CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2011

Trở lại Trung Quốc (5): Harbin (Cáp Nhĩ Tân)


Harbin là thủ phủ của tỉnh Heilongjiang. Đây là thành phố bị ảnh hưởng bởi văn hóa Nga nhiều nhất. Điều đó được thể hiện qua kiến trúc và thức ăn. Khi đến đây các bạn sẽ có cảm giác như mình đang ở Châu Âu bởi cấu trúc mái có chóp nhọn hoặc mái tròn của các tòa nhà ở đây.


Hai món thức ăn được bán nhiều nhất là những khoanh xúc xích to đùng chất đống trong các siêu thị và các ổ bánh mì to ơi là to – mỗi ổ bánh được cho vào một cái túi gút nhìn rất đáng yêu.

Thành phố này được thành lập vào năm 1897 và thực ra là nơi "đóng quân" của các kỹ sư Nga khi họ xây dựng tuyến đường sắt Trans-Siberia. Sau đó nó bị quân đội Nhật chiếm đóng trong thế chiến thứ hai và cuối cùng nó thuộc về Trung Quốc vào năm 1946.

Thực sự mùa cao điểm khách du lịch ở Harbin lại là mùa đông – khi đó nhiệt độ có thể xuống đến âm 40 độ C. Chắc mọi nghĩ có thằng nào điên mới đi đến đây vào mùa đông. Tuy nhiên mùa đông ở Harbin có lễ hội nổi tiếng – đó là Ice Lantern Festival – và Harbin còn quyết rũ với những lớp băng tuyết rũ xuống từ lá cây. Đó là lý do có nhiều "thằng điên" lao đến đây vào mùa đông (hehehe). Tuy nhiên tôi thà chết chứ không đến nơi âm 40 độ như thế này. Tôi còn nghe mọi người nói khi nhiệt độ quá lạnh, nếu các bạn cầm lấy bất cứ thứ gì bằng kim loại như dao, muỗng, nĩa,… thì lớp da tay sẽ bị hít dính vào đó không lấy ra được mà chỉ còn cách lột bỏ lớp da đó mà thôi (ghê quá!!!!).

Dù tôi đến Harbin vào cuối tháng 5 nhưng gió ở đây quả là cực lạnh (chắc là gió mùa Đông Bắc – chẳng phải Harbin nằm ở Đông Bắc Trung Quốc sao?) Hôm nào trời nắng còn đỡ chứ hôm nào trời âm u gió lạnh thì chết rét đi được. Đã thế có hôm thời tiết chả khác gì Sài Gòn chợt mưa chợt nắng- nghĩa là trời đang nắng thì tắt nắng có gió, rồi lại nắng, rồi lại tắt – cứ như thế cả ngày.

Được chị Chi giới thiệu, tôi quyết định ở tại Kazy International Youth Hostel. Từ ga xe lửa bước ra, quẹo trái, đi đến trạm xe buýt, tuy nhiên xe buýt số 13 để đi đến đây lại nằm phía bên kia đường. Vì thế tôi lại vác hành lý leo xuống lối đi bộ ngầm dưới đây (lối đi này dù nằm trước ga xe lửa nhưng lại vừa nhỏ vừa ẩm thấp – đây là lối đi bộ xấu nhất ở Trung quốc mà tôi từng đi). Ngoi lên phía bên kia đường, tôi đón xe buýt số 13 đến trạm dừng trên đường Tongjiang thì xuống, nhìn qua bên kia đường thì sẽ thấy tòa nhà có  ngôi sao trên nóc – đó là Kazy Hostel. Trước đây nơi này là nhà thờ của đạo Do thái vì thế có kiến trúc khá đẹp.
Có tin được đây là một hostel không vậy các bạn????
 Bây giờ thánh đường Do thái giáo dời ra nơi mới trên đường Jingwei (cách nơi cũ chỉ khoảng 200m). Giá vé vào cửa nơi mới này là 25 tệ.


Tôi không vào nhưng nghe nói bên trong có trưng bày tranh cảnh của thành phố Harbin trước đây và về cuộc sống của người Do thái tại Harbin (cộng đồng Do thái ở Harbin là cộng đồng Do thái lớn nhất ở vùng viễn Đông).

Khu vực xung quanh Kazy Hostel bán đồ ăn khá rẻ. Vào buổi sáng tôi chỉ cần bước ra khỏi cửa quẹo trái đến con đường cạnh đó mua thức ăn sáng. Con đường này trước 8h sáng là một khu chợ tấp nập bán đủ món. Tuy nhiên đến gần 8h sáng thì những trật tự viên mặc áo xanh cầm loa đến thông báo mọi người giải tán. Vì vậy đến 8h là con đường lại vắng hoe. Vào buổi chiều (sau 2h) tôi bước ra quẹo phải đi đến ngả tư với đường Dongfeng thì đi tiếp đến một ngã tư nữa thì ăn món lẩu xỏ que yêu thích với giá 0.5 tệ/que. Đặc biệt ở con đường này có cả bắp nấu xỏ que (mỗi trái bắp được cắt làm 3 khúc xỏ que bán với giá 0.5 tệ/que – quá rẻ so với việc mua cả trái có giá 2-3 tệ ở những vùng khác).

Kazy hostel cũng khá gần bờ sông Songhua. Từ Hostel bước ra quẹo trái và cứ đi thẳng mãi thì sẽ đến bờ sông.

Bên này bờ là công viên Zhaolin. Các bạn có thể đến đây xem người già tập thái cực quyền. Khi tôi đến vào sáng thứ bảy tôi còn thấy có hai cụ múa gậy nữa chứ.


Ngoài ra những người có con nhỏ dắt các bé ra đây chơi đùa. Các cặp tình nhân thì ngồi trên bậc thang cạnh bờ sông nói chuyện và ngắm cảnh sông nước. Từ công viên Zhaolin này có rất nhiều tuyến phà đi qua Thái Dương Đảo (Taiyang Dao – Sun Island) với giá 2 tệ/người. Tuy nhiên tôi không đi phà mà sau khi đi dọc bờ sông ngắm mọi người thì đến cầu (cũng là cầu dành cho xe lửa chạy). Từ đó tôi băng qua cầu và làm một vòng lớn quanh đảo. Nhờ đi như thế tôi chứng kiến cảnh có rất nhiều người ngồi câu cá ở các hồ trên đảo. Có người đi xe du lịch, có người đi xe đạp, có người đi bộ đến đây để câu. Tất cả bọn họ giống nhau ở chỗ mỗi người có từ 3-4-5 cần câu và họ có đồ gác cần nên không cần phải dùng tay. Sau khi móc mồi thì quăng dây, gác cần lên đồ gác và ngồi chờ trên ghế. Có người mang theo cả dù để che nắng, có người thì đội cái nón to như cái dù vậy đó. Mọi người đều ngồi lặng lẽ chờ… cá cắn câu.




Xem họ xong thì tôi đi vào trong đảo.


Bên trong có rất nhiều tòa nhà có kiến trúc Nga.



Thậm chí người ta còn mở nhạc Nga nữa. Ngoài ra ở đây có các bức tượng một đội kỵ binh đang cưỡi ngựa. Các tượng ngựa được thấy nhiều nhất ở các công viên ở Harbin, nhiều hơn ở các thành phố khác.

Thái Dương đảo có thể tham quan miễn phí nếu chỉ đi lòng vòng bên ngoài ngắm cảnh. Nếu muốn vào bên trong khuôn viên (hình như là paradise gì đó) thì phải mua vé 15 hay 20 tệ gì đó. Dĩ nhiên là tôi không vào, chỉ đi lòng vòng quanh đảo và ngắm hoa tử đinh hương tím lịm thì đã rã cặp giò rồi.

Bật mí: Trong công viên này có rất nhiều nấm


 
Từ Thái Dương Đảo ra, tôi lội bộ theo hướng ngược lại với hướng có cầu cho tàu lửa thì đến một cây cầu vừa to vừa dài.


Thế là tôi băng qua cầu. Đi mãi thì đến bờ bên kia – đó là đường Youyi –một con đường gần bờ sông khá lớn. Từ đó quẹo sang tay trái thì có thể đi trở lại đường Tongjiang. Nếu không thì leo lên đại một chuyến xe buýt nào đó và đi luôn đến Walmart nằm trên đường Youyi và đoạn gần ngã tư với đường Tongjiang (nếu đi từ Kazy hostel thì đi thẳng hướng bờ sông đến ngã tư với đường Youyi thì quẹo trái, đi chừng 200m thì Walmart nằm trên trái đường, bên phải đối diện là quán bán bánh bao có giá 5-6 tệ/xửng 8 cái, ăn khá ngon.)

Ngoài ra Kazy hostel cũng nằm khá gần phố đi bộ nổi tiếng ở Harbin là Zhaoyang Dajie.


Từ Kazy bước ra quẹo trái, khi thấy ngả tư thì rẽ phải thì sẽ ra phố đi bộ này. Kiến trúc các toà nhà trên phố này khá đẹp. Ngoài ra mọi người không thể bỏ qua việc mua một qua kem Harbin có giá 1 tệ để mút nhé. Thật kỳ lạ là ở xứ càng lạnh thì người ta lại càng ghiền ăn kem (Chỉ có các tuyến tàu lửa ở khu vực Đông Bắc là có bán kem trên tàu thôi các bạn nhé.)

Ngoài ra gần Kazy Hostel là nhà thờ nổi tiếng Sofia. Nhà thờ này đẹp lắm đấy nhé. Khi ngồi xe buýt đi ngang qua đây, tôi há hốc cả mồm ra kinh ngạc bởi vì không ngờ ở đây lại có một nhà thờ đẹp đến như vậy.






Vé vào cửa ở đây là 20 tệ. Ở đây có cả bồ câu mà mọi người có thể mua thức ăn (giá 2 tệ) để nhử chim bay đến mà chụp hình.

Tuy nhiên tôi không mua vé vào trong bên nhà thờ cũng không mua thức ăn cho chim. Lúc ở Ý, tôi vào hàng trăm nhà thờ lớn nhỏ ở đó mà có tốn phí gì đâu nên tôi nghĩ chắc bên trong nhà thờ nào cũng tương tự nhau. Tôi không mua thức ăn cho chim bởi người dân Châu Âu dạy tôi rằng việc đó sẽ làm hủy diệt đi bản tính tự lập của bọn chúng. Chúng phải tự mình đi tìm thức ăn chứ. Lúc tôi ở quảng trường Saint Marco ở Venice, đói bụng nên tôi lấy bánh ngọt ra ăn. Không ngờ khi tôi vừa lấy ra thì cả đàn bồ câu bay đến "cướp" bánh ngọt của tôi. Nhiều du khách tranh thủ chụp hình tôi bị một đàn bồ câu quây quanh. Một cảnh sát tiến tới nói rằng không được phép cho chim ăn ở đây. Chắc tôi là người nước ngoài nên được "tha bổng" chứ nếu không thì có thể bị phạt nữa đó. Vì thế tôi thuộc nằm lòng việc đó luôn, nên bây giờ chả bỏ tiền mà mua thức ăn cho chim, vừa tốn tiền vừa chả giúp ích gì cho bọn chúng mà làm cho chúng trở nên lệ thuộc vào con người mà thôi.

Thật sự tôi thấy Châu Âu đã phát triển hơn Châu Á rất nhiều. Những gì chúng ta đang làm là những gì họ đã làm nên họ nhận thấy những điểm sai hoặc không đúng nhưng khi họ nói thì chúng ta lại không nghe. Chúng ta không biết học hỏi từ cái sai của những người đã đi mà lại thích dẫm lên cái sai của họ bất chất lời khuyên. Ví dụ khác là về việc bảo vệ môi trường. Khi người Châu Âu lên tiếng cảnh báo Trung Quốc về những gì họ đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của cả hành tinh (việc này xảy ra ở một trường đại học nào đó ở Trung Quốc vào năm ngoái, tôi đọc được trên báo khi còn ở Ấn độ ấy) thì một nữ sinh viên đứng lên chất vấn (tôi không nhớ chi tiết lắm chỉ là đại ý thôi) là tại sao 100 năm trước đây Châu Âu cũng làm thế để phát triển mà nay Trung Quốc làm với mục đích phát triển đất nước thì lại bị chỉ trích. Môi trường sống của chúng ta như một quả cam mà ai cũng tìm cách xẻ thịt nó hết thì ngày tận thế vào tháng 12 năm 2012 chắc chả phải là truyện cổ tích đâu các bạn nhỉ????

Lưu ý:  nhà thờ Sofia nằm cạnh quảng trường; nếu tìm không ra nhà thờ thì có thể hỏi đường đến quảng trường này trước.
 
Một cửa hàng ở ngay sau nhà thờ
Tóm lại Kazy Hostel là một nơi khá thoải mái bởi vì nó rất gần các địa điểm du lịch. Chỉ có một rắc rối mà một người căm ghét khói thuốc như tôi gặp phải –đó là tại khu sinh hoạt chung và cũng là khu vào mạng wifi ở đây mọi người được phép hút thuốc bên trong. Lúc đầu, tôi hơi ngạc nhiên khi thấy một gã Trung Quốc đáng ghét hút tỉnh bơ bên trong một khung gian kín mít (do lạnh nên mọi cửa nẻo đều được đóng kín). Khi thằng chả lặp lại hành động đó lần thứ hai thì tôi nhắc rằng muốn hút thuốc thì ra ngoài chứ đây là nơi sinh hoạt chung mà. Thế là thằng chả nói đây là Trung Quốc, muốn gì thì tôi cứ về nước. Tôi nói phải cha là người Trung Quốc không mà không biết Trung Quốc có luật cấm hút thuốc nơi công cộng. Thế là chả nói tôi về nước mà áp dụng và chả còn chửi tôi nữa chứ. Thằng chả nói: "Fuck you!" Tôi không vừa, chửi lại. Gì chứ khoản chửi nhau thì tôi không phải tay vừa. Thằng chả lại chửi tôi: "Fuck yourself!" Tôi cũng chả ngán. Tôi nói: Fuck Chinese smoking people in public places!" Thằng chả nói: Ah, mày dám nói Fuck người Trung Quốc ah?" Tôi nói: "Bộ mày nghe tiếng Anh không hiểu à?" Tao nói: "Tao nói Fuck Chinese smoking people in public places!"

Tôi với chả chửi qua chửi lại. Mà gì thì gì chứ cái kiểu đàn ông mà ăn thua đủ với phụ nữ như thế thì theo tôi là không đáng mặt nam nhi. Trong mắt tôi, gã này đúng là một tên gà mái. Lúc đó tiếp tân chỉ biết im lặng mà nghe chúng tôi chửi nhau. Một cô người Hồng Kong ở chung dorm với tôi nói nhỏ với chả mà tôi nghe lén: "Nì bu tuy." (ông sai rồi). Lúc đó có một người Châu Âu đang check in cũng quay lại nói với chả gì đó mà tôi đoán là cũng không ủng hộ chả đâu. Chả quê độ! Mà tôi thấy thằng chả cũng không đáng cho tôi tiếp tục nói bởi vì một tên gà mái như thế thì không đáng được dạy cho những bài học lịch sự nơi công cộng. Đứng một hồi chả bỏ đi.

Theo tôi thì vùng Đông Bắc không được văn minh như những nơi khác. Ở các thành phố khác trong các international Hostel luôn có bảng cấm hút thuốc bên trong các khu sinh hoạt chung. Ở đây vừa không có mà ý thức dân chúng lại kém cỏi. Nhưng đáng buồn ở chỗ, theo tôi thì ý thức của người Việt Nam chỉ tương đương với dân vùng Đông Bắc này thôi.

Sau lần chửi nhau với tên gà mái, thật sự tôi nghĩ gã là một tên đáng mặt nên mới cãi chứ sau khi phát hiện ra đó chỉ là một tên gà mái thì tôi không thèm đếm xỉa theo kiểu thấy mà như không thấy, nghe mà như không nghe, nhìn mà như không nhìn. Thằng chả nhiều lần lởn vởn trước mặt tôi. Có lần còn ngồi đối diện tôi mà hút, tôi vẫn cứ thấy mà như không. Cái tuyệt chiêu "thấy mà như không" áp dụng trong nhiều trường hợp thì tuyệt hảo đấy nhé, kể cả đối với người yêu (hehehe). Khi một người bị cho vào trạng thái "thấy mà như không" thì tôi y hệt như "không bị tác động bởi ngoại cảnh," (dù nên ngoài thời tiết có dông ba bão tố thì ta vẫn cứ dửng dưng).

Ah quên, viện bảo tàng tỉnh ở Harbi (miễn phí) là một viện bảo tàng buồn cười nhất từ trước đến nay. Nơi này rất gần ga xe lửa Harbin và xe buýt số 13 (trạm ở ngay sau lưng Kazy Hostel) có thể đến đây. Ngoài ra các tuyến xe số 7, 16, 21, 8, 64, 94, 109 cũng có thể đến đây. Như đã nói ở trên, khu Đông Bắc phát triển giống ở Việt Nam nên quy mô bảo tàng ở đây cũng giống quy mô bảo tàng ở Việt Nam. Đã thế nó lại bao gồm hầm bà lằng đủ thứ, chả theo một chủ đề nào hết. Có phòng thì nói về một công ty bán thức ăn, có phòng trưng bày xương mấy con khủng long, có phòng có hình nộm mấy con chim hoặc con vật, có phòng trưng bày cổ vật nhà Thanh, có phòng có cả mấy chú thỏ sống được nuôi trong lồng, có phòng có trưng bày súng ống,…
Thỏ sống trong bảo tàng

Tả lịch sử của một bakery
  Tóm lại bảo tàng ở đây khá lộn xộn trong trưng bày. Tôi chả biết mục đích của bảo tàng này là gì nữa. Cái quan trọng nhất là lịch sử của thành phố này lại chả thấy, toàn là mấy cái vớ vẩn. Tuy nhiên trong bảo tàng này có một có khá vui mà tôi không thấy ở những nơi khác. Ở đây có một cái máy vi tính cung cấp thông tin gắn liền với một chiếc xe đạp. Nếu bạn muốn xem thông tin trên máy thì phải đạp xe để có năng lượng thì máy tính mới hoạt động được.

Ngoài ra ở đây có một cái hang cọp. Một cái hang bên trong là màn hình vi tính. Từ màn hình một chú cọp từ từ hiện ra từ trong hang cất tiếng gầm y như thật. Có người tưởng cọp thật còn giật nẩy người nữa chứ. Hehehe. Khi tôi chụp hình hang cọp này thì trông y hệt một chú cọp trong hang ấy chứ.

Phải đọc kết luận này thì mới rời bảo tàng nghen các bạn!!!

Trạm xe buýt

Một con phố đi bộ

Quàng trường


Cái gì đây??? Ai biết chỉ giùm!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét