tôi trả giá. Tôi nói 30 tệ ở đến 12h30 trưa hôm sau. Anh ta không đồng ý và nói 35 tệ thì có thể chứ 30 tệ thì rẻ quá. Rút kinh nghiệm từ các phòng trọ khác –đó là có thể không có phòng tắm nên tôi hỏi với giá 35 tệ thì tôi có thể tắm không. Anh ta nói có thể. Vậy là tôi đồng ý (dù gì tôi cũng không phải là người Trung Quốc nên tôi không thể không tắm trong vài ngày được.)

Tôi phải chờ khá lâu cho anh ta làm thủ tục check in bởi vì trong hộ chiếu của tôi có khá bộn visa của Trung Quốc. Dù tôi chìa cho anh ta cái visa mới nhất nhưng anh ta cứ lật đi lật lại xem các visa cũ. Chờ cũng khoảng 15 phút thì tôi mới được vào phòng.

Đánh một giấc đến 9h sáng, tôi mới dậy đi tìm anh chàng tiếp tân và hỏi phòng tắm ở chỗ nào. Anh ta mang theo chìa khóa để mở cửa (thì ra phòng tắm này khóa cửa, chắc ai muốn tắm phải trả tiền nhưng do tôi có thỏa thuận trước với anh ta rồi nên không phải trả tiền chăng?) và đây cũng là nơi họ để máy giặt. Phòng khá lớn và nước ấm thật thoải mái. Sau mấy ngày bụi bặm ở Mudanjiang thì tôi cũng được sạch sẽ.

Tôi ra hỏi anh chàng tiếp tân làm thế nào để đi đến bảo tàng tỉnh bởi vì tôi tin rằng bảo tàng tỉnh thì miễn vé cửa. Anh ta lên mạng tìm tòi thông tin một hồi rồi nói tôi đi xe buýt số 10 đến trạm Yong Ninh Tran thì xuống. Anh ta ghi tiếng Hoa và tôi lại không biết đọc. Vậy là tôi đi qua tuốt trạm này một đoạn. Khi tôi hỏi tài xế thì anh ta chỉ leo xuống, đón xe đi ngược lại. Tôi lại leo lên và chìa tờ giấy ra cho tài xế (các tài xế ở khu vực Đông Bắc không hề thân thiện đâu) anh ta nói "dao" (đến" rồi không nói gì. Tôi phải hỏi những người khác trên xe. Họ bảo tôi xuống khi đến trạm gần đó. Xuống xe, tôi lội bộ một hồi vừa đi vừa hỏi. Dân ở đây không biết bảo tàng tỉnh ở đâu. Cuối cùng sau một hồi lòng vòng thì tôi mới biết thì ra anh chàng tiếp tân chỉ tôi đi đến Dinh thự của vua Phổ Nghi chứ không phải bảo tàng tỉnh.
Cổng vào - nhìn mấy cha gác cửa soát vé là thấy ghét rồi!!!!

Changchun (Trường Xuân) thủ phủ của tỉnh Jilin (Cát Lâm) đang trong quá trình xây dựng hạ tầng nên bụi bay mù trời (Phải đi lại hỏi thăm đường xá ở nơi bụi bặm thế này thật không dễ tí nào các bạn nhỉ?). Ở đây không có cái international Youth Hostel nào cả bỏi vì có ít du khách đến đây. Tuy nhiên nơi đây nổi tiếng với dinh thự của vua Phổ Nghi- vị vua cuối cùng của nhà Thanh và của Trung Quốc.


Không hiểu nổi ý nghĩa của biểu tượng này.

Vị vua này lên ngôi năm 2 tuổi và chỉ tại vị được 3 năm thôi. Sau đó ông về ở tại Tianjin (Thiên Tân). Khi Nhật vào chiếm vùng Đông Bắc của Trung Quốc thì họ xây dinh thự này cho vua Phổ Nghi ở và Changchun trở thành triều đình bù nhìn của Nhật luôn. Vì dinh thự do Nhật xây dựng nên nó có kiến trúc của Nhật. Vua Phổ Nghi ở đây 14 năm.

Vé cửa vào nơi này khá đắt- 80 tệ- nên tôi không vào. Cũng hơi tiếc bởi vì trong này có viện bảo tàng trưng bày tranh ảnh về cuộc đời vua Phổ Nghi và về những tội ác của Nhật tại Trung Quốc. Tuy nhiên, muốn phổ biến kiến thức cho mọi người mà lấy tiền đắt thế thì tôi không vào (hehehe). Vả lại tôi cũng đã quen vào các viện bảo tàng miễn phí rồi nên bỏ tiền ra để vào nơi này tôi không nỡ (khekhekhe).

