CÁCH SỬ DỤNG BLOG NÀY

1. Đi tượng đc gi:1. Nhng bn tr có máu phiêu lưu thích chu du x người trong thi gian dài nhưng vi s tin ti thiu nht có th; 2. Nhng người có tâm hn rng m, sn sàng dp cái tôi và quan đim ca mình sang bên đ tiếp nhn nhng quan đim mi.


2. Quan đim: Bn suy nghĩ khác tôi không có nghĩa là bn đúng, tôi sai hay tôi đúng, bn sai. Bn suy nghĩ khác tôi bi vì tôi và bn không ging nhau. The meaning of life is not in trying to find out who is right, who is wrong; the meaning of life is in accepting each other's differences.


3. Phương tin: "Vi bát cơm ngàn nhà; Mt mình muôn dm xa; Chn chn không phi nhà; Ch nào cũng là nhà."

4. Ni dung: Bao gm nhiu lĩnh vc mà tôi quan tâm 1. Du lch bi (Budget Travelling) 2. Sng ti gin (Minimalism) 3. Tái chế và tái s dng (Upcycle & Repurpose) 4. Tâm linh (Spirituality) 5. Triết lý cuc sng

Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2011

Trở lại Trung Quốc (6): Mudanjiang


Từ Harbin vẫn còn sớm để đi ngược về Nội Mông và từ đó đi Mông Cổ nên tôi mua vé tàu đi Mudanjiang. Mudanjiang cách Harbin khoảng 4-5 tiếng tàu hỏa. Mudanjiang nổi tiếng bởi vì có phong cảnh nông thôn đẹp và rất gần với biên giới Nga qua cửa khẩu Suifenhe. Ngoài ra Mudanjiang cũng là nơi dừng chân của du khách trước khi đến Mirror Lake và Underground Forest ở ngoại ô của Mudanjiang.

Bây giờ tôi đã có kinh nghiệm hơn trong việc mua vé tàu ở Trung Quốc. Tôi đến ga nói ngày (có thể cả giờ) và nơi mình cần đi, sau đó tôi nói: you pẻn di tơ peo ma? (có giá rẻ không?) thì sẽ được bán cho vé tàu rẻ ơi là rẻ. Ví dụ vé đi từ Harbin đến Mudanjiang là 52 tệ nhưng vé của tôi chỉ có 26 tệ thôi. Thường tàu vé rẻ hoặc chạy chậm hơn hoặc đến vào những giờ không đẹp lắm như sáng sớm hoặc đêm hôm khuya khoắc. Tuy nhiên sau những chuyến tàu đường dài đi từ miền Nam đến Đông Nam Trung Quốc thì tôi tốn khá bộn tiền, vì vậy để cân bằng tài chính nhằm đảm bảo ngân sách 1.000 đô Mỹ/3 tháng đi bụi thì tôi phải chấp nhận những chuyến tàu như thế thôi.

Tàu của tôi khởi hành từ Harbin vào lúc 8h30 tối và đến Mudanjiang vào lúc 1h41 sáng. Ở Đông Bắc điều làm tôi thích nhất là các chuyến tàu thường trống (trong khi ở những nơi khác tàu luôn đông đúc dù không phải là kỳ nghỉ lễ hay mùa cao điểm). Lý do theo tôi nghĩ là chắc do Đông Bắc khá lạnh vào mùa đông nên ít người ở hơn.

Khi tàu đến Mudanjiang vào lúc 1h41, tôi ngồi suy nghĩ xem có nên bắt tiếp tàu đi đến  thành phố giáp biên giới với Nga không (đó là Suifenhe). Tôi đã hụt chuyến đi đến biên giới ở Mohe và Manzhouli rồi mà (do có hẹn với chị Chi ở Harbin nên tôi không đi đến hai nơi này được. Ah quên, khi tôi đến Harbin thì chị Chi nói quyết định không tham gia chuyến đi sa mạc Nội Mông cùng nhóm phượt Việt Nam, thay vào đó nghe tôi giới thiệu Qiqihar, chị Chi quyết đi đến xem sao. Tuy nhiên vài ngày sau tôi nhận email của chị Chi nói rằng khi đến ga tàu lửa, tự nhiên buồn tình không muốn đi Qiqihar ở mà mua vé tàu đi Qingdao (Thanh Đảo), tỉnh Shandong (Sơn Đông) luôn. Thật ra đó là một đặc điểm của dân đi bụi, không bao giờ có kế hoạch, nếu có cũng chả bao giờ làm theo. Do đó điều khổ nhất là có hẹn với ai ở nơi nào đó, bởi vì phải đến đó vào ngày giờ nhất định. Chẳng hạn nếu không có hẹn với chị Chi ở Harbin thì tôi đã đi tuốt lên một trong hai thành phố biên giới là Mohe hoặc Manzhouli rồi.)

Tuy nhiên ngồi một hồi, tôi quyết định không đi Suifenhe mà ở lại Mudanjiang. Tôi kéo hành lý đi ra khỏi ga kiếm chỗ ngủ thì được một phụ nữ cò bám theo chào giá 15 tệ. Mới đầu chị ta nói 15 tệ, sau khi nhìn mặt tôi thì đổi ý nói 20 tệ. Tôi mặc kệ, dự định đi theo xem phòng rồi trả giá sau. Ai ngờ chị ta "bán" tôi lại cho một phụ nữ khác và nói giá 20 tệ cho người phụ nữ này. Lúc đó vào khoảng 3-4h sáng. Tôi nghĩ thôi kệ giá 20 tệ mà ở đến hôm sau thì cũng được. Người phụ nữ dắt tôi về nhà chị ta và giới thiệu một cái phòng có cái giường đôi, có tivi. Phòng khá nhỏ nhưng có cửa sổ to và đây là phòng đầu tiên ở Trung Quốc tôi thấy người ta trang trí nhiều cây cảnh thật ở trong phòng.

Chị ta nói phòng này giá 30 tệ. Tôi không chịu, đòi phòng giá 20 tệ. Chị ta đắt qua một phòng có hai giường đôi và nói giá 20 tệ. Tôi nói tôi ở giá 20 tệ. Tự nhiên chị ta đổi ý nói gì đó và chỉ tôi trở lại phòng giá 30 tệ. Chị ta nói giá 20 tệ cũng được. Tôi vào phòng có trang trí cây cảnh này đánh một giấc đến hơn 9h sáng thì dậy sửa soạn đi dạo. Khi tôi bước ra, chị chủ gọi trở lại và nói 12 trưa trả phòng, tôi ngạc nhiên và nói sao lại trả phòng. Chị ta nói giá 20 tệ là chỉ ở đến 12h trưa thôi. Tôi khá bực mình vì thấy mình như thể bị lừa đảo vậy đó. Tôi nói tôi không đồng ý. Cãi cọ một hồi (dĩ nhiên là bằng tiếng Hoa rồi) thì tôi nói người phụ nữ kia ở ga nói phòng giá 15 tệ nhưng tôi trả 20 tệ, tôi yêu cầu chị này trả lại cho tôi 5 tệ thì tôi sẽ đi. Chị ta cũng bực mình nên đồng ý trả tiền. Tôi nghĩ có thể do tôi không hiểu tiếng Hoa của chị ta nên hiểu lầm khi thỏa thuận về giá cả và do tôi chủ quan không nói rõ ngày giờ. Đúng là người ta nói chả bao giờ sai: luôn phải rõ ràng khi có liên quan đến tiền bạc để tránh những xích mích về sau. Tuy nhiên, qua vụ việc này tôi học được một bài học – đó là luôn luôn hỏi kỹ ngày giờ trả phòng và giá tiền cần trả. Cần phải rõ ràng, không chỉ người Trung Quốc mà ngay cả người Việt Nam và tất cả đều phải có sự thống nhất rõ ràng ngay từ đầu. Đồng ý thì ở, không đồng ý thì đi, cãi vả chỉ tốn thời gian mà thôi.

Bực mình, tôi lôi hành lý ra ngoài. Khu vực này có rất nhiều zhao dai suo. Để đến đây thì từ nhà ga xe lửa bước ra, quẹo tay trái, bước thẳng, bên tay phải đường có rất nhiều zhao dai suo và zhua shua cả trong hẻm lẫn ngoài đường lớn. Thậm chí cái zhao dai suo nằm ngay cạnh một khách sạn cực lớn có giá còn rẻ hơn nữa. Phòng có máy vi tính nối mạng chỉ có giá 20 tệ và phòng có hai giường đơn có máy tính và tivi có giá 30 tệ. Tiếc là tôi không biết nơi này sớm hơn.

Tôi ở trong một zhao dai suo với phòng có giá 20 tệ, không có cửa sổ, thật sự theo tôi phòng này có giá khoảng 15 tệ thôi, nhưng lúc đó tôi còn đang bực mình sau vụ cãi vã với chủ nhà cũ nên quên trả giá. Tuy nhiên những người ở nơi mới này cảm thấy khá thú vị khi biết tôi là người Việt Nam. Họ nhìn tôi một hồi rồi khen sống mũi của tôi đẹp và tiếng Hoa của tôi giỏi. Điều làm tôi bực mình nhất khi ở Đông Bắc Trung Quốc- đó là người ta khen tiếng Hoa của tôi giỏi. Tiếng Hoa của tôi là thứ tiếng học đầu đường xó chợ, ba chớp ba nhoáng chả có trường lớp gì hết, phát âm theo kiểu người miền Nam, thỉnh thoảng trộn thêm vài kiểu miền Bắc. Lý do là khi tôi đi đến đâu, ai dạy tôi thêm từ mới nào là tôi học, ai chỉ tôi phát âm kiểu nào thì tôi học cách phát âm kiểu đó.

Khi tôi nói với họ rằng tiếng Hoa của tôi không giỏi đâu, tôi chỉ biết một ít, vả lại cũng không biết đọc và biết viết đâu. Họ bảo người nước ngoài mà nói được vậy là giỏi rồi, sau đó họ ra sức dạy tôi thêm từ mới với kiểu phát âm của họ (tôi mà nhớ hết những gì họ dạy là chết liền đấy mặc dù tôi cũng thuộc loại có trí nhớ siêu phàm đấy nhé hehehehe).

Phát âm và cách dùng từ của người miền Đông Bắc khác với những nơi khác. Ví dụ, đơn vị tiền tệ của Trung Quốc gọi là "kuai" thì ở đây họ gọi là "yuan" (giống như tiếng Anh vậy đó.) Lúc đầu, tôi bất ngờ khi hỏi giá thì họ nói: "yi yuan" hoặc "wu yuan" Tôi nghe chả hiểu nhưng bây giờ thì biết rồi. Ngoài ra họ còn dùng từ vựng khác, từ vựng của họ giống phim hơn. Ví dụ họ gọi em trai là "lao di" (lão đệ) thay cho từ "di di" (đệ đệ). Họ cũng hay bỏ dấu hỏi lên các từ lắm. ví dụ số 3 thì họ nói "sản", số 8 thì họ nói "bả." Tôi nghe riết cũng phải quen thôi. Ngoài ra khi không đồng ý điều gì, ở những nơi khác người ta có thể nói: "bu nẻng" (không thể) thì ở đây, họ lại nói: "bu xỉn" hay "bu xiển" gì đó. Nghe riết rồi tôi cũng phải hiểu ý của họ là không đồng ý.

Tôi không đi Suifenhe cũng không đi Mirror hay Underground Forest, thay vào đó tôi tìm đường đi đến chùa Yuantongjiang. Tôi tìm được tên chùa này ở trang web tripadvisor. Tuy nhiên ở đây chỉ có tên mà không có thông tin gì hết. Tôi hỏi những người trong nhà trọ nơi này thì họ không biết (!!!! Họ là dân địa phương đấy nhé!) Cuối cùng chị phụ nữ quét dọn phòng à lên một tiếng và nói biết chùa này nhưng không biết cách đi đến đó. Tôi nhờ chị ta ghi tên chùa bằng tiếng Hoa ra giấy. Sau đó, tôi ra đường hỏi một phụ nữ bán trái cây, bà ta không biết. Không nản chí, tôi vào một kiosk bán xúc xích và sách báo hỏi. May là ông chủ kiosk biết và nói xe buýt 18 đi đến nơi. Ông ta lấy bản đồ các tuyến xe buýt ở đây ra xem (may là tôi hỏi đúng nơi có bán bản đồ luôn) và nói từ ga xe lửa bước ra, quẹo trái, băng qua bên kia đường đón xe buýt 202 đến trạm Zhong Liu Yi Yuan trên đường Bei an thì xuống đón xe buýt 18 đi đến chùa Yuantongjiang.

Biết tôi là người Việt Nam, ông ta rất hào hứng giúp đỡ và nói gì đó mà tôi đoán ý rằng đây là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất ở Trung Quốc. Ông ta ghi ra tờ giấy cho tôi thông tin bằng tiếng Hoa để tôi chìa ra cho người lái xe buýt xem.

Theo hướng dẫn, tôi đón xe 202 đến trạm Zhong Liu Yi Yuan thì đón xe 18. Chùa Yuantongjiang cũng là trạm dừng cuối cùng của xe buýt 18. Ở đây miễn phí vào cổng và ngôi chùa quả là rất đẹp và rất lớn dù vẫn đang trong quá trình xây dựng thêm vài tòa nhà nữa.


Tôi tranh thủ chụp hình chùa vào lúc chiều tà. Cảnh hệt như trong phim.






 Hai bức tường cạnh bên tòa chính điện có hình vẽ về cuộc sống các vị Phật rất đẹp. 


Trước cửa phòng ăn của chùa Yuantongjiang và Dacheng (ở Qiqihar) có một con cá hay con rồng gì đó được tô màu sắc khá sặc sỡ và há mỏ ra. Tôi không hiểu ý nghĩa của con cá được đặt trước phòng ăn là như thế nào. 


Ngoài ra tại chùa Yuantongjiang, tôi thấy có một phụ nữ và 3 thanh niên thay phiên nhau thắp lên những bó nhang và những cây nhang thật to. 

Ở đây để lễ Phật, người ta không đốt một hay ba que nhang mà đốt một lần cả bó nhang (!!!). 

Thật buồn cười!!! Chắc họ nghĩ rằng khi làm như thế thì Phật sẽ chứng cho họ chăng? Chỉ tổ gây ô nhiễm không khí. Chả phải khoa học đã chứng minh rằng tỷ lệ ung thư phổi ở người hít khói nhang nhiều hơn ở những người không thường xuyên hít hay sao? Chắc là họ muốn gieo bệnh ung thư phổi cho các sư tăng trong chùa rồi? Tiền mua nhang sao họ không cho vào thùng công đức nhỉ? Chả phải như vậy có ích với sư tăng hơn sao?

Phật tử đập đầu khóc than trước tượng Phật

Hai ni sư đến khuyên giải
 Một điều lạ nữa ở ngôi chùa Yuantongjiang là sư nam và sư nữ tu chung. Ở đó đến khoảng 4h chiều thì tôi chứng kiến cảnh tụng kinh của các vị sư. Mọi người đứng tụng chứ không phải ngồi. 
Xong lễ thì đi kinh hành

Trong đó có một vị sư đi lòng vòng vừa thắp nhang vừa làm những nghi thức gì đó mà một người ngoại đạo như tôi chả hiểu. Đặc biệt, tôi học được ở vị sư này cách lạy Phật. Từ đó giờ tôi có biết lạy như thế nào đâu. Khi thấy tượng Phật thì chắp tay xá, lễ, lạy theo ý tôi. Khi tôi ở Ấn độ, mọi người nhìn và cười nói rằng nhìn cách tôi chắp tay là biết ngay dân ngoại đạo. Họ bỏ công dạy lại tôi cách lạy và lễ, sau đó tôi lại quên. Không hiểu sao tôi lại không có khiếu trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, điều mà tôi thích nhất ở Phật giáo - đó là đây là một tôn giáo vô thần - Phật tổ là một người bình thường, không phải thần thánh gì hết, nhờ giác ngộ mà thành Phật. Việc thành Phật thì ai cũng có thể làm được nếu giác ngộ. Thật đơn giản và bình thường. Vậy mà không hiểu sao người ta cứ thích làm phức tạp một quan niệm bình thường như thế nhỉ???

Trạm xe buýt trước cổng chùa
Có tưởng tưởng ra đây là cái gì không vậy bạn?????? Đây là toilet công cộng nằn gần chùa.

Khi tôi trở về nhà trọ, tôi nói lại thông tin mà mình biết về chùa này và xe buýt đến đó cũng như chìa hình chụp ngôi chùa cho chị chủ nhà xem. Vậy là ngày hôm sau chị ta quyết định đi đến đó lễ Phật.

Con đường thẳng trước ga cũng là con đường trung tâm với nhiều trung tâm thương mại, siêu thị và quảng trường. Đi đến cuối đường là một công viên nằm ngay bên bờ sông. Nhiều ông bà dẫn cháu ra đây chơi.

Nhà hàng nổi



Từ ga bước ra, quẹo trái thì sẽ thấy con phố đi bộ, đi dọc theo phố này có rất nhiều cửa hàng giảm giá, siêu thị Rmart nằm ở đây có giảm giá thức ăn vào khoảng 8-9h tối.

2 nhận xét:

  1. "Tuy nhiên, điều mà tôi thích nhất ở Phật giáo - đó là đây là một tôn giáo vô thần - Phật tổ là một người bình thường, không phải thần thánh gì hết, nhờ giác ngộ mà thành Phật. Việc thành Phật thì ai cũng có thể làm được nếu giác ngộ. Thật đơn giản và bình thường. Vậy mà không hiểu sao người ta cứ thích làm phức tạp một quan niệm bình thường như thế nhỉ???"-->chính vì chưa giác ngộ nên họ co nhiều ảo tưởng, chính vì nhiều ảo tưởng nên họ không thấy được sự thật và làm mọi thứ phức tạp.

    Trả lờiXóa
  2. Mình đọc các bài viết trong seri TQ và thích lắm, cám ơn bạn :). Mình cũng định đi TQ khi nào có tiền :P, bạn bè dọa là bây giờ chính trị đang căng thẳng sang đấy nhỡ đùng 1 cái bị bắt làm con tin hay làm sao thì sao... Không biết có sao không nữa?

    Trả lờiXóa