Tuy nhiên, dù không vào bên trong thì tôi cũng có thể đi lòng vòng ở công viên bên ngoài để xem. Tại đây có trường đua ngựa và có cả câu lạc bộ dành cho những người đua ngựa nữa. 

Tôi thấy hình như có bảng đề 20 hay 30 tệ gì đó để cưỡi ngựa trong vòng bao nhiêu phút ấy. Tôi không để ý lắm nên không nhớ.

Từ dinh thự của vua Phổ Nghi (được gọi là Wei Huanggong) tôi bước ra thì thấy trạm xe buýt Shi Qi Shi Zhong Xue (trạm này ngay trước cổng trường "Changchun Public Relations School"). Từ trạm này đi đến dinh thự vua Phổ Nghi khá gần và các xe buýt 10, 168, 241, 242, 276, 141, 275 có thể đi đến đây.

Theo lời của anh chàng gác cổng trong dinh Phổ Nghi, tôi băng qua đường và đón xe buýt số 241 để đi đến bảo tàng tỉnh. Tuy nhiên, xe buýt này lại không đi đến đây. Tôi ngồi đến trạm cuối cùng của xe 241 thì leo xuống. Lúc đó chỉ có tôi và một phụ nữ lớn tuổi là đi đến trạm cuối mà thôi. Tôi hỏi thì bà ta nói không có và dắt tôi đi khoảng 1 km đến một trạm xe buýt khác đón xe số 66. Bà ta còn gửi tôi cho tài xế xe buýt nữa chứ. Bà ta nói tôi là người Việt Nam và muốn đến bảo tàng tỉnh. Vậy là tôi trở nên "nổi tiếng." Khi đến nơi thì ngoài tài xế mà người dân trên xe cũng chỉ tôi xuống nữa.
Bảo tàng tỉnh nằm sau lưng tòa nhà này.

Viện bảo tàng tỉnh Jilin cũng buồn cười như bảo tàng tỉnh Heilongjiang vậy đó. Bảo tàng này nhỏ xíu. Tầng dưới trưng bày các loại đá và những nghiên mực cực to được làm từ những loại đá này. Ngoài ra ở đây cũng có phòng trưng bày các bức tranh vẽ cảnh nữa (so với những nơi khác thì tranh ở đây không có gì đặc sắc.) 

Tầng hai của bảo tàng thật đáng mê bởi vì có trưng bày về Phật giáo Tây Tạng như kinh sách lưu trữ từ nhiều đời (khi nhìn thấy những kinh sách này, tôi nghĩ chắc họ "cướp" được từ Tây Tạng về đây và đem trưng bày), các thangka (những tranh vẽ về các vị Phật hoặc những biểu tượng nhà Phật), các bức tượng Phật. Ngoài ra còn có các vật dụng liên quan đến văn hóa Tây Tạng nữa. 
Được trưng bày ngay giữa phòng
Các bức tượng trong Phật giáo Tây Tạng:








Các thangka:




Các loại mặt nạ:



Kinh Tây Tạng:









Các vật dụng khác:







Theo tôi thì trong bảo tàng này, tầng hai là nơi rất đáng xem (dù ở tầng 1, xem các nghiên mực khổng lồ cũng vui). Tuy nhiên bảo tàng này chỉ có ghi chú tiếng Hoa thôi.

Để đến bảo tàng này có thể đi xe buýt 6, 13, 16, 17, 66, 112, 111, 160, 306, 312 và xuống ở trạm Jie Fang Da Lu (không hiểu sao các tên các trạm ở đây hầu như luôn có kèm theo từ Lu- chắc họ lấy tên đường làm tên trạm luôn quá)

Từ bảo tàng bước ra thì tôi nghe tiếng đàn và tiếng hát réo rắt vọng ra từ công viên cạnh đó. Tôi hỏi người dân đây là công viên gì thì họ nói: Er tong Công yuan.


Công viên này là công viên kỳ lạ nhất mà tôi từng thấy ấy. Ở đây người già Trung Quốc tụ tập thành từng nhóm. Có nhóm thì chơi cờ, có nhóm chơi đánh bài, có nhóm ngồi đàn ca réo rắt, có nhóm vừa hát vừa múa vừa diễn, có nhóm chỉ ngồi nói chuyện, có nhóm ngồi quay quanh một người- hình như người này đang kể chuyện ấy, thậm chí có nhóm ba cụ- một cụ đàn organ, một cụ kéo đàn violin, và một cụ cầm micro hát. Đối với những nhóm ca hát múa thì các cụ khác ngồi xe lăn hoặc những cụ khỏe hơn thì lót giấy báo ngồi trên các tảng đá gần đó để thưởng thức.









Đúng là một công viên tràn đầy sức sống và thật có ích cho những người lớn tuổi các bạn nhỉ? Tôi thấy hầu như trong mọi xó xỉnh của công viên đều có một nhóm các cụ đang quây quần sinh hoạt chung. Ước gì ở Việt Nam mình cũng có một công viên như thế cho những người lớn tuổi các bạn nhỉ? Tôi thấy những người già ở Trung Quốc thật hạnh phúc, bởi vì ngay cả ở các nước phát triển như Châu Âu người già cũng không ra ngoài nhiều như ở Trung Quốc đâu.


Theo tôi người dân Đông Bắc Trung Quốc là những người Trung Quốc "bất thường." Tính cách của họ khác với những người Trung Quốc ở các vùng khác mà tôi đã đi qua. Họ không phải là những người Trung Quốc như chúng ta đã biết mà là "người Trung Quốc bất thường."

  • Họ không có sự tinh tế của những người Trung Quốc khác.
  • Họ khá cứng nhắc chứ không linh hoạt trong giải quyết tình huống.
  • Họ thẳng thừng, không biết thì nói là không biết chứ chả chịu suy nghĩ chi cho sâu xa.
  • Họ có vẻ không thân thiện bằng, tuy nhiên khi đã giúp thì giúp đến nơi đến chốn chứ không có kiểu "đem con bỏ chợ."

Ở Đông Bắc Trung Quốc chưa đến 3 tuần mà số lần tôi "choảng" nhau với họ bằng số lần tôi ở 4 tháng ở các vùng khác. Tôi cũng cứng nhắc mà họ cũng cứng nhắc nên hai cá tính cứng nhau đụng nhau thì "choảng" là phải rồi.

Chị Chi cho tôi biết dân Đông Bắc trước đây nổi tiếng bởi tính hào sảng của họ, tuy nhiên tính cách ấy không biết còn hay không bởi vì bây giờ ở đây lại nổi tiếng nhiều tệ nạn như cướp giật,.. Theo tôi thì tính cách hào sảng của họ vẫn còn phảng phất bởi vì tôi "đánh hơi" ra tính hảo hán ở những con người nơi đây. Thói thường là các hảo hán lại nghèo, vì vậy vùng Đông Bắc so với các nơi khác thì vừa kém về cơ sở hạ tầng vừa kém về ý thức của người dân. Chỉ có ở Đông Bắc, tôi mới thường xuyên bắt gặp cảnh người ta khạc nhổ luôn ngay tại siêu thị một cách vô cùng tự nhiên.

Cô bé sinh viên người Sichuan ở chung dorm với tôi tại Shenyang cũng nó rằng dân Đông Bắc có tính cách khác với người Trung Quốc thông thường. Tôi nghĩ rằng cô ta nói đúng. Vì vậy các bạn nào mà làm ăn kinh doanh với người dân vùng Đông bắc này thì cần có sách lược khác với dân vùng khác nhé. Cứ xem họ như "những người Trung Quốc bất thường" ấy. Tiếc là tôi ở tại khu vực Đông Bắc chưa đủ lâu để hiểu nhiều hơn về "sự bất thường" của họ.

Tôi nghĩ một trong những nguyên do cho "sự bất thường" của họ là họ pha trộn với quá nhiều nền văn hóa khác- ví dụ như Nga (nhiều phụ nữ ở đây mặc áo đầm phùng tay và xòe như của Nga ấy), Mông Cổ, Nhật (vì vậy nhiều người có kiểu nhìn của phát xít Nhật lắm đó), Triều Tiên (nhiều phụ nữ từ Bắc Triều Tiên vượt biên đến đây sống chui sống nhủi và hành nghề gái điếm hoặc lấy nông dân)

Ngoài ra chưa có ở đâu tại Trung Quốc mà tôi thấy phụ nữ lại hút thuốc lá nhiều như  vùng Đông Bắc này. Có những cô gái rất trẻ và nhìn hiền thục lại phì phèo điếu thuốc trên tay. Họ hút một cách tự nhiên. Chắc ở đây lạnh quá nên họ phải hút thuốc chăng?

Phụ nữ ở đây cũng bới tóc như phụ nữ ở Xian vậy đó. Tuy nhiên bên dưới búi tóc của họ luôn có một cây kẹp chặn ngang qua, hình như là để cho tóc bớt độ phùng hay để giữ cho tóc không rơi thì phải.

Buổi tối, anh chàng tiếp tân nơi zhao dai zuo mà tôi ở cùng với một người bạn của anh ta   phỏng vấn tôi về Việt Nam và hỏi tôi nghĩ gì về Trung Quốc. Dĩ nhiên tiếng Hoa của tôi không đủ để nói đến những vấn đề này, vì vậy anh chàng tiếp tân mở từ điển tiếng Trung và có phiên dịch tự động ra tiếng Việt. Anh chàng tiếp tân này mới có 19 tuổi thôi mà hút thuốc lá khiếp luôn. Họ bảo tôi rằng họ ngưỡng mộ tôi quá và tôi thật là người mạnh mẽ khi dám đi bụi như thế dù tôi cố ý nói tránh đi một chút rằng tôi sang Trung Quốc thăm bạn đang học ở Harbin và bạn tôi dạy tôi nói tiếng Hoa. Như thế thôi mà họ đã hâm mộ quá rồi. Họ hỏi tôi biết gì về tội ác của Nhật tại Trung Quốc. Tôi nói chả biết gì hết vì viện bảo tàng lấy tiền đắt quá. Họ nói họ không ưa người Nhật bởi vì Nhật giết quá nhiều người Trung Quốc. Tôi nghĩ bụng, "bọn ba tàu chúng mày cũng giết nhiều người Việt Nam mà chúng tao có ghét tụi mày đến thế đâu. Chúng mày quả là thù dai." Không biết diễn đạt ý này bằng tiếng Hoa nên tôi không nói, nếu không thì cũng chả sợ họ mà không dám nói các bạn nhỉ?

Đối với họ, chiến tranh Việt Nam –Trung Quốc vào năm 1979 là do Việt Nam tấn công Trung Quốc ấy. Tôi nói không phải, Trung Quốc đánh Việt Nam mà, tôi lấy bản đồ Việt Nam ra chỉ Lạng Sơn –nơi còn ghi dấu tích về việc Trung Quốc tấn công Việt Nam. Lúc tôi ở Lạng Sơn tôi thấy rõ ràng mà. Nhưng họ không thừa nhận đâu, họ cứ nghĩ rằng do Việt Nam đánh Trung Quốc ấy.

Ngồi nói chuyện một hồi đến gần 12h đêm thì tôi thấy có một phụ nữ vừa la vừa chạy xuống từ tầng lầu. Tôi thấy chị ta nói gì đó với vẻ phản đối ghê gớm và hình như móc tiền ra định trả cho họ. Tôi hơi bất ngờ thì bạn anh chàng tiếp tân nói rằng đây là vấn đề gia đình. Anh chàng tiếp tân đi ra phía sau để giải quyết và hình như đánh người phụ nữ này bởi vì tôi nghe thấy tiếng thụi vào người mà. Bạn anh ta thì cố đánh trống lãng tôi bằng cách nói chuyện với tôi.

Ngồi một hồi thì tôi nói khuya rồi để tôi về phòng thì tôi thấy họ có vẻ "thở phào"- chắc họ không muốn tôi chứng kiến cảnh này. Tôi nghĩ chắc họ môi giới mại dâm hoặc tuyển phụ nữ từ nơi khác, ban ngày thì quét dọn, ban đêm thì kiêm luôn việc bán dâm cho khách. Hôm đó chắc gặp một ông khách "quái gỡ" nên chị ta không đồng ý mà bỏ của chạy lấy người chăng? Tuy nhiên cuối cùng thì họ cũng ép buộc được người phụ nữ đó vào phòng với khách bởi vì tôi không nghe tiếng chị ta la nữa.

Tôi thấy nơi này thật nguy hiểm và tôi nghĩ cũng may là hôm sau tôi check out rồi. Tuy nhiên qua đó tôi rút kinh nghiệm rằng sau này bạn nào không biết tiếng Hoa mà đi Trung Quốc, khi họ nói gì không hiểu thì cứ nói là "bu tong" (không hiểu), chớ có lịch sự theo kiểu ai nói gì cũng gật thì có khi họ "bán" các bạn luôn ấy chứ. Hehehe. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét